Tại sao lại có "bão "hả các bạn?
Tại các nơi có áp thấp (nhất là ở một số vùng nhiệt đới) là nơi có áp lực của không khí thấp --> không khí sẽ bị hút lên cao và khi có hơi ẩm trong không khí thì không khí ẩm đó sẽ được đưa lên cao và sinh ra mây. do là nơi áp thấp nên tại các hạ áp này sẽ hút không khí từ các cao áp tạo nên hoàn lưu gió trên thế giới (vì vậy mà bạn thấy rằng mỗi năm như vậy luôn có bão). nhưng bão chỉ hình thành trên những vùng có nhiều hơi nước (đặc biệt là các đại dương). do tại nơi có khí áp thấp ở đại dương thì hơi nước sẽ bốc lên rất mạnh và đẩy lên cao --> hình thành tâm áp thấp, do có sự chênh lệch về áp suất nên không khí ở các nới khác tràn vào hình thành xoáy bão.
Tại tâm bão không khí đi từ trên xuống dưới, tại các vùng xung quanh thì không khí bốc mạnh từ dưới lên. chính điều này tạo thành từng đám mây rất dày đặc khi có bão, tạo ra những cơn mưa rất lớn và gió xoáy. khi mức gió lên đến 62km/giờ thì áp thấp nhiệt đới này biến thành bão (chỉ là sự đổi tên theo mức gió). bão được hình thành dựa trên các luồng không khí nóng ẩm bốc lên (có xu hướng hình thành tại các đại dương), khi bão di chuyển vào đất liền hoặc các vùng biển lạnh hơn thì mất dần nguồn hơi nước nóng ẩm (đây là nguyên liệu và năng lượng của cơn bão) và gặp nhiều lực cản khi đi vào trong đất liền nên suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và biến mất.
--> trên đây là "vòng đời" của một cơn bão, hi vọng câu trả lời của mình phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn. thân !
(sưu tầm)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: