Tại sao họ không xin giúp đỡ?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
Underestimating Embarrassment
Why don't they ask for help?
Published on April 2, 2012 by Jason Plaks, Ph.D. in In the Eye of the Beholder


Là 1 giáo sư, tôi luôn tự hỏi tại sao hầu như không có ai đến văn phòng của tôi. Không có ai trong số 300 sinh viên của tôi đến gõ cửa văn phòng của tôi trong giờ hành chính. Tại sao họ từ chối cơ hội có được sự chỉ dẫn cá nhân? Nghiên cứu của Vanessa Bohns (đại học Waterloo) và các cộng sự của bà đã bắt đầu làm sáng tỏ hiện tượng này giúp tôi.

Bohns đã lập luận rằng chúng ta - những người đang ở vị trí giúp đỡ thường không hiểu được quan điểm của người có khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ. Vì xin được giúp đỡ đòi hỏi lòng dũng cảm: bạn đang thừa nhận 1 điểm yếu của bạn, bạn đang đặt bản thân trước khả năng bị chế nhạo hoặc hạ mình, và bạn phải đối mặt với 1 tình thế khó khăn. Tất cả những điều đó cho thấy những chướng ngại vật chính đối với việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng những người giúp đỡ thường không đánh giá đủ tất cả những trở ngại đó. Điều này làm cho những người giúp đỡ thường tự hỏi, hoặc thậm chí chỉ trích những người có thể đang tìm kiếm sự trợ giúp vì họ dường như không làm tất cả mọi điều mà họ có thể.

Trong 1 nghiên cứu, Bohns và cộng sự Frank Flynn (trường kinh doanh đại học Stanford) đã chọn ngẫu nhiên những người tham gia đóng vai 1 người giúp đỡ và 1 người tìm kiếm sự giúp đỡ, hoặc 1 người quan sát trung lập. Những người tham gia đọc những kịch bản khác nhau mà ở đó 1 người có thể yêu cầu 1 người khác giúp đỡ. Ví dụ, trong 1 kịch bản, 1 người đang trễ hẹn với 1 bác sĩ và xem xét việc nhờ 1 người thứ 2 cho mượn điện thoại của anh í để thông báo cho bác sĩ biết. Đối với mỗi cảnh, những người tham gia được yêu cầu đánh giá khả năng người tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ thực sự xin được giúp, mức độ khó chịu/ không thoải mái mà người tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ cảm thấy, mức độ không thoải mái mà người giúp đỡ sẽ cảm thấy.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy, so với những người được phân xem kịch bản từ quan điểm của người giúp đỡ, những người được phân xem quan điểm của người tìm kiếm sự giúp đỡ đã đánh giá khả năng người tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ thực sự 'xin giúp đỡ' thấp hơn, và người tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ trải nghiệm 1 mức độ không thoải mái cao hơn. Những người ở vị trí 'người quan sát trung lập' nhìn chung có những sự đánh giá nằm giữa của người giúp đỡ và người tìm kiếm sự giúp đỡ. Điều này cung cấp bằng chứng ban đầu về 1 khoảng cách quan trọng giữa những người giúp đỡ và người tìm kiếm sự giúp đỡ.

Trong 1 nghiên cứu thứ 2, những người tham gia được phân ngẫu nhiên để đóng vai hoặc là 1 nhân viên mới trong 1 công ty (1 người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ) hoặc 1 trưởng phòng của 1 công ty (1 người giúp đỡ tiềm năng). Sau đó tất cả những người tham gia đọc 1 thông báo được viết bởi 1 nhà quản lý. Thông báo này khuyến khích những nhân viên mới tham gia chương trình tập huấn của công ty. Đối với 1 nửa số người tham gia, bản thông báo cho biết rõ ràng những điều bất tiện tiềm ẩn gắn liền với việc tham gia 1 chương trình như vây. 1 nửa còn lại được cho biết chủ yếu về những lợi ích thực tế của chương trình dành cho những nhân viên mới. Những người tham gia được yêu cầu đánh giá về những động cơ của nhân viên mới tìm kiếm sự giúp đỡ. Các kết quả cho thấy những người giúp đỡ tiềm năng đã giả định sai lầm rằng những người tìm kiếm sự giúp đỡ tiềm năng quan tâm nhiều hơn đến những lợi ích thực tế của sự giúp đỡ hơn là những sự khó chịu của việc xin được giúp đỡ. Nói cách khác, những người giúp đỡ đã hiểu sai những động cơ của người tìm kiếm sự giúp đỡ.

Hiệu ứng này giống với những ví dụ tương tự trong nghiên cứu tâm lý học xã hội về sự thất bại phổ biến của con người để điều chỉnh từ quan điểm của 1 người. Ví dụ, con người có xu hướng đánh giá thấp nỗi đau của người khác khi họ bị khai trừ về mặt xã hội (Nordgren, Banas, and MacDonald, 2010). Con người có xu hướng quy gán những hành động của người khác cho những nguyên nhân bên trong, và quy gán những hành động của họ cho những nguyên nhân bên ngoài (ví dụ, cô í thi trượt vì lười, tôi thi trượt vì bị ốm). Nhưng tin tốt là tất cả chúng ta đều có rất nhiều trải nghiệm ở cả 2 vị trí là người giúp đỡ và người tìm kiếm sự giúp đỡ. Nó có nghĩa là chúng ta khá dễ dàng để chấp nhận cả 2 quan điểm. Thách thức ở đây là học cách làm thế nào để nhận ra "Đây là 1 tình huống mà tôi cần nhìn từ quan điểm của người khác."

1 kết luận có tính thực tiễn của nghiên cứu này: lời khuyên phổ biến cho sinh viên và nhân viên - "Bất cứ khi nào bạn cần sự giúp đỡ, chỉ cần yêu cầu!" - là 1 lời khuyên vô ích. Hoá ra không dễ dàng để "chỉ cần yêu cầu." Những giáo sư và những nhà tuyển dụng cần hiểu rõ điều này. Quả thật, sau khi đọc nghiên cứu của Bohns, tôi càng suy nghĩ về những khó khăn của người tìm kiếm sự giúp đỡ, tôi càng ngạc nhiên trước bất kỳ ai đến văn phòng của tôi.


Tham khảo:

Bohns, V. K., & Flynn, F. J. (2010). "Why didn’t you just ask?" Underestimating the discomfort of help-seeking. Journal of Experimental Social Psychology, 46, 402-409. Nordgren, L.F., Banas, K., &

MacDonald, G. (2011). Empathy gaps for social pain: Why people underestimate the pain of social suffering. Journal of Personality and Social Psychology, 100, 120-128.


Nguồn: PsychologyToday

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top