Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học phương Tây
Tại sao Freud gây nhiều tranh cãi?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="dunghoi" data-source="post: 2756" data-attributes="member: 19"><p><strong>Tiềm thức:</strong></p><p></p><p>Theo chân các nhà triết học Đức, Freud cho rằng tiềm thức là bất kỳ cảm giác hay tư duy nào mà ta có thể biết – nếu và khi được đèn pha ý thức chiếu sáng.</p><p></p><p><strong>Hai hệ thống tâm trí:</strong></p><p></p><p>Theo Freud, có hai hệ thống quyết định cuộc sống tinh thần là hệ tìm kiếm khoái cảm vô thức và hệ kiểm soát tiềm thức. Hệ tìm kiếm khoái cảm gắn với dục năng, mục đích là thu được sự thỏa mãn tức thời các đòi hỏi. Mục đích của hệ kiểm soát tiềm thức là ngăn chặn không cho luồng sáng ý thức chiếu tới những vùng “lộn xộn” không muốn thấy. Những gì bạn nghĩ – đặc biệt những gì bạn nằm mơ – là do tương tác giữa hai hệ thống qui định.</p><p></p><p><strong>Nguyên lý khoái cảm:</strong></p><p></p><p>Hệ vô thức được vận hành bằng nguyên lý khoái cảm. Đó là, bất cứ sự thỏa mãn nhu cầu dục năng nào cũng dẫn tới trạng thái khoái cảm về thể chất hay tinh thần. Nếu nhu cầu không được thỏa mãn, ta thấy đau đớn hay - theo Freud – không khoan khoái. </p><p></p><p>Freud cho rằng có hai cách thỏa mãn tâm năng. Đầu tiên là thỏa mãn thực, như khi đói thì sữa làm em bé khoan khoái. Không có sữa thì em bé tìm cách thỏa mãn “ảo” hay “tượng trưng”, chẳng hạn mút tay hay mơ thấy được ăn.</p><p></p><p><strong>Nguyên lý hiện thực:</strong></p><p></p><p>Khi lớn lên, em bé dần nhận thấy, cách “thực” dẫn tới sự tưởng thưởng kéo dài và thú vị hơn cách “ảo”. Và bé ngày càng nhận rõ sự khác biệt giữa hai phương cách. Khi đó bé bắt đầu hướng theo cái mà Freud gọi là nguyên lý hiện thực. Hệ tiềm thức bắt đầu tìm kiếm ở môi trường xung quanh những gì có thể thỏa mãn khoái cảm một cách thực tế (chẳng hạn vú mẹ). Quá trình tìm kiếm đó dần đưa bé tới “sự tự làm chủ”.</p><p></p><p>Giấc mơ:</p><p></p><p>Tất nhiên người lớn có khả năng tự làm chủ và phân biệt rõ ràng hai cách thỏa mãn. Tuy nhiên vô thức vẫn tìm kiếm sự thỏa mãn các ước vọng trẻ thơ – và những ước vọng này thường có tính chống xã hội nên không thể thỏa mãn trên thực tế. Vậy người lớn mơ để thực hiện những ước vọng bị ngăn cấm. </p><p></p><p>Giấc mơ có vai trò quan trọng, vì nó có thể thỏa mãn một phần các nhu cầu vô thức trong khi vẫn duy trì được tiêu chuẩn đạo đức. Freud xem giấc mơ là “con đường vương giả” dẫn tới vô thức. Ông nói: “Tất cả chúng ta, kể cả người tốt, đều có bản chất dã thú vô pháp lộ ra trong giấc ngủ”. Nhưng vì vô thức hành động cả khi hiện thực không tồn tại, nên có thể thỏa mãn đòi hỏi của nó một cách tượng trưng. Như vậy bộ phận kiểm soát có thể thỏa mãn hầu hết các nhu cầu vô thức bằng cách trình bày chúng dưới dạng hóa trang. </p><p></p><p><img src="https://files.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/157f89e62244455dad01bd62c38ddb76-Thieu%20nu%20ngu%20ngon.jpg/Thieu%20nu%20ngu%20ngon.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p><strong>Bản năng:</strong></p><p></p><p>Năm 1915, Freud định nghĩa bản năng là “biểu diễn tinh thần của nhu cầu vật chất”. Theo ông, nó có bốn đặc trưng là áp lực, mục đích, đối tượng và cội nguồn. </p><p></p><p>Càng thiếu ăn thì ta càng đói, càng chịu áp lực tìm kiếm và tiêu thụ thức ăn. Mục đích của mọi bản năng là giảm áp lực. Như vậy mục đích cuối cùng của bản năng đói là ăn. Mút tay là mục đích trung gian vì nó có thể tạm thời làm dịu đói. Thỏa mãn tượng trưng một nhu cầu nào đó luôn là mục đích trung gian của bản năng tương ứng. Hầu hết các nhu cầu chỉ có thể thỏa mãn bằng đối tượng thực: Vú mẹ trở thành đối tượng để em bé săn lùng khi đói. Muộn hơn đối tượng có thể là bình sữa hay ngón tay. Và cội nguồn của bản năng là các quá trình vật lý và hóa học trong cơ thể. </p><p></p><p>Tình yêu và cái chết:</p><p></p><p>Năm 1920, Freud cho rằng có hai bản năng chủ yếu: Eros (thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp) là lực sống và Thanatos (thần chết) là bản năng chết. Theo cách diễn giải của ông, Eros là bản năng sáng tạo có tổ chức để bảo tồn sự sống và giống loài. Eros là tình yêu và sự khoái cảm.</p><p></p><p>Thanatos là bản năng phá vỡ sự tổ chức của nhân cách và đưa cơ thể tới “con đường tự thân dẫn tới cái chết”. Thanatos là sự tự căm thù, gây hấn và buồn đau.</p><p></p><p>Hầu hết những người theo phân tâm học chấp nhận Eros nhưng bác bỏ Thanatos. Để bảo vệ quan điểm về tình yêu và cái chết, Freud đưa ra “mô hình tâm trí” mới.</p><p></p><p></p><p>Mô hình cấu trúc của tâm trí:</p><p></p><p>Thành phần chính trong lý thuyết hình học là vô thức và tiềm thức. Năm 1923, Freud cho rằng mô hình này không chính xác nên đưa ra ba cấu trúc mới: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi.</p><p></p><p><strong>Cái ấy:</strong></p><p></p><p>“Một cách nguyên mẫu, hãy tin rằng, mọi thứ là cái ấy”. Bằng cách diễn đạt như vậy, Freud xem cái ấy là thành phần nguyên thủy nhất của nhân cách. Nó tồn tại từ lúc mới sinh và chứa tất cả các bản năng cơ bản. Freud gọi nó là “cái vạc đầy ắp những kích thích sục sôi”. Theo ông, cái ấy “không biết đánh giá các giá trị: không thiên thần và ác quỉ, không đạo đức… Nó không có tổ chức, không tạo ra ý chí tập thể, mà chỉ hành động nhằm thỏa mãn các nhu cầu bản năng dưới con mắt theo dõi của nguyên lý khoái cảm”.</p><p></p><p><strong>Cái tôi:</strong></p><p></p><p>Với bản chất tham lam, cái ấy sẽ sớm tự phá hủy bản thân – và nhân cách. Tuy nhiên, theo Freud, ngay những năm đầu đời, cái tôi bắt đầu thoát thai từ cái ấy. Sự phát triển cái tôi là hệ quả của việc con người có nhu cầu kiềm chế cái ấy và đáp ứng một cách thích hợp những đòi hỏi của môi trường xung quanh. “Chúng ta có thể nói rằng cái tôi ứng với lý trí và cảm xúc tốt trong khi cái ấy ứng với các cảm xúc mạnh mẽ không được thuần hóa”. Cái ấy chứa libido và tuân theo nguyên lý khoái cảm. Cái tôi tuân theo nguyên lý hiện thực. Khi hành động như vậy, cái tôi có quyền quyết định vấn đề, liệu một nhu cầu bản năng nên được thỏa mãn tức thời hay cần phải kìm nén.</p><p></p><p>Vì cái tôi thoát thai từ cái ấy, cái tôi cần tìm nơi chứa tâm năng. Một phần năng lượng này hướng tới những đối tượng bên ngoài có thể thỏa mãn nó. Freud gọi đó là dục năng đối tượng. Phần năng lượng còn lại của cái tôi được dùng để chống lại “bản năng chết”. Cái tôi “làm trung gian” giữa các nhu cầu trẻ thơ của cái ấy và đòi hỏi của hiện thực bên ngoài. Và khi thực hiện điều đó, nó phải gắn với yếu tố thứ ba của tâm trí - cái siêu tôi.</p><p></p><p>Cái siêu tôi:</p><p></p><p>Đối tượng đầu tiên mà cái tôi em bé đầu tư là vú mẹ. Chẳng chóng thì chầy, cái “dục năng đối tượng” đó sẽ được mở rộng cho cả người mẹ. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian mà Freud gọi là giai đoạn tiềm tàng, bé buộc phải chấm dứt việc xem mẹ là “đối tượng tình yêu”. Khi bị “mất mẹ” như vậy, cái tôi sẽ bù cho cái ấy bằng cách lựa chọn một số đặc trưng từ người mẹ. “Khi cái tôi lựa chọn đường nét của đối tượng (đã mất), có thể nói, nó tự buộc mình xem cái ấy như đối tượng tình yêu bằng cách nói: “Hãy nhìn đi, bạn có thể yêu tôi đấy – Tôi rất giống đối tượng””. </p><p></p><p><img src="https://files.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/c555dd445a3c45c2af0f0676221e35da-Nam%20ngu.jpg/Nam%20ngu.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p>Quá trình “trở thành giống đối tượng đã mất” như thế được gọi là sự đồng nhất. Và từ sự đồng nhất đó mà cái siêu tôi thành hình. Nói một cách đơn giản thì cái siêu tôi xuất hiện khi đứa trẻ học cách đồng nhất với cha mẹ.</p><p></p><p>Vì hình thành khi đứa trẻ còn bé, nên cái siêu tôi xây dựng một hình ảnh lý tưởng hóa về cha mẹ. Cái “ý niệm lý tưởng hóa” đó hầu như không hơn tập hợp các hành vi được xã hội cho phép. Nên cái siêu tôi hành xử như “lương tâm xã hội”. Trong hầu hết tình huống, cái siêu tôi buộc cái tôi (và cái ấy) tuân theo chuẩn mực đạo đức xã hội, bất kể chúng khắc khe đến mức nào.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="dunghoi, post: 2756, member: 19"] [B]Tiềm thức:[/B] Theo chân các nhà triết học Đức, Freud cho rằng tiềm thức là bất kỳ cảm giác hay tư duy nào mà ta có thể biết – nếu và khi được đèn pha ý thức chiếu sáng. [B]Hai hệ thống tâm trí:[/B] Theo Freud, có hai hệ thống quyết định cuộc sống tinh thần là hệ tìm kiếm khoái cảm vô thức và hệ kiểm soát tiềm thức. Hệ tìm kiếm khoái cảm gắn với dục năng, mục đích là thu được sự thỏa mãn tức thời các đòi hỏi. Mục đích của hệ kiểm soát tiềm thức là ngăn chặn không cho luồng sáng ý thức chiếu tới những vùng “lộn xộn” không muốn thấy. Những gì bạn nghĩ – đặc biệt những gì bạn nằm mơ – là do tương tác giữa hai hệ thống qui định. [B]Nguyên lý khoái cảm:[/B] Hệ vô thức được vận hành bằng nguyên lý khoái cảm. Đó là, bất cứ sự thỏa mãn nhu cầu dục năng nào cũng dẫn tới trạng thái khoái cảm về thể chất hay tinh thần. Nếu nhu cầu không được thỏa mãn, ta thấy đau đớn hay - theo Freud – không khoan khoái. Freud cho rằng có hai cách thỏa mãn tâm năng. Đầu tiên là thỏa mãn thực, như khi đói thì sữa làm em bé khoan khoái. Không có sữa thì em bé tìm cách thỏa mãn “ảo” hay “tượng trưng”, chẳng hạn mút tay hay mơ thấy được ăn. [B]Nguyên lý hiện thực:[/B] Khi lớn lên, em bé dần nhận thấy, cách “thực” dẫn tới sự tưởng thưởng kéo dài và thú vị hơn cách “ảo”. Và bé ngày càng nhận rõ sự khác biệt giữa hai phương cách. Khi đó bé bắt đầu hướng theo cái mà Freud gọi là nguyên lý hiện thực. Hệ tiềm thức bắt đầu tìm kiếm ở môi trường xung quanh những gì có thể thỏa mãn khoái cảm một cách thực tế (chẳng hạn vú mẹ). Quá trình tìm kiếm đó dần đưa bé tới “sự tự làm chủ”. Giấc mơ: Tất nhiên người lớn có khả năng tự làm chủ và phân biệt rõ ràng hai cách thỏa mãn. Tuy nhiên vô thức vẫn tìm kiếm sự thỏa mãn các ước vọng trẻ thơ – và những ước vọng này thường có tính chống xã hội nên không thể thỏa mãn trên thực tế. Vậy người lớn mơ để thực hiện những ước vọng bị ngăn cấm. Giấc mơ có vai trò quan trọng, vì nó có thể thỏa mãn một phần các nhu cầu vô thức trong khi vẫn duy trì được tiêu chuẩn đạo đức. Freud xem giấc mơ là “con đường vương giả” dẫn tới vô thức. Ông nói: “Tất cả chúng ta, kể cả người tốt, đều có bản chất dã thú vô pháp lộ ra trong giấc ngủ”. Nhưng vì vô thức hành động cả khi hiện thực không tồn tại, nên có thể thỏa mãn đòi hỏi của nó một cách tượng trưng. Như vậy bộ phận kiểm soát có thể thỏa mãn hầu hết các nhu cầu vô thức bằng cách trình bày chúng dưới dạng hóa trang. [IMG]https://files.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/157f89e62244455dad01bd62c38ddb76-Thieu%20nu%20ngu%20ngon.jpg/Thieu%20nu%20ngu%20ngon.jpg[/IMG] [B]Bản năng:[/B] Năm 1915, Freud định nghĩa bản năng là “biểu diễn tinh thần của nhu cầu vật chất”. Theo ông, nó có bốn đặc trưng là áp lực, mục đích, đối tượng và cội nguồn. Càng thiếu ăn thì ta càng đói, càng chịu áp lực tìm kiếm và tiêu thụ thức ăn. Mục đích của mọi bản năng là giảm áp lực. Như vậy mục đích cuối cùng của bản năng đói là ăn. Mút tay là mục đích trung gian vì nó có thể tạm thời làm dịu đói. Thỏa mãn tượng trưng một nhu cầu nào đó luôn là mục đích trung gian của bản năng tương ứng. Hầu hết các nhu cầu chỉ có thể thỏa mãn bằng đối tượng thực: Vú mẹ trở thành đối tượng để em bé săn lùng khi đói. Muộn hơn đối tượng có thể là bình sữa hay ngón tay. Và cội nguồn của bản năng là các quá trình vật lý và hóa học trong cơ thể. Tình yêu và cái chết: Năm 1920, Freud cho rằng có hai bản năng chủ yếu: Eros (thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp) là lực sống và Thanatos (thần chết) là bản năng chết. Theo cách diễn giải của ông, Eros là bản năng sáng tạo có tổ chức để bảo tồn sự sống và giống loài. Eros là tình yêu và sự khoái cảm. Thanatos là bản năng phá vỡ sự tổ chức của nhân cách và đưa cơ thể tới “con đường tự thân dẫn tới cái chết”. Thanatos là sự tự căm thù, gây hấn và buồn đau. Hầu hết những người theo phân tâm học chấp nhận Eros nhưng bác bỏ Thanatos. Để bảo vệ quan điểm về tình yêu và cái chết, Freud đưa ra “mô hình tâm trí” mới. Mô hình cấu trúc của tâm trí: Thành phần chính trong lý thuyết hình học là vô thức và tiềm thức. Năm 1923, Freud cho rằng mô hình này không chính xác nên đưa ra ba cấu trúc mới: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi. [B]Cái ấy:[/B] “Một cách nguyên mẫu, hãy tin rằng, mọi thứ là cái ấy”. Bằng cách diễn đạt như vậy, Freud xem cái ấy là thành phần nguyên thủy nhất của nhân cách. Nó tồn tại từ lúc mới sinh và chứa tất cả các bản năng cơ bản. Freud gọi nó là “cái vạc đầy ắp những kích thích sục sôi”. Theo ông, cái ấy “không biết đánh giá các giá trị: không thiên thần và ác quỉ, không đạo đức… Nó không có tổ chức, không tạo ra ý chí tập thể, mà chỉ hành động nhằm thỏa mãn các nhu cầu bản năng dưới con mắt theo dõi của nguyên lý khoái cảm”. [B]Cái tôi:[/B] Với bản chất tham lam, cái ấy sẽ sớm tự phá hủy bản thân – và nhân cách. Tuy nhiên, theo Freud, ngay những năm đầu đời, cái tôi bắt đầu thoát thai từ cái ấy. Sự phát triển cái tôi là hệ quả của việc con người có nhu cầu kiềm chế cái ấy và đáp ứng một cách thích hợp những đòi hỏi của môi trường xung quanh. “Chúng ta có thể nói rằng cái tôi ứng với lý trí và cảm xúc tốt trong khi cái ấy ứng với các cảm xúc mạnh mẽ không được thuần hóa”. Cái ấy chứa libido và tuân theo nguyên lý khoái cảm. Cái tôi tuân theo nguyên lý hiện thực. Khi hành động như vậy, cái tôi có quyền quyết định vấn đề, liệu một nhu cầu bản năng nên được thỏa mãn tức thời hay cần phải kìm nén. Vì cái tôi thoát thai từ cái ấy, cái tôi cần tìm nơi chứa tâm năng. Một phần năng lượng này hướng tới những đối tượng bên ngoài có thể thỏa mãn nó. Freud gọi đó là dục năng đối tượng. Phần năng lượng còn lại của cái tôi được dùng để chống lại “bản năng chết”. Cái tôi “làm trung gian” giữa các nhu cầu trẻ thơ của cái ấy và đòi hỏi của hiện thực bên ngoài. Và khi thực hiện điều đó, nó phải gắn với yếu tố thứ ba của tâm trí - cái siêu tôi. Cái siêu tôi: Đối tượng đầu tiên mà cái tôi em bé đầu tư là vú mẹ. Chẳng chóng thì chầy, cái “dục năng đối tượng” đó sẽ được mở rộng cho cả người mẹ. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian mà Freud gọi là giai đoạn tiềm tàng, bé buộc phải chấm dứt việc xem mẹ là “đối tượng tình yêu”. Khi bị “mất mẹ” như vậy, cái tôi sẽ bù cho cái ấy bằng cách lựa chọn một số đặc trưng từ người mẹ. “Khi cái tôi lựa chọn đường nét của đối tượng (đã mất), có thể nói, nó tự buộc mình xem cái ấy như đối tượng tình yêu bằng cách nói: “Hãy nhìn đi, bạn có thể yêu tôi đấy – Tôi rất giống đối tượng””. [IMG]https://files.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/c555dd445a3c45c2af0f0676221e35da-Nam%20ngu.jpg/Nam%20ngu.jpg[/IMG] Quá trình “trở thành giống đối tượng đã mất” như thế được gọi là sự đồng nhất. Và từ sự đồng nhất đó mà cái siêu tôi thành hình. Nói một cách đơn giản thì cái siêu tôi xuất hiện khi đứa trẻ học cách đồng nhất với cha mẹ. Vì hình thành khi đứa trẻ còn bé, nên cái siêu tôi xây dựng một hình ảnh lý tưởng hóa về cha mẹ. Cái “ý niệm lý tưởng hóa” đó hầu như không hơn tập hợp các hành vi được xã hội cho phép. Nên cái siêu tôi hành xử như “lương tâm xã hội”. Trong hầu hết tình huống, cái siêu tôi buộc cái tôi (và cái ấy) tuân theo chuẩn mực đạo đức xã hội, bất kể chúng khắc khe đến mức nào. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học phương Tây
Tại sao Freud gây nhiều tranh cãi?
Top