Tại sao ép trẻ ăn gây phản tác dụng

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển, các bậc phụ huynh thường dùng vũ lực hoặc áp lực tâm lý để khiến trẻ ăn những thức ăn trẻ không muốn. Cụ thể là, trẻ được bảo: 1) ăn lúc nào, 2) ăn cái gì, và 3) ăn bao nhiêu. Trong đa số trường hợp, việc thích ăn lúc khác, hoặc ăn món khác, với lượng thức ăn khác (ít hơn) thường bị phớt lờ, hoặc tệ hơn, trẻ bị khủng bố tinh thần, bố mẹ gây ra sự xấu hổ cho trẻ (“Nhìn xem bạn Tommy to lớn và khỏe mạnh làm sao!”), tội lỗi (“Hãy nghĩ về những đứa trẻ đang đói khát!”) và sợ hãi (“Mẹ sẽ không nói chuyện với con nếu con không ăn hết đồ ăn trên đĩa!”).


Tại sao một số bố mẹ ép trẻ ăn?


145515-147407.gif



Việc ép ăn bắt nguồn từ những nỗi bất an về vóc dáng




Nếu bạn hỏi các bậc phụ huynh, họ sẽ nói rằng họ làm thế vì họ muốn con họ trở nên khỏe mạnh. Một giả định quan trọng – và thường không nói ra – của các phụ huynh đó là bản năng của trẻ em không biết nên ăn lúc nào hoặc ăn bao nhiêu. Nhưng sự thật thì ngược lại: Trẻ em – cũng giống như vất kì động vật nào khác – được lập trình để tồn tại và do đó chúng biết chính xác khi nào thì ăn và ăn bao nhiêu. Lí do thực sự tại sao bố mẹ ép trẻ ăn là vì họ cảm thấy bất an về vóc dáng của con họ. Bố mẹ muốn con họ trở nên to cao để chúng không bị những đứa trẻ khác bắt nạt. Nói cách khác, việc ép ăn bắt nguồn từ một nỗi bất an sâu xa về vóc dáng.


Vấn đề của việc ép ăn là cuối cùng nó dẫn đến những thói quen ăn uống không lành mạnh. Các phát hiện từ một nghiên cứu với hơn 100 người từng bị ép ăn khi còn bé tiết lộ tác hại về mặt tâm lý mà ép ăn gây ra cho trẻ. Mặc dù việc bị ép ăn đã trôi qua hơn 20 năm nhưng những người đó khi trưởng thành vẫn có thể nhớ lại nỗi đau tâm lý. 55% nói họ từng trải qua cơn buồn nôn, trong khi đó 20% nói là họ nôn nhiều lần trong suốt thời thơ ấu của họ vì bị ép ăn (So với, ít hơn 10% số người không bị ép ăn trải nghiệm cơn buồn nôn, và không có ai nôn mửa thường xuyên.) Một nửa số người trong nhóm bị ép ăn nhớ lại là họ “thường xuyên khóc” trong suốt các bữa ăn, trong khi không có ai trong nhóm không bị ép ăn nhớ lại việc khóc.


Các bậc phụ huynh cho rằng việc gây ra tổn thương tâm lý đó là cần thiết để đạt được kết quả mong muốn. Nhưng trong thực tế, các phát hiện cho thấy những người bị ép ăn cuối cùng lại phát triển được những thói quen ăn uống lành mạnh hơn – và tăng cân – chỉ sau khi họ rời nhà (thường là khi vào đại học hoặc đi làm).


Khi việc ép ăn gây ra nỗi đau tâm lý lên trẻ, bạn sẽ cho rằng những bố mẹ đó sẽ từ bỏ thói quen xấu này. Nhưng sự thật là, điều ngược lại xảy ra: quyết tâm ép con ăn của bố mẹ mạnh lên theo thời gian; Bố mẹ liên tục cung cấp thức ăn khiến cho mức độ đói của trẻ bị rút ngắn trước khi chúng có thể tăng lên. Do đó khi đến giờ ăn, đứa trẻ lại lần nữa làm bố mẹ thất vọng khi ăn không đủ lượng thức ăn.


Điều này tạo ra một chu kì xấu: bố mẹ nhận ra họ cần làm một việc gì đó nghiêm khắc. Vì vậy, họ bắt đầu dùng một hệ thống thưởng và phạt để làm trẻ ăn lượng thức ăn lớn hơn. Ví dụ, vào những dịp hiếm hoi khi đứa con ăn tốt, chúng được bố mẹ khen lên tận mây xanh. Khi trẻ không ăn tốt, thì bố mẹ sẽ dùng cách mua chuộc. Ví dụ, trẻ có thể nhận được một sự đối xử đặc biệt (ví dụ, kem) khi ăn xong phần ăn của chúng. Theo thời gian, những kiểu mua chuộc đó bắt đầu làm giảm niềm vui của trẻ với thức ăn; những đứa trẻ đó lớn lên đặc biệt không thích thức ăn hoặc có thái độ không lành mạnh đối với thức ăn.


Khi việc mua chuộc không thành công, bố mẹ bắt đầu trừng phạt. “Nếu con không ăn hết phần ăn của con trước khi mẹ đếm đến 10, mẹ sẽ báo cảnh sát bắt con vào tù!” Đứa trẻ phụ thuộc vào bố mẹ nên chúng đành hợp tác, nhưng khi chúng làm vậy thì sự nguy hại thực sự đang tác động đến tinh thần chúng. Chúng học cách đánh đồng thức ăn với sự trừng phạt.


Ngay cả nếu các bố mẹ biết được từ những nghiên cứu, từ việc đọc sách báo – rằng ép con ăn là có hại và phản tác dụng, thì họ vẫn thấy khó mà kiểm soát được thôi thúc ép con ăn của họ. Có nhiều lý do cho điều này. Một lý do đó là vì những tác động xấu của việc ép ăn bộc lộ qua một khoảng thời gian dài, bạn khó nhận ra tác hại mà việc ép ăn gây ra với trẻ. Thường thì khi chúng ở tuổi thanh thiếu niên hoặc thậm chí tuổi trưởng thành, những thói quen ăn uống xấu của chúng bắt đầu có tác động thực sự lên sức khỏe của chúng. Thêm nữa, có những yếu tố tinh tế khuyến khích các bố mẹ tiếp tục ép con ăn. Một trong các yếu tố đó là, thật trớ trêu, những trẻ bị ép ăn trở nên gầy hơn và bị suy dinh dưỡng hơn những trẻ không bị ép ăn. Điều này dẫn đến một chu kì xấu: bố mẹ tìm cách ép trẻ ăn vì chúng gầy, và trẻ tiếp tục gầy vì chúng bị ép ăn. Một yếu tố thứ hai làm cho thói quen ép ăn tồn tại mãi là: Những bố mẹ ép con ăn có xu hướng nghĩ về bản thân họ một cách nhiệt tình và đáng khâm phục. Việc ép ăn không dễ dàng: nó tốn rất nhiều nỗ lực tinh thần, thể xác (hãy nghĩ về những phương pháp thông minh mà ở đó việc sử dụng cây gậy và củ cà rốt để khiến trẻ ăn). Những người ép con ăn nghĩ về những bố mẹ lười biếng, trốn tránh trách nhiệm làm cha mẹ. Ở một số gia đình, một trong hai phụ huynh có thể thích việc ép ăn, còn người kia thì kịch liệt phản đối. Và thường thì người ép ăn “chiến thắng” vì anh/cô ấy nhân danh một người bố/mẹ “quan tâm” hơn và “nỗ lực” hơn.


Có lẽ yếu tố quan trọng nhất giải thích tại sao việc ép ăn tiếp tục tồn tại là vì văn hóa. Con người (đặc biệt những người xuất thân từ những gia đình có địa vị kinh tế-xã hội thấp hơn tầng lớp trung lưu) có xu hướng đánh đồng sự khỏe mạnh với sự tròn trĩnh (thậm chí béo). Một đứa bé với cái bụng tròn trĩnh và chân tay múp míp được xem là khỏe mạnh hơn so với những bé phô xương sườn. Trong thực tế, đứa bé sau có thể khỏe mạnh hơn, nhưng điều đó chẳng là gì cả nếu đứa trẻ không “trông” khỏe mạnh. Sự tập trung thái quá vào vẻ ngoài là một lí do rất quan trọng giải thích tại sao nhiều phụ huynh thích ép con ăn.


Nếu bạn có xu hướng ép con ăn, bạn có lẽ đồng ý với một số, hoặc hầu hết những điều tôi vừa nói. Nhưng bạn cũng có thể đưa ra nhiều lý lẽ ngược lại về việc ép ăn có những lợi ích của nó. Ví dụ, bạn có thể nghĩ rằng nếu bạn không ép con ăn thì chúng có thể không “trông khỏe mạnh” như hiện tại. Bạn cũng có thể tin rằng trẻ không biết lúc nào thì ăn và ăn bao nhiêu. Thật khó để tôi đưa ra cho bạn bằng chứng thuyết phục chống lại quan điểm của bạn trong bài này. Đề xuất của tôi với bạn là hãy đọc những bằng chứng khoa học mới nhất và tốt nhất cho thấy những ảnh hưởng của việc ép ăn. Nếu bạn đọc nghiên cứu với một tâm trí thực sự cởi mở thì tôi không nghi ngờ rằng bạn sẽ bị thuyết phục – ít nhất ở một mức độ lý trí (đối lập với mức độ cảm xúc) – rằng nếu bạn không ép con ăn thì chúng sẽ trở nên khỏe mạnh hơn.


Bạn có thể cảm thấy có những lúc mà bạn phải ép trẻ ăn. Ví dụ, bạn có thể cho rằng trẻ đôi lúc hào hứng với chuyện gì đó (như chơi với bạn bè) đến nỗi chúng quên ăn. Hoặc bạn có thể từng để ý thấy chúng đôi lúc buồn ngủ (ví dụ, trên đường về nhà sau khi đi xem phim) và không còn muốn ăn. Trong những tình huống đó, lời khuyên của tôi là hãy để trẻ ăn khi chúng muốn, và ăn bao nhiều chúng muốn. Một lí do quan trọng tại sao ép trẻ không muốn ăn khi chúng đang tham gia một hoạt động thú vị là vì chúng biết thức ăn luôn luôn có sẵn khi chúng muốn ăn; ngược lại, có khoảng thời gian vui vẻ với bạn bè thì tương đối hiếm. Còn nếu chúng đang hứng thú làm chuyện gì đó (hoặc buồn ngủ) đến nỗi bỏ bữa thì sao? Các phát hiện cho thấy, thỉnh thoảng bỏ bữa rất tốt cho hệ tiêu hóa.


Việc loại bỏ thói quen ép trẻ ăn có thể rất khó. Bước đầu tiên là hỏi bản thân bạn là liệu bạn có cảm thấy tội lỗi khi ép con ăn.


Bước tiếp theo là bạn cần làm một thực nghiệm sau trong khoảng thời gian ít nhất là 30 ngày – nó có thể lâu hơn nếu con bạn từng bị ép ăn tương đối lâu và do đó đã phát triển những thói quen không lành mạnh (như thờ ơ trước thức ăn, hoặc xu hướng né tránh rau và trái cây, tìm những thức ăn béo, chiên). Trong khoảng thời gian này, bạn cần làm theo 2 nguyên tắc sau: 1) bạn sẽ kiểm soát thức ăn mà trẻ có thể ăn, và có thể kiểm soát thời gian chúng ăn, nhưng bạn sẽ không kiểm soát việc chúng ăn bao nhiêu, 2) bạn sẽ nêu gương những thói quen ăn uống mà trẻ có thể làm theo (ví dụ, bạn không ăn món ăn không lành mạnh giữa các bữa ăn) và 3) bạn sẽ cố hết sức để tạo một sự thèm ăn lành mạnh trước giờ ăn ở trẻ.


Những bố mẹ ép con ăn có xu hướng quyết định giờ ăn của con thuận tiện cho bản thân họ (ví dụ, khi bản thân họ đang đói). Mà bố mẹ thường không bận tâm kiểm tra xem liệu con họ có đang đói trước khi ăn không; bố mẹ lập ra những kế hoạch của họ và kì vọng đứa con điều chỉnh theo kế hoạch. Tôi thấy không có thứ gì hiệu quả hơn trong việc tạo ra sự thèm ăn lành mạnh hơn là hoạt động thân thể mạnh. Chiến lược khác là không cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn.


Nếu bạn chọn con đường tôn trọng trẻ và cơ thể của chúng thì bạn có thể sẽ bắt đầu nhận thấy những lợi ích gần như ngay lập tức. Bạn sẽ có thể khám phá ra mối quan hệ của bạn với con được cải thiện khi bạn dừng ép chúng ăn. Vì có một hiện tượng được biết đến là đồng-phụ thuộc, con người ta (kể cả trẻ em) hành xử theo cách trưởng thành hơn nếu bạn đối xử với chúng như người trưởng thành. Do đó, khi bạn tôn trọng quyết định của trẻ về chuyện ăn bao nhiêu, thì bé sẽ đền đáp lại bạn bằng việc lắng nghe bạn nhiều hơn.


Có lẽ lợi ích lớn nhất bạn bạn có thể thu được là: bạn sẽ khám phá ra những nỗi sợ của bạn về vóc dáng và sức khỏe của con bạn, tất cả đều ở trong đầu bạn: sự tưởng tượng và không có cơ sở. Bạn sẽ nhận ra trẻ em và cơ thể của chúng thông thái hơn bạn nghĩ. Bạn sẽ khám phá ra không chỉ đứa con của bạn ý thức được khi nào ăn và ăn bao nhiêu, mà chúng còn có thể dạy bạn một điều về làm thế nào để không đưa những nỗi sợ, lo lắng và bất an của bạn sang người khác.




Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blog/sapient-nature/201403/the-nurturers-curse?tr=HdrQuote
 
Tình cờ mình có đọc được một câu nói rất thú vị thế này, CHA MẸ SỢ CON CÁI THIẾU CHẤT THÀNH RA TẨM BỔ CHO GIUN:indecisiveness:
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top