rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo sách “Social psychology & Human nature” – Roy F. Baumeister Và Brad J.Bushman
Bạn có thể kỳ vọng rằng vì loài người được trang bị bộ não để suy nghĩ thì họ sẽ yêu thích suy nghĩ và sẽ dành tất cả thời gian rảnh của họ để làm việc đó. Điều này chắc chắn là không. Nếu tất cả suy nghĩ là vui vẻ, con người sẽ dành nhiều thời gian rảnh của họ để giải toán, nhưng họ không. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra con người có vẻ lười biếng hoặc không lưu ý đến những suy nghĩ của họ. Các nhà tâm lý học xã hội sử dụng thuật ngữ “người keo kiệt nhận thức” (cognitive miser) để mô tả về những người không thích suy nghĩ quá nhiều (Fiske & Taylor, 1984, 1991). Giống như 1 người keo kiệt cố gắng tránh tiêu tiền, người keo kiệt nhận thức cố gắng tránh suy nghĩ quá vất vả hoặc quá nhiều. Tất nhiên, điều này không hoàn toàn là do lười biếng. Khả năng suy nghĩ của con người, dù lớn hơn hầu hết động vật, là có giới hạn, và do đó mọi người phải giữ gìn suy nghĩ của họ. Có nhiều bằng chứng cho thấy khi khả năng suy nghĩ của con người không rảnh rang, họ sử dụng nhiều con đường tắt để giảm nhu cầu suy nghĩ thêm (Gilbert, Pelham, & Krull, 1988).
Những mục tiêu của suy nghĩ
Không phải tất cả suy nghĩ là như nhau. Ít nhất có 3 kiểu mục tiêu chính dẫn dắt cách con người suy nghĩ (Baumeister, 2005; Baumeister & Newwman, 1994; Fiske & Taylor, 1984; Kruglanski, 1989).
Mục tiêu đầu tiên và rõ ràng nhất là là con người muốn tìm thấy câu trả lời đúng cho 1 số vấn đề. Họ muốn biết lý do tại sao 1 số thứ xảy ra, đâu là cách tốt nhất để làm, hoặc kiểu người mà họ đang giao thiệp. Họ tìm kiếm sự thật.
Đôi lúc, sự thật không phải là ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, con người có thể muốn đi đến 1 kết luận được ưa thích hơn. Do đó, mục tiêu thứ 2 của suy nghĩ là để xác nhận câu trả lời được khao khát đối với 1 vấn đề. Ví dụ, con người có thể muốn tin la fhoj thôn gminh và quyến rũ, hoặc họ không chịu trách nhiệm cho 1 số thảm họa nào đó.
Mục tiêu thứ 3 là đi đến 1 câu trả lời khá tốt hoặc 1 quyết định nhanh chóng. Đôi lúc họ bị sức ép về thời gian. Khi bạn đến cửa hàng DVD, bạn có thể mua bộ phim hay nhất bằng cách xem cẩn thận mỗi phim và đọc những nhận xét khác nhau cho mỗi phim, nhưng điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian và bạn có thể không về nhà đúng giờ để xem nó. Thay vào đó, bạn cố gắng tìm thấy 1 bộ phim hứa hẹn trong 1 vài phút.
Suy nghĩ về con người: 1 trường hợp đặc biệt?
Câu trả lời là có. Mọi người suy nghĩ về những người khác nhiều hơn bất cứ chủ đề nào khác, và có lẽ nhiều hơn tất cả những chủ đề khác cộng lại (Fiske & Taylor, 1991). Hãy thử bật TV và lướt qua các kênh. 1 số kênh nói về thế giới vật lý, nhưng hầu hết các kênh là về con người và những mối quan hệ của họ với những người khác. Tin tức mới có thể đôi lúc nói về 1 trận động đất hoặc núi lửa, nhưng ngay cả những kênh về thảm họa tự nhiên cũng có xu hướng nhấn mạnh cách con người xử lý như thế nào với chúng. Hầu hết những tin tức thời sự đều nói về những hoạt động của con người.
Bộ não con người được tiến hóa để xử lý những vấn đề trong môi trường tự nhiên, ví dụ như làm thế nào để chế tạo ra các công cụ, tìm nơi trú ẩn và kiếm thức ăn. Trong thực tế, mọi người dành tương đối ít thời gian để suy nghĩ về những vấn đề đó. Thay vào đó, mọi người sử dụng bộ não của họ để nghĩ về những người khác, ngụ ý rằng con người được tiến hóa để dựa vào người khác để có thông tin và sự giúp đỡ. Tâm trí con người được thiết kế để tham gia vào xã hội, và điều này có nghĩa là nhiệm vụ chính của nó là xử lý với những người khác. Những chú chim lấy thức ăn từ môi trường của chúng; hầu hết mọi người lấy thức ăn của họ từ những người khác. Nên nó có ly skhi những chú chim suy nghĩ hầu hết về các cây và những con sâu và những con thú săn mồi, trong khi con người suy nghĩ hầu hết về những người khác.
Con người suy nghĩ rất nhiều về người khác vì điều đó là cần thiết để có được sự chấp nhận của xã hội. Chúng ta muốn được ở trong các nhóm xã hội và trong những mối quan hệ, nhưng điều này tốn rất nhiều sự nỗ lực. Chúng ta cần suy nghĩ nhiều về người khác để được họ chấp nhận. Đây là 1 quá trình và nhiệm vụ liên tục.
Suy nghĩ về người khác là quan trọng để có được sự chấp nhận xã hội, để hình thành và duy trì những mối quan hệ. Thêm nữa, nó là cần thiết để cạnh tranh chống lại những người khác vì những mục tiêu được khao khát của chúng ta. Bạn cần biết về đối thủ của bạn cũng như biết về những người bạn và người yêu của bạn.
Bạn có thể kỳ vọng rằng vì loài người được trang bị bộ não để suy nghĩ thì họ sẽ yêu thích suy nghĩ và sẽ dành tất cả thời gian rảnh của họ để làm việc đó. Điều này chắc chắn là không. Nếu tất cả suy nghĩ là vui vẻ, con người sẽ dành nhiều thời gian rảnh của họ để giải toán, nhưng họ không. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra con người có vẻ lười biếng hoặc không lưu ý đến những suy nghĩ của họ. Các nhà tâm lý học xã hội sử dụng thuật ngữ “người keo kiệt nhận thức” (cognitive miser) để mô tả về những người không thích suy nghĩ quá nhiều (Fiske & Taylor, 1984, 1991). Giống như 1 người keo kiệt cố gắng tránh tiêu tiền, người keo kiệt nhận thức cố gắng tránh suy nghĩ quá vất vả hoặc quá nhiều. Tất nhiên, điều này không hoàn toàn là do lười biếng. Khả năng suy nghĩ của con người, dù lớn hơn hầu hết động vật, là có giới hạn, và do đó mọi người phải giữ gìn suy nghĩ của họ. Có nhiều bằng chứng cho thấy khi khả năng suy nghĩ của con người không rảnh rang, họ sử dụng nhiều con đường tắt để giảm nhu cầu suy nghĩ thêm (Gilbert, Pelham, & Krull, 1988).
Những mục tiêu của suy nghĩ
Không phải tất cả suy nghĩ là như nhau. Ít nhất có 3 kiểu mục tiêu chính dẫn dắt cách con người suy nghĩ (Baumeister, 2005; Baumeister & Newwman, 1994; Fiske & Taylor, 1984; Kruglanski, 1989).
Mục tiêu đầu tiên và rõ ràng nhất là là con người muốn tìm thấy câu trả lời đúng cho 1 số vấn đề. Họ muốn biết lý do tại sao 1 số thứ xảy ra, đâu là cách tốt nhất để làm, hoặc kiểu người mà họ đang giao thiệp. Họ tìm kiếm sự thật.
Đôi lúc, sự thật không phải là ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, con người có thể muốn đi đến 1 kết luận được ưa thích hơn. Do đó, mục tiêu thứ 2 của suy nghĩ là để xác nhận câu trả lời được khao khát đối với 1 vấn đề. Ví dụ, con người có thể muốn tin la fhoj thôn gminh và quyến rũ, hoặc họ không chịu trách nhiệm cho 1 số thảm họa nào đó.
Mục tiêu thứ 3 là đi đến 1 câu trả lời khá tốt hoặc 1 quyết định nhanh chóng. Đôi lúc họ bị sức ép về thời gian. Khi bạn đến cửa hàng DVD, bạn có thể mua bộ phim hay nhất bằng cách xem cẩn thận mỗi phim và đọc những nhận xét khác nhau cho mỗi phim, nhưng điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian và bạn có thể không về nhà đúng giờ để xem nó. Thay vào đó, bạn cố gắng tìm thấy 1 bộ phim hứa hẹn trong 1 vài phút.
Suy nghĩ về con người: 1 trường hợp đặc biệt?
Câu trả lời là có. Mọi người suy nghĩ về những người khác nhiều hơn bất cứ chủ đề nào khác, và có lẽ nhiều hơn tất cả những chủ đề khác cộng lại (Fiske & Taylor, 1991). Hãy thử bật TV và lướt qua các kênh. 1 số kênh nói về thế giới vật lý, nhưng hầu hết các kênh là về con người và những mối quan hệ của họ với những người khác. Tin tức mới có thể đôi lúc nói về 1 trận động đất hoặc núi lửa, nhưng ngay cả những kênh về thảm họa tự nhiên cũng có xu hướng nhấn mạnh cách con người xử lý như thế nào với chúng. Hầu hết những tin tức thời sự đều nói về những hoạt động của con người.
Bộ não con người được tiến hóa để xử lý những vấn đề trong môi trường tự nhiên, ví dụ như làm thế nào để chế tạo ra các công cụ, tìm nơi trú ẩn và kiếm thức ăn. Trong thực tế, mọi người dành tương đối ít thời gian để suy nghĩ về những vấn đề đó. Thay vào đó, mọi người sử dụng bộ não của họ để nghĩ về những người khác, ngụ ý rằng con người được tiến hóa để dựa vào người khác để có thông tin và sự giúp đỡ. Tâm trí con người được thiết kế để tham gia vào xã hội, và điều này có nghĩa là nhiệm vụ chính của nó là xử lý với những người khác. Những chú chim lấy thức ăn từ môi trường của chúng; hầu hết mọi người lấy thức ăn của họ từ những người khác. Nên nó có ly skhi những chú chim suy nghĩ hầu hết về các cây và những con sâu và những con thú săn mồi, trong khi con người suy nghĩ hầu hết về những người khác.
Con người suy nghĩ rất nhiều về người khác vì điều đó là cần thiết để có được sự chấp nhận của xã hội. Chúng ta muốn được ở trong các nhóm xã hội và trong những mối quan hệ, nhưng điều này tốn rất nhiều sự nỗ lực. Chúng ta cần suy nghĩ nhiều về người khác để được họ chấp nhận. Đây là 1 quá trình và nhiệm vụ liên tục.
Suy nghĩ về người khác là quan trọng để có được sự chấp nhận xã hội, để hình thành và duy trì những mối quan hệ. Thêm nữa, nó là cần thiết để cạnh tranh chống lại những người khác vì những mục tiêu được khao khát của chúng ta. Bạn cần biết về đối thủ của bạn cũng như biết về những người bạn và người yêu của bạn.