Tại sao con người luôn tin rằng linh hồn tồn tại?

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Tại sao con người luôn tin rằng linh hồn tồn tại?

Giống như chiếc gương phản chiếu trong một khán phòng lớn, tư duy của con người dường như là không có giới hạn nào cả. + Hầu hết mọi người đều tin rằng khi mà chết đi, tư duy của họ vẫn còn tồn tại.
+ Số khác một mực cho rằng khi chết đi thì tư duy cũng biến mất, nhưng trong nghiên cứu, người ta lại chỉ ra rằng tư duy con người có tính liên tục.
+ Tín ngưỡng về "linh hồn bất diệt" không phải là sản phẩm phụ của một tôn giáo hay một lớp tình cảm bao phủ nào nhưng thực tế là nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi chúng ta.
Mọi người đều biết rằng họ từ đâu mà đến và họ đến vì cái gì?

Ai cũng muốn hiểu khi mà sinh mệnh kết thúc thì họ sẽ đi tới đâu, đâu là điểm dừng cho linh hồn của mình nhưng không ai trả lời được câu hỏi đó, còn tôi thì cho rằng tốt hơn hết là nên mang theo cái bí ẩn này cho tới khi chúng ta không còn tồn tại nữa.

Khi nghe Alice.Dement (Iis Dement) hát bài "Let the Mystery be..." miêu tả về thế giới bên kia, chúng tôi đều gật gù ủng hộ vì đã bị cái bí ẩn đó thuyết phục hoàn toàn. Tư duy là chức năng chủ yếu của bộ não, thay vì coi đó là 1 danh từ thì hãy coi nó là 1 động từ. Tại sao chúng ta lại quan tâm đến việc sau khi chết đi thì tư duy sẽ đi đâu? Liệu tư duy sẽ biến mất mãi mãi hay là chỉ đang lẩn trốn ở đâu đó mà ta không nhìn thấy được.

Trong nhiều nền văn hoá khác nhau mọi người đều tin rằng linh hồn không tồn tại dưới dạng này thì sẽ tồn tại dưới dạng khác. Ít nhất cũng không phải là sau khi chết thì linh hồn sẽ biến mất ngay sau đó. Nghiên cứu khoa học đã khiến tôi tin rằng, một số tín ngưỡng phi lí đều là sản phẩm phụ không thể tránh khỏi mà chúng ta tự mình nhận thức được, chúng không bắt nguồn từ bất cứ tôn giáo nào và cũng không làm giảm sự sợ hãi về cảm giác không tồn tại của con người. Vì từ trước tới giờ chúng ta chưa từng trải qua cảm giác chết nên chúng ta không thể tưởng tượng được thế nào là chết. Thực tế là không có cách nào để cảm nhận cái chết nên đó vẫn là một bí ấn lớn chưa có câu trả lời. Mọi người đều nghĩ rằng chết là rất bí ẩn và chết không phải là sự kết thúc. Thực ra một học thuyết nổi tiếng trong nghiên cứu về tâm lí xã hội học (lí thuyết về việc quản lí nỗi sợ hãi) đã biện chứng rằng tín ngưỡng "linh hồn bất diệt" làm chậm lại cảm giác cực kì lo lắng về cái chết của con người.

Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu ngày càng cảm nhận một cách rõ rệt rằng: "sự tiến bộ trong nhận thức của bản thân đã giúp tôi đưa ra 1 luận điểm hoàn toàn mới so với thế hệ tổ tiên của chúng tôi, họ không thể nào thay đổi được cái nhận thức sai lầm và bị mù quáng trong đó, họ cho rằng tư duy là tồn tại vĩnh viễn.Thế nên chúng tôi đã không hề tiếp thu nhận thức phi lí này.”

Linh hồn bất diệt

Một số người tự nhận rằng mặc dù họ không hề tin vào "linh hồn bất diệt" nhưng họ cũng cần phải đối mặt với vấn đề này. Theo như người sáng lập ra trung tâm chủ nghĩa tự nhiên, nhà triết học Thomas W.Clark, trong cuốn Chủ nghĩa nhân văn năm 1994 ông đã viết như sau:

Có một quan điểm gây nhiều tranh cãi cho rằng khi chết, đi kèm theo đó sẽ là hư không. Chết là vực thẳm, chết là hố sâu, chết là kết thúc, là hư không vĩnh hằng là biến mất vĩnh viễn. Sai lầm của quan điểm này là ở chỗ, quá cụ thể hoá hư không khiến cho đặc tính và trạng thái của nó rõ rệt quá (ví dụ như bóng tối), cái chết của con người đã được sắp đặt sẵn, cứ như vậy chúng ta sẽ bị lạc vào hư không và ở đó chúng ta sẽ tìm thấy sự vĩnh hằng.

hu-vo.jpg

Hãy thử suy ngẫm một chút về sự kết thúc này, mọi người sẽ kinh ngạc rằng: bạn vĩnh viễn không bao giờ biết rằng bạn đã chết. Thảng hoặc nếu bạn biết mình đang dần mất đi sinh mạng nhưng không ai nói với bạn rằng, khi mà tất cả kết thúc, cái chết đang đến gần bạn hơn. Tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng, để lưu lại những thông tin bao gồm cả thông tin bạn đã từng chết, công việc của nếp nhăn ở bộ não là không hề nhỏ. Tuy nhiên, khi bạn chết đi thì khả năng hoạt động của não chỉ như 1 ngọn rau sống.

Năm 2007, nhà triết học Shaun Nichols của trường đại học Arizona Mỹ đã viết 1 bài trên tạp chí SyntheseKhi tôi cố tưởng tượng mình không tồn tại tôi không thể không nghĩ rằng tôi đã hiểu rất rõ về cảm giác đó. Không nghi ngờ gì nữa, ở đây đã xuất hiện 1 nghịch lí. như sau:

Nghe có vẻ như là phát hiện này không giải thích được gì cho cái bí ẩn kia nhưng tôi cược với các bạn rằng bạn chưa bao giờ nghĩ tới ý nghĩa thực sự của điều đó. Nó có nghĩa là, nếu nhìn từ góc độ của ngôi thứ nhất, bạn không thể nào chứng minh cho cái chết của mình.Tuy nhiên có 1 nghịch lí mà mọi người vẫn nhắc tới đó là "trong thâm tâm mỗi người đều tồn tại chứng cứ về sự bất diệt của mình".

Chúng tôi đã tin rằng khi cơ thể chết đi thì tư duy cũng biến mất sau khi trải qua 1 quá trình đấu tranh về tư tưởng. Năm 2002, tôi đã đưa ra kết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí Cognition and Culture. Khi bị hỏi câu hỏi có liên quan tới khả năng nhận thức của người chết tại 1 cuộc thực nghiệm của sinh viên trong khoa, tôi đã phát hiện ra rằng hầu hết họ đều hiểu sai về "linh hồn bất diệt". Trong cuộc đời, chúng ta đã không ít lần trải qua sự vô thức, chẳng hạn như khi ngủ không nằm mơ. Tuy nhiên, theo định nghĩa về ý thức, thực ra từ trước tới nay chúng ta chưa hề có kinh nghiệm về vô thức. Vì thế mà khi chúng ta cố tưởng tượng sau khi chết chúng ta sẽ như thế nào, chúng ta đều nhận ra 1 điều rằng không hề có tài liệu gì cho chúng ta tham khảo cả.

Có câu chuyện như sau: Khi cả người và xe cùng đâm vào cột điện, Richard lập tức kêu cứu. Sau khi xem bản giám định tinh thần của Richard trước khi xảy ra tai nạn tôi có hỏi các bác sĩ khám nghiệm tử thi rằng: anh ấy đã chết, song liệu có thể kiểm nghiệm lại trạng thái tinh thần của anh ấy không? Anh ấy còn có thể nhớ về vợ của mình không? Nếu như trước khi chết anh ấy ăn 1 viên kẹo bạc hà thì bây giờ còn có thể cảm nhận được hương vị bạc hà không? Anh ấy có muốn tiếp tục sống hay không?

Bạn có thể hình dung ra thái độ của anh ấy khi đó, rõ ràng là rất ít người sẽ dừng lại để xem xét liệu linh hồn có cảm nhận được mùi hương của những bông hoa, có ham muốn tình dục và cảm thấy đau đầu hay không? Tuy nhiên câu trả lời mà họ đưa ra lại là do tính liên tục của tâm lí. Họ tưởng tượng rằng mặc dù Richard đã chết nhưng tư duy của anh ấy vẫn hoạt động. Phát hiện này không ngoài dự đoán của mọi người, theo một bản điều tra tâm lí cho thấy, hầu hết mọi người đều tin rằng linh hồn tồn tại dưới một dạng nào đó.

Tại sao việc đưa ra khái niệm thế nào là không tồn tại lại khó khăn đến vậy? Theo tôi, mọi nguyên nhân nên qui về giả thiết "sự trói buộc tương tự" (simulation constraint) cho dù mọi người đã cố gắng tìm sự giúp đỡ từ những kinh nghiệm về nhận thức để tưởng tượng xem sau khi chết đi sẽ như thế nào? Cái chết có khác xa so với những gì chúng ta đã từng trải qua trước đó, vì không có nhận thức chúng ta sẽ không thể biết rằng chúng ta sống hay chết, mô phỏng hư không một cách thực tế lần nữa cũng không ích gì.
DOG.jpg

Con chó này đang ngủ hay đã chết? Một đứa trẻ 4 tuổi có thể phân biệt rõ ràng sự khác biệt này!

Giống như lắp một cái gương ở hành lang, đây không phải là một trò lừa trực quan, việc những người không tin rằng sau khi chết đi linh hồn vẫn tồn tại phải đối đầu với sự phản ánh được nhận thức của những kinh nghiệm chủ quan.

Trong bài luận văn của nhà triết học Tây Ba Nha Miguel de Unamuno, người đọc có thể hình dung được ông đã lao tâm khổ tứ như thế nào để suy nghĩ về vấn đề này. Ông viết: "Cố gắng lấp đầy tâm trí bằng những thứ vô thức dường như là điều không thể. Muốn giải thích vấn đề này một cách đầy đủ, sẽ khiến bạn cảm thấy đau đầu". Có phải Miguel de Unamuno đã bỏ qua điều gì đó? Chúng ta đều trải qua những trải nghiệm về hư không ví dụ như khi chúng ta ngủ mà không nằm mơ. Những giả thuyết này hoàn toàn sai. Clark nói: Mặc dù chúng ta có những ấn tượng, đã từng trải qua hay gặp phải những giai đoạn vô thức. Điều này đương nhiên là không thể, thực tế là không thể cảm nhận một cách chân thực về tình trạng vô thức.

Nếu như nói là tinh thần bất diệt, thể hiện suy nghĩ của chúng ta về cái chết là bản năng và tự nhiên, như vậy chúng ta có thể dựa vào nhận thức ngây ngô để giải thích cho mọi vấn đề.

Khi 8 tuổi tôi đã từng chứng kiến con chó lông vàng đã tìm được di thể của Sam bị chôn vùi dưới gốc cây sau nhà. Khi đó tôi nhận ra rằng, Sam vẫn biết là tôi yêu chị ấy và cũng biết rằng tôi không kịp để nói lời từ biệt với chị ấy. Không ai nói với tôi rằng linh hồn của Sam còn tồn tại, bố mẹ tôi cũng chưa từng nói tới điều đó. Trong cái hộp ẩm ướt được bọc kín đó, chị ấy đã biến thành tro bụi nhưng tôi chưa bao giờ cho rằng ý nghĩ linh hồn Sam còn tồn tại là 1 ý nghĩ kì cục.
Nếu như bạn hỏi tôi Sam đã trải qua những chuyện gì? Cõ lẽ tôi sẽ trả lời như điều mà Gerald PKoocher đã đề cập tới. Năm 1973, ông đã có một bài báo đăng trên tạp chí Phát triển tâm lí khi ông đang là nghiên cứu sinh tại trường đại hoc MO chi nhánh tại Columbia, sau này trở thành chủ tịch hiệp hội tâm lí Mỹ. Ông đã điều tra một nhóm trẻ từ 6 đến 15 tuổi một câu: "Điều gì sẽ xảy ra khi con người chết đi?" Cũng giống với kết quả của giả thuyết"sự ràng buộc tương tự" hầu như câu trả lời về cái chết đều được miêu tả với những gì hằng ngày chúng ta thấy như: ngủ say, cảm thấy bình yên hay đơn giản chỉ là ngất đi.

Tín ngưỡng linh hồn bất diệt không có lí do tôn giáo, trái lại sự tăng mạnh về văn hoá tô điểm thêm cho xu hướng tín ngưỡng của chúng ta.

Linh hồn có thể tách rời với thân xác không?

nghia-trang.jpg


Con người vẫn luôn tin vào cách nói: "linh hồn bất diệt", điều này có lẽ là có liên quan tới những điều nghịch lí mà chúng ta đã thảo luận ở trên. Tuy nhiên, cho dù giả thuyết sự ràng buộc tương tự có thể giúp chúng ta giải thích được điều không logic là tại sao con người luôn tin rằng "linh hồn bất diệt", nhưng nó cũng không cho chúng ta biết là tại sao con người luôn muốn linh hồn thoát khỏi xiềng xích của thân xác? Cuối cùng, cứ cho là chúng tôi tin rằng linh hồn phụ thuộc vào thể xác (mặc dù có người ngăn cản chúng tôi) và tất nhiên là rất ít người tin rằng linh hồn vĩnh viễn nằm bên trong khung xương.

Chúng tôi biết rằng có những người không vì chúng ta không nhìn thấy họ mà không tồn tại trên thế gian. Nhà giáo dục tâm lí thậm chí đã dùng thuật ngữ kì diệu để miêu tả khái niệm cơ bản: "Sự vĩnh hằng của con người: chúng ta mặc định một người nào đó mà chúng ta quen, đang làm một việc gì đó, tại một nơi nào đó". Khi tôi đang ở Belfast viết sách nhưng tôi vẫn có thể tưởng tượng ra bạn của tôi Ginger đang ở New Orleans đi dạo hoặc đang trêu đùa cùng chồng cô ấy bởi vì tôi biết ngày nào cô ấy cũng như vậy.

Năm 2006 tôi đã từng có bài viết về tâm lí học linh hồn trên tạp chí “Khoa học trí tuệ và hành động". Khi mà 1 người thân của bạn đột ngột qua đời, khả năng nhận thức của con người không đủ để thích ứng ngay với tình trạng này, đặc biệt là kịp thời làm mới các mối quan hệ xã hội phức tạp. Chúng ta không thể vì một người đột ngột qua đời mà giữ chặt quan niệm "sự vĩnh hằng của nhân loại". Đặc biệt là những người có mối quan hệ thân thiết hoặc ít khi gặp nhưng lúc nào bạn cũng nghĩ tới họ và khi họ đột ngột qua đời thì khả năng thích ứng đó bộc lộ càng kém.

Dù vậy, nhưng e rằng sự vĩnh hằng của con người sẽ trở thành trở ngại cuối cùng vắt ngang trên con đường nhận thức có hiệu quả về cái chết - một đám tro các-bon vĩnh hằng, tĩnh tại. Đối với mỗi chúng ta, tưởng tượng về cái chết đang còn là một mớ hỗn độn, khó có thể hình dung ra được chúng ta sẽ đi tới đâu sau khi chết.

Sầm Hoa (Theo Mạng kinh tế Trung Quốc)
Vietimes


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top