rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Lòng tốt không phải lúc nào cũng là sự ngụy trang của tư lợi. Lòng tốt thuần khiết thực sự tồn tại.
Năm 2007, một công nhân xây dựng tên Wesley Autrey đang đứng trên một ga tàu điện ngầm ở New York, một thanh niên gần đó ngã xuống đường ray. Nghe tiếng tàu lại gần, Wesley nhảy xuống để cố cứu người này, chợt nhận ra tàu tiến đến quá nhanh. Wesley kéo anh ta xuống một hệ thống thoát nước nằm giữa hai đường ray. Người điều khiển tàu nhìn thấy họ, nhưng đã quá trễ để dừng lại: 5 toa tàu đi qua người họ. Thật kì diệu, cả hai đều không bị thương. Sau đó khi tờ The New York Times hỏi tại sao anh làm việc đó, Autrey nói: ‘Tôi chỉ nhìn thấy người này cần được giúp. Tôi làm việc mình cảm thấy đúng.”
Câu hỏi tại sao con người đôi lúc mạo hiểm tính mạng của họ để cứu người khác từng làm các nhà triết học và nhà khoa học khó giải đáp trong nhiều thế kỷ. Từ quan điểm tiến hóa, lòng tốt dường như không hợp lý. Theo quan điểm của thuyết tân Darwin hiện đại, con người về cơ bản là ích kỷ. Sau tất cả, chúng ta chỉ là ‘những người mang theo’ hàng ngàn gen, với mục đích duy nhất là sống sót và tái tạo bản thân chúng ta. Chúng ta không nên hy sinh bản thân vì người khác, hoặc thậm chí không nên quan tâm đến việc giúp đỡ người khác. Theo ngôn ngữ di truyền, đó không nhất thiết là hành động tự làm hại bản thân khi chúng ta giúp đỡ những người gần gũi với chúng ta, họ hàng của chúng ta hoặc những bà con xa – họ có nhiều gen giống như chúng ta, và do đó giúp họ có thể giúp những gen của chúng ta tồn tại. Nhưng khi chúng ta giúp những người không có mối quan hệ với chúng ta, hoặc thậm chí động vật thì sao?
Lòng tốt bản ngã
Theo một số nhà tâm lý, không có cái gọi là lòng tốt ‘thuần khiết. Khi chúng ta giúp những người lạ (hoặc động vật), lúc nào cũng phải có một số lợi ích cho chúng ta, ngay cả nếu chúng ta không nhận ra nó. Lòng tốt làm chúng ta cảm thấy tốt về bản thân, nó làm người khác tôn trọng chúng ta hơn, hoặc nó có thể làm tăng cơ hội được lên thiên đường của chúng ta. Hoặc có thể lòng tốt là một chiến lược đầu tư – chúng ta làm việc tốt cho người khác với hy vọng họ sẽ đền ơn chúng ta vào một ngày nào đó khi chúng ta cần. Theo các nhà tâm lý học tiến hóa, nó thậm chí có thể là một cách ‘khoe khoang’ những nguồn lực của chúng ta, rằng chúng ta giàu có như thế nào, để chúng ta trở nên lôi cuốn hơn với người khác giới, và làm tăng khả năng sinh sản.
Cuối cùng, các nhà tâm lý học tiến hóa cũng cho rằng lòng tốt hương đến những người xa lạ có thể là một kiểu sai lầm, một đặc điểm ‘còn sót lại’ từ khi loài người sống trong những nhóm nhỏ với những người mà chúng ta có quan hệ gần gũi với họ về mặt di truyền. Tất nhiên, chúng ta muốn giúp những thành viên trong nhóm chúng ta, vì sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào sự an toàn của cả nhóm, và vì điều này sẽ hỗ trợ sự tồn tại của những gen của chúng ta. Bây giờ chúng ta không còn sống trong các bộ lạc nhỏ của gia đình mở rộng nữa, nhưng chúng ta giúp đỡ những người xung quanh như thể chúng ta có quan hệ với họ.
Điểm chung của tất cả những lời giải thích trên là chúng cố gắng loại bỏ lòng tốt. Chúng cố viện cớ cho lòng tốt.
Lòng tốt thuần khiết
Có phải thật ngây thơ khi cho rằng lòng tốt ‘thuần khiết’ có thể tồn tại? Một hành động của lòng tốt ‘thuần khiết’ như của Wesley Autrey có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân sau đó, và nó có thể làm tăng sự tôn trọng của người khác dành cho bạn hoặc làm tăng cơ hội bạn được giúp đỡ lại. Nhưng cũng có thể tại thời điểm khi hành động đó xảy ra, động cơ duy nhất của bạn là một khao khát (không ích kỷ) muốn làm giảm bớt đau khổ.
Hôm qua, khi đang tắm, tôi nhìn thấy một chú nhện gần lỗ thoát nước của bồn tắm. Tôi bước ra ngoài và tìm một mảnh giấy, nhẹ nhàng để cho chú nhện lên đó và đưa anh ấy ra khỏi chỗ nguy hiểm. Tại sao tôi làm việc này? Hy vọng rằng một chú nhện sẽ giúp đỡ lại tôi trong tương lai? Hoặc chú nhện sẽ kể với bạn bè tôi là người thật vĩ đại? Hay đó là kết quả của dự dạy dỗ về đạo đức, một sự tôn trọng những sinh thể sống và một thôi thúc ‘làm việc tốt’ đã ăn sâu trong tôi bởi bố mẹ tôi? (Dù đã nghĩ về nó, bố mẹ chưa dạy tôi những việc đó…)
Không, tôi nghĩ hành động đơn giản này bị thúc đẩy bởi sự thấu cảm (empathy). Tôi đã thấu cảm với chú nhện như một sinh thể sống, anh ấy có quyền sống sót giống như tôi. Và tôi tin rằng sự thấu cảm là gốc rễ của tất cả lòng tốt thuần khiết. Đôi lúc sự thấu cảm được miêu tả như một khả năng (thuộc nhận thức) để nhìn thấy thế giới thông qua đôi mắt của người khác, nhưng tôi nghĩ nó thực sự còn nhiều hơn thế. Theo quan điểm của tôi, khả năng thấu cảm cho thấy, về bản chất, tất cả mọi người – và trong thực tế, tất cả những sinh thể sống – là liên kết với nhau. Ở một mức độ sâu xa, chúng ta là những sự bộc lộ của cùng một ý thức. (Như nhiều nhà triết học về ý thức – như David Chalmers – cho rằng, chức năng của bộ não còn hơn cả việc tạo ra ý thức, nó có thể ‘tiếp nhận’ hoặc ‘chuyển’ một ý thức tồn tại bên ngoài bộ não, tỏa khắp vũ trụ. Ý thức có thể là một lực cơ bản của vũ trụ, giống như trọng lực.)
Lòng tốt và sự liên quan
Yếu tố cơ bản này làm chúng ta có thể đồng nhất với người khác, để cảm nhận nỗi đau của họ và đáp lại nó với những hành động tử tế. Chúng ta có thể cảm nhận nỗi khổ của họ vì, theo một ý nghĩa, chúng ta là họ. Và bởi bản sắc chung này, chúng ta cảm thấy thôi thúc muốn làm giảm bớt nỗi đau của người khác – và muốn bảo vệ và tăng hạnh phúc của họ - cũng giống như chúng ta sẽ làm vậy cho bản thân mình.
Nói cách khác, không cần viện lý do cho lòng tốt. Thay vì là điều không tự nhiên, lòng tốt là một sự biểu lộ của bản chất cơ bản nhất của chúng ta – của sự kết nối.
Nguồn
Why Do Human Beings Do Good Things? The Puzzle of Altruism
Altruism isn't always just disguised self-interest. 'Pure' altruism does exist.
Published on October 18, 2013 by Steve Taylor, Ph.D. in Out of the Darkness
PsychologyToday
Năm 2007, một công nhân xây dựng tên Wesley Autrey đang đứng trên một ga tàu điện ngầm ở New York, một thanh niên gần đó ngã xuống đường ray. Nghe tiếng tàu lại gần, Wesley nhảy xuống để cố cứu người này, chợt nhận ra tàu tiến đến quá nhanh. Wesley kéo anh ta xuống một hệ thống thoát nước nằm giữa hai đường ray. Người điều khiển tàu nhìn thấy họ, nhưng đã quá trễ để dừng lại: 5 toa tàu đi qua người họ. Thật kì diệu, cả hai đều không bị thương. Sau đó khi tờ The New York Times hỏi tại sao anh làm việc đó, Autrey nói: ‘Tôi chỉ nhìn thấy người này cần được giúp. Tôi làm việc mình cảm thấy đúng.”
Câu hỏi tại sao con người đôi lúc mạo hiểm tính mạng của họ để cứu người khác từng làm các nhà triết học và nhà khoa học khó giải đáp trong nhiều thế kỷ. Từ quan điểm tiến hóa, lòng tốt dường như không hợp lý. Theo quan điểm của thuyết tân Darwin hiện đại, con người về cơ bản là ích kỷ. Sau tất cả, chúng ta chỉ là ‘những người mang theo’ hàng ngàn gen, với mục đích duy nhất là sống sót và tái tạo bản thân chúng ta. Chúng ta không nên hy sinh bản thân vì người khác, hoặc thậm chí không nên quan tâm đến việc giúp đỡ người khác. Theo ngôn ngữ di truyền, đó không nhất thiết là hành động tự làm hại bản thân khi chúng ta giúp đỡ những người gần gũi với chúng ta, họ hàng của chúng ta hoặc những bà con xa – họ có nhiều gen giống như chúng ta, và do đó giúp họ có thể giúp những gen của chúng ta tồn tại. Nhưng khi chúng ta giúp những người không có mối quan hệ với chúng ta, hoặc thậm chí động vật thì sao?
Lòng tốt bản ngã
Theo một số nhà tâm lý, không có cái gọi là lòng tốt ‘thuần khiết. Khi chúng ta giúp những người lạ (hoặc động vật), lúc nào cũng phải có một số lợi ích cho chúng ta, ngay cả nếu chúng ta không nhận ra nó. Lòng tốt làm chúng ta cảm thấy tốt về bản thân, nó làm người khác tôn trọng chúng ta hơn, hoặc nó có thể làm tăng cơ hội được lên thiên đường của chúng ta. Hoặc có thể lòng tốt là một chiến lược đầu tư – chúng ta làm việc tốt cho người khác với hy vọng họ sẽ đền ơn chúng ta vào một ngày nào đó khi chúng ta cần. Theo các nhà tâm lý học tiến hóa, nó thậm chí có thể là một cách ‘khoe khoang’ những nguồn lực của chúng ta, rằng chúng ta giàu có như thế nào, để chúng ta trở nên lôi cuốn hơn với người khác giới, và làm tăng khả năng sinh sản.
Cuối cùng, các nhà tâm lý học tiến hóa cũng cho rằng lòng tốt hương đến những người xa lạ có thể là một kiểu sai lầm, một đặc điểm ‘còn sót lại’ từ khi loài người sống trong những nhóm nhỏ với những người mà chúng ta có quan hệ gần gũi với họ về mặt di truyền. Tất nhiên, chúng ta muốn giúp những thành viên trong nhóm chúng ta, vì sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào sự an toàn của cả nhóm, và vì điều này sẽ hỗ trợ sự tồn tại của những gen của chúng ta. Bây giờ chúng ta không còn sống trong các bộ lạc nhỏ của gia đình mở rộng nữa, nhưng chúng ta giúp đỡ những người xung quanh như thể chúng ta có quan hệ với họ.
Điểm chung của tất cả những lời giải thích trên là chúng cố gắng loại bỏ lòng tốt. Chúng cố viện cớ cho lòng tốt.
Lòng tốt thuần khiết
Có phải thật ngây thơ khi cho rằng lòng tốt ‘thuần khiết’ có thể tồn tại? Một hành động của lòng tốt ‘thuần khiết’ như của Wesley Autrey có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân sau đó, và nó có thể làm tăng sự tôn trọng của người khác dành cho bạn hoặc làm tăng cơ hội bạn được giúp đỡ lại. Nhưng cũng có thể tại thời điểm khi hành động đó xảy ra, động cơ duy nhất của bạn là một khao khát (không ích kỷ) muốn làm giảm bớt đau khổ.
Hôm qua, khi đang tắm, tôi nhìn thấy một chú nhện gần lỗ thoát nước của bồn tắm. Tôi bước ra ngoài và tìm một mảnh giấy, nhẹ nhàng để cho chú nhện lên đó và đưa anh ấy ra khỏi chỗ nguy hiểm. Tại sao tôi làm việc này? Hy vọng rằng một chú nhện sẽ giúp đỡ lại tôi trong tương lai? Hoặc chú nhện sẽ kể với bạn bè tôi là người thật vĩ đại? Hay đó là kết quả của dự dạy dỗ về đạo đức, một sự tôn trọng những sinh thể sống và một thôi thúc ‘làm việc tốt’ đã ăn sâu trong tôi bởi bố mẹ tôi? (Dù đã nghĩ về nó, bố mẹ chưa dạy tôi những việc đó…)
Không, tôi nghĩ hành động đơn giản này bị thúc đẩy bởi sự thấu cảm (empathy). Tôi đã thấu cảm với chú nhện như một sinh thể sống, anh ấy có quyền sống sót giống như tôi. Và tôi tin rằng sự thấu cảm là gốc rễ của tất cả lòng tốt thuần khiết. Đôi lúc sự thấu cảm được miêu tả như một khả năng (thuộc nhận thức) để nhìn thấy thế giới thông qua đôi mắt của người khác, nhưng tôi nghĩ nó thực sự còn nhiều hơn thế. Theo quan điểm của tôi, khả năng thấu cảm cho thấy, về bản chất, tất cả mọi người – và trong thực tế, tất cả những sinh thể sống – là liên kết với nhau. Ở một mức độ sâu xa, chúng ta là những sự bộc lộ của cùng một ý thức. (Như nhiều nhà triết học về ý thức – như David Chalmers – cho rằng, chức năng của bộ não còn hơn cả việc tạo ra ý thức, nó có thể ‘tiếp nhận’ hoặc ‘chuyển’ một ý thức tồn tại bên ngoài bộ não, tỏa khắp vũ trụ. Ý thức có thể là một lực cơ bản của vũ trụ, giống như trọng lực.)
Lòng tốt và sự liên quan
Yếu tố cơ bản này làm chúng ta có thể đồng nhất với người khác, để cảm nhận nỗi đau của họ và đáp lại nó với những hành động tử tế. Chúng ta có thể cảm nhận nỗi khổ của họ vì, theo một ý nghĩa, chúng ta là họ. Và bởi bản sắc chung này, chúng ta cảm thấy thôi thúc muốn làm giảm bớt nỗi đau của người khác – và muốn bảo vệ và tăng hạnh phúc của họ - cũng giống như chúng ta sẽ làm vậy cho bản thân mình.
Nói cách khác, không cần viện lý do cho lòng tốt. Thay vì là điều không tự nhiên, lòng tốt là một sự biểu lộ của bản chất cơ bản nhất của chúng ta – của sự kết nối.
Nguồn
Why Do Human Beings Do Good Things? The Puzzle of Altruism
Altruism isn't always just disguised self-interest. 'Pure' altruism does exist.
Published on October 18, 2013 by Steve Taylor, Ph.D. in Out of the Darkness
PsychologyToday