Tại sao chúng ta gọi phụ nữ là mè nheo?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tại sao không có những ông chồng mè nheo?


Quan điểm về người vợ mè nheo là một trong những định kiến tiêu cực phổ biến nhất về phụ nữ đã kết hôn. Nạn nhân của cô ấy, ông chồng sợ vợ, đang cố gắng thoát khỏi nanh vuốt của cô, nhưng cô vẫn tiếp tục nói lải nhải về một vấn đề gì đó. Không có thành kiến văn hóa đối với ông chồng mè nheo. Khi đàn ông muốn một việc gì đó được hoàn thành, họ không dùng đến cách than vãn, đòi hỏi mà người vợ mè nheo dùng. Họ đưa ra “những yêu cầu.”


Điều gì ở đằng sau thành kiến này và tại sao phụ nữ lại bị đặc trưng theo cách này trong nhiều thế kỷ? Một quan điểm cho rằng phụ nữ và đàn ông nói theo hai ngôn ngữ khác nhau. Kết quả là điều nghe có vẻ như một đề nghị hợp lý từ một người đàn ông được chuyển thành một sự mè nheo, lải nhải gây khó chịu và không phù hợp từ một phụ nữ.


Quan điểm cho rằng đàn ông và phụ nữ sống ở hai thế giới nói chuyện khác nhau từ cuốn sách bán chạy của John Gray, “Men are from Mars, Women are from Venus” (Đàn ông đến từ sao Hỏa, Đàn bà đến từ sao Kim). Tuy nhiên, theo Maureen McHugh và Jennifer Harbaugh (2010), viết trong Handbook of Gender Research in Psychology, được biên tập bởi Joan Chrisler và Donald McCreary, sự tập trung vào những điểm khác biệt này là sai lầm. Nó phóng đại bất kỳ điều gì khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ, nhấn mạnh những thành kiến hơn là cách cư xử thực tế của đàn ông và phụ nữ. Trong thực tế, họ cho rằng cách nói chuyện của một người đàn ông có thể khác biệt nhiều với những người đàn ông khác hơn là với những phụ nữ. Tầng lớp xã hội, chủng tộc, tính cách sắc tộc, vùng miền và trình độ giáo dục có thể tạo ra những sự thay đổi trong các giới hơn là những sự khác biệt giữa hai giới. Quan điểm cho rằng đàn ông và phụ nữ nói chuyện khác nhau được dựa trên giả định rằng cách nói chuyện của đàn ông là bình thường và được yêu thích. Không phù hợp với kiểu nói chuyện của đàn ông nên ngôn ngữ của phụ nữ trở nên kém cỏi.


Hãy xem ví dụ về cách dùng những câu hỏi đuôi như “Ngày hôm nay thật nóng, đúng không?” “đúng không?” là một câu hỏi đuôi, vì nó không bổ sung thêm ý nghĩa nào. Khi con người nói theo cách này thì những người khác xem họ như đang bộc lộ sự thiếu tự tin trong những điều họ đang nói. Chúng ta có xu hướng định kiến về phụ nữ là sử dụng những cách nói đó trong cách nói chuyện của họ hơn là đàn ông, dựa vào giả định rằng phụ nữ thường thiếu tự tin. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy cả đàn ông và phụ nữ đều dùng những câu hỏi đuổi trong kiểu nói chuyện của họ. Đàn ông và phụ nữ đều nói theo cách này phụ thuộc vào bối cảnh, chủ đề của cuộc nói chuyện và vai của người nói.


Hãy quay lại với câu hỏi về người vợ mè nheo. Phụ nữ yêu cầu chồng của họ làm việc họ muốn một lần, hai lần hoặc nhiều hơn thì nhận được sự đánh giá xấu bất kể việc lời yêu cầu là hợp lý hay không. McHugh và Harbaugh nhận thấy “ít sự công nhận thuộc văn hóa về những ông chồng mè nheo” (p. 391). Đó không phải là đàn ông không đưa ra những yêu cầu của họ với những người phụ nữ gần gũi và thân yêu nhất với họ, mà đó là hành vi bị dán nhãn khác nhau phụ thuộc vào ai là người đang yêu cầu. Bằng cách sử dụng từ mang tính xúc phạm “mè nheo”, một người đàn ông đã làm tầm thường hóa lời yêu cầu của phụ nữ và đồng thời làm cho cô ấy biết rằng cô không quan trọng như cô nghĩ. Nói cách khác, nó cứu anh ta không phải làm bất kì việc gì để đáp ứng lại trước lời yêu cầu của cô cho đến khi anh ta cảm thấy vui và sẵn sàng. Bằng cách kháng cự nỗ lực của vợ muốn chỉnh sửa anh, người đàn ông có thể trông như anh ta đang nắm quyền kiểm soát khi anh ta đồng ý với lời yêu cầu.


Thành kiến xã hội về người phụ nữ mè nheo có thể tạo ra một tiên đoán tự hoàn mãn (self-fulfilling prophecy). Hãy xem xét kịch bản sau: Một phụ nữ tin rằng cô phải yêu cầu một người đàn ông giúp đỡ cô làm công việc nhà nhưng vì cô sợ bị xem là một người mè nheo, lải nhải, cô chỉ yêu cầu một cách gián tiếp. Người đàn ông có thể tin rằng công việc đó không phải là cấp bách, do đó anh ta sẽ làm vào lúc khác. Người phụ nữ có thể nghiền ngẫm điều này trong vài phút hoặc vài giờ, và sau đó chỉ trích hoặc than phiền. Bây giờ cô ấy cảm thấy như mình đang trở thành một người vợ mè nheo, và hành động của cô chỉ làm củng cố thêm hình ảnh người vợ mè nheo. Kết quả là, hình ảnh về bản thân (self-image) của cô trở nên xấu đi và chồng cô có thể phản ứng lại với sự tức giận chính đáng. Cuối cùng, cô có thể phải tự làm việc nhà, vừa cảm thấy giận chồng và ghê tởm chính bản thân cô.


Nhìn chung, có rất ít nghiên cứu học thuật về chủ đề mè nheo. Tôi đã xem qua những tài liệu trên mạng và phát hiện thấy một bài báo tên gọi “How to stop nagging” ở the Women’s Health section of WebMD. Phụ nữ được cho biết rằng họ không biết cách làm thế nào để nói lên những nhu cầu của họ. Nếu họ biết cách truyền thông những nhu cầu của họ thì họ sẽ không cần “than thở và mè nheo.”


Điều không may là thành kiến về người vợ mè nheo sẽ không mất đi nhanh chóng. Nó được ăn sâu trong truyền thông, từng được lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, có những cách bạn có thể tự giúp bản thân vượt qua những ảnh hưởng tai hại của thành kiến này lên bạn và mối quan hệ của bạn:


Quan trọng nhất là, nhận ra vai trò của sự xã hội hóa trong ngôn ngữ và truyền thông. Ngôn ngữ còn hơn cả ngữ pháp và ngữ nghĩa học; nó phản ánh xã hội mà nó được phát triển. Không có lý do gì để cho rằng một kiểu nói chuyện này là “tốt hơn” kiểu nói chuyện khác, mà thay vào đó là những động lực xã hội được phản ánh trong những động lực của những hình thức sử dụng ngôn ngữ tinh tế nhất.


Đừng tức giận nếu bạn trai gọi bạn là người mè nheo. Anh ấy từng được định hướng thông qua sự xã hội hóa để tin vào hình ảnh mang tính định kiến này. Anh ấy đến với mối quan hệ này thông qua nhiều kinh nghiệm (thậm chí có thể là vô thức) dẫn anh ấy đến chỗ gọi bạn bằng tên gọi này.


Không để cho nó tác động lên lòng tự trọng của bạn. Bị gọi là người mè nheo không bao giờ dễ dàng chấp nhận, và có thể khiến bạn nghi ngờ về bản thân. Nếu có một việc gì đó bạn muốn làm, và nó chưa được làm (và yêu cầu là chính đáng), thì đừng để mối đe dọa bị xem là người mè nheo ngăn bạn yêu cầu việc đó và đồng thời


Sử dụng kinh nghiệm này như một cơ hội để so sánh các quan điểm. Lần tới khi điều này xảy ra, hãy có một cuộc thảo luận thẳng thắn với chồng bạn. Điều gì ở cách yêu cầu của bạn và sự sẵn sàng của đối tác gây ra lời buộc tội mè nheo? Có thể cả hai đang bị stress, có thể bạn không chọn được thời điểm tốt nhất để yêu cầu.


Có lẽ, với những thay đổi đang tiếp diễn trong những vai giới và sự nhạy cảm trước sự bất bình đẳng giới cuối cùng sẽ làm từ “bà vợ mè nheo” tuyệt chủng.




References:


Hughes, S. M., Mogilski, J. K., & Harrison, M. A. (2013). The perception and parameters of intentional voice manipulation. Journal of Nonverbal Behavior. doi: 10.1007/s10919-013-0163-z


McHugh, M. C., & Hambaugh, J. (2010). She said, he said: Gender, language, and power. In J. C. Chrisler & D. R. McCreary (Eds.), Handbook of gender research in psychology, Vol 1: Gender research in general and experimental psychology. (pp. 379-410). New York, NY US: Springer Science + Business Media.




Nguồn
Why Do We Say Women Nag but Men Request?
So why are there no nagging husbands?
Published on October 22, 2013 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
PsychologyToday
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top