Tại sao chúng ta ăn thịt động vật ?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo : sách “ Why we love dogs, eat pigs, and wear cows” của Melanie Joy,Ph.D.

Khi bạn ngồi xuống để ăn thịt bò, bạn không mường tượng đến con bò. Thay vào đó, bạn chỉ đơn giản là nhìn thấy “ thức ăn “ và bạn tập trung vào mùi vị của nó. Khi đương đầu với thịt bò, nhìn chung chúng ta bỏ qua một phần của quá trình nhận thức tạo nên sự liên kết tinh thần giữa miếng thịt và động vật sống. Chắc chắn là tất cả chúng ta biết thịt bò đến từ một con bò, nhưng khi chúng ta ăn nó, chúng ta có xu hướng tránh né suy nghĩ về sự thực này. Nhiều người thừa nhận rằng, nếu họ thực sự nghĩ về một con bò sống trong khi ăn thịt bò, họ sẽ cảm thấy không thoải mái, và đôi lúc thậm chí không thể ăn nó.

Trong một nghiên cứu thú vị, các nhà nghiên cứu người Đan Mạch phát hiện thấy mọi người cảm thấy không thoải mái khi ăn miếng thịt giống với nguồn gốc động vật, họ thích ăn thịt được thái, băm nhỏ hơn là một miếng thịt nguyên vẹn. [1]

Từ sự thấu cảm đến sự thờ ơ.
Bởi vì chúng ta quan tâm đến động vật, và chúng ta không muốn chúng chịu đau khổ. Và bởi vì chúng ta ăn chúng. Những giá trị và những hành vi của chúng ta là không nhất quán, và sự không nhất quán này gây ra cho chúng ta sự không thoải mái về đạo đức ở một mức độ nhất định. Để làm giảm bớt sự không thoải mái này, chúng ta có 3 sự lựa chọn : chúng ta có thể thay đổi những giá trị cho phù hợp với những hành vi của mình, chúng ta có thể thay đổi những hành vi cho phù hợp với những giá trị của mình, hoặc chúng ta có thể thay đổi nhận thức về hành vi của mình để chúng có vẻ phù hợp với những giá trị của mình. Có vẻ như chúng ta chọn cách thứ 3. Chừng nào mà chúng ta không đánh giá về sự đau khổ của động vật , và cũng không chấm dứt việc ăn thịt, thì chúng ta đang bóp méo nhận thức của mình về động vật và việc ăn thịt, do đó chúng ta có thể cảm thấy đủ thoái mái để tiêu thụ thịt.

Công cụ chính hỗ trợ chúng ta làm điều này được gọi là “ sự tê liệt tinh thần “ ( psychic numbing ). Đó là một quá trình tâm lý mà chúng ta mất kết nối ,về tinh thần và cảm xúc , với những kinh nghiệm của mình; chúng ta “ làm tê liệt” mình. Sự tê liệt tinh thần không phải là xấu, nó là một phần bình thường, không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày, cho phép chúng ta thực hiện chức năng của mình trong một thế giới bạo lực và không thể dự đoán, và đương đầu với nỗi đau của chúng ta nếu chúng ta trở thành con mồi, nạn nhân của bạo lực. Ví dụ, nếu bạn không may trở thành nạn nhân của 1 vụ tai nạn giao thông, bạn có lẽ sẽ shock và duy trì trong trạng thái đó đến khi nào bạn đủ khả năng tâm lý để xử lý với thực tế của việc đã xảy ra đó. Sự tê liệt tinh thần là có tính thích nghi hoặc có lợi khi nó giúp chúng ta đương đầu với bạo lực. Nhưng nó trở nên không thích nghi khi được sử dụng để cho phép sự bạo lực , ngay cả nếu sự bạo lực đó xảy ra ở những nhà máy biến động vật thành thịt.

Những cơ chế tâm lý của sự tê liệt tinh thần bao gồm : sự phủ nhận, sự tránh né, sự hợp lý hóa, vật thể hóa , sự biện hộ.

Con người ở những nền văn hóa và những thời đại khác nhau có sử dụng sự tê liệt tinh thần để giết và tiêu thụ động vật ? Ví dụ, những thợ săn ở các bộ lạc cần làm tê liệt bản thân khi săn mồi ? Những người giết mổ động vật, liệu họ có phải tạo khoảng cách về mặt cảm xúc giữa họ với con vật ?

Sự vô hình : cho phép chúng ta tiêu thụ thịt mà không mường tượng đến con vật chúng ta ăn. Sự vô hình cũng giữ cho chúng ta cô lập khỏi quá trình ( không thoải mái ) của việc nuôi và giết động vật làm thức ăn.

***
Tôi dạy môn tâm lý học và xã hội học tại một trường đại học địa phương, và mỗi học kỳ, tôi dành một buổi để nói về thái độ đối với động vật. Tôi đã dạy hàng ngàn sinh viên, nhưng mỗi lần chúng tôi làm bài tập này thì cuộc thảo luận tiến hành theo một cách giống nhau, với những phản ứng giống nhau.

Đầu tiên, tôi yêu cầu sinh viên liệt kê những phẩm chất của chó và heo. Đối với chó, những tính từ thường bao gồm : “ thông minh “, “đáng yêu”, “vui vẻ” , “bảo vệ” và đôi lúc là “ nguy hiểm “. Còn heo thì “ đầy mồ hôi”, “ bẩn thỉu “, “ngu ngốc”, “ béo “, “ xấu xí”, “ lười biếng”.

Tiếp theo, tôi yêu cầu sinh viên giải thích tại sao họ cảm nhận như vậy đối với mỗi loài. Nhìn chung, sinh viên thích và yêu chó. Cuối cùng, tôi yêu cầu họ mô tả mối quan hệ của họ với chó và heo. Tất nhiên, chó là bạn của chúng ta và là thành viên trong gia đình, và heo là thức ăn. Sau đây là những phản hồi của sinh viên với những câu hỏi của tôi:

Tại sao bạn nói heo lười biếng ? Bởi vì chúng chỉ nằm suốt ngày.

Điều gì làm heo ngu ngốc ? Chúng vốn như vậy.
Thực sự thì heo được xem là thông minh hơn chó.

Có phải tất cả các con heo đều xấu xí ? vâng. Vậy những con heo con thì thế nào ? Những con heo con thì dễ thương.

Tại sao bạn nói heo ở bẩn ? Vì chúng lăn dưới bùn. Bởi vì chúng thích sự bẩn thỉu. Chúng dơ bẩn.
Thực sự thì chúng lăn dưới bùn để làm mát khi trời nóng.

Chó có dơ bẩn không ? Có, đôi lúc. Tại sao bạn không thêm từ “ bẩn” vào danh sách của chó? Bởi vì chúng không phải luôn luôn bẩn thỉu. Chỉ đôi lúc thôi.

Heo thì luôn luôn bẩn thỉu ? Vâng. Làm sao bạn biết điều này ? Bởi vì nhìn chúng luôn luôn bẩn thỉu. Khi nào bạn nhìn thấy chúng ? Tôi không biết. Qua tranh ảnh.
Không phải luôn luôn. Heo không phải luôn luôn ở bẩn.

Làm thế nào bạn biết chó có cảm xúc ?
Con chó của tôi buồn khi tôi bị té.
Con chó của tôi luôn luôn có cái nhìn tội lỗi , trốn dưới gầm giường khi nó biết mình làm điều gì đó sai.

Còn heo thì sao ? Bạn nghĩ heo có cảm xúc không ? Chắc chắn có.
Bạn có nghĩ heo có những cảm xúc tương tự như chó ? Có lẽ.
Thực sự thì hầu hết mọi người không biết điều này. Heo rất nhạy cảm , nó có những hành vi tự làm tổn thương khi bị bắt nhốt.

Bạn có nghĩ là heo cảm thấy đau đớn không ?
Tất nhiên. Tất cả động vật đều cảm nhận được nỗi đau.
Tại sao chúng ta ăn thịt heo nhưng không ăn thịt chó ? Vì thịt heo có mùi vị ngon. Bời vì chó có nhân phẩm ( personality ). Bạn không thể ăn một thứ gì đó có nhân phẩm. Chúng có tên gọi, chúng là những cá thể.

Bạn có nghĩ heo cũng có nhân phẩm ?
Bạn có thể cảm nhận như thế nào về heo nếu bạn nghĩ rằng chúng là những cá thể thông minh, nhạy cảm và có lẽ không lười biếng, tham ăn ? Tôi có thể cảm thấy có lỗi khi ăn chúng.

Tại sao chúng ta ăn heo nhưng không ăn chó ? Vì heo được nuôi để lấy thịt.
Tại sao chúng ta nuôi heo để ăn thịt ? Tôi không biết. Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều này. Tôi đoán, bởi vì đó là cách mọi việc diễn ra.

Phần lớn mọi người không ăn thịt những động vật mà họ xem chúng là thông minh ( như cá heo ) , và thường tiêu thụ những loài mà họ tin là chúng không thông minh ( như bò, gà ). Nhiều người Mỹ tránh ăn những động vật mà họ xem là đáng yêu, dễ thương như thỏ, và thay vào đó họ ăn những loài được xem là xấu xí ( như gà tây )

**
Một người ăn chay là người không ăn thịt. Dù một số người chọn ăn chay để cải thiện sức khỏe của họ, thì nhiều người ăn chay khác dừng ăn thịt vì họ không tin đó là đạo đức khi ăn thịt động vật. Họ là người có 1 quan điểm triết lý nhất định, lựa chọn không ăn thịt là 1 sự phản ánh của hệ thống niềm tin sâu sắc , ở đó việc giết hại động vật vì mục đích của con người được xem là vô đạo đức.

Và chúng ta sử dụng thuật ngữ “ người ăn thịt “ ( meat eater ) để mô tả về bất kỳ ai không phải là người ăn chay.

Chúng ta ăn thịt không phải vì chúng ta bị bắt buộc, chúng ta ăn thịt vì chúng ta lựa chọn điều đó. Chúng ta không cần thịt để sinh tồn được, hoặc thậm chí để khỏe mạnh. Hàng triệu người ăn chay khỏe mạnh và sống thọ đã chứng minh điều này. Chúng ta ăn thịt đơn giản vì đó là những gì chúng ta luôn luôn làm, và vì chúng ta thích mùi vị của nó. Chúng ta không xem việc ăn thịt như một sự lựa chọn, được dựa trên những giả định về động vật, về thế giới và về bản thân chúng ta. Chúng ta xem việc ăn thịt như 1 sự quy định, một điều “ tự nhiên”, một cách thức mà mọi việc đã luôn luôn diễn ra và sẽ luôn luôn diễn ra. Chúng ta ăn thịt mà không suy nghĩ mình đang làm điều gì và tại sao , bởi vì hệ thống niềm tin nằm dưới hành vi đó là vô hình. Hệ thống niềm tin vô hình đó được tôi gọi là “ carnism”.

Carnism là hệ thống niềm tin mà ở đó việc ăn thịt những động vật nhất định được xem là hợp đạo đức và đúng đắn. Người ăn thịt không giống với những loài động vật ăn thịt. Những động vật ăn thịt phụ thuộc vào thịt để sinh tồn. Còn người ăn thịt không chỉ đơn thuần là những động vật ăn tạp. Chúng ta có khả năng tiêu hóa cả thực vật và thịt. “ Động vật ăn tạp “ là thuật ngữ mô tả về cấu tạo sinh học của một người. Người ăn thịt ăn thịt động vật không phải vì họ cần thịt, mà bởi vì họ lựa chọn điều đó, và sự lựa chọn luôn luôn bắt nguồn từ những niềm tin.

**
Tại sao chúng ta ghét nhìn thấy cảnh động vật chịu đau đớn ? Bởi vì chúng ta cảm nhận điều đó đối với những sinh thể có cảm giác. Phần lớn chúng ta, ngay cả những người không phải là “ người yêu đọng vật” cũng không muốn gây đau khổ cho bất kì ai – con người hay động vật – phải chịu đau khổ, đặc biệt nếu sự đau khổ đó là mãnh liệt và không cần thiết.

**
Ngành nông nghiệp Mỹ giết khoảng 10 tỷ động vật mỗi năm, và đó là chưa kể đến khoảng 10 tỷ loài cá và những động vật biển khác bị giết hằng năm. Khoảng 19,011 con vật mỗi phút, hoặc 317 con vật mỗi giây. Trong lúc bạn đọc những dòng trên thì có gần 60,00 con vật bị giết.

**
Phần lớn những con vật mà chúng ta ăn không giống như các nhà quảng cáo nói, “ những con bò mãn nguyện”, “ những chú gà hạnh phúc” ở giữa đồng cỏ và trang trại rộng rãi. Thực tế thì chúng không được ngủ trong những cái chuồng rộng rãi với cỏ tươi. Ngay từ giây phút chúng được sinh ra, những con vật đó bị nhốt trong những cái chuồng chật hẹp, nơi chúng có thể phải chịu bệnh tật, nhiệt độ khắc nghiệt, sự đông đúc và thậm chí là chứng loạn thần.

**
Cách hiệu quả nhất để bóp méo thực tế, đó là phủ nhận chúng; nếu chúng ta nói với bản thân rằng không có vấn đề gì cả thì sau đó chúng ta sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc làm gì với nó.Và cách hiệu quả nhất để phủ nhận thực tế là làm cho nó trở nên vô hình. Chúng ta không nhìn thấy quá trình nuôi là làm thịt động vật. Bở i vì chúng nằm ở những khu vực xa xôi.

**
Động vật có biết đau đớn ?
Câu hỏi về khả năng cảm giác – khả năng cảm nhận sự thoải mái và sự đau đớn – từng là trung tâm của những tranh luận xung quanh cuộc sống của con người và động vật.

Bởi vì trải nghiệm về sự đau đớn mang tính chủ quan nên chúng ta dễ dàng tranh luận chống lai sự đau đớn của người/ vật khác. Nói cách khác, khi chúng ta không ở trong cơ thể của người/ động vật khác, chúng ta chỉ có thể giả định về những gì anh/ cô ấy có thể cảm nhận – và nếu chúng ta giả định là anh/ cô ấy không đau đớn thì rất dễ để tin vào điều này là thật.

Nghiên cứu khách quan là một cách để chống lại nhận thức chủ quan của chúng ta về trải nghiệm của người khác. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những đường mòn thần kinh ở trẻ sơ sinh đã phát triển đủ để trẻ cảm nhận được sự đau đớn. Các nhà khoa học cũng đưa ra những bằng chứng cho thấy loài giáp xác quả thật có khả năng cảm giác. Mặc dù ngành công nghiệp gia cầm tuyên bố là loài người không thể thực sự biết con gà cảm nhận như thế nào, thì hiện tại đã có bằng chứng khẳng định vững chắc rằng loài chim không chỉ biết đau đớn mà chúng còn chủ động tìm cách làm mất cảm giác đau đớn. Các nhà nghiên cứu lấy một nhóm gồm 120 con gà , một nửa trong số đó bị què, và đưa ra 2 kiểu ăn : cho ăn bình thường và cho ăn đồ ăn có chứa chất chống viêm giảm đau. Những con gà què tiêu thụ nhiều hơn 50% thức ăn có chất giảm đau hơn những con gà bình thường và đi lại tốt hơn. Một nghiên cứu thứ hai tương tự, phát hiện thấy những con gà bị què nặng thì tiêu thụ càng nhiều thức ăn có chất giảm đau. Các nhà nghiên cứu kết luận, loài chim có khả năng tự bốc thuốc cho mình ( self-medicating ) và chúng có thể chịu đau đớn [2]

Còn những động vật biển thì sao ?
Nhiều người trong chúng ta thường tiêu thụ hải sản và thậm chí chúng ta không nghĩ rằng thịt của chúng là thịt. Chúng ta thường không nghĩ những động vật biển như là động vật. Vì vậy, chúng ta xem chúng như những thực vật dị thường, lấy chúng ra khỏi biển dễ dàng như hái một trái táo khỏi một cái cây. Liệu những động vật biển là vô tri vô giác như nhiều người trong chúng ta giả định không ? Không. Theo các nghiên cứu thì cá và những sinh vật khác đều sở hữu trí thông minh và khả năng cảm nhận đau đớn. Ví dụ, nghiên cứu về trí thông minh của sinh vật biển cho thấy loài cá không quên những gì chúng đã trải nghiệm chỉ vài giây trước đó mà chúng còn có một trí nhớ kéo dài ít nhất trong 3 tháng [3]. Theo nhà khoa học ở trường đại học Oxford, Theresa Burt de Perera, cá có thể phát triển bản đồ tinh thần ( mental maps ) về môi trường xung quanh, cho phép chúng ghi nhớ và điều khiển những sự thay đổi trong môi trường của chúng. Cá có một số cơ quan thụ cảm đau đớn ở những phần khác nhau trong cơ thể, và phát ra chất dẫn truyền thần kinh , hoạt động giống như chất giảm đau giống với endorphins của con người [4].

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy những động vật biển có thể thực sự trải nghiệm phản ứng sau sang chấn đối với sự đau đớn ( post-traumatic reaction to pain ).
Bởi vì những động vật biển có vẻ khác biệt về cơ bản đối với loài người, chúng quá xa lạ , nên chúng ta cảm thấy đủ cách biệt với chúng, do đó, sự đau đớn của chúng vẫn là vô hình với chúng ta.

**
Sự biện hộ : ăn thịt là bình thường, tự nhiên và cần thiết.

Nó đã ăn sâu vào ý thức của chúng ta, chỉ dẫn những hành vi của chúng ta mà không cần suy nghĩ về chúng. Cũng giống như việc lái xe – một khi bạn đã học làm được việc đó, bạn không cần phải suy nghĩ về mọi hành động. Nhưng những sự biện hộ đó còn làm giảm đi sự không thoái mái về mặt đạo đức mà chúng ta có thể cảm nhận khi ăn thịt. Nếu chúng ta có một lý do tốt biện minh cho hành động của mình thì chúng ta sẽ ít cảm thấy có lỗi về chúng.

Nhưng chúng ta sẽ tốn năng lượng để đè nén sự thật. Chúng ta sẽ phải nỗ lực liên tục để duy trì sự mù quáng. Mặc dù chúng ta trở nên thích nghi với việc phớt lờ một phần trong mình biết về sự thật đó, chúng ta phải liên tục luyện cho mình duy trì sự mất kết nối giữa nhận thức của mình và sự thấu cảm của mình.

Ăn thịt là bình thường. Nó đã trở thành chuẩn tắc xã hội. Một cách để giữ cho chúng ta tuân theo chuẩn tắc, đó là sự thưởng – phạt. Về mặt xã hội, việc ăn thịt thì dễ dàng hơn là không ăn. Thịt luôn có sẵn sàng, trong khi những sự lựa chọn không ăn thịt thì rất khó. Ví dụ, nhiều quán ăn không có những món ăn chay trên thực đơn. Và người ăn chay thường phải giải thích với mọi người về lựa chọn của họ, và xin lỗi vì làm bất tiện cho người khác. Người ăn chay thường bị quy cho là mắc chứng rối loạn ăn uống, và đôi lúc là chống đối mọi người ( antihuman )

Ăn thịt là điều tự nhiên. Phần lớn chúng ta tin là việc ăn thịt là tự nhiên vì loài người đã từng sắn bắt và tiêu thụ động vật từ hàng nghìn năm. Và sự thật là chúng ta đã từng ăn thịt như một phần của chế độ ăn tạp trong ít nhất là 2 triệu năm.
Ăn thịt là điều cần thiết. Chúng ta không thể tồn tại mà không có thịt. Dù chúng ta biết rằng mình có thể sống mà không cần ăn thịt. Một điều hoang đường khác đó là thịt cần thiết cho sức khỏe của chúng ta, ngay cả khi có rất nhiều bằng chứng chứng tỏ điều ngược lại. Nghiên cứu khuyến cáo rằng ăn thịt có hại cho sức khỏe, việc tiêu thụ thịt có liên quan đến sự phát triển của một số bệnh chủ yếu trong thế giới công nghiệp hiện đại.

Nhưng bạn sẽ lấy protein ở đâu ? Nỗi sợ thiếu protein đặc biệt phổ biến ở đàn ông, khi protein động vật từng gắn liền với việc tạo nên sức mạnh , cơ bắp. Thịt từng là một biểu tượng của sự nam tính, nó đại diện cho sức mạnh và những thức ăn dựa trên thực vật được xem là nữ tính, thường đại diện cho sự thụ động và yếu đuối. Sự thật là, con người xây dựng cơ bắp và những phần khác của cơ thể từ amino acids, đến từ protein mà chúng ta ăn. Một chế độ ăn đa dạng các loại đậu,ngũ cốc, và rau đã chứa tất cả các amino acids thiết yếu rồi.[5]

**
Carnism bóp méo thực tế : chỉ vì chúng ta không nhìn thấy những động vật mình ăn, điều này không có nghĩa là chúng không tồn tại.

Vật thể hóa : xem động vật như là đồ vật.
Vật thể hóa ( objectification ) là quá trình xem một sinh thể sống như một đồ vật vô tri vô giác. Động vật được vật thể hóa theo nhiều cách, có lẽ đáng chú ý nhất là thông qua ngôn ngữ. Luật pháp phân loại động vật như là tài sản, vật sở hữu , mà chúng ta có thể mua, bán , trao đổi. Bằng cách xem động vật như là những đồ vật, chúng ta có thể đối xử với cơ thể của chúng mà không phải cảm thấy băn khoăn về đạo đức.

**
Sự bóp méo và sự kinh tởm.
Bằng cách bóp méo nhận thức của chúng ta về động vật, nó đã ngăn không cho chúng ta đồng cảm với động vật. Đồng cảm với người khác tức là nhìn thấy điều gì đó của bạn ở trong người khác và nhìn thấy điều gì đó của người khác ở trong bạn – ngay cả nếu điều duy nhất bạn đồng cảm với động vật là mong muốn thoát khỏi đau đớn. Sự đồng cảm là 1 quá trình nhận thức, và khi chúng ta suy nghĩ về động vật như những đồ vật , chúng ta đã thu nhỏ quá trình này. Và bởi vì những suy nghĩ ảnh hưởng đến những cảm xúc, chúng ta càng ít đồng cảm với chúng thì chúng ta càng ít thấu cảm với chúng. Điều này được biết đến trong tâm lý học gọi là nguyên tắc của sự giống nhau ( the similarity principle ) : chúng ta cảm thấy thấu cảm nhiều hơn đối với những ai mà chúng ta xem họ có nhiều điểm giống với chúng ta hơn.

Mức độ chúng ta đồng cảm với động vật quyết định mức độ thấu cảm của chúng ta với chúng , và mức độ thấu cảm quyết định mức độ ghê tởm chúng ta cảm thấy khi ăn thịt chúng. Chúng ta càng thấu cảm với 1 con vật thì chúng ta càng thấy ghê tởm khi ăn nó. Mối quan hệ giữa đạo đức và sự ghê tởm được ủng hộ bởi nhiều nghiên cứu cho thấy, mọi người cảm thấy ghê tởm bởi ý tưởng tiêu thụ một sản phẩm mà họ thấy là vi phạm đạo đức , vi phạm đến cảm nhận về tính nhất quán của họ.[6]

**
Trở nên ý thức về nỗi đau mạnh mẽ của hàng tỷ con vật và sự tham gia của chúng ta vào nỗi đau đó, có thể mang lại những cảm xúc đau khổ : buồn và thương tiếc cho những con vật, tức giận trước sự bất công , tuyệt vọng trước hành động tàn ác, sự không tin tưởng và cảm giác tội lỗi vì đã đóng góp vào vấn đề. Chấp nhận chứng kiến điều đó có nghĩa là lựa chọn sự đau khổ. Thấu cảm nghĩa là “ cảm nhận với “. Lựa chọn sự đau khổ đặc biệt khó khăn trong nền văn hóa nghiện sự thoải mái – một nền văn hóa dạy rằng sự đau đớn nên được né tránh bất cứ khi nào có thể.
Một nguyên nhân chúng ta kháng cự việc chứng kiến sự thật về ăn thịt là vì chúng ta cảm thấy bất lực trong việc thay đổi sự đau khổ quá lớn.

Bạn có thể làm được gì ?
Có 3 bước quan trọng bạn có thể bắt đầu : loại bỏ hoặc giảm bớt việc tiêu thụ sản phẩm động vật , tiếp tục chia sẻ điều này với những người khác. Trong khi việc loại bỏ việc tiêu thụ sản phẩm động vật là lý tưởng nhất thì chỉ cần sự giảm bớt lượng tiêu thụ thịt động vật trong bữa ăn của bạn cũng có một ảnh hưởng quan trọng đến những động vật và đến bản thân bạn. Ví dụ, một người chỉ ăn thịt 1-2 lần/tháng sẽ khác xa với một người ăn thịt hằng ngày. Rõ ràng là hành động này giúp đỡ cho động vật. Nhưng bạn cũng thu được lợi ích, vì bạn cảm thấy mình hợp nhất hơn với những giá trị của mình.

Chứng kiến sự thật về việc ăn thịt có thể là đau đớn, nhưng nó không bao giờ nên làm cho bạn cảm thấy bất an về cảm xúc. Chứng kiến có nghĩa là duy trì sự cởi mở về cảm xúc và tinh thần trước những kinh nghiệm của bản thân và người khác. Nó không có nghĩa là bắt buộc bạn phải dấn mình sâu hơn vào những thông tin đau đớn. Nhiều người ủng hộ động vật trở nên bị tổn thương tâm lý vì bắt mình chứng kiến quá nhiều chuyện kinh khủng trong việc tiêu thụ thịt động vật – kiểu chứng kiến này là không cần thiết và cuối cùng lại là phản tác dụng.

Tài liệu tham khảo :
[1] Lotte Holm và M.Mohl, “ The role of meat in everyday food culture : An Analysis of an interview study in Copenhagen,” Appetite (2000) : 277- 283.
[2] Anand,D.Phil và P.R.Hickey, “ Pain and its effects in the human Neonate and Fetus.”
[3] Jeffrey Masson, The face on your plate : The truth about food ( New York :W.W.Norton, 2009).
[4] “ Fish may actually feel pain and react to it much like humans do “, Science Daily , 1 May 2009.
[5] Physicians Committee for Responsible Medicine, “ The Protein Myth”.
[6] Andras Angyal, “ Disgust and Related Aversions,” Journal of Abnormal and Social Psychology 36 (1941): 393-412; Michael Lemonick, “ Why we get disgusted,” Time, 24 May 2007 .
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top