Tại sao cần thanh lọc cơ thể?
Quá trình cơ thể bị nhiễm độc hàng ngày, sự nhiễm độc của cơ thể không phải do ngày một ngày hai mà đó là sự tích lũy dần của những độc tố có nguồn gốc từ môi trường và thực phẩm bị ô nhiễm. Quá trình nhiễm độc có nhiều giai đoạn và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra bệnh tật.
Cụ thể, các yếu tố bên ngoài như thiếu vi chất, tiếp xúc với hóa chất độc hại từ môi trường và thực phẩm cùng với các sang chấn thần kinh sẽ khiến các tế bào khỏe mạnh bị nhiễm độc. Ở mức độ nhiễm từ 0,5 – 15%, cơ thể có thể tự thích nghi và không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi mức độ nhiễm độc tăng dần lên (15 – 45%), bạn sẽ bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu sa sút về sức khỏe như mệt mỏi, chán ăn, sút cân, sức đề kháng kém…
Nếu quá trình nhiễm độc lên đến 75%, đây được coi là giai đoạn “khủng hoảng” do có sự bùng nổ của các chỉ số bất thường trong cơ thể cùng các căn bệnh mạn tính. Độc tố tích tụ đủ ở bộ phận nào sẽ gây ra các bệnh ở bộ phận đó. Ví dụ, độc tố tích tụ tại da, cơ bắp sẽ dẫn đến lở loét, viêm da, mụn nhọt. Độc tố tồn đọng trong gan gây gan nhiễm mỡ, xơ gan. Độc tố dồn ứ trong tim và hệ thống tuần hoàn sẽ làm xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tim đập không đều, bệnh động mạch vành, tai biến…
Cơ thể có 6 cơ quan có khả năng thanh lọc độc tố. Da là cơ quan lớn nhất có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài và thải độc bằng cách tăng tiết mồ hôi. Thứ hai là hệ bạch huyết, giúp tiêu diệt các độc tố gây ra bệnh tật. Phổi là cơ quan thứ ba có nhiệm vụ lọc carbon dioxide cùng các chất độc ở đường hô hấp đi vào cơ thể.
Gan, bộ phận quan trọng nhất giúp lọc độc tố có trong thực phẩm. Thứ năm là thận, ngoài tác dụng lọc máu, thận thải độc thông qua nước tiểu và cuối cùng là hệ thống tiêu hóa sẽ thanh lọc tất cả các độc tố không được xử lý ở các bộ phận khác.