rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Why Feeling Bad Feels so Good
How to open yourself to romantic success
Published on May 30, 2013 by Suzanne Lachmann, Psy.D. in Me Before We
Bạn tạo ra 1 thế giới quan tiêu cực như 1 cách để kiểm soát trạng thái cảm xúc của bạn?
Bạn đang thích 1 người nào đó? Anh/cô ấy có thích bạn? Có thể - nhưng thật dễ dàng để giả định là không, vì nếu bạn hạ thấp những kỳ vọng của bạn thì bạn sẽ ít đau khổ hơn. Xu hướng kiểm soát những kỳ vọng này và giữ cho chúng ở mức thấp mang tính bảo vệ bản thân. Vấn đề là, dù bạn kỳ vọng rất nhiều hoặc rất ít thì bạn vẫn thất vọng nếu điều đó không xảy ra. Cơ hội duy nhất bạn có để có 1 mối quan hệ có thể tồn tại là nếu bạn cởi mở, bộc lộ bản thân đến khả năng bạn xứng đáng được đền đáp lại tình cảm.
Điều đó thật sự khó đúng không? Những tác động của cách nhìn thế giới kiểu yếm thế này mở rộng đến những mối quan hệ trong quá khứ - bạn có thể từng có cái nhìn yếm thế như 1 phương tiện để đương đầu với những điều bạn sợ đó là sợ sự thất vọng không thể tránh khỏi. Ở tình trạng này, bạn đã sẵn sàng bị tổn thương hoặc chuẩn bị để tổn thương, vậy thì người khác làm sao có thể gây tổn thương thêm cho bạn nữa? Cách nói “tôi ghét cuộc sống của tôi” có thể là 1 tấm chắn bảo vệ bạn chống lại những thế lực của thế giới muốn tấn công bạn.
Nó có thể là cảm xúc bạn có rằng bạn không xứng đáng được hạnh phúc hoặc có 1 mối quan hệ yêu thương lẫn nhau đến từ 1 nơi sâu sắc, thường được khắc ghi khi bạn còn bé. Bố mẹ bạn hoặc người chăm sóc bạn quan niệm tình yêu nghĩa là gì? Có thể bạn từng bị bỏ bê hoặc bị sang chấn tâm lý. Hoặc bạn từng cảm thấy xấu hổ vì vẻ ngoài, hoặc bạn bị trêu chọc, và những kinh nghiệm đó làm bạn trở nên nhút nhát trong mối quan hệ xã hội, như thể bạn không có bất kì điều gì để cho người khác. Hoặc có thể bạn từng bị lợi dụng, bắt nạt và bạn cảm thấy cô đơn và bị cô lập trong những trải nghiệm đó. Lịch sử cá nhân góp phần vào cách chúng ta đối xử với những người khác như thế nào, chúng ta mong đợi được người khác đối xử như thế nào và chúng ta đối xử với bản thân như thế nào khi chúng ta đi tiếp trên đường đời của chúng ta.
Mặc cho những thách thức đó, bạn có thể thoát khỏi cảm giác bạn ghét bản thân và cuộc sống của bạn. Nhưng 1 phản ứng phổ biến là làm theo 1 thế giới quan tiêu cực mà bạn có được sức mạnh. Cảm thấy bạn có 1 số quyền kiểm soát thì thật là vui. Ai lại không muốn có cảm giác kiểm soát khi đối mặt với những sự hỗn loạn nội tâm.
Rõ ràng là những cảm xúc về bản thân bạn ảnh hưởng đến những mối quan hệ của bạn. Bây giờ, khi những kỳ vọng của bạn được hạ thấp, bạn vẫn tin rằng bạn sẽ bị làm xấu hổ, bị đá, bị lợi dụng hoặc bị chế nhạo, để giúp bạn có thể tránh bị làm bất ngờ hoặc bị tổn thương bởi những hành động đó. Thái độ này của bạn mang tính bảo vệ: bạn kiểm soát những tình huống có tính thách thức bằng cách đặt bản thân bạn vào khoảng trống tiêu cực này trước khi người khác có thể làm điều đó với bạn.
Nghiên cứu cho thấy những niềm tin về tình yêu của 1 người – những kỳ vọng của họ về sự bộc lộ tình yêu – tạo nên 1 mối quan hệ ban đầu mạnh mẽ. Nhưng điều này là không đủ để làm nên 1 mối quan hệ lâu dài thỏa mãn. Bạn cần lòng tự trọng còn nguyên vẹn. Điều gì tạo ra lòng tự trọng còn nguyên vẹn? nghiên cứu cho thấy phần lớn nó là sự gắn bó đầu đời của bạn với người chăm sóc đầu tiên của bạn. Và sự gắn bó này không chỉ dự đoán về sự thành công của những mối quan hệ trưởng thành của bạn mà còn những khía cạnh của nhân cách của bạn bao gồm lòng tự trọng (self-esteem).
Những kinh nghiệm đầu đời của bạn hình thành nên lòng tự trọng của bạn và những kỳ vọng về giá trị bản thân của bạn giúp hình thành nên thực tại của bạn. Tôi từng thấy trong hành nghề tư vấn của tôi, thật khó khăn cho 1 người trưởng thành thay đổi những kì vọng mà anh/cô ấy bị bắt buộc làm theo khi còn là 1 đứa trẻ. Nhưng 1 lần nữa, bước đầu tiên để thay đổi là nâng cao sự tự nhận thức. Hãy lưu ý những việc bạn đang làm, lưu ý những việc bạn từng làm và nó ảnh hưởng như thế nào đến cách bạn quan hệ với người khác trong hiện tại.
Hãy nghĩ về những nguồn gốc của những kỳ vọng của bạn. Tạo nên sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại là 1 bước quan trọng để làm giảm bớt hệ thống bảo vệ loạn chức năng này của bạn, hệ thống từng giúp bạn an toàn nhưng bây giờ làm bạn bị cô lập.
Bước tiếp theo để loại bỏ những cảm xúc về giá trị bản thân thấp kém trong quá khứ có thể góp phần vào làm hại những mối quan hệ của bạn là lòng từ bi với bản thân – lòng từ bi không phải cho người khác, mà là cho bạn. Có nhiều lý do khiến bạn phát triển những chiến lược đó. Sau tất cả, hạnh phúc thì mong manh và nó có thể dễ dàng bị lấy mất, nhưng bạn luôn có thể giữ chặt nỗi buồn của bạn – nó thuộc về bạn và không ai có thể lấy đi. Cảm thấy buồn hoặc thậm chí tuyệt vọng từng là 1 trạng thái an toàn, 1 trạng thái bảo vệ và có lẽ là trạng thái cần thiết. Nó từng là 1 cái chăn an toàn. Nhưng bạn vẫn đang đọc bài này vì ở đâu đó trong bạn, bạn muốn cảm thấy yêu thương bản thân vì đang chiến đấu để cảm thấy an toàn trong 1 thế giới đầy những mối quan hệ mà bạn đã từng không thể tin tưởng.
Nếu bạn có thể, nỗ lực để xử lý những kinh nghiệm đó, bao gồm những mối quan hệ đã khiến bạn ở vào tình trạng không tin tưởng này. Nỗ lực để yêu thương bản thân bạn. Loại bỏ việc đổ lỗi bản thân và làm sâu sắc sự hiểu biết bản thân của bạn có thể cho phép bạn tiếp tục đi tiếp và thưởng thức những kinh nghiệm trong những mối quan hệ theo những cách mà bạn không nghĩ rằng bạn có thể. Cái phần phục hồi trong bạn khao khát được cảm thấy hạnh phúc hơn, an toàn hơn. Và khi bạn xây dựng được những giây phút vui vẻ tự do, không bị cản trở, thì nó sẽ trở nên dễ dàng hơn cho bạn để nhìn thế giới với cặp mắt ít bị che phủ bởi những sang chấn tâm lý trong quá khứ của bạn và đi vào 1 cuộc sống mới.
-----------
Tóm tắt
Quá khứ: những mối quan hệ gây ra tổn thương, sự không tin tưởng.
Trưởng thành: có cách nhìn yếm thế về cuộc đời, kì vọng rất thấp, để bảo vệ bản thân không bị người khác làm tổn thương thêm, đem lại cảm giác an toàn, kiểm soát. Tôi đã mong đợi là người khác sẽ đối xử tệ với tôi nên khi ai đó làm vậy thì tôi không còn bị bất ngờ và tổn thương thêm được nữa.
Lời khuyên: nâng cao sự tự nhận thức, yêu thương bản thân, bỏ việc đổ lỗi bản thân.
Why Feeling Bad Feels so Good
How to open yourself to romantic success
Published on May 30, 2013 by Suzanne Lachmann, Psy.D. in Me Before We
Bạn tạo ra 1 thế giới quan tiêu cực như 1 cách để kiểm soát trạng thái cảm xúc của bạn?
Bạn đang thích 1 người nào đó? Anh/cô ấy có thích bạn? Có thể - nhưng thật dễ dàng để giả định là không, vì nếu bạn hạ thấp những kỳ vọng của bạn thì bạn sẽ ít đau khổ hơn. Xu hướng kiểm soát những kỳ vọng này và giữ cho chúng ở mức thấp mang tính bảo vệ bản thân. Vấn đề là, dù bạn kỳ vọng rất nhiều hoặc rất ít thì bạn vẫn thất vọng nếu điều đó không xảy ra. Cơ hội duy nhất bạn có để có 1 mối quan hệ có thể tồn tại là nếu bạn cởi mở, bộc lộ bản thân đến khả năng bạn xứng đáng được đền đáp lại tình cảm.
Điều đó thật sự khó đúng không? Những tác động của cách nhìn thế giới kiểu yếm thế này mở rộng đến những mối quan hệ trong quá khứ - bạn có thể từng có cái nhìn yếm thế như 1 phương tiện để đương đầu với những điều bạn sợ đó là sợ sự thất vọng không thể tránh khỏi. Ở tình trạng này, bạn đã sẵn sàng bị tổn thương hoặc chuẩn bị để tổn thương, vậy thì người khác làm sao có thể gây tổn thương thêm cho bạn nữa? Cách nói “tôi ghét cuộc sống của tôi” có thể là 1 tấm chắn bảo vệ bạn chống lại những thế lực của thế giới muốn tấn công bạn.
Nó có thể là cảm xúc bạn có rằng bạn không xứng đáng được hạnh phúc hoặc có 1 mối quan hệ yêu thương lẫn nhau đến từ 1 nơi sâu sắc, thường được khắc ghi khi bạn còn bé. Bố mẹ bạn hoặc người chăm sóc bạn quan niệm tình yêu nghĩa là gì? Có thể bạn từng bị bỏ bê hoặc bị sang chấn tâm lý. Hoặc bạn từng cảm thấy xấu hổ vì vẻ ngoài, hoặc bạn bị trêu chọc, và những kinh nghiệm đó làm bạn trở nên nhút nhát trong mối quan hệ xã hội, như thể bạn không có bất kì điều gì để cho người khác. Hoặc có thể bạn từng bị lợi dụng, bắt nạt và bạn cảm thấy cô đơn và bị cô lập trong những trải nghiệm đó. Lịch sử cá nhân góp phần vào cách chúng ta đối xử với những người khác như thế nào, chúng ta mong đợi được người khác đối xử như thế nào và chúng ta đối xử với bản thân như thế nào khi chúng ta đi tiếp trên đường đời của chúng ta.
Mặc cho những thách thức đó, bạn có thể thoát khỏi cảm giác bạn ghét bản thân và cuộc sống của bạn. Nhưng 1 phản ứng phổ biến là làm theo 1 thế giới quan tiêu cực mà bạn có được sức mạnh. Cảm thấy bạn có 1 số quyền kiểm soát thì thật là vui. Ai lại không muốn có cảm giác kiểm soát khi đối mặt với những sự hỗn loạn nội tâm.
Rõ ràng là những cảm xúc về bản thân bạn ảnh hưởng đến những mối quan hệ của bạn. Bây giờ, khi những kỳ vọng của bạn được hạ thấp, bạn vẫn tin rằng bạn sẽ bị làm xấu hổ, bị đá, bị lợi dụng hoặc bị chế nhạo, để giúp bạn có thể tránh bị làm bất ngờ hoặc bị tổn thương bởi những hành động đó. Thái độ này của bạn mang tính bảo vệ: bạn kiểm soát những tình huống có tính thách thức bằng cách đặt bản thân bạn vào khoảng trống tiêu cực này trước khi người khác có thể làm điều đó với bạn.
Nghiên cứu cho thấy những niềm tin về tình yêu của 1 người – những kỳ vọng của họ về sự bộc lộ tình yêu – tạo nên 1 mối quan hệ ban đầu mạnh mẽ. Nhưng điều này là không đủ để làm nên 1 mối quan hệ lâu dài thỏa mãn. Bạn cần lòng tự trọng còn nguyên vẹn. Điều gì tạo ra lòng tự trọng còn nguyên vẹn? nghiên cứu cho thấy phần lớn nó là sự gắn bó đầu đời của bạn với người chăm sóc đầu tiên của bạn. Và sự gắn bó này không chỉ dự đoán về sự thành công của những mối quan hệ trưởng thành của bạn mà còn những khía cạnh của nhân cách của bạn bao gồm lòng tự trọng (self-esteem).
Những kinh nghiệm đầu đời của bạn hình thành nên lòng tự trọng của bạn và những kỳ vọng về giá trị bản thân của bạn giúp hình thành nên thực tại của bạn. Tôi từng thấy trong hành nghề tư vấn của tôi, thật khó khăn cho 1 người trưởng thành thay đổi những kì vọng mà anh/cô ấy bị bắt buộc làm theo khi còn là 1 đứa trẻ. Nhưng 1 lần nữa, bước đầu tiên để thay đổi là nâng cao sự tự nhận thức. Hãy lưu ý những việc bạn đang làm, lưu ý những việc bạn từng làm và nó ảnh hưởng như thế nào đến cách bạn quan hệ với người khác trong hiện tại.
Hãy nghĩ về những nguồn gốc của những kỳ vọng của bạn. Tạo nên sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại là 1 bước quan trọng để làm giảm bớt hệ thống bảo vệ loạn chức năng này của bạn, hệ thống từng giúp bạn an toàn nhưng bây giờ làm bạn bị cô lập.
Bước tiếp theo để loại bỏ những cảm xúc về giá trị bản thân thấp kém trong quá khứ có thể góp phần vào làm hại những mối quan hệ của bạn là lòng từ bi với bản thân – lòng từ bi không phải cho người khác, mà là cho bạn. Có nhiều lý do khiến bạn phát triển những chiến lược đó. Sau tất cả, hạnh phúc thì mong manh và nó có thể dễ dàng bị lấy mất, nhưng bạn luôn có thể giữ chặt nỗi buồn của bạn – nó thuộc về bạn và không ai có thể lấy đi. Cảm thấy buồn hoặc thậm chí tuyệt vọng từng là 1 trạng thái an toàn, 1 trạng thái bảo vệ và có lẽ là trạng thái cần thiết. Nó từng là 1 cái chăn an toàn. Nhưng bạn vẫn đang đọc bài này vì ở đâu đó trong bạn, bạn muốn cảm thấy yêu thương bản thân vì đang chiến đấu để cảm thấy an toàn trong 1 thế giới đầy những mối quan hệ mà bạn đã từng không thể tin tưởng.
Nếu bạn có thể, nỗ lực để xử lý những kinh nghiệm đó, bao gồm những mối quan hệ đã khiến bạn ở vào tình trạng không tin tưởng này. Nỗ lực để yêu thương bản thân bạn. Loại bỏ việc đổ lỗi bản thân và làm sâu sắc sự hiểu biết bản thân của bạn có thể cho phép bạn tiếp tục đi tiếp và thưởng thức những kinh nghiệm trong những mối quan hệ theo những cách mà bạn không nghĩ rằng bạn có thể. Cái phần phục hồi trong bạn khao khát được cảm thấy hạnh phúc hơn, an toàn hơn. Và khi bạn xây dựng được những giây phút vui vẻ tự do, không bị cản trở, thì nó sẽ trở nên dễ dàng hơn cho bạn để nhìn thế giới với cặp mắt ít bị che phủ bởi những sang chấn tâm lý trong quá khứ của bạn và đi vào 1 cuộc sống mới.
-----------
Tóm tắt
Quá khứ: những mối quan hệ gây ra tổn thương, sự không tin tưởng.
Trưởng thành: có cách nhìn yếm thế về cuộc đời, kì vọng rất thấp, để bảo vệ bản thân không bị người khác làm tổn thương thêm, đem lại cảm giác an toàn, kiểm soát. Tôi đã mong đợi là người khác sẽ đối xử tệ với tôi nên khi ai đó làm vậy thì tôi không còn bị bất ngờ và tổn thương thêm được nữa.
Lời khuyên: nâng cao sự tự nhận thức, yêu thương bản thân, bỏ việc đổ lỗi bản thân.