Tại sao các con đường cong, người ta lại làm nghiêng đi?
Bởi vì khi chuyển động trên một đoạn đường cong, vật sẽ có xu hướng chuyển động theo hướng tiếp tuyến với quỹ đạo, giống như khi chạy quanh một vòng tròn, bạn sẽ cảm thấy mình như bị hất ra xa, bạn chạy càng nhanh thì lực này càng mạnh, người ta gọi đây là lực li tâm.
Tuy nhiên, trên thực tế bạn vẫn có thể chạy quanh một vòng tròn được, vì dưới chân bạn tồn tại một lực, gọi là lực ma sát nghỉ, lực này đóng vai trò là lực hướng tâm và cân bằng với lực ở trên, giúp bạn không bị lệch khỏi quỹ đạo. Lực ma sát này lại phụ thuộc vào bề mặt dưới chân bạn, nếu bề mặt càng nhẵn thì nó càng nhỏ, bề mặt càng thô ráp thì nó càng lớn. Rõ ràng là người ta không thể thiết kế một con đường sần sùi để gia tăng lực ma sát nghỉ. Cho nên giải pháp đặt ra là xây dựng các con đường nằm nghiêng, Khi đó lực hướng tâm sẽ có độ lớn bằng tổng của lực ma sát nghỉ và tích của trọng lực vật chuyển động nhân với sin của góc nghiêng. Lực hướng tâm này lớn hơn trong trường hợp đường phẳng vì khi ấy sin góc nghiêng bằng 0.
Tùy theo độ cong và vận tốc thiết kế mà người ta có thể xây đường theo những độ nghiêng khác nhau.
ST