Tại sao bạn không muốn cảm thấy tốt hơn

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Trong cuốn sách “Be Here Now”, Ram Dass nói rằng chúng ta tìm kiếm những bí mật của phương Đông, hoặc đạo thần bí, nhưng chúng không bị che giấu. Chúng từng ở trong quan điểm rõ ràng mãi mãi. Nhưng con người vẫn tiếp tục tìm kiếm, như thể những câu trả lời còn đang bị che giấu. Điều tương tự cũng đúng khi nói về những bí mật của hạnh phúc (bạn có thể dám chắc rằng chúng là một và giống nhau). Ngay cả khi con đường đi đến bình an và hạnh phúc từng được lát trước mặt họ thông qua những nghiên cứu và thực nghiệm, thì con người vẫn tiếp tục chịu đau khổ. Mục tiêu của bài này là giúp bạn hiểu được những chướng ngại vật của sự thay đổi.


Các nghiên cứu cho thấy có nhiều chiến lược hành vi mang lại nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống, bình an hơn, hạnh phúc hơn. Tập thể dục được chứng minh là giúp phóng thích những hoá chất trong não bộ góp phần vào sự tự tin, một cảm giác yên an và thậm chí trạng thái phởn phơ (chưa kể đến những lợi ích khác về sức khoẻ thể chất) nhưng nhiều người vẫn ngồi một chỗ. Thiền định được chứng minh là có hiệu quả như những loại thuốc chống trầm cảm, tạo ra sự yên an trong cuộc sống và chống lại stress, nhưng ít người tập thiền. Tập trung vào điều tích cực trong cuộc sống, thông qua việc sống biết ơn và ghi nhật kí những sự kiện tích cực, cũng như ngồi với cảm giác tích cực, được cho thấy là làm tăng mức độ hạnh phúc trong các nghiên cứu (Achor, 2011; Hansen, 2009). Nhưng nhiều người, dù có đủ thức ăn, sống một cuộc sống tương đối thoải mái về tài chính, những nhu cầu sinh tồn được đáp ứng, có sức khoẻ thể chất, nhưng vẫn đau khổ về tinh thần.


Vậy tại sao nhiều người vẫn tiếp tục chịu đau khổ, khi những câu trả lời cho hạnh phúc là rõ ràng? Cả tiến sỹ Tony Robbins và Henry Cloud được ghi nhận với câu nói “Sự thay đổi xảy ra khi nỗi đau của việc giữ nguyên hiện trạng là lớn hơn nỗi đau của sự thay đổi.” Theo lý thuyết này, con người sẽ không làm những việc sẽ đem đến nhiều hạnh phúc và bình an hơn vì họ chưa đủ đau khổ. Đây là một lời giải thích có vẻ hợp lý.


Tôi từng gặp nhiều thân chủ, sinh viên hoặc bạn bè tin rằng họ không thể làm gì với vấn đề nào đó của họ. Mỗi sự lựa chọn đều là bất khả thi vì những niềm tin của họ về sự thay đổi. Do đó, thay vì phải tạo ra sự thay đổi, họ chỉ ngồi yên với nỗi khổ của họ và cảm thấy bất lực. Có lẽ lý do thật sự là nỗi khổ là chưa đủ để thúc đẩy sự thay đổi. Hoặc có lẽ có một lợi ích từ sự đau khổ.


Theo quan điểm tâm lý học, một phần thưởng đến từ một vấn đề đau khổ được gọi là những lợi ích phụ. Nhiều người đau khổ tâm lý (hoặc bệnh thể lý) thì nhận được sự chú ý, hỗ trợ, nhiều tình yêu hơn hoặc những sự củng cố khác khiến cho sự thay đổi trở nên ít lôi cuốn họ. Những lợi ích phụ đó thường không được xem là đáng giá bằng phí tổn, nhưng tầm quan trọng của phí tổn có thể bị đánh giá thấp. Có lẽ, ở mức độ vô thức, những lợi ích đó đã giảm đáng kể nỗi đau, khiến con người lựa chọn giữ nguyên hiện trạng hơn là thay đổi.


Những chướng ngại vật khác của sự thay đổi là những cơ chế phòng vệ. Những cơ chế phòng vệ cố bảo vệ một người khỏi những thứ gây đe doạ. Sự thay đổi gây đe doạ. Những cơ chế phòng vệ có thể hạn chế khả năng thay đổi của một người, mặc cho khao khát muốn thay đổi của họ.


Một lý thuyết khác nói rằng con người tạo ra ý nghĩa từ nỗi khổ của họ. Điều này, nếu được nhìn nhận một cách khách quan, thì tích cực nhiều hơn tiêu cực. Con người muốn một cuộc sống ý nghĩa. Dù các nhà hiện sinh khẳng định rằng ý nghĩa sống được tạo ra, có ý nghĩa làm cho cuộc sống của một người quan trọng hơn. Nếu đau khổ cho phép một người có được ý nghĩa sống, thì khi đó giải pháp để chấm dứt đau khổ sẽ tìm thấy một ý nghĩa dễ chịu hơn. Lựa chọn khác là tiếp tục chịu đau khổ nhưng tìm thấy niềm khuây khoả trong ý nghĩa thu được từ nó. Viktor Frankl, trong cuốn sách “Man’s Search for Meaning” miêu tả về một người đàn ông mà cái chết của vợ khiến anh ta đau khổ rất nhiều. Frankl hỏi anh ta điều gì sẽ xảy ra nếu anh ta chết trước vợ? Người đàn ông thảo luận về người vợ của anh sẽ đau khổ nhiều như thế nào nếu hoàn cảnh đảo ngược. Như vậy, bây giờ nỗi khổ của anh đã có ý nghĩa và từ đó anh ấy phát triển được một thái độ tâm lý tốt hơn.


Những giải pháp để vượt qua đau khổ như: tỉnh thức, thiền định, thách thức ý nghĩ. Khi những việc đó được kết hợp với tập thể dục và một chế độ ăn uống được cải thiện thì con người sẽ ít đau khổ hơn và những tâm trạng tích cực hơn nhất định xuất hiện. Tất nhiên điều này đòi hỏi nỗ lực. Có thể nỗi khổ mà bạn trải nhiệm chưa đủ lớn để thúc đẩy bạn nỗ lực. Hoặc có lẽ bạn không thể nhận thấy phí tổn thực sự của nỗi khổ mà bạn đang chịu do những cơ chế phòng vệ hoặc những lợi ích phụ. Nếu bạn sẽ không thay đổi thì ít ra hãy chấp nhận nỗi khổ của bạn.





Nguồn


Why Don’t You Want To Feel Better?
Published on May 18, 2014 by William Berry, LMHC., CAP. in The Second Noble Truth
Psychologytoday
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top