Tại sao 280 thí sinh đỗ ĐH bỗng chốc trượt?

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Tại sao 280 thí sinh đỗ ĐH bỗng chốc trượt?



Gần 300 thí sinh của ĐH Y Dược TP.HCM tưởng đỗ lại hoá ra trượt vì công văn "cấm" của Bộ GD-ĐT mới ban hành ngày 1/8, còn trong cuốn sách thường được xem là "cẩm nang tuyển sinh" ("Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011") thì nhà trường đã công bố tuyển sinh hệ đào tạo này từ tháng 3. Lỗi tại ai?

Bức xúc vì quyết định đột ngột


20110829142153_TrangwebYduoc.jpg


Bức thư được đăng tải trên website của trường​

Viết thư tới VietNamNet, thí sinh thắc mắc, lẽ ra, khi nhà trường đăng thông tin, Bộ GD-ĐT phải có công văn ngay về việc không cho đào tạo hệ này, chứ không phải chờ đến ngày 1/8/2011 mới thông báo (theo công văn 5304, các trường không được đào tạo hệ ngoài ngân sách mà chỉ được tuyển thí sinh thuộc diện tuyển sinh theo địa chỉ sử dụng (áp dụng cho đối tượng KV1).

Điều này khiến cho thí sinh ở các khu vực khác (KV3, KV2, KV2 NT) đến giờ chót mới "té ngửa" vì biết mình bị trượt hệ ngoài ngân sách, ngỡ hệ này vẫn tồn tại như mọi năm.

Một đại diện của phụ huynh viết thư gửi Thứ trưởng Bùi Văn Ga trên trang web của trường: "Tôi đại diện cho phụ huynh của 350 thí sinh ĐH Y Dược TP HCM "đậu thành không đậu". Tại sao ngay từ lúc đầu tuyển sinh, Bộ không đưa ra quy định và tiêu chuẩn cụ thể cho trường mà đến bây giờ mới đưa ra quyết định thay đổi không cho trường tuyển hệ ngoài ngân sách? Điều này làm cho các cháu cảm thấy hụt hẫng và tổn thương vì những mong ước và đam mê với nghề xem như không còn nữa, các em sẽ mất lòng tin và ý chí đối với trường và Bộ!
Lỗi tại ai?

Ông Lý Văn Xuân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết: Mọi năm, nhà trường vẫn xin cấp chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách và được chấp thuận, tuy nhiên, lần này chúng tôi bất ngờ với công văn 5304, vì theo công văn này, trường không được đào tạo hệ ngoài ngân sách. Người học bức xúc vì họ có khả năng học và đóng tiền, còn chúng tôi thì vẫn thiếu chỉ tiêu để đào tạo (khoảng gần 300 chỉ tiêu). Nếu không đào tạo đủ nguồn nhân lực, chúng tôi còn bị Bộ Y tế phê bình.

Một quan chức (giấu tên) của Bộ phân tích: Việc định ra chỉ tiêu và xin chỉ tiêu hàng năm là do các trường đề xuất để Bộ duyệt. Lâu nay, việc xin chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu ngoài ngân sách chủ yếu dựa trên đề xuất của từng trường và dựa trên cơ chế xin-cho. Trường ĐH Y Dược TP.HCM quá tự tin với việc mình sẽ xin được nên dẫn đến tình trạng như hôm nay.
"Có một tình trạng là việc xin-cho không công bằng nên dẫn đến trường nọ ganh tị với trường kia. Có lẽ vì thế, năm nay Bộ trưởng đã quyết định bỏ hệ đào tạo ngoài ngân sách, áp dụng mọi trường có một cơ chế như nhau", vị quan chức này cho biết.

Ông Đỗ Quốc Anh, Vụ trưởng, Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM nói với VietNamNet: Việc Bộ không đồng ý cấp chỉ tiêu ngoài ngân sách cho một số trường là điều đúng đắn, nó sẽ giúp xoá bỏ tận gốc cơ chế xin-cho, đảm bảo công bằng cho tất cả trường đại học.

Theo nhiều phụ huynh và thí sinh, việc đưa ra chính sách của Bộ không sai nhưng không nên quá đột ngột như vậy, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh. Nếu Bộ thông báo quyết định mới ngay từ trước khi thí sinh nộp hồ sơ thì sẽ không dẫn đến tâm trạng hoang mang và bức xúc của nhiều thí sinh thi như bây giờ.




Theo VNN.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top