Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
LỊCH SỬ THPT
Hỏi đáp Lịch sử THPT
Tài liệu ôn thi đại học môn Sử
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 123220" data-attributes="member: 17223"><p><strong>Câu 2: Hội nghị Pari và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam được triệu tập trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari?</strong></p><p> </p><p><strong><em><u>a. Hội nghị Pari</u></em></strong></p><p><em><u>* Hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị Pari</u></em></p><p>Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đấu tranh ngoại giao là một trong ba mặt trận đấu tranh của nhân dân ta bên cạnh đấu tranh quân sự và chính trị, trong đó đấu tranh quân sự và chính trị là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Quan điểm của Đảng ta là “Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn Hội nghị cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”(Nghị quyết Hội nghị TƯ lần thứ 13 vào 1/1967).</p><p></p><p>- Xuất phát từ quan điểm như vậy, đầu 1967 sau những thắng lợi quân sự trong 2 mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, ta chủ trương đồng thời tiến công địch về quân sự, chính trị cần mở thêm mặt trận đấu tranh ngoại giao nhằm tố cáo tội ác của bọn xâm lược Mĩ, vạch trần luận điệu hoà bình lừa bịp của chúng rêu rao từ 1965, đồng thời nêu lên tính chất chính nghĩa, lập trường đúng đắn của ta, tranh thủ rộng rãi sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế.</p><p> </p><p><em><u>* Quá trình diễn biến của Hội nghị:</u></em></p><p>- Mục tiêu đấu tranh ngoại trước mắt của ta là yêu cầu Mĩ chấm dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống Việt Nam dân chủ cộng hoà, coi đó là điều kiện để đi đến thương lượng. </p><p>- Ngày 31/3/1968, sau đòn đánh bất ngờ, mạnh mẽ của cuộc tập kích chiến lược tết Mậu Thân (1968), cùng với việc ra lệnh ngừng các cuộc ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, Giôn xơn bắt đầu nói đến thương lượng với Việt Nam. </p><p>Cuộc đàm phán tại Hội nghị Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam diễn ra trong gần 4 năm 9 tháng (Từ 13/5/1968 với phiên họp đầu tiên giữa hai bên đến 27/1/1973 là phiên họp cuối cùng ký kết Hiệp định Pari), với tất cả 202 phiên họp công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng. Cuộc đàm phán ở Pari trải qua 2 giai đoạn:</p><p></p><p>- Giai đoạn 13/5/1968 đến 25/1/1969: Cuộc thương lượng chính thức giữa hai bên là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và đại diện Chính phủ Hoa kì họp phiên đầu tiên. Nội dung đấu tranh của phái đoàn ta trong giai đoạn này là yêu cầu Mĩ trước tiên phải chấm dứt các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác một cách không điều kiện và trên toàn bộ miền Bắc, rồi mới bàn đến các vấn đề có liên quan đến hai bên. Kết quả đến 1/11/1968, Giôn xơn tuyên bố ngừng tất cả các cuộc ném bom bắn phá trên toàn miền Bắc. </p><p></p><p>Sau sự kiện này, cuộc thương lượng giữa ta và Mĩ xoay quanh vấn đề chủ yếu về hình thức, thành phần hội nghị và đã đi đến thống nhất về hình thức hội nghị 4 bên giữa Việt Nam dân chủ cộng hoà, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam ), Hoa Kì và Việt Nam cộng hoà (chính quyền nguỵ Sài Gòn).</p><p></p><p>- Giai đoạn 25/1/1969 đến 27/1/1973: Hội nghị bốn bên về Việt Nam chính thức họp phiên đầu tiên ngày 25/1/1969 tại Pari. Trong quá trình thương lượng, lập trường của 4 bên mà thực chất là 2 bên Việt Nam và Mĩ rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt đến mức nhiều lúc phải gián đoạn. Trong các cuộc họp chung công khai cũng như trong các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt Nam không bỏ qua bất cứ vấn đề quan trọng nào có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng tập trung mũi nhọn đấu tranh vào hai vấn đề mấu chốt là đòi Mĩ rút hết quân viễn chinh cùng quân các nước thân Mĩ khỏi miền Nam, và đòi họ tôn trong các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Phía Mĩ trước sau đều nêu ra quan điểm “có đi có lại”, đòi 2 bên (cả quân miền Bắc có mặt ở miền Nam) “cùng rút quân”. Họ đặt ngang hàng kẻ đi xâm lược và người chống xâm lược.</p><p></p><p>Do thất bại nặng ở cả hai miền nước ta, lại muốn giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống vào đầu 11/1972, Ních xơn dùng thủ đoạn lùi bước trong thương lượng và xuống thang chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đầu 10/1972, phái đoàn Mĩ đến Pari nối lại cuộc đàm phán đã bị gián đoạn 3/1972. Trong cuộc tiếp xúc riêng với đại diện Mĩ ngày 8/10/1972 tại Pari, ta đưa ra dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận để đi đến kí kết. Ngày 17/10/1972, văn kiện Hiệp định được hoàn tất và hai bên đã thoả thuận đến 31/10/1972 sẽ kí chính thức. Trước khi kí, 22/10/1972, Ních xơn tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.</p><p></p><p>Nhưng sau khi trúng cử lại tổng thống (8/11/1972), tập đoàn Ních xơn trở mặt, dây dưa, trì hoãn việc kí kết. Chúng đòi ta thảo luận thêm, đòi xét lại văn bản Hiệp định đã thoả thuận đòi ta nhân nhượng. Để ép ta nhân nhượng, Ních xơn cho mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (18/12/1972 đến 29/12/1972) nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Thất bại của Mĩ trên chiến trường đã quyết định thất bại của chúng trên bàn thương lượng. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký vào ngày 27/1/1973.</p><p> </p><p><strong><em><u>b. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam </u></em></strong></p><p>- Mĩ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.</p><p></p><p>- Mĩ phải rút hết quân Mĩ và quân của các nước thân Mĩ, phá hết các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.</p><p></p><p>- Các bên để cho nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của mình thông qua tổng tuyển cử tự do.</p><p></p><p>- Các bên công nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.</p><p></p><p>- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.</p><p></p><p><strong><em><u>c. ý nghĩa:</u></em></strong></p><p>- Hiệp định Pari đã ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Mĩ và các nước khác không được dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ của Việt Nam.</p><p></p><p>- Hiệp định Pari mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Quân Mĩ và quân đội nước ngoài phải rút toàn bộ ra khỏi miền Nam, tạo điều kiện để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. </p><p></p><p></p><p>Sưu tầm</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 123220, member: 17223"] [B]Câu 2: Hội nghị Pari và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam được triệu tập trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari?[/B] [B][I][U]a. Hội nghị Pari[/U][/I][/B] [I][U]* Hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị Pari[/U][/I] Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đấu tranh ngoại giao là một trong ba mặt trận đấu tranh của nhân dân ta bên cạnh đấu tranh quân sự và chính trị, trong đó đấu tranh quân sự và chính trị là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Quan điểm của Đảng ta là “Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn Hội nghị cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”(Nghị quyết Hội nghị TƯ lần thứ 13 vào 1/1967). - Xuất phát từ quan điểm như vậy, đầu 1967 sau những thắng lợi quân sự trong 2 mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, ta chủ trương đồng thời tiến công địch về quân sự, chính trị cần mở thêm mặt trận đấu tranh ngoại giao nhằm tố cáo tội ác của bọn xâm lược Mĩ, vạch trần luận điệu hoà bình lừa bịp của chúng rêu rao từ 1965, đồng thời nêu lên tính chất chính nghĩa, lập trường đúng đắn của ta, tranh thủ rộng rãi sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế. [I][U]* Quá trình diễn biến của Hội nghị:[/U][/I] - Mục tiêu đấu tranh ngoại trước mắt của ta là yêu cầu Mĩ chấm dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống Việt Nam dân chủ cộng hoà, coi đó là điều kiện để đi đến thương lượng. - Ngày 31/3/1968, sau đòn đánh bất ngờ, mạnh mẽ của cuộc tập kích chiến lược tết Mậu Thân (1968), cùng với việc ra lệnh ngừng các cuộc ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, Giôn xơn bắt đầu nói đến thương lượng với Việt Nam. Cuộc đàm phán tại Hội nghị Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam diễn ra trong gần 4 năm 9 tháng (Từ 13/5/1968 với phiên họp đầu tiên giữa hai bên đến 27/1/1973 là phiên họp cuối cùng ký kết Hiệp định Pari), với tất cả 202 phiên họp công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng. Cuộc đàm phán ở Pari trải qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn 13/5/1968 đến 25/1/1969: Cuộc thương lượng chính thức giữa hai bên là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và đại diện Chính phủ Hoa kì họp phiên đầu tiên. Nội dung đấu tranh của phái đoàn ta trong giai đoạn này là yêu cầu Mĩ trước tiên phải chấm dứt các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác một cách không điều kiện và trên toàn bộ miền Bắc, rồi mới bàn đến các vấn đề có liên quan đến hai bên. Kết quả đến 1/11/1968, Giôn xơn tuyên bố ngừng tất cả các cuộc ném bom bắn phá trên toàn miền Bắc. Sau sự kiện này, cuộc thương lượng giữa ta và Mĩ xoay quanh vấn đề chủ yếu về hình thức, thành phần hội nghị và đã đi đến thống nhất về hình thức hội nghị 4 bên giữa Việt Nam dân chủ cộng hoà, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam ), Hoa Kì và Việt Nam cộng hoà (chính quyền nguỵ Sài Gòn). - Giai đoạn 25/1/1969 đến 27/1/1973: Hội nghị bốn bên về Việt Nam chính thức họp phiên đầu tiên ngày 25/1/1969 tại Pari. Trong quá trình thương lượng, lập trường của 4 bên mà thực chất là 2 bên Việt Nam và Mĩ rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt đến mức nhiều lúc phải gián đoạn. Trong các cuộc họp chung công khai cũng như trong các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt Nam không bỏ qua bất cứ vấn đề quan trọng nào có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng tập trung mũi nhọn đấu tranh vào hai vấn đề mấu chốt là đòi Mĩ rút hết quân viễn chinh cùng quân các nước thân Mĩ khỏi miền Nam, và đòi họ tôn trong các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Phía Mĩ trước sau đều nêu ra quan điểm “có đi có lại”, đòi 2 bên (cả quân miền Bắc có mặt ở miền Nam) “cùng rút quân”. Họ đặt ngang hàng kẻ đi xâm lược và người chống xâm lược. Do thất bại nặng ở cả hai miền nước ta, lại muốn giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống vào đầu 11/1972, Ních xơn dùng thủ đoạn lùi bước trong thương lượng và xuống thang chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đầu 10/1972, phái đoàn Mĩ đến Pari nối lại cuộc đàm phán đã bị gián đoạn 3/1972. Trong cuộc tiếp xúc riêng với đại diện Mĩ ngày 8/10/1972 tại Pari, ta đưa ra dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận để đi đến kí kết. Ngày 17/10/1972, văn kiện Hiệp định được hoàn tất và hai bên đã thoả thuận đến 31/10/1972 sẽ kí chính thức. Trước khi kí, 22/10/1972, Ních xơn tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Nhưng sau khi trúng cử lại tổng thống (8/11/1972), tập đoàn Ních xơn trở mặt, dây dưa, trì hoãn việc kí kết. Chúng đòi ta thảo luận thêm, đòi xét lại văn bản Hiệp định đã thoả thuận đòi ta nhân nhượng. Để ép ta nhân nhượng, Ních xơn cho mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (18/12/1972 đến 29/12/1972) nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Thất bại của Mĩ trên chiến trường đã quyết định thất bại của chúng trên bàn thương lượng. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký vào ngày 27/1/1973. [B][I][U]b. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam [/U][/I][/B] - Mĩ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Mĩ phải rút hết quân Mĩ và quân của các nước thân Mĩ, phá hết các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. - Các bên để cho nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của mình thông qua tổng tuyển cử tự do. - Các bên công nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. - Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt. [B][I][U]c. ý nghĩa:[/U][/I][/B] - Hiệp định Pari đã ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Mĩ và các nước khác không được dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ của Việt Nam. - Hiệp định Pari mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Quân Mĩ và quân đội nước ngoài phải rút toàn bộ ra khỏi miền Nam, tạo điều kiện để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Sưu tầm [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
LỊCH SỬ THPT
Hỏi đáp Lịch sử THPT
Tài liệu ôn thi đại học môn Sử
Top