Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
LỊCH SỬ THPT
Hỏi đáp Lịch sử THPT
Tài liệu ôn thi đại học môn Sử
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 123184" data-attributes="member: 17223"><p><strong>Câu 5: Hoạt động của Mặt trận Việt Minh và vai trò của nó đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945?</strong></p><p></p><p><strong><em>a. Hoạt động của Mặt trận Việt Minh </em></strong></p><p>Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày 19/5/1941 theo chủ trương của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8. Chỉ sau một thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Công tác xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang khi thời cơ đến được đặc biệt coi trọng. Điều này được thể hiện:</p><p></p><p><em><strong>* Xây dựng lực lượng chính trị:</strong></em></p><p>- Cao Bằng là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có 3 châu “hoàn toàn” nghĩa là mọi người đều gia nhập Mặt trận Việt Minh, xã nào cũng có Uỷ ban Việt Minh. Rồi Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng được thành lập. Sang năm 1943, Uỷ ban liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng lập ra 19 ban xung phong “Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai và phát triển lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi.</p><p></p><p>- Trong khi chú trọng xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng cơ bản ở nông thôn và thành thị, Đảng cũng không xem nhẹ việc tranh thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân khác như sinh viên, học sinh, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận. Năm 1943, Đảng đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam, vận động thành lập Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam (cuối 1944) và Đảng Dân chủ Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh (6/1944). Dn cũng chủ trương tăng cường công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp và tranh thủ cả những ngoại kiều ở Đông Dương có tinh thần chống phát xít chủ yếu là người Pháp thuộc phái kháng chiến và Hoa kiều chống Nhật.</p><p></p><p>- Báo chí của Đảng và của Mặt trận Việt Minh phát triển rất phong phú, đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hoá của địch, thu hút đông đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng.</p><p></p><p> Như vậy, với tinh thần chuẩn bị tích cực trong thời kỳ 1939-1945, Đảng đã xây dựng được đội quân chính trị hùng hậu, đã góp phần quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng 8 sau này.</p><p></p><p><em><strong>* Xây dựng lực lượng vũ trang</strong></em></p><p>- Bên cạnh lực lượng chính trị của quần chúng thì lực lượng vũ trang nhân dân ra đời là một trong hai lực lượng cách mạng không thể thiếu trong khởi nghĩa giành chính quyền và đã được Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng.</p><p></p><p>- Ngay từ cuối năm 1940, sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng một bộ phận lực lượng vũ trang chuyển sang xây dựng thành các đội du kích hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai, sau thống nhất lại thành Cứu quốc quân (1941). Để đối phó với sự vây quét của địch, Cứu quốc quân đã phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng ( 7/1941 đến 2/1942) Sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng và tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn.</p><p></p><p> - Vào cuối năm 1941, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một Đội tự vệ chiến đấu ở Cao Bằng làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ, bảo vệ cán bộ lãnh đạo, huấn luyện quân sự, chính trị cho các đội tự vệ, du kích ở địa phương, liên lạc giữa các căn cứ.</p><p></p><p>- Để đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị khởi nghĩa, ngày 7/5/1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân "sắm sửa vũ khí đuổi thù chung". Vì vậy, khắp nơi nhân dân hăng hái góp tiền mua vũ khí ra sức huấn luyện quân sự, củng cố và phát triển đội tự vệ. ở Vũ Nhai (Thái Nguyên), một cuộc khởi nghĩa đã nổ ra quá sớm (11/1944) làm cho lực lượng cách mạng gặp nhiều tổn thất. Sau đó, Trung ương Đảng đã chỉ thị chuyển thành chiến tranh du kích để bảo toàn lực lượng vì điều kiện chưa chín muồi. Trong thời gian trên, ở Cao - Bắc - Lạng một cuộc khởi nghĩa sắp được phát động thì lãnh tụ Nguyễn ái Quốc từ Trung Quốc về Cao Bằng đã kịp thời hoãn kế hoạch khởi nghĩa vì chưa đúng thời cơ. Cũng theo chỉ thị của Người, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập nhằm phát động một phong trào đấu tranh kết hợp cả chính trị và quân sự để thúc đẩy cách mạng phát triển. Ba ngày sau khi thành lập, đội đã hạ liền 2 đồn giặc là Phay Khắt (25/12/1944) và Nà Ngần (26/12/1944) (Cao Bằng ) gây được thanh thế lớn. </p><p></p><p>Phát huy thắng lợi đầu tiên, Đội đã đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, kết hợp chính trị và quận sự, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần củng cố và mở rộng căn cứ Cao - Bắc - Lạng, cổ vũ và thúc đẩy phong trào cách mạng quần chúng trong cả nước. </p><p></p><p>- Đồng thời ở Thái Nguyên, đội Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích, hạ đồn chợ Chu, tiến đánh Chiêm Hoá (Tuyên Quang) và tràn về các vùng Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phú Thọ. Chính quyền nhân dân được thành lập suốt một vùng rộng lớn.</p><p></p><p> - Đến đầu 5/1945, hai đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân gặp nhau và tiến tới việc hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân (15/5/1945) theo quyết định của Hội nghị quân sự Bắc Kỳ (15/4/1945).</p><p>Như vậy, bên cạnh lực lượng chính trị hùng hậu của quần chúng đang phát triển mạnh, lực lượng vũ trang cũng ra đời và đang trưởng thành nhanh chóng trong chiến đấu để làm chỗ dựa cho cách mạng.</p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>* Xây dựng căn cứ địa cách mạng</em></strong></p><p>- Căn cứ địa có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng vì nó là chỗ đứng chân của cách mạng, là nơi cung cấp người và của cho cách mạng, là nơi xuất phát để đánh địch và rút lui để bảo vệ mình. Căn cứ địa là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cách mạng. Nhận thức rõ như vậy nên việc xây dựng căn cứ địa đã được Đảng và Bác Hồ hết sức quan tâm.</p><p></p><p>- Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, Trung ương Đảng đã quyết định duy trì lực lượng vũ trang xây dựng thành đội du kích Bắc Sơn hoạt động ở địa bàn Bắc Sơn - Vũ Nhai. Vì vậy Bắc Sơn - Vũ Nhai đã trở thành căn cứ địa đầu tiên của cách mạng.</p><p></p><p>- Đầu năm 1941, Nguyễn ái Quốc trở về nước, Người đã cùng Trung ương Đảng quyết định chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa Trung ương. Năm 1943, Uỷ ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng đã cử 19 ban xung phong xuống phía xuôi để mở rộng căn cứ địa cách mạng. Các căn cứ địa thuộc các tỉnh phía Bắc đã liên hệ được với nhau thành một thể liên đoàn thống nhất.</p><p></p><p> - Đến 1945, trong cao trào kháng Nhật cứu nước, nhân dân ta lại khởi nghĩa vũ trang ở nhiều nơi xây dựng căn cứ địa kháng Nhật, tiêu biểu là căn cứ Đông Triều, căn cứ Yên Thế (Bắc Giang), Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Tháp Mười...Ba tháng sau ngày Nhật đảo chính Pháp thì tháng 6/1945 Đảng ta đã thành lập Khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh Cao - Bắc - Lạng -Thái - Tuyên - Hà. Trong khu giải phóng, 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh được thực hiện. Việt Bắc như là hình ảnh thu nhỏ của cả nước, đã có tác dụng động viên cổ vũ nhân dân đứng lên lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật.</p><p></p><p> Căn cứ địa cách mạng có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển lực lượng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8. Vì vậy căn cứ địa là một trong những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng tháng 8.</p><p> </p><p><strong><em>b. Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám</em></strong></p><p>- Mặt trận Việt Minh đã tập hợp được đông đảo quần chúng hình thành nên lực lượng chính trị đông đảo cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, động viên sức mạnh của cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, phân hoá và cô lập kẻ thù.</p><p></p><p>- Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng hình thành và phát triển, cùng với lực lượng quần chúng đông đảo tạo nên sức mạnh tổng hợp nổi dậy giành chính quyền.</p><p></p><p>Mặt trận Việt Minh là sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một điển hình trong công tác Mặt trận của Đảng. </p><p> </p><p> </p><p></p><p>Sưu tầm</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 123184, member: 17223"] [B]Câu 5: Hoạt động của Mặt trận Việt Minh và vai trò của nó đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945?[/B] [B][I]a. Hoạt động của Mặt trận Việt Minh [/I][/B] Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày 19/5/1941 theo chủ trương của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8. Chỉ sau một thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Công tác xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang khi thời cơ đến được đặc biệt coi trọng. Điều này được thể hiện: [I][B]* Xây dựng lực lượng chính trị:[/B][/I] - Cao Bằng là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có 3 châu “hoàn toàn” nghĩa là mọi người đều gia nhập Mặt trận Việt Minh, xã nào cũng có Uỷ ban Việt Minh. Rồi Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng được thành lập. Sang năm 1943, Uỷ ban liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng lập ra 19 ban xung phong “Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai và phát triển lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi. - Trong khi chú trọng xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng cơ bản ở nông thôn và thành thị, Đảng cũng không xem nhẹ việc tranh thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân khác như sinh viên, học sinh, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận. Năm 1943, Đảng đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam, vận động thành lập Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam (cuối 1944) và Đảng Dân chủ Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh (6/1944). Dn cũng chủ trương tăng cường công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp và tranh thủ cả những ngoại kiều ở Đông Dương có tinh thần chống phát xít chủ yếu là người Pháp thuộc phái kháng chiến và Hoa kiều chống Nhật. - Báo chí của Đảng và của Mặt trận Việt Minh phát triển rất phong phú, đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hoá của địch, thu hút đông đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng. Như vậy, với tinh thần chuẩn bị tích cực trong thời kỳ 1939-1945, Đảng đã xây dựng được đội quân chính trị hùng hậu, đã góp phần quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng 8 sau này. [I][B]* Xây dựng lực lượng vũ trang[/B][/I] - Bên cạnh lực lượng chính trị của quần chúng thì lực lượng vũ trang nhân dân ra đời là một trong hai lực lượng cách mạng không thể thiếu trong khởi nghĩa giành chính quyền và đã được Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng. - Ngay từ cuối năm 1940, sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng một bộ phận lực lượng vũ trang chuyển sang xây dựng thành các đội du kích hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai, sau thống nhất lại thành Cứu quốc quân (1941). Để đối phó với sự vây quét của địch, Cứu quốc quân đã phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng ( 7/1941 đến 2/1942) Sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng và tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn. - Vào cuối năm 1941, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một Đội tự vệ chiến đấu ở Cao Bằng làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ, bảo vệ cán bộ lãnh đạo, huấn luyện quân sự, chính trị cho các đội tự vệ, du kích ở địa phương, liên lạc giữa các căn cứ. - Để đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị khởi nghĩa, ngày 7/5/1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân "sắm sửa vũ khí đuổi thù chung". Vì vậy, khắp nơi nhân dân hăng hái góp tiền mua vũ khí ra sức huấn luyện quân sự, củng cố và phát triển đội tự vệ. ở Vũ Nhai (Thái Nguyên), một cuộc khởi nghĩa đã nổ ra quá sớm (11/1944) làm cho lực lượng cách mạng gặp nhiều tổn thất. Sau đó, Trung ương Đảng đã chỉ thị chuyển thành chiến tranh du kích để bảo toàn lực lượng vì điều kiện chưa chín muồi. Trong thời gian trên, ở Cao - Bắc - Lạng một cuộc khởi nghĩa sắp được phát động thì lãnh tụ Nguyễn ái Quốc từ Trung Quốc về Cao Bằng đã kịp thời hoãn kế hoạch khởi nghĩa vì chưa đúng thời cơ. Cũng theo chỉ thị của Người, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập nhằm phát động một phong trào đấu tranh kết hợp cả chính trị và quân sự để thúc đẩy cách mạng phát triển. Ba ngày sau khi thành lập, đội đã hạ liền 2 đồn giặc là Phay Khắt (25/12/1944) và Nà Ngần (26/12/1944) (Cao Bằng ) gây được thanh thế lớn. Phát huy thắng lợi đầu tiên, Đội đã đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, kết hợp chính trị và quận sự, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần củng cố và mở rộng căn cứ Cao - Bắc - Lạng, cổ vũ và thúc đẩy phong trào cách mạng quần chúng trong cả nước. - Đồng thời ở Thái Nguyên, đội Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích, hạ đồn chợ Chu, tiến đánh Chiêm Hoá (Tuyên Quang) và tràn về các vùng Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phú Thọ. Chính quyền nhân dân được thành lập suốt một vùng rộng lớn. - Đến đầu 5/1945, hai đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân gặp nhau và tiến tới việc hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân (15/5/1945) theo quyết định của Hội nghị quân sự Bắc Kỳ (15/4/1945). Như vậy, bên cạnh lực lượng chính trị hùng hậu của quần chúng đang phát triển mạnh, lực lượng vũ trang cũng ra đời và đang trưởng thành nhanh chóng trong chiến đấu để làm chỗ dựa cho cách mạng. [B][I] * Xây dựng căn cứ địa cách mạng[/I][/B] - Căn cứ địa có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng vì nó là chỗ đứng chân của cách mạng, là nơi cung cấp người và của cho cách mạng, là nơi xuất phát để đánh địch và rút lui để bảo vệ mình. Căn cứ địa là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cách mạng. Nhận thức rõ như vậy nên việc xây dựng căn cứ địa đã được Đảng và Bác Hồ hết sức quan tâm. - Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, Trung ương Đảng đã quyết định duy trì lực lượng vũ trang xây dựng thành đội du kích Bắc Sơn hoạt động ở địa bàn Bắc Sơn - Vũ Nhai. Vì vậy Bắc Sơn - Vũ Nhai đã trở thành căn cứ địa đầu tiên của cách mạng. - Đầu năm 1941, Nguyễn ái Quốc trở về nước, Người đã cùng Trung ương Đảng quyết định chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa Trung ương. Năm 1943, Uỷ ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng đã cử 19 ban xung phong xuống phía xuôi để mở rộng căn cứ địa cách mạng. Các căn cứ địa thuộc các tỉnh phía Bắc đã liên hệ được với nhau thành một thể liên đoàn thống nhất. - Đến 1945, trong cao trào kháng Nhật cứu nước, nhân dân ta lại khởi nghĩa vũ trang ở nhiều nơi xây dựng căn cứ địa kháng Nhật, tiêu biểu là căn cứ Đông Triều, căn cứ Yên Thế (Bắc Giang), Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Tháp Mười...Ba tháng sau ngày Nhật đảo chính Pháp thì tháng 6/1945 Đảng ta đã thành lập Khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh Cao - Bắc - Lạng -Thái - Tuyên - Hà. Trong khu giải phóng, 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh được thực hiện. Việt Bắc như là hình ảnh thu nhỏ của cả nước, đã có tác dụng động viên cổ vũ nhân dân đứng lên lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật. Căn cứ địa cách mạng có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển lực lượng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8. Vì vậy căn cứ địa là một trong những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng tháng 8. [B][I]b. Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám[/I][/B] - Mặt trận Việt Minh đã tập hợp được đông đảo quần chúng hình thành nên lực lượng chính trị đông đảo cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, động viên sức mạnh của cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, phân hoá và cô lập kẻ thù. - Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng hình thành và phát triển, cùng với lực lượng quần chúng đông đảo tạo nên sức mạnh tổng hợp nổi dậy giành chính quyền. Mặt trận Việt Minh là sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một điển hình trong công tác Mặt trận của Đảng. Sưu tầm [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
LỊCH SỬ THPT
Hỏi đáp Lịch sử THPT
Tài liệu ôn thi đại học môn Sử
Top