S
steppe huynh
Guest
“Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương"
(Tản Đà – “Thăm ma cũ bên đường”)
Giang hồ mê chơi quên quê hương"
(Tản Đà – “Thăm ma cũ bên đường”)
Em hiểu con ngươi thi sĩ Tản Đà như thế nào qua hai câu thơ trên? Hãy phân tích một số thi phẩm để làm sáng tỏ.
DÀN Ý
- Tản Đà (1889 – 1939) là một người đã dặt dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại, mang đầy đủ tính chất “Con người của hai thế kỉ” kể cả về học vấn, lối sống, sự nghiệp văn chương. Hoài Thanh – Hoài Châu trong cuốn “ Thi nhân Việt Nam” đã viết về Tản Đà: “ Trên hội Tao Đàn chỉ có tiên sinh là người của hai thế kỉ. Tiên sinh sẽ đại biểu cho một lớp người để chứng giám công việc của lớp người kế tiếp… tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa”.
- Tản Đà đã từng có hai câu thơ tuyệt bút:
“Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương’’
Giang hồ mê chơi quên quê hương’’
II. Thân bài:
1.Giải thích ý thơ:
- Tài cao: Tản Đà có ý thức về cái tôi cá nhân,khao khát khẳng định tài năng của mình.
- Giang hồ mê chơi quên quê hương: Tản Đà là một thi sĩ phong tình tài hoa ,yêu thích tự do,lãng mạn.
- Phận thấp, chí khí uất: Cái tôi Tản Đà đầy chua xót khi rơi vào hoàn cảnh cơ cực, túng thiếu, xã hội nhiễu nhương…
=> Con người Tản Đà nổi bật với cái ngông.
2.Phân tích một số tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến:
- Cái tôi đầy ý thức về giá trị bản thân,tài năng ,phẩm chất rất ngông và rất phóng túng (Hầu trời)
+ Tự cho mình văn hay tới mức Trời cũng phải tán thưởng.
+ Không thấy ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và chư tiên.
+ Xem mình là một “trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông”.
+ Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả (thực hành “thiên lương”)
+ Hình dung các đấng siêu nhiên như những người rất bình dân, ngang hàng với mình.
- Một con người phong tình, thích tự do, thoát li thực tại (Muốn làm thằng Cuội, Hỏi gió).
- Cái tôi chua chát trước thực tế phũ phàng. (Hầu trời)
3.Đánh giá,mở rộng:
- Con người Tản Đà qua thơ ca như thế nào?
+ Chính Tản Đà thường tự coi mình là “Khổng tử chi đồ”, “Trích tiên”, một thể ngoại cao nhân , tỏ ra khác biệt với người dương thế.
+ Nguyễn Tuân, một người lập dị không kém và cũng rất khâm phục Tản Đà, trong bài thơ “Tản Đà – một kiếm khách” phác họa ra một người sống cô độc ngoài hải đảo, như một vị trích tiên.
- Con người “mê chơi quên quê hương”
+ Tản Đà có bỏ quên đất nước không?
+ Trong dòng chảy về với quê hương, ăn tết với gia đình, Tản Đà đã đi ngược dòng đời, để lại làng quê Khê Thượng bên sông Đà người vợ trẻ mười tám tuổi xuân, chưa một lần sinh nở để lên đường. Cái máu giang hồ lãng tử để quên cả làng quê ấy đã được thể hiện trong hai câu thơ này.
III. Kết bài:
- Cùng với thơ ca, con người thực của Tản Đà thực sự là một niềm say mê, ngưỡng mộ của nhiều thế hệ. Thậm chí ngay cả khi những sáng tác của ông không còn sự hấp dẫn như buổi đầu xuất hiện thì sự hấp dẫn đến từ con người thực của Tản Đà vẫn không hề giảm sút. Cá tính độc đáo của Tản Đà còn tiếp tục vang bóng trong những giai thoại về Nguyễn Tuân (người bạn vong niên mà sinh thời Tản Đà vốn có biệt nhãn) và nó khiến cho Lưu Trọng Lư dù có lúc không ưa gì cái tôi kênh càng của Tản Đà trong đời thực vẫn phải thừa nhận “con người Nguyễn Khắc Hiếu chính là cái tác phẩm tuyệt xảo, một bài thơ hay nhất trong sự nghiệp của Tản Đà”.
- Con người Tản Đà đã được thể hiện rõ qua hai câu thơ:
“Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương’’.
("Thăm mã cũ bên đường")
Nguồn: St