Tác động của toàn cầu hóa kinh tế

Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã cho thấy ngành nông nghiệp của mình có khả năng cạnh tranh quốc tế và đã tăng được thị phần trên thương trường thế giới trong nhiều mặt hàng nông nghiệp quan trọng. Tuy nhiên, những đợt sụt giảm giá quốc tế của đại đa số các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của Việt Nam đã làm nổi bật những vấn đề cố hữu trong ngành nông nghiệp mới dựa trên cơ chế thị trường này. Đặc biệt, những diện tích trồng các cây lâu năm xuất khẩu thường có năng suất thấp cả về chất lẫn về lượng; các cấu trúc cho hệ thống tiếp thị của quốc gia chưa được hình thành đầy đủ; và nhiều hộ nông dân còn thiếu năng lực để đối phó với tình trạng bất ổn định về mức thu nhập thực mà họ thu được từ việc sản xuất các cây lâu năm để xuất khẩu. Do những yếu kém này các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thường chỉ thu được giá trị thấp tính trên đơn vị sản phẩm so với giá trị đạt được của các nước khác ...
 
Toàn cầu hóa có 2 mặt. Đối với nền nông nghiệp VN toàn cầu hóa vừa có tác động tích cực vừa tiêu cực.
* Tích cực: Hàng nông sản từ nước ngoài vào VN nhiều hơn nên đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Nhiều thiết bị máy móc, phân bón sử dụng trong nông nghiệp được nhập nhẩu số lượng lớn phục vụ tốt cho việc sản xuất của nông dân. Nhiều giống cây con và những thành tựu công nghệ sinh học được đưa vào áp dụng rộng rãi. Hàng nông sản VN có cơ hội chào bán nhiều nơi trên thị trường thế giới, hình thành được nhiều thương hiệu nổi tiếng...
* Tiêu cực: Hàng nông sản từ nước ngoài mẫu mã đẹp, bắt mắt làm giảm thị hiếu của dân VN với hàng VN. Nhiều mặt hàng ko có khả năng cạnh tranh có nguy cơ bị đào thải. Giá cả nông sản Vn bị ảnh hưởng lớn khi biến động thị trường thế giới...
Ý kiến riêng.
 
Minh la nguyen van khanh dang la linh dao truong sa muon on lai kien thuc khoi c minh cung que quang binh neu ban nao cung que co the giup minh cung co lai kien thuc dc ko

:haha:MINH DANG LA LINH DAO TRUONG SA MUON CUNG CO LAI KIEN THUC KHOI C SO DT CUA MINH LA 0974953367 RAT MONG SU GIUP DO CUA MOI NGUOI MINH QUE QUANG BINH
Toàn cầu hóa có 2 mặt. Đối với nền nông nghiệp VN toàn cầu hóa vừa có tác động tích cực vừa tiêu cực.
* Tích cực: Hàng nông sản từ nước ngoài vào VN nhiều hơn nên đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Nhiều thiết bị máy móc, phân bón sử dụng trong nông nghiệp được nhập nhẩu số lượng lớn phục vụ tốt cho việc sản xuất của nông dân. Nhiều giống cây con và những thành tựu công nghệ sinh học được đưa vào áp dụng rộng rãi. Hàng nông sản VN có cơ hội chào bán nhiều nơi trên thị trường thế giới, hình thành được nhiều thương hiệu nổi tiếng...
* Tiêu cực: Hàng nông sản từ nước ngoài mẫu mã đẹp, bắt mắt làm giảm thị hiếu của dân VN với hàng VN. Nhiều mặt hàng ko có khả năng cạnh tranh có nguy cơ bị đào thải. Giá cả nông sản Vn bị ảnh hưởng lớn khi biến động thị trường thế giới...
Ý kiến riêng.
 
MINH DANG LA LINH DAO TRUONG SA MUON CUNG CO LAI KIEN THUC KHOI C SO DT CUA MINH LA 0974953367 RAT MONG SU GIUP DO CUA MOI NGUOI MINH QUE QUANG BINH theo minh` anh nAy` la linh'' that..vj` neu'' la` HS, SV thj` aj laj viEt'' chu~ kieu? do''.....chang? teen di'' nao`....neu'' ạ giupp'' do~ anh nAy`` thj` liEn hệ s0' ji dÔng nEu trÊn...con` k0 thj` tuj zup'....
 
Toàn cầu hoá là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. Hiện nay, toàn cầu hoá tạm thời do các nước tư bản phát triển, đang phát triển và chuyển đổi nền kinh tế thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra rất nhiều cơ hội thuận lợi trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và tất nhiên cũng đặt ra không ít thách thức.

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy việc đẩy mạnh tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là một nội dung khía cạnh quan trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế - một nhiệm vụ trọng tâm của nước ta hiện nay". Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Hữu Thực đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
 
Toàn cầu hóa có 2 mặt. Đối với nền nông nghiệp VN toàn cầu hóa vừa có tác động tích cực vừa tiêu cực.
* Tích cực: Hàng nông sản từ nước ngoài vào VN nhiều hơn nên đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Nhiều thiết bị máy móc, phân bón sử dụng trong nông nghiệp được nhập nhẩu số lượng lớn phục vụ tốt cho việc sản xuất của nông dân. Nhiều giống cây con và những thành tựu công nghệ sinh học được đưa vào áp dụng rộng rãi. Hàng nông sản VN có cơ hội chào bán nhiều nơi trên thị trường thế giới, hình thành được nhiều thương hiệu nổi tiếng...
* Tiêu cực: Hàng nông sản từ nước ngoài mẫu mã đẹp, bắt mắt làm giảm thị hiếu của dân VN với hàng VN. Nhiều mặt hàng ko có khả năng cạnh tranh có nguy cơ bị đào thải. Giá cả nông sản Vn bị ảnh hưởng lớn khi biến động thị trường thế giới...
Ý kiến riêng.

Ý kiến của bạn rất hay, nếu có ví dụ thêm sẽ hay hơn
 
Toàn cầu hóa là một từ thông dụng và đối với nhiều người nó liên quan tới nỗi sợ hãi do sự thất nghiệp và mất cân đối ngày càng tăng trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Ngược lại, những người khác nhìn nhận toàn cầu hoá tạo ra cơ hội mang lại sự tiến bộ cho loài người trên toàn thế giới. Như vậy, đánh giá toàn cầu hoá trải rộng trên sự đa dạng tư duy giữa địa ngục và thiên đường. Không thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá trải dài trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tất cả các định nghĩa đều có điểm chung là nhấn mạnh sự quốc tế hoá cao độ về kinh tế. Toàn cầu hoá nghĩa là sự phân công lao động ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thể hiện qua sự phân chia các quá trình sản xuất thành nhiều bậc tại các địa điểm khác nhau. Điều này thể hiện trước hết trong sự tăng trưởng nhanh chóng của việc kinh doanh hàng hoá quốc tế, đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng như trong sự hoà nhập của các thị trường vốn dẫn tới sự phụ thuộc ngày càng tăng của các thị trường và quá trình sản xuất ở các nước khác nhau.

Anh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với nền kinh tế các nước thông qua tác động chủ yếu sau:

Thứ nhất, toàn cầu hoá kinh tế tạo lợi thế so sánh cho các quốc gia tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và thị trường liên kết khu vực và theo các tầng nấc khác nhau thích hợp với trình độ công nghệ, lao động, truyền thống của từng quốc gia. Đối với những nước phát triển cao, sản xuất trước hết và chủ yếu tập trung vào những sản phẩm trí tuệ như chế tạo máy tinh xảo, công nghệ cao… Đó là lợi thế của họ. Ngược lại, các nước đang phát triển có lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên dồi dào, họ có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới với một cơ cấu kinh tế quốc gia phù hợp , với các ngành sử dụng nhiều lao động , cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu đối với thị trường các nước khác.

Phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế nhằm tận dụng tự do hoá thương mại, đầu tư, thị trường vốn, tranh thủ công nghệ và kỹ năng quản lý.

Thứ hai, tự do thương mại toàn cầu đem lại cơ hội cho các quốc gia, dân tộc, được hưởng thụ những sản phẩm hàng hoá va dịch vụ của nước khác, dân tộc khác tạo ra. Trong thời kỳ từ năm 1983 đến năm 1995, thương mại toàn cầu đã tăng bình quân 7%/ năm. Với các nước đang phát triển tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim ngạch mậu dịch toàn cầu cũng ngày càng tăng ( năm 1985: 23%, năm 1997:30% ), tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, từ 47% năm 1985 tăng lên 70% năm 1998. Các nước này đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên thế giới.

Ngày nay tại thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản, khách hàng có thể tìm thấy những hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam hay Trung Quốc như hàng nông, hải sản, thủ công mỹ nghệ…. và ngược lại trên thị trường Việt Nam hay Trung Quốc hay một nơi nào khác trên thế giới, người ta có thể mua mặt hàng cao của ba trung tâm kinh tế quốc tế nêu trên: từ ô tô, máy tính, các thiết bị hiện đại cho nền kinh tế và những đồ da dụng cao cấp khác.

Tự do hoá thương mại toàn cầu từng bước tạo ra một thứ " văn hoá tiêu dùng " toàn cầu, mà theo đo không gian được thu hẹp và dương như các biên giới quốc gia ít còn hiện diện.

Thứ ba, tự do hoá thị trường tài chính toàn cầu gắn liền với tự do hoá đầu tư mở cửa cho các dòng vốn lưu chuyển một cách tự do từ quốc gia này tới quốc gia khác. Việc tự do hoá thị trường tài chính tạo tiền đề cần thiết cho sự hội nhập các thị trường tài chính quốc tế. Nhờ vậy đã tạo điều kiện cho các nguồn vốn lớn chảy vào các nền kinh tế, đồng thời cũng làm tăng tốc độ và quy mô giao dịch tài chính toàn cầu lên mức chưa từng có.

Theo số liệu thống kê của UNCTAD, nếu năm 1967 tổng mứ đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt trên 112 tỷ USD, thì năm 1983 đã tăng lên 600 tỷ USD. năm 1990: 1.700 tỷ USD và năm 1999 đã đạt mứ trên 4000 tỷ USD.

Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước đang phát triển tiếp nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 tăng lên 198 tỷ USD, trong đó có 97 tỷ USD vào Mỹ La Tinh và 91 tỷ USD vào Châu A. Theo số liệu thống kê của IMF, năm 1997, đầu tư ròng trực tiếp của nước ngoài vào các nước đang phát triển tăng lên 12 lần so với năm 1998. Năm 1987, các nước đang phát triển thu hút tới 37% lượng vốn FDI toàn thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông A. Dòng vốn này đã tăng hơn 12 lần trong vòng 12 năm, từ năm 1986 đến năm 1998. Theo số liệu thống kê, năm 1997, các công ty xuyên quốc gia trên thế giới đã thực hiện 424 tỷ USD, năm 1999, tổng lượng FDI toàn cầu là 644 tỷ USD, trong đó các công ty xuyên quốc gia chiếm 441 tỷ USD.

Sự di chuyển tự do các dòng vốn lớn và tự do đầu tư đã góp phần thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của các nước tham gia toàn cầu hoá kinh tế và có chính sách, bước đi đúng đắn. Tăng trưởng GDP của nhiều nước đạt mức cao hơn trong nhiêu năm liền, nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh hiện đại ra đời, hình thành những ngành nghề kinh tế mũi nhọn đối với các nước nhận đầu tư: điện tử, viễn thông, dầu khí… xuất khẩu tăng rất nhanh, trong đó các nước Đoong Nam A là một ví dụ điển hình. Trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1997, xuất khẩu của các nước này đã tăng gần 5 lần.Tỷ trọng xuất khảu của Đông A trong xuất khẩu toàn thế giới tăng từ 9% năm 1985 lến tới gần 18% năm 1997.

Thứ tư tạo điều kiện để các nước tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và đổi mới công nghệ.Toàn cầu hoá kinh tế tác động tích cực đến việc thay thế và đổi mới công nghệ, thông qua các hoạt động chuyển giao và tiếp nhận, giúp cho các nước, nhất là các nước đi sau phát triển nhanh hơn, theo con đường đi ngắn hoặc rút ngắn, đón đầu.

Đối với các quốc gia vốn là những trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ, thì thya thế công nghệ kém tiên tiến hơn bằng công nghệ mới, hiện đại là chủ yếu, trên cơ sở kết quả những phát minh sáng chế của họ. Đồng thời,các nước cũng mua bản quyền phát minh sáng chế của các nước khác.
 
Toàn cầu hoá là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất ngày càng được quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ của khoa học công nghệ đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau dẫn tới sự hình thành mạng lưới toàn cầu, trước tình hình đó tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng mở cửa, hội nhập. Các nền kinh tế của các quốc gia đang từng bước cam kết cắt giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan, làm việc trao đổi hàng hoá sự luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật, công nghệ trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế phát triển. Điều này được chứng minh trong quá trình ra đời và phát triển của tổ chức thương mại thế giới WTO từ 1-1-1995 với vai trò điều tiết không chỉ của thương mại hàng hoá mà còn mở rộng sang cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ… với 136 nước thành viên chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới WTO đã trở thành một tổ chức quy mô toàn cầu và là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế là diễn đàn thường trực đàm phán thương mại và thể chế giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá về bản chất là giải quyết vấn đề thị trường vì vậy thực chất đây là sản phẩm của quá trình cạnh tranh, giành giật thị trường gay gắt, quyết liệt giữa các nước và giữa các thực thể kinh tế quốc tế. Đây cũng là một tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sức sản xuất ngày càng phát triển dẫn tới sự đòi hỏi cấp bách phải có một thị trường tiêu thụ hàng hóa. Vấn đề đầu tư giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế thế giới có xu thế ngày càng phát triển trở thành một thị trường chung đó là quy luật phát triển tất yếu. Điều hiển nhiên đối với các nước để khỏi bị gạt bỏ ra khỏi lề của sự phát triển thì đều phải có nỗ lực hội nhập và xu thế toàn cầu hóa tọa ra sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung vì tồn tại của chính mình. Đây là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh phân chia thị trường, vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là cuộc đấu tranh phức tạp để góp phần phát triển kinh tế và củng cố an ninh chính trị, độc lập kinh tế và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia thông qua việc thiết lập các mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau, đan xen nhiều chiều, ở nhiều tầng nấc, cấp độ với các nước khác nhau.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/de an/DA311.pdf[/PDF]
 
Xu thế toàn cầu hoá kinh tế và xu thế quốc tế (QT) hoá đời sống kinh tế ngàycàng phát triển đã kéo theo xu thế toàn cầu hoá vận tải hàng không (HK) phát triển theo điều này có thể khẳng định vận tải HK, đặc biệt là vận tải hàng không quốc tế (HKQT) là một mắt xích quan trọng của vận tải toàn cầu, và sự phát triển của nó chịu sự tác động mạnh của quá trình toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương mại. Hệ thống vận tải HK toàn cầu đã tạo ra sự kết dính liên hoàn giữa các hãng HK từ nhỏ đến lớn, và sự phát triển của hãng HK này có liên quan đến sự phát triển của hãng HK khác, đặc biệt là những hãng HK có quan hệ hợp tác QT. Mặt khác, VNA là hãng HK còn non trẻ, thực tiễn và kinh nghiệm kinh doanh của VNA còn khá thấp, nhưng cho đến nay ở nước ta chưa có nhiều công trình khoa học đi sâu vào nghiên cứu kinh nghiệm của các hãng HKQT để rút rabài học ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh của VNA.

Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong vận tải HK của VNA trên thương trường HKQT là rất cần thiết và cấp bách.
 
TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN NƯỚC TA


Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu hướng lớn, tác động sâu sắc tới các quốc gia trên mọi lĩnh vực trong đó có tội phạm tham nhũng. Xem xét tác động, ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tới tình hình tham nhũng ở Việt Nam có thể đánh giá ở hai khía cạnh tác động tích cực và tiêu cực. Cụ thể là:

Một là: Tác động tích cực
- Quá trình hội nhập quốc tế, mở cửa của Việt Nam đã tạo điều kiện cho tham nhũng có điều kiện vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thúc đẩy tham nhũng có yếu tố nước ngoài phát triển. Việc mở rộng thông thương giữa Việt Nam và các quốc gia dẫn tới việc luân chuyển tài sản trở nên hết sức dễ dàng. Tổ chức, cá nhân tham nhũng trong nước có thể gửi tài sản của mình ở quốc gia khác. Đã có nhiều quan chức tham nhũng ở Việt Nam chọn quốc gia khác để che dấu tài sản hoặc lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật khi bị phát hiện. Xuất hiện xu hướng hoạt động hối lộ của các đối tượng nước ngoài đối với quan chức ở Việt Nam nhằm thu lợi bất chính.

- Trong nền kinh tế toàn cầu, mọi nền kinh tế đều tham gia vào một kiểu thị trường thống nhất - “một sân chơi chung” bình đẳng cho mọi nền kinh tế, bất kể đó là nền kinh tế thuộc trình độ và xuất phát điểm như thế nào. Thị trường trong toàn cầu hoá là kiểu thị trường mở, trong đó các quốc gia tự nguyện mở cửa nền kinh tế của mình trên cơ sở lợi thế so sánh vốn có sẽ hội nhập hiệu quả vào các thị trường khu vực và thế giới. Điều đó bắt buộc Việt Nam phải chịu sự chế ước của các quy định chung mang tính quốc tế. Việc chịu sự chế ước của các quy định chung buộc Việt Nam phải mở cửa, thay đổi hệ thống chính sách, pháp luật, tư duy quản lý kinh tế xã hội. Điều đó đặt ra một thực tế rằng nếu Việt Nam không bắt kịp với tốc độ hội nhập toàn diện dẫn tới có những quyết sách không phù hợp, nền kinh tế bị rơi vào tình trạng đình đốn, kém phát triển cộng với kỷ cương xã hội bị buông lỏng sẽ tạo điều kiện nảy sinh tham nhũng. Sự tăng trưởng không đồng đều về kinh tế, sự quản lý thiếu chặt chẽ trong các lĩnh vực xã hội làm cho tệ nạn tham nhũng phát triển mạnh mẽ.- Xu thế toàn cầu hóa về trao đổi thương mại và sự luân chuyển các nguồn tài chính là yếu tố làm nghiêm trọng thêm tình trạng tham nhũng. Hội nhập quốc tế tất yếu kéo theo sự mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên mọi lĩnh vực, rất nhiều dự án trong nhiều lĩnh vực được triển khai bằng nguồn vốn viện trợ, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia đầu tư tại Việt Nam, các hợp đồng xuất khẩu được thực hiện với các đối tác nước ngoài…Điều này tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển xét từ cả hai phía. Về phía nhà đầu tư nước ngoài khi đi đầu tư tại Việt Nam, để nhằm giành được các dự án lớn, thu lợi cao thậm chí là trốn thuế sẽ sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn thậm chí là trăm ngàn USD để “chạy” các “quan chức”, những người có thẩm quyền xét duyệt cấp phép các dự án đầu tư.

Ngược lại các doanh nghiệp của Việt Nam khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài với mong muốn xuất khẩu được nhiều, xuất khẩu được cả những mặt hàng chưa đủ tiêu chuẩn cũng sẽ phải “chi tiền” cho các cơ quan kiểm định của nước đối tác. Tất cả những điều đó tạo điều kiện cho tham nhũng có cơ hội nảy sinh và phát triển mạnh mẽ.

- Cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực đã tạo điều kiện cho tội phạm tham nhũng có điều kiện liên kết với các tội phạm khác như tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế, tội phạm rửa tiền…. Một số quan chức tham nhũng có thể sử dụng nguồn tiền có được từ tham nhũng đưa đi đầu tư ở các quốc gia khác nhằm hợp pháp hóa nguồn tiền đó như kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch… làm cho việc phát hiện nguồn tiền tham nhũng và đấu tranh ngăn chặn tham nhũng trở nên hết sức khó khăn.

Hai là: Tác động tiêu cực
- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thúc đẩy và tạo điều kiện cho VIệt Nam và các quốc gia trên thế giới “xích lại gần nhau”, gạt bỏ các bất đồng để cùng tìm ra một “tiếng nói chung” trong cuộc chiến chống tham nhũng. Do sự khác nhau về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội… cũng như xuất phát từ lợi ích quốc gia mà trước đây quan niệm về tham nhũng, tội phạm tham nhũng của mỗi nước cũng có điểm khác nhau.

Do đó tồn tại một thực tế rằng cùng một hành vi nhưng ở nước này bị xem là tham nhũng nhưng ở nước khác lại không hoặc quan chức tham nhũng ở nước này lại gửi tài sản tham nhũng ở nước khác. Điều đó gây khó khăn cho cuộc chiến chống tham nhũng trong bối cảnh tham nhũng đã trở thành một tội phạm mang tính quốc tế, vượt ra khỏi khuôn khổ của các quốc gia nhất là với các tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài. Mặt khác trong các giai đoạn trước đây việc hợp tác giữa các quốc gia trong phòng, chống tham nhũng cũng mới chỉ dừng ở một mức độ nhất định và chưa được luật hóa do đó chưa có một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc hợp tác.

Với tác động của toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập quốc tế đã thúc đẩy các quốc gia gạt bỏ những điểm còn mâu thuẫn, chưa thống nhất và cùng đề ra những quy định, những điều khoản chung trên bình diện quốc tế để phòng, chống tham nhũng. Điển hình là thời gian vừa qua trên bình diện quốc tế và khu vực đã có nhiều Công ước quy định về các vấn đề liên quan tới tham nhũng và phòng, chống tham nhũng như Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, Công ước chống hối lộ công chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh quốc tế…

- Toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện cho Việt Nam và các nước có thể trao đổi, học hỏi lẫn nhau kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng từ đó áp dụng một cách hợp lý vào thực tiễn nước mình. Trong các giai đoạn trước đây do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sự khác biệt về ý thức hệ, về văn hóa, về vị trí địa lý mà mối quan hệ giữa các quốc gia chưa được mở rộng. Do đó công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở các quốc gia chủ yếu đều do các quốc gia tự xây dựng dựa trên các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật…

Tuy nhiên, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã làm cho quan hệ giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn. Do đó Việt Nam có điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm trong công cuộc đấu tranh với “vấn nạn” tham nhũng của các quốc gia khác. Đơn cử như Việt Nam đã từng cử các phái đoàn đi tham khảo kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở một loạt nước trên thế giới như Indonexia, Trung Quốc, Malaixia… Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng giữa các nước đã có tác dụng rất to lớn trong việc thúc đẩy công cuộc đấu tranh với loại tội phạm nguy hiểm này.

- Hội nhập quốc tế bên cạnh những thách thức cũng đưa lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam trong quá trình phát triển như thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân sẽ được nâng cao dần lên. Mặt khác quan trọng hơn sự phát triển sẽ thúc đẩy Việt Nam nâng cao được trình độ quản lý của bộ máy Nhà nước, hoàn thiện được hệ thống pháp luật, thiết lập cơ chế quản lý kinh tế xã hội công khai, minh bạch. Những điều này góp phần làm hạn chế môi trường, điều kiện phát sinh tội phạm tham nhũng.

Rõ ràng khi có hệ thống pháp luật toàn diện, đồng bộ và bộ máy quản lý nhà nước công khai, minh bạch, các “quan chức” sẽ không có những “kẻ hở” hay “cơ hội” để trục lợi bất chính. Mặt khác ý thức pháp luật của người dân được nâng cao thì người dân sẽ chủ động hơn trong việc phát hiện, tố cáo và đấu tranh với các hành vi tham nhũng.
 
Việc chuyển sang nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là sự phát triển của hàng loạt các loại hình doanh nghiệp mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.. và kéo theo sự sôi động của một thị trường tràn ngập hàng hoá. Vì vậy,khó khăn của các doanh nghiệp Nhà nước là điều không tránh khỏi. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh thì không có con đường nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này càng mang tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

Thông qua xuất nhập khẩu chúng ta có điều kiện nắm bắt và tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới, thúc đẩy sản xuất trong nước ngày càng hiện đại phát triển, kích thích và mở rộng nhu cầu trong nước, đưa cuộc sống con người ngày càng văn minh hiện đại, khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của đất nước và thế giới trên cơ sở phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá quốc tế.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/quan tri/QT186.pdf[/PDF]
 
Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự chấm dứt chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế chính trong đời sống chính trị thế giới. Xu thế tự do hoá toàn cầu phá tan xu hướng khép kín của mỗi quốc gia trên hành tinh đồng thời tăng cường sự tuỳ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia.
Để hội nhập một cách có hiệu quả, tại Đại hội Đảng lần thứ VII-6/1991, Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đối ngoại mở rộng nhằm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển.

Thực tiễn trong hơn thập niên qua, Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ với thế giới, trong đó nổi lên mối quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả giữa Việt Nam và EU. Hai bên đã lấy việc bình thường hoá quan hệ (10/1990) và cao hơn nữa là Hiệp định khung được ký kết ngày 17/7/1995 là một nền tảng, cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quan hệ về mọi mặt. Đặc biệt quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU đã có một vị trí xứng đáng.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top