Trang Dimple

New member
Xu
38
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiếp xúc với ô nhiễm không khí dẫn đến 4.2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. .Hít thở ô nhiễm không khí, khói thuốc lá và các chất độc khác có thể làm hỏng phổi và thậm chí gây ra tình trạng sức khỏe. Với thực trạng hiện nay không khí đang bị ô nhiễm với tình trạng đáng báo động ở các đô thị đặc biệt là ở thành phố Hà Nội chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ phổi bảo vệ sức khỏe

Ô nhiễm không khí tác động đến nhiều bệnh lý đường hô hấp, trong đó phải kể đến nhiễm trùng hô hấp trẻ em, hô hấp người lớn, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Trong ô nhiễm môi trường một loại ô nhiễm phải kể đến đó là tự ô nhiễm ở những người hút thuốc, khói thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân gây bệnh COPD- ung thư phổi và nhiều bệnh lý khác. Ung thư phổi có nguyên nhân từ các vấn nạn ô nhiễm như khói bụi, hay tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư...

Riêng về bệnh hen, hiện số ca khám và điều trị tăng lên cả ở đối tượng người trưởng thành và trẻ em. Nguyên nhân chính có thể là do ô nhiễm không khí. Hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng liên quan trực tiếp đến vấn đề ô nhiễm không khí, trong đó bao gồm cả ô nhiễm từ bên ngoài và yếu tố tự ô nhiễm như hút thuốc lá.

Theo nghiên cứu có khoảng 4,2% những người trên 40 tuổi, khoảng 1,5 triệu người ở Việt Nam mắc COPD, hiện con số này chắc chắn đã tăng lên. Đáng lưu ý là bệnh COPD mắc cả ở những đối tượng không hút thuốc lá, chiếm khoảng 6% những người trên 40 tuổi

Ô nhiễm không khí ngoài nguyên nhân từ môi trường đô thị, mật độ dân cư tập trung đông, khói bụi từ các công trình xây dựng, mật độ giao thông lớn cộng thêm ô nhiễm do thói quen sinh hoạt của người dân, nhiều nơi vẫn sử dụng đốt rơm rạ, than, củi... khiến hàm lượng khí độc, bụi trong không khí cao, tác động có hại đến đường hô hấp.

Hai triệu chứng điển hình của bệnh lý đường hô hấp là ho và khó thở. Khi xuất hiện những dấu hiệu này, người bệnh cần lưu ý, ngay cả những mức độ nhẹ như khó thở khi gắng sức, khi lên cầu thang cũng cần phải chú ý đi tầm soát bệnh sớm. Thời gian xuất hiện triệu chứng cũng rất quan trọng. Nếu bệnh nhân có ho hoặc khó thở dưới 2 tuần có thể là một bệnh lý cấp tính, còn nếu ho trên 2 tuần thì luôn phải cảnh giác với các bệnh lý mạn tính hoặc do lao phổi, cần đi khám phát hiện ngay.

Để phòng bệnh hô hấp là tránh xa môi trường ô nhiễm, khi ra đường cần đeo khẩu trang, đeo kính để giảm bớt việc tiếp xúc với khói bụi ở môi trường. Tuy nhiên với những hạt bụi nhỏ dưới 5 micromet, khẩu trang thông thường cũng vô tác dụng. Theo nghiên cứu của chúng tôi, người dân, đặc biệt ở khu vực lạnh như miền Bắc và miền Trung, việc sử dụng than, củi để sưởi trong nhà vào mùa đông rất nguy hiểm, cần phải thay đổi...

Mách bạn những loại thực phẩm giúp làm sạch phổi một cách tự nhiên
Nước
Nước đóng một vai trò rất lớn đối với sức khỏe và là nền tảng của bất kỳ hoạt động nào. Nước giúp giữ cho máu chảy đến và đi khỏi phổi. Ngoài ra, nước còn giúp phổi ẩm và chất nhầy chảy.

Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm trong phổi. Những hợp chất này thậm chí có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của việc hít phải khói thuốc.


Một nghiên cứu gồm hơn 1000 người lớn ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng những người uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn so với những người không uống.
Tỏi
Tỏi chứa hàm lượng allicin cao và có đặc tính chống viêm. Tỏi cũng được coi la có hiệu quả trong việc cải thiện bệnh hen suyễn và giảm nguy cơ ung thư phổi.

Táo
Táo là một trong những loại thực phẩm tốt cho hệ hô hấp. Loại quả này có chứa flavonoid, đặc biệt là flavonoid khellin, có tác dụng đặc biệt trong việc giúp đường thở sạch sẽ, thông thoáng.

Gừng
Loại gia vị quen thuộc này có đặc tính chống viêm và thúc đẩy đào thải các chất ô nhiễm khỏi phổi.

Rau họ cải
Bắp cải, súp lơ, bông cải xanh và cải xoăn đã được chứng minh là ngăn chặn sự tiến triển của ung thư phổi và giảm một nửa nguy cơ phát triển ung thư phổi. Chúng rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch và chứa đầy một số chất chống oxy hóa rất hiệu quả.

Lựu

Nước ép lựu làm chậm sự phát triển của khối u phổi. Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm axit ellagic, đang đạt được những bước tiến trong nghiên cứu ung thư.

Cà rốt
Cà rốt rất giàu vitamin A, vitamin C và lycopene, tất cả các chất chống oxy hóa này đều ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe phổi và làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến phổi.

Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm đường thở. Hàm lượng vitamin D thấp có liên quan đến việc tăng hen suyễn ở trẻ em. Các nghiên cứu khác cho thấy mối tương quan có thể có giữa mức độ vitamin D giảm và bệnh phổi.

Nguồn vitamin D trong chế độ ăn uống bao gồm: sữa tăng cường, trứng, sữa chua, cá hồi,...

Phổi là cơ quan tự làm sạch sẽ bắt đầu tự chữa lành một khi chúng không còn tiếp xúc với các chất ô nhiễm. Cách tốt nhất để đảm bảo phổi của bạn khỏe mạnh là tránh các độc tố có hại như khói thuốc lá và ô nhiễm không khí, cũng như tập thể dục thường xuyên và ăn uống tốt.

Dưới đây là một số mẹo để làm theo để có sức khỏe phổi tối ưu:

Bỏ hút thuốc là điều hiệu quả nhất bạn có thể làm để giảm thiểu và chữa lành tổn thương phổi. Cho dù bạn đã hút thuốc trong 3 ngày hoặc 30 năm, bỏ thuốc lá là bước đầu tiên để phổi khỏe mạnh hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn cũng có thể giúp ích cho sức khỏe phổi của bạn, đặc biệt nếu bạn đang sống trong tình trạng mãn tính. Thêm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chế độ ăn uống với nhiều loại vitamin và chất dinh dưỡng sẽ giữ cho tâm trí và cơ thể bạn khỏe mạnh.
Tập thể dục thường xuyên là một phần của lối sống lành mạnh, ngay cả khi bạn bị bệnh phổi mãn tính. Số lượng và loại hoạt động phù hợp có nhiều lợi ích, bao gồm phục hồi phổi tự nhiên và khỏe mạnh.

Các chất lượng của không khí mà chúng ta hít thở là một yếu tố rất lớn trong sức khỏe phổi của chúng tôi. Để giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh, điều quan trọng là phải nhận thức được các chất ô nhiễm có hại và tránh chúng, nếu có thể. Bạn có thể kiểm tra chỉ số chất lượng không khí tại địa phương (AQI) bằng công cụ trực tuyến từ airnow.gov. Nếu giá trị AQI cao hơn, sẽ có nhiều ô nhiễm trong không khí và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và phúc lợi của mọi người.

Không khí trong nhà cũng rất quan trọng để giữ sạch sẽ. Hút bụi thường xuyên và đầu tư vào một máy hút bụi chất lượng tốt. Sử dụng các sản phẩm làm sạch tự nhiên, các sản phẩm không có mùi thơm và tránh thuốc xịt khí dung.

Tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Ô nhiễm không khí hiện nay đang ở trong tình trạng rất báo động được cả thế giới quan tâm bởi ô nhiễm không khí tác động trực tiếp tới sức khỏe con người. ô nhiễm không khí có thể gây ra những căn bệnh nào ở đường hô hấp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:

Có thể nói rằng, hiện nay các bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh đường hô hấp đang ngày càng tăng lên. Yếu tố liên quan nhiều nhất có thể nói đến là ô nhiễm không khí. Môi trường không khí tác động nhiều nhất tới hệ hô hấp của con người, vì hệ hô hấp tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp, với không khí.

Môi trường không khí trở nên cực kỳ nguy hiểm - nếu xuất hiện các hạt có kích thước dưới 5 micromet vì những hạt này có thể vào sâu tận phế nang và lưu ở đó, nếu những hạt này mang vi khuẩn, ví dụ như vi khuẩn lao thì lao sẽ tiếp tục khư trú tại đó và chờ cơ hội để phát bệnh.

Vấn đề ô nhiễm không khí đang tác động và làm thay đổi một số mặt bệnh. Tại Bệnh viện Phổi trung ương, mỗi ngày tiếp nhận 200 -300 trường hợp khám chuyên khoa, và cũng số tương tự tại phòng khám đa khoa của bệnh viện, trong đó có tới 80% bệnh nhân đến khám về các bệnh hô hấp và con số ngày càng tăng lên hàng năm.

ô nhiễm không khí có thể gây ra những căn bệnh nào ở đường hô hấp?

Ô nhiễm không khí tác động đến nhiều bệnh lý đường hô hấp, trong đó phải kể đến nhiễm trùng hô hấp trẻ em, hô hấp người lớn, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Trong ô nhiễm môi trường một loại ô nhiễm phải kể đến đó là tự ô nhiễm ở những người hút thuốc, khói thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân gây bệnh COPD- ung thư phổi và nhiều bệnh lý khác. Ung thư phổi có nguyên nhân từ các vấn nạn ô nhiễm như khói bụi, hay tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư... Riêng về bệnh hen, hiện số ca khám và điều trị tăng lên cả ở đối tượng người trưởng thành và trẻ em. Nguyên nhân chính có thể là do ô nhiễm không khí. Hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng liên quan trực tiếp đến vấn đề ô nhiễm không khí, trong đó bao gồm cả ô nhiễm từ bên ngoài và yếu tố tự ô nhiễm như hút thuốc lá.


Ô nhiễm không khí tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và gây ra các căn bệnh nguy hiểm, điển hình đó là căn bệnh về đường hô hấp. Việc tiếp xúc thường xuyên với khói bụi sẽ làm các cơ quan như tai, mũi họng hay phổi chịu thương tổn. Khói bụi sẽ làm chúng dễ mắc phải bệnh hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp, 60% trong số đó do ô nhiễm không khí.
 
Vào mùa này thay đổi thời tiết con người thấy khó chịu là bình thường. Song ai cũng biết đang có sự ô nhiễm nhất định roài
 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe người bao gồm:
  1. Oxit nitơ (NOx);
  2. Oxit lưu huỳnh (SOx);
  3. Cacbon monoxit (CO);
  4. Chì
  5. Ozon tầng mặt đất;
  6. Các hạt vật chất khí quyển lơ lửng.

ô nhiễm không khí.jpg


Ô nhiễm không khí hiện được xem là mối đe dọa sức khỏe môi trường lớn nhất thế giới. Một nửa dân số trên thế giới không được tiếp cận với nhiên liệu hoặc công nghệ sạch, 9/10 người trong số này đang phải hít không khí ô nhiễm, và có đến 7 triệu người bị giết chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.

Mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất nghiêm trọng, tương đương với tác hại của việc hút thuốc lá, và cao hơn nhiều so với tác động từ thói quen ăn quá nhiều muối. Cụ thể, 1/3 số ca tử vong do đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch là do ô nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm cực nhỏ trong không khí có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn, sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người.

Ô nhiễm không khí vừa là nguyên nhân hình thành, vừa là yếu tố làm trầm trọng thêm một số bệnh, từ hen suyễn cho đến bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc... Các hạt bụi mịn và siêu mịn - một trong những thành phần chính của không khí ô nhiễm, đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người.

Tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người đang ngày càng được quan tâm khi các nghiên cứu đã chứng minh có mối liên hệ giữa một số bệnh nghiêm trọng giữa các nhóm tuổi khác nhau và ô nhiễm không khí. Chẳng hạn như:

  1. Biến chứng thần kinh và tâm lý;
  2. Kích ứng mắt;
  3. Các bệnh ngoài da;
  4. Các bệnh mãn tính lâu dài như tiểu đường, ung thư...
  5. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, khiến bé bị sinh non, sinh nhẹ cân.
Theo ước tính gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm là một yếu tố rủi ro đối với vài căn bệnh nguy hiểm hơn những gì chúng ta từng nghĩ trước đây. Ô nhiễm không khí là tác nhân lớn nhất dẫn đến gánh nặng bệnh tật có nguồn gốc từ môi trường.
 
Dù vẫn còn tranh cãi về việc liệu Hà Nội có nằm trong top ô nhiễm không khí nhất thế giới hay không, thì có một thực tế ai cũng phải thừa nhận, Thủ đô của chúng ta đang bị ô nhiễm không khí, và sức khỏe người dân đang bị ảnh hưởng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Không khí ở Hà Nội ô nhiễm trong nhiều ngày liên tiếp. Ảnh: Gia Chính
Không khí ở Hà Nội ô nhiễm trong nhiều ngày liên tiếp. (Ảnh minh họa)

“Mấy hôm nay mình có đọc báo đài thì biết được chất lượng không khí Hà Nội ở mức rất xấu thế nên mình rất hạn chế cho con ra ngoài đường. Nếu ra đường mình cũng gọi ô tô cho bé đi hoặc dùng khẩu trang che chắn 3-4 lớp liền. Đến người lớn mình còn cảm thấy khó chịu nữa là trẻ nhỏ”.
“Cái thời tiết này đi ra ngoài luôn luôn phải đeo khẩu trang để bảo vệ cho con. Để đảm bảo cho con nhà tôi hạn chế cho các bạn đấy đi ra ngoài, còn trong phòng thì sử dụng điều hòa để lọc không khí và thường nhỏ nước muối cho con khoảng 2-3 lần để đảm bảo cho các bạn đấy”.

Vừa rồi là chia sẻ của thính giả Kênh VOV Giao thông liên quan tới tình trạng ô nhiễm không khí trong nội thành Hà Nội những ngày qua.
Chưa cần phải theo dõi thông tin, các chỉ số chuyên sâu, chỉ cần quan sát bằng mắt thường, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy bầu không khí Thủ đô gần đây bị phủ bởi một lớp sương bụi màu trắng đục. Chúng lởn vởn và bám ở tầm thấp mà không tiêu tán lên cao.
Dĩ nhiên, sản phẩm bán chạy nhất ở Hà Nội những ngày này chắc chắn là khẩu trang. Trên đường phố, cứ 10 người đi xe máy, phải tới 7-8 người đeo khẩu trang. Còn với những tuyến vành đai, liên quận, huyện, đường lớn có công trình hoặc mật độ xe tải lớn, tỉ lệ này chắc chắn lên 100%. Đây là một nghịch lý khi Hà Nội luôn hướng phát triển là một “đô thị xanh”.
Rõ ràng, người tham gia giao thông ý thức được sự ảnh hưởng của lớp sương bụi này đến sức khỏe bản thân và những người trong gia đình, đặc biệt là với người già, trẻ nhỏ. Sự lo ngại càng dâng cao khi chính quyền thành phố chưa có bất cứ khuyến cáo chính thức nào về chất lượng không khí, trong bối cảnh trang Air Visual xếp hạng Hà Nội là thành phố có điểm quan trắc ô nhiễm không khí nhất thế giới trong một vài ngày qua.
Ngược lại, một đại diện của Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho rằng, các số liệu thống kê trên trang Air Visual chưa đầy đủ và cũng không khách quan, khi Air Visual chỉ lấy số liệu từ 1 trạm quan trắc ở Đại sứ quán Mỹ, không lấy số liệu từ 10 trạm quan trắc của Chi cục Bảo vệ Môi trường.
Đơn vị này cho rằng, đây là thời điểm giao mùa nên xuất hiện sương mù. Những lớp sương mù dày khiến lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được. Đến gần trưa, lớp sương mới tan nên chất lượng không khí mới kém ở lúc sáng sớm và tối muộn, khác với các xu hướng thông thường.
Cũng theo chính nhận định của chi cục, không khí Hà Nội sẽ vẫn duy trì ở mức kém trong thời gian tới và phải chờ khi nào có các đợt không khí lạnh, gió mùa Đông Bắc thì chất lượng mới được cải thiện.
Không khí ở Hà Nội luôn trong tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Không khí ở Hà Nội luôn trong tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Ảnh: TTXVN
Theo nhiều chuyên gia, việc phụ thuộc vào thời tiết để “làm loãng” ô nhiễm không khí là một trạng thái rất bị động của các cơ quan chức năng.
TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam khẳng định, ngoài nguyên nhân về thời tiết, khí hậu, có một phần nguyên nhân rất lớn là do chính hoạt động của con người. Hiện nay ở Hà Nội và khu vực lân cận có quá nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp chưa được di dời, cần phòng tránh, ngăn ngừa, thay vì để xảy ra ô nhiễm, lúc đó mới loay hoay tìm cách xử lý.

“Ở đô thị thì xe cộ rất là nhiều. Thứ hai là các cơ sở sản xuất ở bên ngoài thành phố rất nhiều, trong thành phố cũng có. Rồi các công trình xây dựng, rồi đốt rơm rạ vào các ngày vụ mùa”.
TS. Hoàng Dương Tùng cho rằng, chỉ số bụi mịn PM2.5 trong thời gian gần đây ở Hà Nội rất cao, người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin về chỉ số chất lượng không khí để từ đó có biện pháp tự bảo vệ. Người nhạy cảm với sức khỏe như người già, trẻ em nên hạn chế ra đường, đặc biệt trong buổi sáng khi đi tập thể dục.
Trong khi đó, TS Lê Ngọc Cầu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường, Viện khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu nhận định về một số biện pháp giúp cải thiện chất lượng không khí:

“Đầu tư phát triển GTCC, khuyến khích người dân đi GTCC sẽ có tác dụng rõ rệt. Bên cạnh đó, cần đưa ra các quy định về xây dựng cây xanh, không gian mở các khu đô thị, thực hiện chính sách kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy triệt để. Cũng cần đầu tư hệ thống tích hợp hệ thống quan trắc môi trường không khí với khí tượng thủy văn để có đánh giá, nhận định chính xác hơn”.
Nói về yếu tố hạ tầng giao thông, GS. Trương Quang Học - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, phương tiện giao thông cũ, mật độ cao, ùn tắc cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên khói bụi.

“Giao thông công cộng là rất tốt, không chỉ giải quyết được giao thông mà nếu xét về môi trường thì cũng giải quyết được rất nhiều. Vì vậy, đứng về lâu dài mà nói thì nên phát triển. Vừa rồi Hà Nội có biện pháp rất tốt đấy là những người trên 60 đi ô tô buýt không mất vé. Đấy cũng là một hình thức ưu tiên để phát triển giao thông công cộng”.
Mặc dù vậy, theo GS. Trương Quang Học, hiện có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nhưng lại xảy ra thực tế chồng chéo, bất cập trong vấn đề quản lý giữa các bộ, ngành, dẫn đến lúng túng trong phản ứng khi có diễn biến ô nhiễm xấu.

“Ví dụ như không khí chẳng hạn, toàn bộ về giao thông thì chủ yếu bên Bộ GTVT quản lý. Còn đứng về nguyên tắc mà nói thì Bộ Tài nguyên môi trường vẫn là quản lý nhà nước về các dạng ô nhiễm , kể cả ô nhiễm khí, ô nhiễm nước. Phải thấy rằng, đây là vấn đề tồn tại bức xúc, quản lý nhà nước chồng chéo, đặc biệt là trong lĩnh vực tài nguyên môi trường”.
Không khí ở Hà Nội luôn trong tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Có ý kiến cho rằng phản ứng của chính quyền đô thị trước sự lo lắng của người dân có lẽ cũng nên được xem là một tiêu chí để đánh giá mức độ “xanh” của thành phố đó
Trao đổi với phóng viên, ĐBQH TP. Hà Nội Bùi Thị An cho rằng, không khí giai đoạn vừa rồi rất đáng báo động, không chỉ riêng ở Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng mà gần như nhiều vùng miền khác của nước ta. Bởi lẽ, nếu môi trường không khí trong lành thì nguyên nhân do thời tiết (hiện tượng nghịch nhiệt) cũng không ảnh hưởng quá lớn.
Việc cần thiết hiện này là có nghiên cứu đánh giá một cách chính xác nguyên nhân, ngành nào, lĩnh vực nào gây ô nhiễm ra với tỉ lệ bao nhiêu. ĐBQH Bùi Thị An cũng đồng ý quan điểm, Bộ Tài nguyên Môi trường nên là đầu mối chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ về quản lý môi trường không khí.

“Đầu tiên là phải kiểm tra, đánh giá. Thứ hai là phải có giải pháp để ngăn chặn để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tôi nghĩ phải có cơ quan giám sát thường xuyên nhưng phải rất khách quan và có trình độ chuyên môn thì số liệu công bố mới chính xác thì mới thuyết phục được người dân, thuyết phục được ngành công nghiệp gây ra ô nhiễm không khí và từ đó mới có thể có thu được phí, dùng phí đây để xử lý, tránh ô nhiễm không khí”.
Theo ĐBQH Bùi Thị An, đối với các tổ chức chính trị xã hội khác nên có giám sát, trong trường hợp nếu gây ô nhiễm dứt khoát phải có kiến nghị với chính phủ để có xử lý thích hợp. Tuyệt đối không đánh đổi kinh tế lấy môi trường. Mọi người dân Việt Nam đều có quyền sống trong môi trường trong lành.
Dù vẫn còn tranh cãi về việc liệu Hà Nội có nằm trong top ô nhiễm không khí nhất thế giới hay không, thì có một thực tế ai cũng phải thừa nhận, Thủ đô của chúng ta đang bị ô nhiễm không khí, và sức khỏe người dân đang bị ảnh hưởng.
Thiết nghĩ, phản ứng của chính quyền đô thị trước sự lo lắng của người dân có lẽ cũng nên được xem là một tiêu chí để đánh giá mức độ “xanh” của thành phố đó, bên cạnh các chỉ số thống kê về chất lượng không khí.
Nguồn ST
 
Không khí ở nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề, đây cũng là tác nhân gây nhiều bệnh, mà chúng ta không ngờ tới, Tác hại của ô nhiễm không khí với sức khỏe của chúng ta như thế nào?hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Một số chất khí có trong không khí gây nguy hại tới sức khỏe
Nguyên nhân phát sinh và tác hại của khí CO
Phát sinh từ bếp than, khói thải từ các nhà máy, khí thải từ các động cơ…Khi con người hít phải khí CO chúng sẽ xâm nhập vào máu phản ứng với Hemoglobin-thành phần có trong hồng cầu khiến cơ thể bị ngạt. Nếu hít phải lượng CO quá lớn sẽ gây triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi thậm chí gây bất tỉnh hoặc tử vong.
Nguyên nhân phát sinh và tác hại của khí SO2
Phát sinh khí đốt các nguyên liệu như gỗ, than, phân khô, rơm, rác….Khi con người bị khí SO2 xâm nhập vào cơ thể, SO2 dễ dàng phản ứng hóa học với nhiều thành phần trong cơ thể có khả năng gây rối loạn chuyển hóa đường, protein..gây tắc nghẽn mạch máu và giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu làm co hẹp dây thanh quản gây khó thở cho con người.
Nguyên nhân phát sinh và tác hại của khí NOx
Phát sinh khi đốt nguyên liệu trong động cơ đốt trong, trong quá trình hàn điện, khói thải từ các phương tiện… Khi NOx bị oxi hóa sẽ tạo ra ozon gây triệu chứng chảy nước mắt và dị ứng da. Khí NOx cũng là một trong những tác nhân gây bệnh hen, viêm phổi, viêm phế quản.
Nguyên nhân phát sinh và tác hại của khí Clo
Đây là thành phần sử dụng nhiều trong các chất tẩy rửa như nước tẩy quần áo, xà phòng, nước rửa bể, thông cống….Khi tiếp xúc với Clo có thể gây các triệu chứng ngứa da, khó thở, tức ngực, ngứa và chảy nước mắt nếu nhiễm nặng sẽ gây đau đầu, nôn mửa thậm chí gây phù nề phổi rất nguy hiểm cho cơ thể.
Nguyên nhân phát sinh và tác hại của khí H2S
Được sản sinh khi đốt cháy không hoàn toàn các nguyên liệu than, gỗ, xăng dầu….H2S có mùi trứng thối rất đặc trưng nên con người dễ dàng phát hiện vì vậy khi phát hiện sự xuất hiện của khí H2S chúng ta nên rời khỏi chỗ đó ngay lập tức. Nếu hít phải lượng khí H2S quá lớn con người sẽ bị ngạt do thiếu oxi.

Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người
  1. Biểu hiện ảnh hưởng tới sức khỏe thường thấy do ô nhiễm không khí là: dị ứng, đau mắt, ho, khó thở……phụ thuộc vào mật độ ô nhiễm và thời tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí mà gây triệu chứng khác nhau.
  2. Trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu và đang trong giai đoạn phát triển vì vậy là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong thời gian gần đây tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao nhất là các bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phổi, nhiễm khuẩn hô hấp….
  3. Các cơ quan nghiên cứu trên TG cũng chỉ ra rằng 1 chất thì không thể gây ung thư nhưng nếu nhiều chất ô nhiễm không khí xâm nhập vào cơ thể một thời gian dài sẽ là tác nhân gây các bệnh ung thư cho con người, ung thư phổi là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất do ô nhiễm không khí gây ra.
Chúng ta cần làm gì để chủ động phòng tránh tác hại do ô nhiễm không khí
Không xả thải các chất gây ô nhiễm ra ngoài không khí
Nhanh chóng rời khỏi khu vực có mật độ ô nhiễm không khí cao
Tự trang bị các máy lọc không khí cho chính bản thân mình để bảo vệ sức khỏe
Hạn chế ra đường khi mật độ giao thông đông đúc
Nói không với sử dụng bếp than, đốt các rác thải, rơm rạ để bảo vệ môi trường
Thường xuyên khám sức khỏe để định kỳ để phát hiện kịp thời các căn bệnh nguy hiểm
 
Trang Air Visual lấy duy nhất số liệu quan trắc không khí từ trạm Đại sứ quán Mỹ cho thấy, vào lúc 19h55' ngày 29/9, thời điểm được cho là không khí bớt ô nhiễm, trên Air Visual, hệ thống đo chất lượng không khí 10.000 thành phố trên toàn cầu, chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội vẫn đứng đầu thế giới là 172. Chỉ số này xếp trên một số thành phố của Trung Quốc như Thẩm Dương, Thâm Quyến và Thủ đô Kakarta của Indonesia.
Cũng theo thống kê trên trang này, chiều tối 28/9 và rạng sáng 29/9, AQI của Hà Nội chạm ngưỡng tím. AQI cao nhất đo được tại thủ đô những ngày qua thuộc khu vực Bắc Từ Liêm.
Như vậy, sau nhiều ngày chất lượng không khí ở mức đỏ - mức ảnh hưởng tới sức khỏe con người thì nay AQI tại Hà Nội lên trên 200 – ngưỡng tím, mức có hại cho sức khỏe con người; cảnh báo người dân không nên ra ngoài.
Không chỉ Hà Nội, một số thành phố khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ cũng nằm trong ngưỡng này, như huyện Thái Thụy, Đông Hưng của tỉnh Thái Bình (AQI = 245) và Kiến An của Hải Phòng (AQI>200).

4062

Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ làm việc tại khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, không khí ở Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thường ô nhiễm nhất vào sáng sớm.
Sáng sớm, lẫn trong không khí là bụi tự nhiên, khí thải, bụi hữu cơ và bụi siêu mịn (PM10, PM2.5), khiến bầu trời luôn âm u, mù mịt như có sương mù khiến nhiều người dân tỏ ra lo ngại cho sức khỏe của mình và người thân.
Vào chiều tối và đêm, thời điểm nhiều người tưởng không khí khả quan hơn nhưng chính là lúc không khí chịu ô nhiễm nặng nề. Chất lượng không khí chỉ được cải thiện từ cuối buổi sáng đến chiều.
Nguyên nhân, ngoài khói bụi, khí thải từ các phương tiện ô tô, xe máy, xe bus hay các công trường xây dựng, thì nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng ô nhiễm là tượng nghịch nhiệt và thói quen đốt than hay rơm rạ, lá khô của một số vùng.
Trước thực trạng trên, các chuyên gia khuyến cáo người dân, cả người khỏe mạnh và người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp mạn tính nên hạn chế ra ngoài, nhất là những giờ cao điểm để bảo vệ sức khỏe.


Bên cạnh đó, người Hà Nội và vùng bị ô nhiễm nên hạn chế tập thể dục buổi sáng, bởi quá trình tập thể dục khiến lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn.
Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa bụi mịn (PM2.5 và PM10), người dân khi ra ngoài cần tránh đến những nơi đông phương tiện qua lại, công trường đang thi công, giảm vận động mạnh và đeo khẩu trang chuyên dụng.
Trong nhà, bạn nên hạn chế mở cửa chính, cửa sổ, không đốt nhiều vàng mã, giấy và than tổ ong để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm. Sau khi từ bên ngoài về, bạn nên rửa sạch mặt, mũi, nhỏ nước rửa mắt, mũi để trôi sạch bụi bẩn. Bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc những ngày qua luôn ở ngưỡng nguy hại cho sức khỏe. Theo Airvisual, từ 26/9 đến 29/9, chỉ số AQI của Hà Nội luôn đạt ngưỡng gần 200 (ngưỡng ảnh hưởng sức khỏe mọi người).
Lần lượt các khu vực đều cho chỉ số chất lượng không khí ở mức cao, như đường Tô Ngọc Vân - Tây Hồ (182), Bắc Từ Liêm (175), Thành Công (174), khu vực Hàng Đậu (174), Láng Hạ (179), Tây Mỗ (163) vào ngày 26 và 27/9, thì 2 ngày gần đây, AQI của Hà Nội thường trên 180.
Có thời điểm Hà Nội đứng đầu về mức độ ô nhiễm không khí trên toàn thế giới với chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên ngưỡng 204./.
Khả Minh
 
Chị Hoa, 25 tuổi thường đi làm từ lúc 5h sáng với hi vọng bầu không khí sẽ trong lành hơn. Nhưng sau khi chạy xe được mấy phút, cô không chịu nổi vì quá "ngợp". Sự ngột ngạt, khó thở bao trùm khắp không gian. Lớp bụi mờ đục cứ ngỡ là mây mù hoặc sương sớm khi tiết trời sang Thu,. Nhưng trên thực tế, đó là lớp không khí ô nhiễm ở mức báo động.
Trong khi đó, bác Nguyễn Cao Oánh, 71 tuổi, thường xuyên theo dõi tình hình ô nhiễm không khí nhiều ngày qua tại Hà Nội. Bác lo lắng sức khỏe của bản thân và con cháu trước sự "tấn công" của siêu bụi mịn PM2.5.
4067

Theo khuyến cáo của các chuyên gia môi trường, từ 13/9 đến nay, Hà Nội đang trải qua đợt ô nhiễm không khí trầm trọng, đặc biệt vào ban đêm, sáng sớm và chiều tối. Báo cáo mới nhất của Bộ Tài Nguyên và Môi trường nêu rõ chất lượng không khí (AQI) tại Thủ đô liên tục có những ngày nồng độ bụi PM2.5 vượt ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.
Bộ khuyến cáo, người dân và đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp nên hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời, nếu có nhu cầu ra ngoài cần trang bị khẩu trang, đeo kính che mắt.
"Mình từng nghĩ sẽ gắn bó lâu dài với thành phố lớn như Hà Nội, vì nơi này cho mình nhiều cơ hội trải nghiệm và trưởng thành. Tuy nhiên, ô nhiễm ngày càng gia tăng, nhẹ thì bệnh về hô hấp, nặng có thể là ung thư. Mình đang phân vân liệu có nên bỏ thành phố về quê hay không?" - Hoa nói.
"Hay là mình bỏ thành phố về quê trồng rau nuôi cá" - nghe qua thì như một câu nói đùa, nhưng lại đáng suy ngẫm với thực trạng của Hà Nội và TPHCM hiện nay. Không riêng gì người trẻ như Hoa, nhiều gia đình có con nhỏ cũng đang dự tính giải pháp "di cư" về quê sau khi môi trường không khí tại Hà Nội chưa có dấu hiệu cải thiện.
Chị Mai, 35 tuổi, lo lắng khi 2 đứa nhỏ nhà chị thời gian này thường xuyên bị ngạt mũi. Bản thân chị thỉnh thoảng có dấu hiệu tức ngực, khó thở, ho nhiều sau khi từ chỗ làm về nhà. Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, chị và chồng bàn tính mua một chiếc máy lọc không khí.
"Bình thường 6h30 tôi bắt đầu rời nhà. Đường thì tắc, khói bụi, các công trình xây dựng không ngừng xả thải. Dù biết máy lọc không khí chỉ cải thiện phần nào chất lượng không khí trong nhà, nhưng có còn hơn không, ít nhất là đối với 2 đứa con nhỏ. Sắp tới, nếu tình hình môi trường ở Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì mức độ nguy hiểm, chúng tôi sẽ xem xét gửi con về quê với ông bà" - chị Mai nói.
Từng sinh sống ở Hà Nội nhiều năm, anh Tuấn, 30 tuổi, đã quyết định về Thái Nguyên lập nghiệp. Mặc dù bị gia đình phản đối, nhưng anh vẫn kiên định với "bước đi" táo bạo của mình. Anh nói, chất lượng cuộc sống ở quê tốt hơn dù không đủ đầy như trên thành phố.
"Một trong những nguyên nhân mình không muốn ở lại Hà Nội, chính là vì ô nhiễm và tắc đường. Sau khi học xong, mình chỉ muốn về quê, đường sá rộng rãi, không khí thoáng đãng. Nếu có việc phải ra Hà Nội, mình chỉ ở nhiều nhất là 2 ngày, vì không chịu nổi sự ồn ào và tấp nập" - anh Tuấn tâm sự.
Bác Nguyễn Văn Toán, 70 tuổi, bày tỏ lo ngại trước thực trạng môi trường hiện nay, kể cả khi đi thể dục, bác cũng phải trang bị khẩu trang nhiều lớp. Dù bản thân chưa bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng bác Toán nghĩ rằng nếu ô nhiễm kéo dài, sẽ không loại trừ những căn bệnh về đường hô hấp.
"Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nhiêm trọng tới sức khỏe người dân, người già thì càng phải chú ý. Gần 1 tháng rồi Hà Nội chưa mưa, không khí hanh khô càng làm bụi phát tán mạnh. Sáng sớm mà ngột ngạt khó chịu vô cùng. Ngay cả những hàng cây xanh trên vỉa hè và dải phân cách cũng có dấu hiệu héo úa" - bác Toán chia sẻ.
Trong khi đó, gia đình bác Hưng, 65 tuổi, luôn phải đóng chặt cửa sổ. Bác tạm thời ngừng chạy bộ ngoài đường để hạn chế hít phải khói bụi. "Nhà tôi ở chung cư cao tầng nhưng cũng không dám hé cửa vì thời gian này ô nhiễm quá nghiêm trọng. Nếu đúng là Hà Nội vào Thu thì không khí sẽ trong lành, nắng đẹp, nhưng hiện nay có cái gì đó rất mờ đục".
Nguồn: Sưu tầm
 
Tiến sĩ Tùng đặt vấn đề làm sao để thành phố hạn chế đốt rơm rạ cho lần tiếp theo. “Có những người thiếu ý thức, nhưng cũng có nhiều người bí cách xử lý, không đốt thì họ không biết làm thế nào”, ông nói.

Ông cho rằng cần hỗ trợ về chính sách và tài chính để có những người thu gom, kiếm được tiền từ rơm rạ thừa, và hướng dẫn dùng rơm rạ làm phụ phẩm, để tạo động lực kinh tế cho việc dừng đốt.

Doi pho 5 nguon gay o nhiem khong khi ky luc o Ha Noi hinh anh 3
Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam. Ảnh: Mỹ Hà.
“Đây là nguyên nhân liên quan đến con người, có thể ngăn chặn được... bằng cách tuyên truyền, giáo dục mọi người, thậm chí chế tài, hình phạt, cấm đốt rơm rạ”, tiến sĩ Lưu Đức Hải, từng là chủ nhiệm khoa Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, nói.

Hà Nội đang tiến hành một nghiên cứu, lấy mẫu 1 năm để xem nguồn ô nhiễm đến từ đâu.

Dựa vào việc các nguồn ô nhiễm như giao thông, công nghiệp, xây dựng, đốt than tổ ong không có nhiều biến động, mà ô nhiễm lại “lên rất cao” vào tháng 5, 6 và 9, 10 năm nay, các nhà quản lý nhận định nguyên nhân có thể do việc đốt rơm rạ sau vụ mùa ở 19-20 huyện ngoại thành và do thời tiết.

“Giải pháp cấp bách là các địa phương phải vào cuộc ngay ngăn chặn đốt rơm rạ. Ngoài ra, nếu thời tiết khả quan hơn, lượng gió nhiều hơn, có cơn mưa, thì chất lượng không khí sẽ cải thiện”, bà Lê Thanh Thủy, trưởng phòng quản lý dự án và truyền thông, Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, nói.

Bà cho biết đến nay chưa có luật hay chế tài để xử phạt hành vi đốt, coi đây là một khó khăn lớn.

Doi pho 5 nguon gay o nhiem khong khi ky luc o Ha Noi hinh anh 4
Tiến sĩ Lưu Đức Hải, cựu chủ nhiệm khoa Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hai tuần qua, qua kiểm tra ở các huyện ngoại thành, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ghi nhận tình trạng đốt rơm rạ rất phổ biến vào chiều tối, âm ỉ tới gần sáng sớm.

Bà Thủy dự đoán việc đốt rơm rạ có thể giảm trong hai tuần tới, vì các địa phương “đã đốt rất nhiều rồi”.

“Chủ tịch thành phố đã chỉ đạo kiên quyết toàn bộ 30 quận huyện chấm dứt việc đốt rơm rạ và tới năm 2020-2021 xóa toàn bộ việc sử dụng bếp than tổ ong... nếu chính quyền địa phương ngăn chặn đốt rơm rạ, chắc chắn AQI sẽ giảm”.

Ông Tùng cũng đề xuất đưa “không đốt rơm rạ” vào trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, là mục tiêu mà nhiều xã, huyện muốn đạt được. Hiện nay, tiêu chí thứ 17 về môi trường chỉ nhắc đến nước thải.

Doi pho 5 nguon gay o nhiem khong khi ky luc o Ha Noi hinh anh 5
Ở mức đỉnh điểm ngày 1/10, Hà Nội đứng đầu danh sách ô nhiễm của AirVisual. AQI tại 14 điểm đều trong khoảng đỏ 151-200. Ảnh: Chụp màn hình.
Xử lý chất thải ở làng nghề, cụm công nghiệp
“Cần kiểm soát các làng nghề tái chế giấy, nhựa, kim loại, kết hợp kiểm soát hoạt động sản xuất công nghiệp”, ông Tùng nói.

Ông nhận định “quy trình kiểm tra, chế tài đã có rồi, đối với xả thải vượt quá quy chuẩn”, nhưng việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt vẫn đang giới hạn.

Ông cũng nói việc xử lý không phải dễ, vì phải quan trắc chính xác và sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống mưu sinh của người dân.

Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, trong đó có 305 làng nghề được đăng ký và công nhận, tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động. Nếu doanh thu cao có thể đạt hàng trăm tỷ đồng/năm, nhưng đa số làng nghề ít quan tâm tới xử lý chất thải, theo trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Doi pho 5 nguon gay o nhiem khong khi ky luc o Ha Noi hinh anh 6
Các khu công nghiệp ban đầu của Hà Nội không được quy hoạch đồng bộ, nằm xen kẽ trong khu dân cư và trục giao thông. Ảnh: Việt Hùng.
“Xử lý ô nhiễm không khí là phải xử lý tại nguồn, chẳng hạn xe cộ mà gây ra ô nhiễm vượt quá mức thì không nên cho sử dụng nữa”, tiến sĩ Hải từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói.

Tiến sĩ Tùng cũng đồng tình, cho rằng để kiểm soát khí thải, cần phải tăng cường phương tiện công cộng, nhất là những xe buýt cỡ nhỏ, chạy bằng nguyên liệu sạch CNG (khí nén thiên nhiên). Ông nhắc tới những đề án đã có về hạn chế xe máy, và hy vọng có thể cương quyết hơn.

Doi pho 5 nguon gay o nhiem khong khi ky luc o Ha Noi hinh anh 7
Tiến sĩ Hải cho rằng xe cộ gây ô nhiễm quá mức thì không nên cho sử dụng nữa. Ảnh: Việt Hùng.
Minh bạch trong giám sát công trình xây dựng
Trên địa bàn Hà Nội có hơn 1.000 công trình xây dựng lớn, nhỏ, mỗi tháng hơn 10.000 m2 đường bị đào bới (số liệu 2017) để triển khai các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Nhiều dự án cải tạo hạ tầng, xây dựng nút giao thông, khu đô thị mới đã kéo dài, gây ô nhiễm. Các vi phạm như không che bạt chống bụi, tập kết phế thải lấn chiếm vỉa hè, rơi vãi vật tư, đất cát ra đường... cũng gây ô nhiễm.

Tiến sĩ Tùng cho rằng cần tăng sự minh bạch trong việc giám sát ô nhiễm các công trình xây dựng. “Có thể lắp camera giám sát các công trình xây dựng, truyền tín hiệu về các cơ quan quản lý rồi công bố lên cho người dân, góp phần kiểm soát ngay, vừa trước mắt, vừa lâu dài”, ông nói.

Doi pho 5 nguon gay o nhiem khong khi ky luc o Ha Noi hinh anh 8
Hành khách đeo khẩu trang trên xe buýt đi qua phố Thái Hà chiều 1/10. Để kiểm soát khí thải, cần khuyển khích phương tiện công cộng. Ảnh: Việt Hùng.
528 tấn than/ngày?
Việc đốt than tổ ong cũng được cho là nguyên nhân ô nhiễm lớn. Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, tính đến tháng 10/2017, trên địa bàn thành phố có trên 55.000 bếp than tổ ong đang được sử dụng, phần nhiều là của các quán ăn, nhà hàng, quán nước vỉa hè.

"Theo số liệu điều tra của chúng tôi, mỗi ngày người dân TP sử dụng 528 tấn than, tương đương với 1.872 tấn khí CO2 phát thải ra môi trường”, ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 1/10.

“Các phường nên vận động bà con làm sao hạn chế”, tiến sĩ Tùng nói thêm. “Đã vận động rất ghê và giảm được rất nhiều, phải tiếp tục. Nhiều gia đình bảo kinh tế khó, không đốt than thì đốt cái gì, thì cần hỗ trợ, và làm sao người ta thấy trách nhiệm của mình (với môi trường)”.
Nguồn ST
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top