Tác dụng chữa bệnh từ củ nghệ vàng

Thandieu2

Thần Điêu
Củ nghệ vàng còn có các tên gọi như khương hoàng, uất kim... Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ củ nghệ) vị cay, đắng, tính bình tâm, can, tỳ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu ứ và giảm đau, bụng trướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng...

Trong nhân dân, nghệ dùng bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mụn mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Mới đây, các nhà khoa học nghiên cứu và xác định được nghệ còn có tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung; chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin; lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật; làm giảm lượng cholesterol trong máu; tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+); tác dụng kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon. Tác dụng giảm tỷ lệ mắc ung thư như ung thư vú, tuyền tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều chất nghệ.

Chữa bỏng nhẹ, thông thường: Lá chè tươi 100g, nghệ vàng 50g, đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt, chấm thuốc bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát, lấy gạc sạch che vết bỏng lại. Những ngày sau, bôi thuốc mỗi ngày 2 - 3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ 2 - 3 ngày chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.

Phòng và chữa các bệnh sau khi đẻ: Dùng một củ nghệ nước, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh). Chữa sau khi đẻ, máu xấu xông lên tim: Dùng nghệ đốt tồn tính, tán bột, uống 2 đồng cân (8g với giấm).
20121120-104844-1-tac-dung-chua-benh-tu-cu-nghe-vang.jpeg



Chữa đau vai gáy: Khương hoàng, cam thảo, khương hoạt đều 1 lạng, thêm bạch truật 2 lạng. Tán nhỏ, mỗi lần dùng 1 lạng sắc nước uống.
Chữa bệnh phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng (dọa sẩy thai): Khương hoàng, đương quy, thục địa, lá ngải cứu sao qua, lộc giác giao (sừng hươu) mỗi vị 1 lạng sao khô vàng. Tất cả các vị trên đem tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân, thêm gừng tươi nửa phân, táo 3 quả, sắc với nước, bỏ bã uống trước bữa ăn khi uống thuốc còn ấm.
 
Bạn cho mình hỏi nghệ kết hợp với mật ong có được không? Kết hợp thế nào và có thể chữa được bệnh gì?
Bạn nói về tác dụng của nghệ vàng, vậy có mấy loại nghệ, những loại nghệ khác có tác dụng gì không?
 
Theo những gì mình biết thì kết hợp được bạn àh,

Kết hợp mật ong, nghệ, trứng gà với nhau, chúng ta sẽ có vị thuốc chữa trị được nhiều thứ bệnh rất hiệu nghiệm

- Do bên trong: thuộc nội thương tình chí quá hưng phấn hoặc ức chế: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng (thất tình).

- Do bị đánh, té, ngã, va chạm thương tích.

Do đó trong điều trị đã có các khoa ngoại cảm, nội khoa và ngoại khoa. Các bác sĩ, thầy thuốc thường dùng thuốc hóa dược, thảo dược, thuốc tiêm, thuốc uống và giải phẫu (mổ xẻ thương tích). Ngày nay ngày càng nhiều người dùng thức ăn để chữa bệnh gọi là “thực liệu pháp” hoặc “thực dưỡng liệu pháp” để phòng bệnh.

- Theo Đông y: mật ong có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm, bổ tỳ vị, nhuận táo, trừ ho, giải độc, giảm đau, sát khuẩn, nhuận tràng. Làm thuốc bổ ngũ tạng, tăng cường thể lực toàn thân cho người lớn, trẻ em, người đau đại tràng – dạ dày, đại tiện táo kết, an thần, chữa suy nhược thần kinh, ho khan, viêm họng, giải độc của vị ô đầu. Ngày dùng từ 20-50g và có thể tới 100-150g. Dùng ngoài chế thành thuốc mỡ hoặc dùng riêng mật ong để băng bó vết thương, đắp lên vết loét, mụn nhọt.
Người ta còn dùng nọc ong để chữa thấp khớp, viêm tim do thấp, sưng cơ khớp, viêm khí quản, nhức đầu, tăng huyết áp giai đoạn 1 và 2. Dùng sáp ong để chữa trĩ ra máu mủ, ung nhọt, chữa bỏng lửa.

- Nghệ có vị đắng cay:

tính ấm vào 2 tạng can và tỳ. Có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, chỉ thống, chữa phụ nữ kinh bế, đau máu do huyết ứ gây đau bụng, dạ trướng đau, dạ dày đau.

- Trứng gà:

Lòng đỏ trứng có nhiều chất mỡ tạo ra photpho và sắt là loại thực phẩm quý và rất bổ dưỡng. Trong Đông y, lòng đỏ trứng còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất. Có thể ăn 1-2 lòng đỏ trứng đánh với khoảng 10-20ml mật ong vào buổi sáng, khoảng 2 lần/ tuần. Trong 30g lòng đỏ có 7g anbumin, 15g mỡ, 67mg canxi, 226mg phospho, 3,5g sắt. Giá trị dinh dưỡng lòng đỏ trứng cao hơn lòng trắng, rất cần cho người lao động trí óc và những người suy nhược thần kinh. Vì vậy những ai mệt mỏi hay suy nhược cơ thể và bị ho đều dùng được.

Theo Đông y: Trứng gà vị mặn tính lạnh, làm yên 5 tạng, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, trị ho hen, kiết lỵ, động thai, bổ dưỡng làm sinh đẻ dễ dàng, khi ăn để bổ dưỡng thì luộc hồng đào (lòng đỏ còn sền sệt) mỗi ngày một quả là đủ. Kết hợp 3 thứ thành bài thuốc chữa được nhiều chứng bệnh nói trên. Sau đây xin giới thiệu cách dùng nghệ, trứng gà, mật ong để chữa một số bệnh.

Ngoài tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe, trứng gà ngâm mật ong còn rất tốt cho da. Tuy nhiên vì trứng sống thường có Salmonella nên có thể gây bệnh cho người sử dụng. Do đó, tốt nhất là đập trứng lấy lòng đỏ rồi đổ mật ong lên, đậy kín để qua đêm là có thể ăn được.
 
thế còn nghệ đen thì sao hả bạn

Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen.

Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh.Nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2:
Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày

.
Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4:
Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).
Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.

Bài 5: Nghệ đen tán: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g.Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top