Chia Sẻ Syria - Cái rốn của những mâu thuẫn thời đại

Trang Dimple

New member
Xu
38
Syria hiện được coi là thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất của thế giới và cũng là một trong những điểm nóng nghiêm trọng nhất.

Từ nội chiến đến xung đột toàn cầu

Căng thẳng bắt đầu dâng lên giữa những người biểu tình và chế độ Bashar-al-Assad đầu năm 2011. Vào tháng 7/2011, tổ chức chống chính quyền Assad chính thức được thành lập từ các quân nhân đào ngũ ở quân đội Syria mang tên Quân đội Syria Tự do (FSA). Trong khi đó, dân tộc Kurd ở miền bắc Syria cũng hình thành một đơn vị quốc phòng riêng biệt để chống đối chính phủ.

Năm 2012, các cuộc xung đột vũ trang đầu tiên nổ ra giữa những người ủng hộ chính phủ, FSA và Mặt trận Al-Nursa (một nhánh của al-Qaeda ở Syria) vừa được thành lập. Lực lượng người Kurd bắt đầu tham gia vào cuộc xung đột với FSA, tuy nhiên tránh tham chiến trực tiếp với chính quyền Assad.

syria-noi-hoi-tu-nhung-mau-thuan-cua-thoi-dai.jpg

Cuộc chiến Syria đã khiến hơn 400.000 người chết và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Tình hình càng trở nên phức tạp khi các thế lực ngoại quốc bắt đầu can thiệp bằng cách hỗ trợ các nhóm khác nhau. Trong khi Iran và Hezbollah ủng hộ chính quyền Assad, thì Mỹ lại hỗ trợ lực lượng FSA.

Năm 2013, Hezbollah và quân đội Iran bắt đầu tham gia cuộc chiến. Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng bắt đầu nhúng tay vào Syria.

Sau đó, Mỹ cùng các quốc gia vùng Vịnh bắt đầu thiết lập liên quân để không kích IS. Vào tháng 9/2015, đồng minh lâu năm của Syria là Nga tuyên bố tiến hành chiến dịch không kích để chống lại IS. Tiếp đó, tháng 11, Pháp không kích các mục tiêu IS ở Syria sau cuộc khủng bố đẫm máu Paris làm 130 người thiệt mạng.

Sau tất cả những diễn biến trên, hiện tại cục diện ở Syria đang hết sức rắc rối. Lực lượng Assad vẫn đang kiểm soát phần lãnh thổ phía Tây đất nước, trong đó có thủ đô Damascus. Trong khi đó, các nhóm phiến quân chống chính phủ lại đang cố thủ tại miền Bắc và Nam Syria. Lực lượng người Kurd thì trấn giữ phần lớn lãnh thổ của họ dọc biên giới phía Bắc với Thổ Nhĩ Kỳ. Tổ chức khủng bố IS thì thiết lập chế độ cực đoan dọc sông Euphrates, cho phép chúng linh hoạt tham chiến cả ở Iraq và Syria.

Nơi hội tụ những mâu thuẫn cơ bản của thời đại

Để hiểu được tại sao cuộc chiến Syria lại kéo dài và diễn biến phức tạp với sự tham gia của nhiều bên như vậy, cần phải thấy được bản chất của xung đột đang diễn ra.

Một là, về tính chất tôn giáo của các cuộc xung đột. Ở Tunisia, Ai Cập và Libya hơn 90% cư dân theo đạo Hồi dòng Sunni, các ông Ben Ali, Mubarack, Gadhafi và những nhân vật chủ chốt trong chính quyền của họ đều là những tín đồ đạo Hồi dòng Sunni. Nghĩa là những người theo đạo Hồi dòng Sunni lật đổ chính quyền của người Sunni.

Ngược lại, tại Syria, Tổng thống Bashar al-Assad và các cộng sự chủ chốt của ông trong chính quyền Damacus là tín đồ đạo Hồi dòng Shiite thiểu số, hơn 70% dân Syria là tín đồ đạo Hồi dòng Sunni. Ở đây, người Sunni chiếm đa số nổi dậy chống chính quyền của người Shiite thiểu số.

Như vậy, khác với Tunisia, Ai Cập và Libya cuộc xung đột ở Syria nhất là ở giai đoạn đầu, mang đậm màu sắc một cuộc xung đột tôn giáo. Từ trước tới nay và ở khắp nơi trên hành tinh, mọi cuộc xung đột tôn giáo đều gay gắt, kéo dài và đẫm máu.

Hai là, khác với Tunisia, Ai Cập và Libya, Syria có vị trí địa chính trị, địa chiến lược cực kỳ quan trọng. Syria nằm ở bờ Đông của Địa Trung Hải, nơi ngã ba của ba châu lục: châu Á, châu Phi, châu Âu, và ở tâm điểm của vòng cung Ảrập - Hồi giáo Bắc Phi - Trung Đông.

Mặc dù không giàu dầu mỏ, khí đốt như Iraq, Iran, Saudi Arabia và các quốc gia Bắc Phi, Trung Đông khác, nhưng với vị trí địa chính trị, địa chiến lược nói trên, Syria trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng và lợi ích hết sức gay gắt của các cường quốc thế giới, trước hết là Nga và Mỹ.

Mặt khác, Syria cần thắt chặt quan hệ với Nga để đương đầu với Israel và các đối thủ khác ở khu vực. Trong khi Nga rất cần Syria vì Syria là bạn thân thiết duy nhất của Nga ở Trung Đông, là nơi đứng chân của Nga ở Trung Đông, và Nga dùng Syria làm nơi để ngăn chặn Mỹ và Tây Âu độc chiếm khu vực Trung Đông - nơi cận kề với Trung Á - sân sau của Nga. Nếu Mỹ và Tây Âu khuất phục được Syria và Iran, thì họ sẽ tràn vào Trung Á, can thiệp vào các nước Cộng hòa tự trị của Nga và an ninh của Nga bị đe dọa hết sức nghiêm trọng trên toàn tuyến Tây Nam.

Về phía đối diện với Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Ý và các đồng minh khu vực (Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ…) đã hơn hai thập niên nay tìm mọi cách để loại bỏ Tổng tống Bashar al - Assad nhằm hai mục đích: 1. Chặt đứt trục liên minh Syria - Iran tại Trung Đông, Damacus là cánh tay phải của Tehran; 2. Đẩy lùi ảnh hưởng của Nga khỏi vòng cung Bắc Phi - Trung Đông.

Hai cường quốc khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia hợp tác với Mỹ và Tây Âu nhanh chóng loại bỏ Bashar al Assad có hai mục đích riêng (ngoài hai mục đích chung nói trên): 1. Loại Assad để làm suy yếu Iran, cường quốc khu vực thách thức vai trò của Thổ và Saudi Arabia, tranh giành vai trò “minh chủ” ở khu vực; 2. Làm suy yếu lực lượng Hồi giáo dòng Shiite vì Iran là trung tâm sức mạnh của Hồi giáo Shiite tại vòng cung Bắc Phi - Trung Đông, còn Thổ và Saudi Arabia là nơi tập trung sức mạnh của Hồi giáo Sunni.

Như vậy, tại Syria đang đồng thời tồn tại tất cả các mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu của thời đại, đó là: mâu thuẫn giữa sự áp đặt của siêu cường Mỹ lên thế giới và các lực lượng chống áp đặt trên thế giới; mâu thuẫn giữa các cường quốc thế giới trong việc tranh giành các vị trí địa chính trị, địa chiến lược đặc biệt quan trọng của Syria; mâu thuẫn giữa các cường quốc khu vực trong việc tranh giành ngôi vị “minh chủ”; mâu thuẫn giữa Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shiite; mâu thuẫn sắc tộc, dân tộc trong đất nước Syria nói riêng, ở khu vực nói chung; mâu thuẫn giữa đòi hỏi của người dân về một xã hội dân chủ, công bằng với nền chính trị thiếu dân chủ và do các nhóm lợi ích chi phối.

6 nguyên tắc cơ bản để chấm dứt xung đột

Để chấm dứt cuộc chiến Syria với bản chất đặc thù và diễn biến phức tạp nêu trên, cần phải đạt được 6 điều, những điều này có thể coi là nguyên tắc cơ bản cho việc kết thúc chiến sự.

Thứ nhất, Mỹ cần ngừng tất cả các hoạt động công khai và bí mật nhằm lật đổ chính phủ Syria.

Thứ hai, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần đảm bảo thi hành lệnh ngừng bắn đạt được giữa tất cả các bên bao gồm Mỹ, Nga, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Iran, nhằm ngăn chặn các hoạt động tài trợ tài chính và quân sự cho các lực lượng vũ trang ở Syria.

Thứ ba, tất cả các hoạt động bán quân sự cần phải dừng lại, bao gồm cả hoạt động của những “lực lượng ôn hòa” mà Mỹ ủng hộ.

Thứ tư, Mỹ và Nga mà trên thực tế là Hội đồng Bảo an nên buộc chính phủ Syria hành động một cách có trách nhiệm, chấm dứt hành động trừng phạt những người phản đối chế độ.

Thứ năm, một quá trình chuyển tiếp chính trị nên diễn ra từ từ và với sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của tất cả các bên chứ không phải là tiến hành một cách tùy ý, vội vàng.

Cuối cùng, cần gây sức ép để các nước vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tiến hành đàm phán trực tiếp trong một khuôn khổ khu vực nhằm đảm bảo một nền trật tự ổn định lâu dài tại đây. Người Turk, người Ả rập và người Iran đã cùng chung sống cùng nhau trong cả thiên niên kỷ. Chính những dân tộc này chứ không phải bất cứ cường quốc nào khác bên ngoài, nên dẫn đường cho một nền hòa bình ổn định trong khu vực.

Theo Bảo San

Hà Nội mới
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nội chiến Syria
Tổng quan

Cuộc nổi dậy ở Syria 2011 khởi đầu với hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ diễn ra tại Syria, bắt đầu từ ngày 26 tháng 1 năm 2011 và chịu ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình khác trong khu vực, được miêu tả là chưa có tiền lệ.

Tháng 1 năm 2012, Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 5.000 người đã bị giết kể từ khi các cuộc biểu tình, phản đối chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lần đầu tiên nổ ra hồi cuối tháng 3 năm 2011. Cho đến nay, sau hơn 1 năm, chưa có một nghị quyết LHQ về Syria nào được thông qua, đều do Nga và Trung Quốc phủ quyết.
1_151571.jpg

Phát ngôn viên của Tổng thống Putin là Dmitry Peskov nhấn mạnh, chính sách của Nga về Syria sẽ không thay đổi vì bất cứ sức ép nào. Ông tuyên bố trên hãng tin Interfax rằng, lập trường của Nga là "rõ ràng, cân bằng, nhất quán và hoàn toàn hợp lý. Do đó, chẳng có gì để tranh cãi về việc Nga thay đổi lập trường dưới sức ép của bất cứ ai".

Lý giải vấn đề này, một số nhà phân tích cho rằng, Syria từ lâu là một trong những đồng minh gần gũi nhất của Nga ở Trung Đông. Đồng thời, "người bạn Syria" cũng là một trong những "khách sộp" của ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Nga; cộng với việc cảng Tartus của Syria hiện là căn cứ hải quân bên ngoài lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ duy nhất của Nga.

Xung đột ở Syria kéo dài do có sự bất đồng sâu sắc giữa một bên là các nước phương Tây cùng khối Ả Rập và bên kia là Nga, Trung Quốc và Iran, những nước bảo vệ chính phủ Syria. Cho tới cuối tháng 7 năm 2013 theo như công bố của Liên Hiệp Quốc đã có tới 100.000 người chết.
20180317T000000Z_2066621303_RC12114A8B20_RTRMADP_3_MIDEASTCRISISSYRIA_1.JPG


Khoảng 2,6 triệu người Syria đã rời bỏ nước mình và khoảng 4 triệu người đã phải rời bỏ nơi cư trú của mình. Theo các tường thuật của UNICEF trong số những người tỵ nạn có tới 1 triệu trẻ em.. Cuộc khủng hoàng người di cư Syria đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới tại châu Âu. Nghiêm trọng hơn, các tổ chức khủng bố lợi dụng trà trộn vào dòng người di cư để tới khủng bố châu Âu. Những nguy cơ về an ninh đe dọa làm vỡ kế hoạch nhất thể hóa châu Âu khi khiến nhiều đảng dân tộc cực đoan, thậm chí phát-xít có tiếng nói lớn hơn trong chính quyền, một số quốc gia như Anh còn có kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu. Hiện tại, Anh đã và đang gặp phải một số vấn đề chính trị về việc liệu có rời khỏi Liên minh châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý mà đa số người dân đồng ý rời khỏi vào tháng 6 năm 2016.

Diễn biến

  • 26 tháng 1 năm 2011, biểu tình bùng nổ.
  • 19 tháng 3, hàng ngàn người biểu tình khắp Syria trong những cuộc biểu tình lớn nhất nước này trong mấy thập niên.
  • 25 tháng 3, lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình ở Syria, giết chết ít nhất 20 người.
  • 30 tháng 3, thủ tướng Syria Muhammad Naji al-Otari và nội các từ chức.
  • 8 tháng 4, ít nhất 27 người bị giết trong ở thành phố Daraa miền Nam Syria.
  • 22 tháng 4, hơn 70 người chết trong cuộc biểu tình chống chính quyền lớn nhất tại Syria năm nay.
  • 25 tháng 4, xe tăng của chính quyền Syria tiến vào Daraa, khiến 25 người thiệt mạng, trong khi các cuộc biểu tình lan rộng khắp cả nước.
  • 16 tháng 11, Liên đoàn Ả Rập đình chỉ tư cách thành viên của Syria vì tiếp tục đàn áp nổi dậy.
  • 1 tháng 2 năm 2012, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Nga đang tiếp tục thực hiện các hợp đồng bán vũ khí cho Syria, và chở vũ khí sang Syria dù tình hình bạo lực tại đây
  • 4 tháng 2 năm 2012, Nga và Trung Quốc lại phủ quyết một dự thảo của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về Syria, cho dù nội dung đã được làm nhẹ đi rất nhiều. Cho đến nay, sau hơn 1 năm, chưa có một nghị quyết LHQ về Syria nào được thông qua, đều do Nga và Trung Quốc phủ quyết. Giới vận động gọi đây là tạo điều kiện cho chính quyền Damascus 'tiếp tục giết chóc'.
  • 30 tháng 9 năm 2015, Tổng thống Nga V.Putin bất ngờ ra lệnh triển khai các lực lượng Nga tại Syria
  • 24 tháng 11 năm 2015 Nga bắt đầu các hoạt động quân sự trên bộ tai Syria để trợ giúp chính quyền Assad chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) trong khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi 1 máy bay Su-24 của Nga khiến 1 phi công thiệt mạng, một sĩ quan cứu hộ bị phiến quân giết hại
  • 26 tháng 11 năm 2015, Nga bắt đầu triển khai tên lửa phòng không S-400 khiến máy bay Thổ Nhĩ Kỳ không còn xâm phạm không phận Syria
  • 15 tháng 03 năm 2016, Nga bắt đầu rút một phần lực lượng khỏi Syria
  • 17 tháng 3, Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga chỉ cần vài giờ để tái triển khai lực lượng ở Syria
  • 27 tháng 3 năm 2016, Quân đội Chính phủ Syria, Lực lượng vũ trang địa phương và các đơn vị tình nguyện, được sự yểm trợ của Không quân Nga, đã giải phóng hoàn toàn thành phố cổ Palmyra trên trung tâm của sa mạc Syria khỏi tay nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS)
  • Vào giữa tháng 12, ISIL tung ra một cuộc tấn công vào Palmyra,cuối cùng kiểm soát hoàn toàn thành phố khi quân đội Syria rút lui[48]. ISIL bắt đầu tiến về phía tây từ Palmyra đến Căn cứ Không quân Quân sự Tiyas (còn gọi là căn cứ không quân Al-Taifor và T4) sau khi chiếm được thành phố.Các cuộc đụng độ tiếp tục quanh căn cứ không quân cho đến cuối tháng 12, khi cuộc tấn công của ISIL đã bị đẩy lùi. Vào đầu tháng 1 năm 2017, ISIL đã rút lui khỏi các khu vực xung quanh sân bay
  • Vào ngày 2 tháng 3 năm 2017, quân đội Syria đã thành công trong việc thu hồi lại thành phố Palmyra sau khi Nhà nước HồI giáo ISIL rút khỏi thành phố.
  • 14 tháng 4 năm 2018, Mỹ tấn công Syria nhằm phản ứng trước việc chính quyền Assad bị cáo buộc dùng vũ khí hóa học với dân thường ở Douma, Syria ngày 7/4.

Nguồn :Wikipedia

 
download_1.jpeg
Sau một tuần cân nhắc, Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định tấn công Syria. Cả Anh và Pháp cũng cùng tham gia với Mỹ trong cuộc tấn công.
  • Mỹ tấn công Syria, với sự hỗ trợ của Anh và Pháp.
  • Cuộc tấn công có các tên lửa Tomahawk, máy bay B-1, Tornados... Hơn 100 quả tên lửa bắn vào Syria.
  • Syria tuyên bố bắn hạ 13 tên lửa. Nguy cơ đối đầu Mỹ - Nga - Iran.
  • Đại sứ Nga: Xúc phạm tổng thống Nga là điều không thể chấp nhận được





Syria bắn rơi 13 tên lửa

Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Trump, Thủ tướng Anh Theresa May cũng thông báo quân đội Anh đã phối hợp tấn công vào các vị trí có vũ khí hóa học của chính quyền Syria.

Reuters dẫn lời quan chức Mỹ cho biết Washington đã sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk nhắm vào các mục tiêu quân sự tại Syria. Từ Damascus, thủ đô của Syria, Reuters cho biết đã nghe thấy vài tiếng nổ lớn và khói bốc lên từ phía đông thành phố.

Các vụ tấn công được nhắm vào Damascus và Homs. Truyền hình Syria đưa tin lực lượng phòng không nước này đã đáp trả lại các cuộc tấn công của liên quân Mỹ - Anh - Pháp và đã bắn hạ ít nhất 13 tên lửa.

Lầu Năm Góc cho biết các cuộc không kích bắt đầu lúc 4h ngày 14/4 (theo giờ Syria) với sự tham gia của các máy bay và tàu phóng tên lửa, tổng số là hơn 100 quả tên lửa. Bộ Quốc phòng Anh cho biết 4 chiếc máy bay RAF Tornado của Anh đã xuất kích từ Cộng hòa Síp và phóng các tên lửa Storm Shadow xuống một căn cứ tên lửa cũ ở Syria.

Pháp cho biết các máy bay chiến đấu Mirage, Rafale cùng 4 tàu chiến tham gia vào chiến dịch tấn công này.

Ông Trump đồng thời gửi thông điệp đến Nga và Iran, hai nước đồng minh của Syria: "Vì sao lại có quốc gia muốn dính líu đến việc giết chóc hàng loạt người vô tội, trong đó có trẻ em?"

Bộ Quốc phòng Anh cho biết 4 máy bay Tornados thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia đã được điều động đến Syria. Đồng thời, nhiều tên lửa hành trình đã được phóng đến những căn cứ quân sự gần thành phố Homs, nơi được cho là điểm cất giấu vũ khí hóa học của chính quyền Syria.

"Đây là lần đầu tiên trên cương vị thủ tướng tôi đưa ra quyết định đưa quân ra chiến đấu - đây là quyết định tôi không đưa ra dễ dãi", Thủ tướng May nói.

"Tôi làm vậy sau khi đánh giá nó phục vụ cho lợi ích của Anh. Chúng ta không thể chấp nhận việc sử dụng vũ khí trở thành bình thường - dù là ở Syria, trên đường phố của Anh hay bất cứ nơi đâu trên thế giới. Chúng ta muốn có lựa chọn khác nhưng trong trường hợp này, chúng ta không có giải pháp nào", bà May nói.

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngay lập tức đã có phản ứng quyết liệt với vụ tấn công khi những cảnh báo của Moscow đã không được tôn trọng. "Chúng tôi đã cảnh báo những hành động như này chắc chắn sẽ có hậu quả", ông nói. "Xúc phạm tổng thống Nga là điều không thể chấp nhận được".

Phía Mỹ đã không thông báo trước cho Nga về cuộc tấn công này (khác so với cuộc tấn công năm ngoái). Đại sứ Nga cho rằng việc Mỹ, một nước còn giữ vũ khí hóa học, không có tư cách đạo đức gì hơn để chỉ trích các nước khác.

Chiến dịch tấn công kéo Mỹ vào sâu hơn cuộc xung đột phức tạp ở Syria, nơi mà mới tuần trước Tổng thống Trump tuyên bố muốn rút lui hoàn toàn. Nó cũng tăng nguy cơ xung đột giữa Mỹ với Nga và Iran - hai nước có quân triển khai ở Syria.

Tuy nhiên, ông Trump cho biết Mỹ không định hiện diện quân sự vô hạn định tại Syria. "Tôi mong chờ ngày có thể đưa quân đội của mình trở về nhà", ông Trump nói.

Tuyên bố của Tổng thống Trump kết thúc chuỗi ngày đe dọa và tính toán của Nhà Trắng về kế hoạch đối phó vụ tấn công, được cho là có sử dụng vũ khí hóa học, tại Syria tuần trước.


Nguy cơ đối đầu Mỹ - Nga - Iran

Nguy cơ xung đột leo thang sau khi Nga cho biết sẽ "bắn rơi mọi tên lửa Mỹ bay đến" còn Tổng thống Trump viết trên Twitter là "tên lửa mới và thông minh đang đến".

Giới chức quân sự Nga cũng cho biết phát hiện 7 máy bay của Mỹ do thám ở phía đông Địa Trung Hải, gần bờ biển Syria. Đây là khu vực có căn cứ không quân Khmeimim và căn cứ hải quân tại cảng Tartus của Nga.

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa đi đến hồi kết dù quân đội Syria đã chiếm lại được hầu hết cứ điểm quan trọng từ tay lực lượng nổi dậy. Hôm 12/4, lực lượng chính phủ, với sự hỗ trợ của Nga, đã đánh bật quân nổi dậy khỏi thành trì cuối cùng ở thị trấn Douma, Đông Ghouta
 
Vì sao cuộc chiến tranh Syria không thể có hồi kết?
Theo các chuyên gia về chiến tranh dân sự, có một cơ số nguyên nhân khiến Syria là bài toán cực kỳ hóc búa, khác lạ so với những cuộc chiến tranh tương tự trong lịch sử.

Có một sự thật cơ bản về cuộc nội chiến Syria khó thay đổi: đó là mọi nỗ lực giải quyết dường như vô hiệu. Bất chấp vô số cuộc tấn công, nhiều hội nghị hoà bình và các hoạt động can thiệp của các nước, bao gồm cả chiến dịch tấn công tuần qua của Thổ Nhĩ Kỳ vào một thị trấn biên giới của Syria, chiếc kim duy nhất dường như chuyển động chỉ là để đong đếm sự đau khổ ngày càng tồi tệ hơn của người dân Syria.

Các công trình nghiên cứu hàn lâm về nội chiến đã tiết lộ lý do vì sao cuộc chiến tranh Syria không thể có hồi kết. Những xung đột tương tự thường kéo dài gần một thập kỷ, gấp đôi thời gian cuộc chiến ở Syria hiện nay. Song có nhiều yếu tố cho thấy cuộc xung đột tại Syria có thể kéo dài hơn thông lệ, bạo lực hơn và khó có điểm dừng. Đó là tất cả những gì đang hiện hữu tại Syria.

Các cuộc tấn công can thiệp của nhiều nước với mục đích góp phần kết thúc chiến tranh tại Syria song trên thực tế lại làm tình hình trở nên nan giải, bế tắc với bạo lực bộc phát gia tăng và các nẻo đường dẫn đến hoà bình đều khép lại.

Syria hiện đang là một bãi chiến trường vô cùng phức tạp với sự tham gia của nhiều bên thay vì chỉ có hai bên, chính vì vậy khó có thể tìm ra cách chấm dứt chiến tranh nơi đây.


26int_syria9_superjumbo_xhjd.jpg

cảnh tàn phá nặng nề tại thành phố Kobani vào năm 2015 sau nhiều tháng trời không kích của liên quân và giao tranh giữa người Kurd và IS.

Có một sự thật cơ bản về cuộc nội chiến Syria khó thay đổi: đó là mọi nỗ lực giải quyết dường như vô hiệu. Bất chấp vô số cuộc tấn công, nhiều hội nghị hoà bình và các hoạt động can thiệp của các nước, bao gồm cả chiến dịch tấn công tuần qua của Thổ Nhĩ Kỳ vào một thị trấn biên giới của Syria, chiếc kim duy nhất dường như chuyển động chỉ là để đong đếm sự đau khổ ngày càng tồi tệ hơn của người dân Syria.

Các công trình nghiên cứu hàn lâm về nội chiến đã tiết lộ lý do vì sao cuộc chiến tranh Syria không thể có hồi kết. Những xung đột tương tự thường kéo dài gần một thập kỷ, gấp đôi thời gian cuộc chiến ở Syria hiện nay. Song có nhiều yếu tố cho thấy cuộc xung đột tại Syria có thể kéo dài hơn thông lệ, bạo lực hơn và khó có điểm dừng. Đó là tất cả những gì đang hiện hữu tại Syria.

Các cuộc tấn công can thiệp của nhiều nước với mục đích góp phần kết thúc chiến tranh tại Syria song trên thực tế lại làm tình hình trở nên nan giải, bế tắc với bạo lực bộc phát gia tăng và các nẻo đường dẫn đến hoà bình đều khép lại.

Syria hiện đang là một bãi chiến trường vô cùng phức tạp với sự tham gia của nhiều bên thay vì chỉ có hai bên, chính vì vậy khó có thể tìm ra cách chấm dứt chiến tranh nơi đây.

Cuộc xung đột không hề kiệt quệ

Hầu hết các cuộc nội chiến sẽ chấm dứt khi một bên thua. Một bên bị đánh bại về mặt quân sự hay cạn kiệt vũ khí hoặc mất đi sự hỗ trợ của nhân dân nên từ bỏ cuộc chiến. Khoảng 1/4 các cuộc nội chiến trong lịch sử chấm dứt bằng một hiệp ước hoà bình và thường vì cả hai bên đều kiệt quệ.

Điều đó cũng đã từng xảy ra tại Syria. Các lực lượng tham chiến chính ở đây bao gồm quân chính phủ và các lực lượng nổi dậy bắt đầu giao tranh vào năm 2011. Theo đánh giá, cả hai đều thực sự yếu kém và không thể chiến đấu lâu dài bằng thực lực của mình.

Song vấn đề nằm ở chỗ các bên tham chiến này không dựa vào chính mình. Mỗi bên đều có sự hậu thuẫn của các cường quốc lớn gồm: Mỹ, Nga, Iran, Saudi Arabia và hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Hoạt động can thiệp của các nước này đã làm ngưng các quy luật tự nhiên thông thường. Trong khi đó, các lực lượng có thể làm chậm bế tắc của cuộc chiến lại thiếu vắng, nên kết quả là cuộc nội chiến Syria được thúc đẩy theo chiều hướng kéo dài hơn là có thể dừng lại.

Quân đội chính phủ và phiến quân được nước ngoài tiếp trợ và điều đó có nghĩa là nguồn khí tài của họ không bao giờ cạn kiệt. Các bên này còn nhận được sự ủng hộ chính trị từ chính phủ các nước vốn không cảm nhận được ngay cái giá của chiến tranh như những người dân địa phương (những nạn nhân mà có thể không còn sự lựa chọn nào khác phải đứng dậy, thúc đẩy hoà bình để chấm dứt đau thương cho chính mình).

Còn đối với các nước giàu có, trang trải các phí tổn về nhân lực và vật lực chỉ là chuyện nhỏ. Theo Giáo sư James D. Fearon thuộc trường đại học Standford, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy "nếu có sự can thiệp bên ngoài nhằm vào cả hai phía thì xung đột sẽ kéo dài hơn đáng kể”.

Cuộc chiến không thể phân thắng bại
Các nước bảo trợ không chỉ làm triệt tiêu các cơ chế hoà bình mà còn tự gia cố các cơ chế làm tăng tình trạng bế tắc.​
Khi một bên mất cứ điểm, các nước ủng hộ của bên này tăng cường tham gia tấn công, gửi hàng tiếp tế hay hỗ trợ trên không để ngăn chặn bên mình ủng hộ thua trận. Rồi khi bên này bắt đầu giành thế thắng, các nước ủng hộ cho bên kia buộc phải nhập cuộc. Mỗi lần leo thang lại mạnh hơn đôi chút so với lần trước, sự tàn sát lớn hơn còn cán cân cơ bản của cuộc chiến thì không thay đổi.​
Câu chuyện về cuộc nội chiến Syria đã diễn ra như vậy ngay từ lúc mở màn. Vào cuối năm 2012, khi quân đội Syria liên tiếp thất bại, Iran đã cử lực lượng can thiệp vào chiến trường này. Đến đầu năm 2013, khi các lực lượng của chính phủ Syria hồi phục, các nước giàu có thuộc vùng Vịnh tới tấp viện trợ cho các lượng lượng nổi dậy. Một vài đợt sau đó, Mỹ và Nga nhảy vào cuộc.​
Các cường quốc này đủ mạnh để đối trọng bất kỳ sự leo thang nào trên thực tế. Không bên nào có thể giành được một chiến thắng triệt để vì bên kia luôn có thể kháng cự và con tạo cứ tiếp tục xoay vần như vậy. Thậm chí những biến động tự nhiên trên các tuyến chiến có thể khơi mào cho đợt giao tranh khác.​
Ví dụ năm 2015, Mỹ ủng hộ người Kurd Syria chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo (IS). Khi lực lượng người Kurd lớn mạnh, điều này báo động Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang phải vật lộn để dẹp sự nổi dậy của bộ tộc người Kurd sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuần qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã can thiệp để giành kiểm soát Jarabulus ở Syria được Mỹ hỗ trợ trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn người Kurd Syria khỏi chiếm trước thị trấn này.​
Giáo sư Barbara F. Walter thuộc trường đại học Carlifornia và là chuyên gia hàng đầu về nội chiến, nhận định: "Tình hình tại Syria có chiều hướng xấu đi và có thể tồi tệ hơn rất nhiều”.​
Cơ cấu chiến tranh khuyến khích sự tàn bạo
Đất nước Syria đã chứng kiến liên tiếp các cuộc thảm sát bừa bãi nhằm vào dân thường từ tất cả các phía. Nguyên nhân thúc đẩy không phải bởi sự tàn nhẫn mà bởi điều mạnh hơn nhiều: các động cơ mang tính cơ cấu.​
Trong hầu hết các cuộc nội chiến, các lực lượng chiến đấu phụ thuộc vào sự ủng hộ của nhân dân để thành công. "Nguồn nhân lực” này trong vai trò lực lượng nổi dậy kháng chiến theo cách gọi của các chuyên gia trao cho tất cả các bên động cơ bảo vệ dân thường và giảm thiểu tối đa tính chất hung bạo.​
Các cuộc chiến tranh như Syria khi chính phủ và phe đối lập đều phụ thuộc nặng nề vào sự hỗ trợ nước ngoài sẽ chỉ gây ra tác động ngược lại. Đó là nhận định của ba nhà khoa học chính trị Reed M. Wood thuộc Trường đại học bang Arizone, Jacob D. Kathman thuộc trường đại học New York và Stephen E.Ghent thuộc trường Đại học North Calorina.​
Vì các lực lượng chiến đấu của Syria dựa vào các nhà tài trợ nước ngoài hơn là vào quần chúng trong nước, nên họ có ít động cơ để bảo vệ dân thường. Trên thực tế, động cơ này biến dân chúng thành mối đe doạ tiềm tàng hơn là nguồn lực cần thiết. Những hình ảnh về cái chết thương tâm của các bà mẹ và trẻ em cho thấy nạn nhân của cuộc chiến tranh này, những người dân thường vô can là các mục tiêu đã được suy tính, bị giết không phải do sự quẫn trí hay trong cơn cuồng phong thịnh nộ mà là do sự tính toán có lý trí lạnh lùng.​
Các cuộc tấn công bừa bãi nhằm vào dân thường đem lại ít rủi ro trong thời hạn gần và các lợi ích lớn lao: phá vỡ sự kiểm soát của địch thủ hay sự hỗ trợ cục bộ, làm dịu lắng các mối đe doạ tiềm tàng, cưỡng đoạt các nguồn lực...​
Cho đến nay, các lực lượng thân chính phủ thường bị cáo buộc tiến hành hầu hết các cuộc tấn công nhằm vào dân thường, song các phe đối lập cũng tiến hành một số cuộc tấn công tương tự. Trong lực lượng nổi dậy, các nhóm nhỏ lẻ nào từ chối tấn công dân thường rơi vào tình trạng bất lợi so với các nhóm khác dám làm điều đó.

Mối lo sợ thất bại dẫn đến tình trạng dậm chân tại chỗ

Tình trạng bế tắc tại Syria còn do nỗi bất an gây nên. Không ai dám chắc một Syria hậu chiến tranh sẽ như thế nào và làm thế nào để chấm dứt chiến tranh? Song ai ai cũng có thể mường tượng ra một tình huống xấu hơn. Điều này tạo ra một tình trạng tiến thoái lưỡng nan, trong đó các lực lượng tham chiến ngày càng lo ngại hơn về khả năng trụ vững và vì điều này họ dám chấp nhận rủi ro để theo đuổi các mục tiêu to lớn hơn.

Theo Giáo sư Fearon: "Ngăn chặn bên kia chiến thắng nhiểu hơn quan trọng hơn việc tự giành chiến thắng."

Mỗi quốc gia tham chiến đều hiểu rằng mình không thể thắng song vô cùng lo ngại và khó có thể chấp nhận một chiến thắng của bên kia. Ví dụ, Saudi Arabia và Iran coi Syria là đấu trường để tranh giành quyền lực trong khu vực và sự thất bại theo họ có thể nguy hiểm đến chế độ của chính mình.

Thậm chí nếu cuộc chiến tranh Syria gây thiệt hại cho tất cả các bên trong lâu dài và làm gia tăng chủ nghĩa cực đoan và tình hình bất ổn, thì những lo ngại trước mắt về sự thất bại kéo tất cả các bên tiến tới một thế trận hoà, mãi mãi không phân thắng bại.

Điều này càng trầm trọng bởi tính chất động cơ ra quyết định của các liên minh lỏng lẻo. Mỗi bên bao gồm một vài tác nhân có các chương trình và nhiệm vụ ưu tiên khác xa nhau.

Ví dụ, có cơ sở để tin rằng Nga muốn Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức hay ít nhất đưa ra một vài nhượng bộ để đổi lấy hoà bình. Song Nga không thể ép buộc ông Assad làm điều đó hay có thể đơn giản rút lui khỏi Syria mà không từ bỏ những lợi ích của mình ở đó. Trong khi đó, ông Assad có thể muốn Nga triển khai can thiệp ở mức độ cao nhất để đem lại chiến thắng cho mình, điều mà Moscow chưa sẵn lòng đáp ứng. Kết quả là Tổng thống Assad vẫn tại vị và Nga chỉ can thiệp đủ mức cần thiết để bảo vệ chiếc ghế cho vị tổng thống này ở thời điểm hiện tại.

Các phe phái ở Syria được thành lập để chiến đấu chứ không phải để chiến thắng

Cả chính phủ Syria và các phe nổi dậy chống chính quyền hiện đều yếu kém, do đó họ thích tình trạng bế tắc hơn là bất kỳ chiến thắng nào có thể đạt được.

Các nhà lãnh đạo của chính quyền Syria hiện này chủ yếu xuất thân từ tộc người Alawite - vốn chỉ chiếm một phần nhỏ dân số nước này. Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, những người Alawite lo sợ rằng họ có thể đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nếu ông Assad không giành được một chiến thắng hoàn toàn.

Song chiến thắng này xem ra cực kỳ khó có thể xảy ra, một phần vì tình trạng thiểu số của người Alawite cho họ quá ít sự hỗ trợ để lập lại trật tự bằng mọi cách ngoài bạo lực. Vì thế, các nhà lãnh đạo Syria tin rằng bế tắc là cách duy nhất bảo vệ sự an toàn của người Alawite hiện nay, thậm chí điều này đảm bảo cho tương lai lâu dài của họ.

Trong khi đó, phe đối lập ở Syria lại yếu theo kiểu khác. Phe này bị chia năm sẻ bảy và đây được cho chính là nguyên nhân khiến cuộc nội chiến có chiều hướng kéo dài và ít có khả năng chấm dứt trong hoà bình.

Một công trình nghiên cứu về mọi nỗ lực kiến tạo hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) kể từ năm 1945 cho thấy, tổ chức này đã thành công trong việc giải quyết 2/3 số cuộc nội chiến nếu chỉ có sự tham gia của hai bên nhưng chỉ thành công 1/4 với các cuộc nội chiến nhiều bên.

Chiến trường Syria là một đa giác phức tạp với sự tham gia của một tập hợp các nhóm nổi dậy, bao gồm những người Hồi giáo ôn hoà và cực đoan; các thành viên của Al Qaeda và IS; các lực lượng của chính quyền Syria và những lực lượng bên ngoài như dân quân người Shiite từ Lebanon (phong trào Hezbollah) và các chiến binh nước ngoài tham gia dưới danh nghĩa thánh chiến (jihad).

Mỗi phe phái đều có mục đích riêng, do đó nó khiến cho cơ hội đạt được bất kỳ thỏa ước hòa bình nào đều bị thu hẹp. Mỗi bên còn có động cơ cạnh tranh với các nhóm khác để giành nguồn lực trong chiến tranh và để đạt được những nhượng bộ về sau.

Đây chính là lý do tại sao các phe đối lập thường có xu hướng thất bại. Thậm chí nếu họ có thể lật đổ được chính phủ thì cuối cùng họ thường rơi vào một cuộc chiến tranh thứ hai với nhau.

Những nguy hiểm của chiến thắng

Cách duy nhất để phá vỡ sự bế tắc này là một bên là nổi dậy vượt khả năng đối chọi của bên kia. Vì Syria thu hút sự tham gia của các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như Nga và Mỹ, bế tắc chỉ có thể khai thông bằng một cuộc tấn công tổng lực.

Trong trường hợp tốt nhất, điều này đòi hỏi một kịch bản hơi giống kế hoạch chiếm đóng Iraq và Afghanistan trong nhiều năm trời của Mỹ. Tuy nhiên trong trường hợp xấu nhất, tiến vào một vùng chiến sự nơi có quá nhiều đối thủ nước ngoài tham chiến có thể châm ngòi cho một chiến tranh khu vực.

Cách khác để có thể chấm dứt các cuộc chiến tranh như vậy là một nước bảo trợ thay đổi chính sách ngoại giao của mình và quyết định rút quân. Điều này cho phép bên khác nhanh chóng chiến thắng. Song ở Syria, vì mỗi bên đều được hậu thuẫn bởi nhiều nước khác nhau nên mỗi nước bảo trợ cho một bên cần phải cùng từ bỏ sự hỗ trợ này.

Thiếu vắng đội ngũ giữ gìn hoà bình

Các thoả thuận hoà bình thường thành công hay thất bại bởi câu hỏi ai sẽ kiểm soát các lực lượng quân sự và an ninh. Ở Syria, đây là có thể là câu hỏi không có lời đáp.

Sau một cuộc chiến tranh tàn bạo như Syria - nơi trên 400.000 thiệt mạng cho đến nay, các chiến binh khá lo sợ rằng họ sẽ bị thảm sát nếu bên kia giành được nhiều quyền lực hơn. Song một thoả thuận có thể cho các bên quyền hạn quân sự như nhau cũng tạo ra rủi ro cao là chiến tranh có thể tái diễn bởi nó cho phép các phiến quân duy trì vũ trang và độc lập của mình, một bài học của thế giới từ cuộc chiến tranh Lybia.

Đồng thời, cần phải có một lực lượng vũ trang để lập lại an ninh và xoá sổ bất kỳ các "chúa tể chiến tranh" nào còn sót lại.

Thường thì, giải pháp là một nước hay một tổ chức bên ngoài như LHQ cắt cử các đội quân giữ gìn hoà bình. Các lực lượng này duy trì kiểm soát các bên trong giai đoạn quá độ tiến đến hoà bình và đảm bảo an ninh cơ bản theo cách không khuyến khích bất cứ bên nào tái vũ trang.

Song liệu có nước nào dám xung phong đưa công dân của mình đóng quân ở Syria không hạn định, đặc biệt sau những trải nghiệm của Mỹ ở Iraq? Bất kỳ lực lượng can thiệp nước ngoài nào cũng có thể trở thành mục tiêu cho các jihad khủng bố và rất có thể phải đối mặt với làn sóng nổi dậy nhiều năm tại Syria mà có thể gây thiệt mạng hàng trăm hay hàng nghìn người.

Trôi dạt đến thảm hoạ

Theo nghiên cứu năm 2015 của Giáo sư Walter và chuyên gia về Trung Đông Kenneth M.Pollack: "Chiến thắng quân sự dứt điểm trong một cuộc nội chiến thường đạt được với cái giá là bạo lực khủng khiếp (thậm chí dẫn đến diệt chủng) đối với bên thất thủ, bao gồm dân thường”.

Điều này có thể dẫn đến các xung đột hoàn toàn mới ở Trung Đông. Các chuyên gia cho rằng: "Các nhóm chiến thắng trong một cuộc chiến tranh dân sự đôi khi còn cố gắng dùng sức mạnh mới khai quật của mình để chống lại các nước láng giềng, dẫn đến chiến tranh liên quốc gia."

Đây không phải là điều bất cứ ai mong muốn song lại là chiều hướng trong đó nhiều bên trong và ngoài nước tham chiến đang thao túng Syria, đất nước mà những ngày tăm tối nhất có thể vẫn đang ở phía trước./.


Theo NY Times
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top