SV năm đầu mong đk các ac giúp :(

dangthanh111

New member
Xu
0
E là sv năm đầu trường Đh Hàng Hải. Mới tiếp xúc với môn này nên e gặp 1 chút khó khăn về vc chứng minh và lấy ví dụ về các vấn đề. Các ac xem qua r cho e 1 vài phương pháp và ví dụ chi tiết nhé. E rất cảm ơn.
***
Câu 1: Trình bày quan điểm cá nhân với kết luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về vai trò của vật chất với ý thức, mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. Lấy vd để làm rõ.

Câu 2: Chủ nghĩa Mac-Lenin cho rằng mọi sự vật hiện tượng, quá trình của thế giới đều có mối liên hệ với nhau và luôn trong quá trình vận động phát triển k ngừng. Nêu quan điểm cá nhân về kết luận này và chứng minh qua việc phân tích hiện thực lịch sử xã hội loài người.

Câu 3: Thực tiễn luôn là cơ sở của nhận thức luôn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý, điều này đúng hay sai? Lấy vd làm rõ.

Câu 4: Quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo ra lịch sử, quyết định sự tồn tại phát triển của lịch sử, thực tế này còn đúng trong thời buổi khoa học công nghệ hiện nay? Bằng thực tiễn hãy chứng minh.

Câu 5: Vận dụng các chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích các hiện tượng của đời sống xã hội ( sử dụng bất kỳ 1 cặp phạm trù nào ).
 
Câu 3: Thực tiễn luôn là cơ sở của nhận thức luôn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý, điều này đúng hay sai? Lấy vd làm rõ.

Chân lý tạo ra bởi thực tế , và chuyện này hoàn toán là ĐÚNG

Mình dẫn chứng thêm nhé

Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức, nó luôn luôn vận động, và phát triển trong lịch sử. Nhờ đó là mà thúc đẩy nhận thức cùng vận động, phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra
của thực tiễn. Nó thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn

Chính thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời nó bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. C.Mác đã viết "vấn đề tìm hiểu tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý".

Nhờ có thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh mà ta xác định đâu là cái hợp quy luật, đâu là cái tri thức đúng, đâu là sai lầm cũng như cái gì nên làm, cái gì không nên làm, đâu là cái không hợp với quy luật mà chân lý chính là cái tri thức đúng, cái hợp quy luật hay là đúng với quy luật.

Ví dụ: nhận thức của bạn là cần phải mua 1 cái giường nệm, rtri thức của bạn là bạn hiểu biết rằng nệm KD chẳng hạn thì nằm không đau lưng, ..v.v, bạn có nên quyết định bê về một cái giường thiệt bự, nằm cho sướng ... không? Không thể! Mà trước hết khổ giường phụ thuộc cái diện tích cho phép trong nhà bạn, ví dụ: buồng chỉ có vỏn vẹn 8 mét vuông thì bạn phải mua cái cỡ bé nhất nhưng cũng có thể ngủ ngon nhất ..

Vậy thì cái thực tế về diện tích là quyết định cái nhận thức về mua giường của bạn, phải mua cho phù hợp khả năng thực tế cho phép .. Còn nếu bạn quên mất cái thực tế này và cứ để nhận thức "cần mua cái ấy là cứ mua", rinh về cái bự chảng, là tự hại .. thân, phải đem đi đổi, hoặc hy sinh số diện tích dành cho những việc khác, .. thế là có hại ..

Ở tầm vĩ mô, tầm nhà nước chẳng hạn, với cái dự án 112 về Tin học hóa của nhà nước ấy, cứ nhận thức là cần phải có tin học cộng với hiểu biết rằng Tin học thì .. hiện đại, thế là không cần điều tra cụ thể tình hình nơi nào cần loại máy mới nhất, nơi nào cần loại trung bình, vì trình độ mỗi nơi không đều nhau, ... thế rồi cứ quẳng ra một số tiền, không quan tâm kiểm tra, cũng không chú ý đến những ý kiến phản biện nêu rõ lý do không thể thực hiện được, .. giờ đây, dự án phá sản, tiền bạc thì tứ tán, .. mục tiêu không đạt được, ..

P/S có thời gian mình sẽ xem những câu còn lại




















 
Câu 5: Vận dụng các chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích các hiện tượng của đời sống xã hội ( sử dụng bất kỳ 1 cặp phạm trù nào )

Ở đây mình lấy cặp phạm trù NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ


Nguyên nhân chủ quan của việc ùn tắc giao thông vẫn là sự quản lý yếu kém bất cập của trong quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, cách nhìn nhận từ trung ương tới địa phương chưa đạt yêu cầu tình hình hiện tại, thậm chí còn có ý kiến cho rằng vấn nạn ún tắc giao thông ở nước ta hiện nay là tất yếu, thời gian vừa qua đã có nhiều công trình được xây dựng, khang trang nhưng lại yếu trong vấn đề tổ chức lưu thông, trong khi đó chuyện vận tải hành khách bằng hình thức công cộng lại tiến hành chậm trễ, và khi được tiển khai thì lại thiếu tính đồng bộ, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của dân........

=> dân tự lo về phương tiện giao thông là tất yếu

cũng một phấn nữa là do nhưng văn bản quy định chậm trễ được ban hành, khi ban hành thì lại mâu thuẫn khiến khó chi việc thi hành làm hạn chế tính tối ưu của nó, việc phân cấp quản lý giao thông đường bộ cũng không rõ ràng cụ thể, chồng chéo, dẫn tới đún đẩy trách nhiệm

...........

kết quả là vào giờ cao điểm vẫn tắc đường, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, chệm trễ gờ học giờ làm ...bị khiển trách, lượng khí thải vào môi trường không ít tạo ra ô nhiễm, ảnh hường tới sức khỏe...........

Biện pháp:

Bạn tự làm tiếp nhé, ví dụ như quy hoạch lại giao thông, làm cầu vượt.........





 
Câu 1: Trình bày quan điểm cá nhân với kết luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về vai trò của vật chất với ý thức, mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. Lấy vd để làm rõ.

Như chúng ta đã thấy,

VẬT CHẤT là một phạm trù chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác và được cảm giác ghi lại, chụp lại và phản ánh lại...

Ý THỨC là ý thức trong bộ óc con người, nó đồng thời cũng là hình ảnh chủ quan của yếu tố khách quan..

=> VẬT CHẤT có vai trò QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC,
Vật chất, theo Lênin. “là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động để thể hiện sự tồn tại của mình.Không thể có vật chất không vận động và không có vận động ở ngoài vật chất.Đồng thời vật chất vận động trong không gian và thời gian.Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất,là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể .Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội.Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,là sự phản ánh tích cực,tự giác,chủ động,sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn.Chính vì vậy,không thể xem xét hai phạm trù này tách rời,cứng nhác, càng không thể coi ý thức (bao gồm cảm xúc,ý chí,tri thức,….) là cái có trước ,cái sinh ra và quyết định sự tồn tại ,phát triển của thế giới vật chất

VD . bạn muốn mua 1 chiếc xe HONDA chẳng hạn, giá là 15 triệu đồng, những vật chất bạn chỉ có 10 triệu, trong khi ý thức bạn tồn tại rằng là phải mua chiếc xe 15 triệu kia, những vật chất (KINH TẾ) bạn không đủ khả năng, => có phải vật chất quyết định ý thức bạn không?

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Phạm trù vật chất và mối liên hệ giữa vật chất và ý thức đã được các nhà triết học trước Mác quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau và luôn diển ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong suốt lịch sử của triết học.

Điều này hoàn toán chính xác, phải có vật chất sẽ sinh ra ý thức, và vật chất nó mang tính quyết định rất lớn, nhưng ý thức nó lại tác động ngượi lại cho ý thức,

- Như bạn biết, sau ngày 30/4/1975, nhà nước ta phát triển XHCN và xem Liên Xô như là một "hình mẫu" và rập khuôn 1 cách giáo đều theo mô hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những hoàn cảnh và điều kiện đất nước khác biệt so với Liên xô như : Tập thể hóa công – nông nghiệp nhà nước nắm độc quyền về kinh tế dẫn đến việc hình thành cơ chế quan liêu bao cấp về kinh tế, ( việc bao cấp nền kinh tế cũng là từ Liên Xô.)

- Thế nhưng, đến năm 1986, ta nhận thấy rằng đối với Việt Nam, ta không có được bước đà vững chắc và cao lớn như của Liên Xô nên đến năm 1986, Liên Xô không còn là hình mẫu của việc xây dựng XHCN ở Việt Nam nữa. - Việc đổi mới cải cách năm 1986 là một bước đi tất yếu của lịch sử, Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện, Đổi Mới về kinh tế : Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Theo mối quan hệ biện chứng như thì vật chất quyết định ý thức (Quan điểm về vật chất và ý thức của Triết học Mác - Lênin) và vận động là phương thức tồn tại của vật chất nên việc bao cấp hoàn toàn nền kinh tế sẽ dẫn đến việc vận động bị trì trệ, vật chất không được tạo ra và ý thức trở nên thấp kém. Nền kinh tế bao cấp đã cho thấy những nhược điểm rất lớn của nó là không thể tạo được sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất.

- Ngày đó vác cuốc ra đồng, giơ cuốc lên mà nghe tiếng kẻng thì cầm về luôn, ko thèm cuốc xuống đất nữa vì cuốc hay ko cuốc thì vẫn đc hưởng phần lương giống nhau, làm hay không làm cũng đc hưởng như nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao.
- Như hợp tác xã giao cho 2 nhà mỗi nhà một con trâu chẳng hạn , nhưng có nhà có hôm lại không đi chăn trâu mặc kệ trâu gầy trâu béo mặc kệ , vì những con trâu này không phải của nhà mình . Vì chăn hay không chăn vẫn được hưởng phần lương giống nhau , làm hay không lam vẫn được hưởng phần như nhau , dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao.
- Ta thấy nền kinh tế bao cấp sẽ không thể tạo ra sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất , và nó kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển .

- Vậy bạn dễ thấy rằng vì giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn . nên nếu thực tiễn trì trệ thì ý thức cũng trì trệ theo . Nhờ có hoạt động thực tiễn , ý thức của Đảng được nưng cao và đã đề ra đường lối đổi mới và cải cách . Trước sự trì trệ và chậm chạp ấy, cuộc đổi mới và cải cách năm 1986 là cần thiết. Công cuộc đổi mới và cải cách ấy đã chấp nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vật chất , tạo nên sự cạnh tranh trong san xuất , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển , nhằm nâng cao ý thức của con người.



 
Câu 4: Quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo ra lịch sử, quyết định sự tồn tại phát triển của lịch sử, thực tế này còn đúng trong thời buổi khoa học công nghệ hiện nay? Bằng thực tiễn hãy chứng minh.

Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản suất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là dông đảo quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Điều đó khẳng định rằng hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng xã hội. Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, nhân dân lao động là lực lượng tham gia đông đảo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng nhân dân, là sự nghiệp của quần chúng. Tất nhiên, suy đến cùng, nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức...

Thời nay: khi một hãng sản xuất một sản phẩm nào đó, nếu không được khách hàng sử dụng và ưa chuộng thì có tồn tại không/ ở đây khách hàng là người quyết định, .....bạn làm tiếp nhá



 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top