Suy nghĩ về vai trò của rừng và việc bảo vệ rừng

Bút Nghiên

ButNghien.com
Suy nghĩ về vai trò của rừng và việc bảo vệ rừng


Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản qu‎í báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị to lớn của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (nên được gọi là tứ thiết) là nguyên liệu xây dựng đình chùa, lăng tẩm, có độ bền hàng ngàn năm đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và các loại gỗ thông thường để làm nhà cửa. từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than … tất cả đều từ rừng mà ra.

Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sảnh phẩm hóa học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ trong đời sống. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, … cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.

Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Không sao kể hết những nguồn lợi mà rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học. Rừng ngập mặn là bức tường thành ngăn chặn bão gió, sóng thần, lũ lụt, …

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng: “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nên con người ra sức khai thác nguồn lợi quí giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quí khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ quí, chúng chẳng ngại phá hại hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng, … ngay cả trong mùa sinh sản. Việc đốt rừng làm rẫy đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại nhất là việc làm đó đã phá hủy vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm họa sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được sẽ gây ra hậu quả ghê gớm.

Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người cần phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây, gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, cát, nước lũ, … và lấy đâu ra rừng vàng biển bạc cho con cháu mai sau?

Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phuãnh đất trống đồi trọc … đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ đưc[jbaor tồn và ngày càng phát triển.

Theo Trần Thị Thìn​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Vai trò của rừng trong môi trường sống


Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".

Không phải dĩ nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống - một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?

Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tưởng tượng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.

Cuộc sống con người không chỉ được quyết định ở yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng dồi dào, đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm 30 - 90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa... Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và làm phân xanh. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.

Không chỉ là yếu tố, thành phần chính trong hoàn cảnh sống của con người mà rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. ở mỗi tầng là một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim... đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng - thiên nhiên hoang dã.

Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,... rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng,....

Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.

Ảnh hưởng lớn và có tính chất quyết định đến sự sống con người rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ... hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào?

Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi - một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiệm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được. Từng tự hào với cánh rừng U Minh rộng lớn, phong phú thì nhưng chỉ vì thiếu ý thức, công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường người dân và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh. Tiếp theo đó là những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra nào hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất... làm thiệt hại bao tiền của và đau đớn hơn là tính mạng của những người dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc. Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.

Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Những loại động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng, bị đem vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.

Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.

Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lý kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi "phủ xanh đồi trọc".

Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục người sản xuất phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi để hạt tiếp xúc nảy mầm dễ và xới đất tơi xung quanh gốc. Là học sinh, sinh viên chúng ta có thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác trái phép và có thể trồng cây quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.

Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất của chúng ta mãi là "hành tinh xanh" "Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có sạch đẹp mãi được không.
Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi".

Nguồn: Nguyễn Phương An - Ngô Trí Sơn, Sách Những bài văn tuyển chọn lớp 10, NXB ĐHQG TP HCM
 
Vì sao chúng ta cần phải bào vệ rừng ?

Suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ, U Minh… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người:
“ Núi giăng thành lũy thép dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
( Tố Hữu)
Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp.Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cấy quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu.Ngoài ra,từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ,báo, hươu,nai… và cả những động, thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và nhả ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế ?
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng.Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ … và lấy đâu ra “ rừng vàng” cho con cháu mai sau ?!
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại. của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca …

Hoặc bạn dựa vào một vài tư liệu này để làm cho hay hơn nhé :
*Dàn ý ne` :
1/MB:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên.
- Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (tích cực và tiêu cực)
2/TB:
- Nêu vắn tắt khái niệm về môi trường (cái này có trong sách GDCD đó bạn)
- Chứng minh việc phá rừng là tổ hại rất lớn đối với đời sống của con người (mất nguồn lâm sản quý, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt... )
- Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng ko nhỏ tới con người và xã hội (không có nước sạch, không có khong khí trong lành, thực vật héo khô... )
- Liên hệ tới việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương
- Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại
3/KB:
- Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn
- Khuyến khích, vận động mọi người bảo vệ rừng, môi trường chính là bảo vệ bản thân mình.
Hoặc :
- Ba thứ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống của con người, đó là không khí (oxy), lương thực, thực phẩm và nước uống, đặc biệt là nước chiếm 2/3 cơ thể con người. Rừng là nguồn chủ yếu có thể tạo ra ba thứ đó :
-Rừng hút khí Cacbonic (Khí này kg tốt cho con người lắm) và thải ra oxy rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người. Rừng giống như một cỗ máy lọc không khí khổng lồ.
-Lá cây có chất diệp lục có thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời để tạo ra chất hữu cơ (quá trình quang hợp) cung cấp thức ăn cho muôn loài .

Sưu tầm.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo tính toán của các nhà khoa học, các hàng cây với khoảng cách phù hợp sẽ cản được 30% tốc độ gió và có khả năng bảo vệ phạm vi ÐẤT ÐAI GẤP HƠN 2 LẦN CHIỀU CAO CỦA CÂY. Ở những nơi có gió cát và hạn hán nghiêm trọng, việc trồng những hàng cây phi lao ngăn gió cát rất có tác dụng cải thiện môi trường sinh thái đất đai
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top