S
steppe huynh
Guest
NGỌC TRONG ĐÁ
Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá thấy một tảng đá trong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng muốt và có gân đỏ, vô cùng quý giá. Người thợ ngọc nhờ ấy mà giàu có.
Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: “Đá nào trong cũng có ngọc’’. Rồi ở nhà bao nhiêu thứ đá, đem đập ra để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc mà các đá đều vỡ tan chẳng dùng được vào việc gì cả.
Anh ta vừa mất của ,vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.
Trình bày suy nghĩ của anh chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
I. Mở bài:
- Trong cuộc sống, ai cũng đều có tham vọng trở nên thành công trong cuộc sống. Nhưng để có được sự thành đạt không phải là một điều dễ dàng. Nó phải đi liền với sự thông minh, có hiểu biết. Tuy nhiên, những người thiếu kiến thức mà lại có lòng tham không đáy thì chỉ rước họa mà thôi.
- Giới thiệu câu chuyện “Ngọc trong đá”.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa của câu chuyện
- Người thợ đá sở dĩ thất bại bởi anh ta quá tham lam, muốn trở nên giàu có như người thợ ngọc trong khi anh lại thiếu hiểu biết về ngọc nên kết quả việc tìm ngọc của anh bị thất bại, chẳng những không tìm thấy ngọc mà còn hại cả bao nhiêu đá, tài sản của anh đến độ phá sản, đau buồn rồi chết.
- Câu chuyện cho thấy bài học lớn về bệnh tham lam và thiếu hiểu biết: tham thì thâm, thiếu kiến thức thì khó có thể thành công. Đăc biệt cùng một lúc mắc cả hai căn bệnh này thì càng nguy hại hơn.
2. Biểu hiện của căn bệnh này.
- Người mắc bệnh tham lam hay chạy theo lợi ích, dục vong cá nhân. Vì ham muốn của mình mà sẵn sàng bất chấp mọi thứ: khó khăn,mạo hiểm… hoặc có thể dùng mọi thủ đoạn để đạt được tham vọng.
- Người mắc bệnh thiếu hiểu biết là những kẻ thiếu hiểu biết về cuộc sống xung quanh mình nên khi đi vào thực tế thường hay gặp thất bại.
- Lòng tham có thể che mờ lí trí khiến con người không còn suy xét đúng, sai, lợi, hại… dẫn đến những việc lam gây hậu quả nghiêm trọng.
-> Đây là hai căn bệnh nguy hiểm có thể gặp trong xã hội, làm mất đi vẻ đẹp của con người và cản trở sự phát triển của xã hội, thậm chí còn có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
- Nếu cùng một lúc cùng mắc cả hai căn bệnh này thì rất nguy hiểm và khó chữa. Người tham lam mà không có hiểu biết về khoa học, về nguyên tắc sống…thì hậu quả do họ gây ra thật khôn lường.
3. Bình luận.
- Trong cuộc sống con người nên có ước mơ, khát vọng và cái đích phấn đấu nhưng đừng để lòng tham vô đáy chi phối bản thân dẫn đến những việc làm sai lầm.
- Cần trang bị cho mình đày đủ kiến thức trước khi muốn thực hiện một công việc nào đó. Có như thế chúng ta mới gặt hái được thành công. Tri thức sẽ là kim chỉ nam cho hành động, suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của mình, giúp ta có được lí tưởng và việc làm đúng đắn.
III. Kết bài:
- Rút ra bài học cho bản thân.
- Cần có một thái độ sống đúng đắn và nó phải đi liền với sự thông thái, hiểu biết. Có được như vậy, mới mong có được thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.
Nguồn: St
Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá thấy một tảng đá trong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng muốt và có gân đỏ, vô cùng quý giá. Người thợ ngọc nhờ ấy mà giàu có.
Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: “Đá nào trong cũng có ngọc’’. Rồi ở nhà bao nhiêu thứ đá, đem đập ra để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc mà các đá đều vỡ tan chẳng dùng được vào việc gì cả.
Anh ta vừa mất của ,vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.
Trình bày suy nghĩ của anh chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
DÀN Ý:
I. Mở bài:
- Trong cuộc sống, ai cũng đều có tham vọng trở nên thành công trong cuộc sống. Nhưng để có được sự thành đạt không phải là một điều dễ dàng. Nó phải đi liền với sự thông minh, có hiểu biết. Tuy nhiên, những người thiếu kiến thức mà lại có lòng tham không đáy thì chỉ rước họa mà thôi.
- Giới thiệu câu chuyện “Ngọc trong đá”.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa của câu chuyện
- Người thợ đá sở dĩ thất bại bởi anh ta quá tham lam, muốn trở nên giàu có như người thợ ngọc trong khi anh lại thiếu hiểu biết về ngọc nên kết quả việc tìm ngọc của anh bị thất bại, chẳng những không tìm thấy ngọc mà còn hại cả bao nhiêu đá, tài sản của anh đến độ phá sản, đau buồn rồi chết.
- Câu chuyện cho thấy bài học lớn về bệnh tham lam và thiếu hiểu biết: tham thì thâm, thiếu kiến thức thì khó có thể thành công. Đăc biệt cùng một lúc mắc cả hai căn bệnh này thì càng nguy hại hơn.
2. Biểu hiện của căn bệnh này.
- Người mắc bệnh tham lam hay chạy theo lợi ích, dục vong cá nhân. Vì ham muốn của mình mà sẵn sàng bất chấp mọi thứ: khó khăn,mạo hiểm… hoặc có thể dùng mọi thủ đoạn để đạt được tham vọng.
- Người mắc bệnh thiếu hiểu biết là những kẻ thiếu hiểu biết về cuộc sống xung quanh mình nên khi đi vào thực tế thường hay gặp thất bại.
- Lòng tham có thể che mờ lí trí khiến con người không còn suy xét đúng, sai, lợi, hại… dẫn đến những việc lam gây hậu quả nghiêm trọng.
-> Đây là hai căn bệnh nguy hiểm có thể gặp trong xã hội, làm mất đi vẻ đẹp của con người và cản trở sự phát triển của xã hội, thậm chí còn có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
- Nếu cùng một lúc cùng mắc cả hai căn bệnh này thì rất nguy hiểm và khó chữa. Người tham lam mà không có hiểu biết về khoa học, về nguyên tắc sống…thì hậu quả do họ gây ra thật khôn lường.
3. Bình luận.
- Trong cuộc sống con người nên có ước mơ, khát vọng và cái đích phấn đấu nhưng đừng để lòng tham vô đáy chi phối bản thân dẫn đến những việc làm sai lầm.
- Cần trang bị cho mình đày đủ kiến thức trước khi muốn thực hiện một công việc nào đó. Có như thế chúng ta mới gặt hái được thành công. Tri thức sẽ là kim chỉ nam cho hành động, suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của mình, giúp ta có được lí tưởng và việc làm đúng đắn.
III. Kết bài:
- Rút ra bài học cho bản thân.
- Cần có một thái độ sống đúng đắn và nó phải đi liền với sự thông thái, hiểu biết. Có được như vậy, mới mong có được thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.
Nguồn: St