Suy ngẫm

changkho1305

New member
Xu
0
Lê Hoàng Vũ Linh

C
ó lẻ chưa bao giờ môn lịch sử lạ được Bộ GD – ĐT quan tâm như những năm gần đây. Từ khi các sĩ tử “lai kinh ứng thí” đã “lao đao lận đận” với môn Lịch sử khối C hay trong những kỳ thi THPT trong những năm 2005 – 2006, thực sự chúng ta mới nhìn nhận cách dạy sử lúc bấy giờ ở các trường trên toàn quốc. Có lẻ Lịch sử sẽ không được quan tâm nếu không có những điểm số 01, 02 trên bài thi CĐ – ĐH của các sĩ tử. Nhưng trong khoảng ba, bốn năm trở lại đây, phải chăng môn Lịch sử đã được chú trọng đúng mức? Bài viết này tôi cũng xin mạn phép chỉ bàn về chương trình học của khối THPT.

Thực sự phải chia làm hai vùng riêng biệt: nội thành và ngoại thành. Trong nội thành với những dụng cụ hiện đại trong công tác dạy và học nhưng đến nay vẫn chưa có những chương trình thực sự nổi bậc. Những cuộc thi “Sử ca học đường” hay “Dân ta phải biết sử ta” cứ ồ ạt nhưng không đạt kết quả rộng khắp. Trong cuộc trò chuyện của các Học sinh THPT với Sở GD – ĐT TP. Hồ Chí Minh, không ít trường trong nội thành đã đưa ý kiến về lối học sử. Chẳng thề quy trách nhiệm hết cho học sinh khi không chú trọng lịch sử hay lãng quên, chỉ vì sự chi phối của các môn KHTN hay Văn, Ngoại ngữ. Tuy thế, ngay cả những Học sinh chuyên Sử cũng phải than khóc vì bộ môn này.

Nội thành đã thế, ngoại thành còn chẳng đáng kể. Cuộc thi “Sử ca học đường” hay “Dân ta phải biết sử ta” thực sự chưa bao giờ đến với những huyện vùng sâu vùng xa. Không phải tại Công nghệ thông tin yếu kém hay các bạn chậm tiêp thu tin tứcmà cũng vì một lý do rất bình thường: Không có thời gian.
Nói thế không phải tất cả các trường đều chỉ quan tâm đến bài giảng dựa vào giáo trình hạn hẹp của sách giáo khoa. Không ít trường như THPT Bùi Thị Xuân, THPT chuyên Lê Hồng Phong,… đã áp dụng những KHKT hổ trợ những giờ sử thêm lý thú. Nhưng có lẻ đây chỉ là hạt cát nhỏ bỏ vào đại dương bao la.

Lý do thực sự môn Lịch sử vẫn chưa được quan tâm đúng mực là do đâu? Do Học sinh, do chương trình học hay bởi một lý do nào khác? Hãy thử cùng tôi xét từng vấn đề.

Đối với Học sinh, môn lịch sử…………..


Là môn học lý thuyết với những tháng ngày “khô khan”. Song song đó, cách học sinh học bài ngày nay chỉ thuộc lòng lý thuyết, hầu như mở rộng và tư duy hạn chế nhiều, một cách học có phần máy móc. Điều quan trọng lịch sử là bộ môn đến thời điểm này không có nhiều ngành phát triển lắm trong xã hội, ngoại trừ Lịch sử khảo cổ học, Cổ sinh vật học hay đơn giản là một giáo viên dạy sử,… Học sinh K. từng phát biết rằng: “Học ngành lịch sử ra trường chỉ viết sách hay làm giáo viên mà thôi.” Và rồi cũng từ trên ghế nhà trường, bao cô cậu học trò đam mê lịch sử, muốn thành nhà viết sử hay nhà lịch sử khảo cổ học nhưng cũng vì hướng đi có phần “tối tăm đích đến” nên bị gia đình và thầy cô khuyên thay đổi: “Nào là chi tiền rất nhiều, rất khó thành công, tốn thời gian”,… Phải chăng môn lịch sử hiện đang được xem trọng chỉ vì nó là một trong những môn có thể thi tốt nghiệp THPT hay đơn giản đây là một cột điểm trong học bạ học sinh. Bên cạnh đó, Lịch sử đâu phải bắt đầu từ những năm 70 - 80 của thế kỷ XIX lúc Pháp xâm lược Việt Nam hay từ khi chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Đó là một chuỗi thời gian dài vô tận, từ thời vượn cổ đến họ Hồng Bàng và đến những thập niên sau. Thậm chí Lịch sử chính là những sự kiện vừa mới diễn ra hôm qua hay tuần trước, tháng trước. Thế thì tại sao luôn luôn trong đề thi Tú tài hay thi ĐH – CĐ khối C chỉ hỏi: “Em hãy cho biết con đường hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc năm 1919 – 1925? Ý nghĩa Cách mạng tháng 8? Chiến dịch Điên Biên Phủ? Chiến dịch Hồ Chí Minh?”… Mặc dù, thực sự đây là những sự kiện lịch sử gây chấn động thế giới nhưng đây đâu phải là toàn bộ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Chính vì thế, những sự kiện mang tính lịch sử thời phong kiến, hay những chiến công của những anh hùng áo vải đang dần bị lãng quên. Sự lãng quên vô cùng đáng tiếc, phải chăng quy trách nhiệm cho Giáo dục về việc khiến một phần lịch sử vẻ vang bị lãng quên? Ngẫm lại mà xem


Những tượng đài là cách mọi người muốn ôn về Lịch sử
nhưng lại không được chú ý và trân trọng đúng giá trị đích thực


Song song đó, cuộc thi “Sử ca học đường” hầu như chưa đến mọi vùng miền của Tổ quốc. Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh lại chưa có chương trình thi dành cho lịch sử như chương trình “Theo dòng lịch sử” của Đài THVN – VTV2. Đây sẽ là một cách truyền thông giúp thế hệ trẻ hiểu hơn, yêu thích hơn lịch sử dân tộc. Đồng thời, vô số những “dân” sử luôn tự hỏi: “Tại sao lịch sử Trung Quốc thì nhiều người Việt Nam đều thuộc gần như toàn bộ?”. Tất cả chỉ bởi một lẻ: “Phim ảnh”. Tại sao Việt Nam chúng ta không xây dựng nhiều những bộ phim mang tính chất sử thi, bên cạnh các lọa hình văn hóa dân tộc: tuồng, chèo, cải lương,…? Phim ảnh sẽ là nguồn thu hút mạnh mẽ đối với giới trẻ. Những bộ phim như “Rạng ngọc Côn Sơn”, “Ngọn nến hoàng cung” cùng những bộ phim Cách mạng khác không đủ sức hút đối với giới trẻ bởi hình ảnh, nội dung không gây cấn hay cách quảng bá thiếu tính lôi cuốn. Đồng thời những câu chuyện về cuộc đời Quang Trung hay Trần Hưng Đạo vẫn chưa có “diễm phúc” xuất hiện trên màn ảnh nghệ thuật thứ 7. Hơn nữa, trang web lichsuvietnam.com được xây dựng nhưng thiếu sự đầu tư về nội dung cũng như về hình ảnh. Có những dòng “tâm sự” trên Chatroom khiến tôi rất buồn: “Chatroom này chán quá” hay “Web này chẳng gì hay”.

Còn đối với chương trình giảng dạy lịch sử trong trường THPT luôn thiếu sự thu hút trong cách dạy, thiếu sự tìm tòi trong cách học. Song song đó, chương trình quá dài dòng, “nặng nề” đối với học sinh THPT. Hơn nữa, khi tìm hiểu chương trình lịch sử khối 10, những sử vật hay hình ảnh chủ yếu trong sách giáo khoa chưa rõ ràng hay minh hoạt cụ thể. Đồng thời việc sử dụng chủ yếu mang tính chuyên môn cao. Một số định nghĩa lại trù tượng không rõ ràng. Chẳng hạn như sự khác biệt của “Cách mạng XHCN” với “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân” hay cuộc “Vạn lý trường chinh của Trung Quốc” là gì. Phải chăng chương trình Sách giáo khoa sử dụng quá nhiều từ ngữ chuyên môn “khô khan” không phù hợp với giới trẻ hiện nay. Còn chương trình lịch sử 12 là quá “nặng” đối với học sinh. Sử luôn chú trọng vào những phần sẽ thi tốt nghiệp THPT. Chính vì thế, sự tìm hiểu của học sinh cũng phần nào bị hạn chế. Học sinh luôn “chạy” theo chương trình học thi hay đề thi HK I, HK II, Tốt nghiệp THPT, Thi CĐ – ĐH… Chương trình giảng dạy mang tính chất thi cử nên việc mở mang ra những kiến thức ngoài Sách giáo khoa không ngoài mục đích thi cử. Nếu không mang tính chất một môn thi mà là một môn tìm hiểu thì học sinh sẽ cảm thấy yêu thích và lý thú hơn trong các giờ học. Song song đó, một số trường, đặc biệt là ngoại thành, hầu như ít có những buổi kỷ niệm những ngày lễ của dân tộc. Ý tôi không phải nói đến những ngày lễ lớn đã trở thành truyền thống như 02/09, 30/04, 01/05,… mà nhắc lại những ngày như 23/09, 19/08,… Có lẻ không còn gì buồn hơn khi ngày 23/09, ngày Nam bộ kháng chiến, học sinh lại học lịch sử thế giới: chiến tranh thế giới II hay Cách mạng Pháp. Phải chăng những giáo viên chỉ quan tâm đến hôm nay dạy gì mà không biết hôm nay là ngày gì? Hơn nữa, đây chính là nguyên nhân giới trẻ đang dần lãng quên lịch sử.

Ngàn năm Thăng Long

Dịp may hiếm có cho chuyện Ôn về Lịch sự dân tộc


Đó là những dẫn chứng về việc dân ta cứ tiếp tục theo một lối mòn về quá khứ, con đường đang dần “bế tắt” trong thời buổi kinh tế thị trường. Các trường nên thay đổi phương pháp giảng dạy, có thể trang bị thêm sa bàn, hình ảnh, mô hình cổ vật cho môn lịch sử. Hãy cho các bạn học sinh bày tỏ những quan điểm về nhân vật lịch sử hay nếu được hãy cho học sinh chọn cách dạy tối ưu nhằm dễ dàng tiếp thu kiến thức. Các ngành, các cấp nên quan tâm giáo dục cho giới trẻ về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Các phương tiện truyền thống nên đưa loại hình lịch sử của dân tộc vào truyền hình. Đây là cách tốt nhất để thu hút giới trẻ.

Phải luôn nhớ nhé cách bạn: MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ MỘT CON ĐƯỜNG ĐI RIÊNG VỂ QUÁ KHỨ, ĐỪNG CHỈ THEO MỌI NGƯỜI ĐỂ RỒI BỊ BỎ RƠI, LẠC LÕNG.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top