Sumo - môn thể thao võ thuật đặc sắc của Nhật Bản

Maruko Dương

New member
Xu
0
Sumo - môn thể thao võ thuật đặc sắc của Nhật Bản
Nhật Bản là nơi duy nhất môn Sumo được luyện tập, biểu diễn và thi đấu một cách chuyên nghiệp. Các võ sĩ Sumo (rikishi) thường được huấn luyện từ nhỏ và ở cùng nhau trong các trung tâm huấn luyện. Họ phải tuân theo những nguyên tắc, truyền thống nghiêm ngặt (quy định bởi Hiệp hội Sumo) chi phối mọi mặt từ thực đơn ăn uống hằng ngày cho đến trang phục, hành vi .v.v.
Img.jpg


Sumo xuất hiện khoảng 1500 năm trước và bắt nguồn từ tôn giáo, một nghi thức đi kèm với các điệu múa linh thiêng dâng lên các vị thần đạo Shinto để cầu nguyện cho mùa màng bội thu. Rất nhiều các nghi lễ mang đậm tính tôn giáo vẫn được giữ mãi cho đến ngày nay. Vào thời Nara, Sumo được giới thiệu đến giai cấp vua chúa tại Nhật và một giải đấu bắt đầu được tổ chức hằng năm. Các quy luật và kỹ thuật thi đấu bắt đầu được hình thành. Khoảng năm 1192, chiến tranh bắt đầu nổ ra và Sumo được đưa vào huấn luyện trong quân đội. Sau khi tướng Tokugawa thống nhất Nhật Bản và bắt đầu thời kỳ Edo thịnh vượng, các nhóm võ sĩ Sumo chuyên nghiệp hình thành (chính là các Samurai hoặc Ronin cần kiếm thêm thu nhập) và Sumo trở thành môn thể thao chính thống của Nhật Bản. Hiệp hôi Sumo Nhật Bản ngày nay chính là bắt nguồn từ những nhóm võ sĩ Sumo thời kỳ Edo.

vo-si-su-mo-nhat-ban_2.jpg

Trận đấu Sumo diễn ra trên sàn đấu bằng đất sét với 1 lớp cát rải lên trên. Các phần khác nhau của sàn đấu được đánh dấu bằng các bao rơm. Võ sĩ sẽ thi đấu trong một vòng tròn đường kính 4,55 met gọi là Dohyo. Phía trên vòng Dohyo là một cái trần đượctreo bằng dây cáp mô phỏng đền thờ đạo Shinto gọi là Tsuriyane. Một trận đấu thường diễn ra rất nhanh, chỉ vài giây đến 1 phút, và tất cả các hình thức như đấm, đá, giật tóc .v.v. đều bị nghiêm cấm. Người thắng trận là người đẩy được đối thủ của mình ra khỏi vòng Dohyo hoặc vật ngã đối thủ, làm cho anh ta chạm đất bằng bất cứ bộ phận nào ngoài lòng bàn chân. Chỉ cần 1 phần gót chân nằm ngoài vòng tròn Dohyo hoặc chạm nhẹ đầu ngón tay xuống mặt sàn đấu, bạn sẽ bị xử thua cuộc. Hiếm khi trọng tài phải phân xử và quyết định người thắng trận khi cả hai võ sĩ chạm đất gần như cùng một lúc và khi đó, người chạm đất trước sẽ giành được phần thắng. Điểm đặc biệt thú vị ở Sumo so với Boxing và các môn đấu vật phương Tây là không hề có quy định về hạng cân. Một võ sĩ Sumo có khi đối đầu với đối thủ nặng gấp đôi trọng lượng của mình.

sumo2-1453708745878.jpg


Sumo là môn thể thao võ thuật rất coi trọng đẳng cấp và mỗi võ sĩ Sumo đều được phân cấp rõ ràng trong một danh sách gọi là Banzuke được phát hành 2 tuần trước mỗi giải đấu. Có 6 đẳng cấp khác nhau: Makuuchi, Juryo, Makushita, Sandanme, Jonidan và Jonokuchi. Chỉ những võ sĩ nào đã đạt đến đẳng cấp Juryo trở lên mới được xem là võ sĩ Sumo chuyên nghiệp thật sự, được gọi là Sekitori và được trả lương. Đẳng cấp cao nhất là Makuuchi được chia thành 5 cấp bậc: Yokozuna, Ozeki, Sekiwake, Komusubi và Maegashira. Cấp bậc Yokozuna (Đại vô địch) là cấp bậc cao quý nhất và chỉ một số ít võ sĩ đạt được danh hiệu này.


Sumo chuyên nghiệp được quản lý bởi Hiệp hội Sumo, gồm các thành viên được gọi là Oyakata, vốn là võ sĩ trước đây. Các võ sĩ Sumo sống và luyện tập cùng nhau trong các trường huấn luyện riêng điểu hành bởi 1 Oyakata. Hiệp hội Sumo và đẳng cấp của họ quy định rất chi tiết và nghiêm ngặt tất cả các hành vi ứng xử, trang phục, thực đơn ăn uống và hầu hết các mặt trong đời sống. Một võ sĩ Sumo phải để tóc dài và búi lên theo kiểu như các Samurai thời Edo, mỗi đẳng cấp võ sĩ khác nhau sẽ có kiểu búi tóc khác nhau. Khi tiếp xúc với công chúng, họ phải mặc trang phục truyền thống tùy theo đẳng cấp của mình. Từ đẳng cấp Jonidan trở xuống, các võ sĩ mặc trang phục truyền thống Yukata và dép Geta. Đẳng cấp cao hơn (Makushita và Sandanme) họ có thể mặc thêm 1 chiếc áo khoác ngắn trang trí theo kiểu truyền thống bên ngoài áo Yukata và mang dáp Zori. Những võ sĩ đã được công nhận là Sekitori thì mặc áo choàng bằng lụa và họ cũng búi tóc theo kiểu trau chuốt hơn, có tên là Oicho.

BN-CY554_sumo_G_20140527043434.jpg


Mỗi năm có 6 giải thi đấu Sumo, 3 giải tổ chức tại Tokyo, 1 giải ở Osaka, 1 giải ở Nagoya và 1 ở Fukuoka. Mỗi giải bắt đầu vào ngày Chủ Nhật và kéo dài 15 ngày. Mỗi võ sĩ tham gia sẽ thi đấu 1 trận mỗi ngày. Võ sĩ nào có tỉ lệ thắng cao nhất sẽ giành được chức vô địch. Ngoài cúp vô địch, còn có các giải khác như giải Kantosho trao cho võ sĩ có tinh thần thi đấu cao nhất, giải Ginosho trao cho võ sĩ có kỹ thuật giỏi nhất và giải Shukunsho trao cho võ sĩ dưới cấp Ozeki gây được ấn tượng nhất bằng cách đánh bại nhiều Yokozuna hoặc Ozeki nhất. Để được nhận các giải trên, võ sĩ phải có ít nhất 8 trận thắng trong tổng số 15 trận đấu.

Một nét đặc sắc của Sumo chính là các nghi lễ truyền thống trang nghiêm, đầy màu sắc mà không có bất cứ môn thể thao nào khác có. Một trong số đó là nghi lễ Dohyo-iri, được thực hiện 4 lần trong mỗi ngày thi đấu, 2 lần cho đẳng cấp Juryo và 2 cho đẳng cấp Makuuchi. Các võ sĩ sẽ mặc Kesho-mawashi, một chiếc tạp dề được trang trí công phu bằng các hình thêu với đường viền bằng vàng và một Yokozuna sẽ thực hiện các nghi thức hướng tới thần linh và xua đuổi ma quỷ khỏi sân đấu bằng muối. Trong buổi lễ, các võ sĩ sẽ đứng thành vòng tròn và được giới thiệu tới khán giả. Một nghi lễ khác nữa là diễn ra vào cuối ngày thi đấu sau trận cuối cùng. Một Makuuchi được chọn sẽ lên sàn đấu và nhận chiếc cung từ trọng tài và thực hiện điệu múa với chiếc cung. Nghi lễ này bắt nguồn từ thời Edo khi một võ sĩ Sumo thắng trận đã được ban tặng một chiếc cung và ông đã thực hiện điệu múa này diễn đạt niềm vui chiến thắng.
 
Chế độ ăn “khủng” của võ sĩ Sumo Nhật Bản
Sumo là một môn võ mà người học phải trải qua chế độ luyện tập, ăn uống vô cùng khắt khe để có được thành công trong sự nghiệp thi đấu. Ngoài các quy tắc trong luyện tập, các võ sĩ cũng phải có một chế độ ăn “khác thường”, nhưng được sắp xếp rất khoa học để có được cân nặng hợp lý.

zing_sumo_15(1).jpg

Các võ sĩ Sumo đủ sức nhấc bổng một người bình thường
23074459560_f66a6d6bdb_b.jpg


Các võ sĩ sumo cần có chế độ ăn đặc biệt để có được cân nặng và sức khỏe như bạn thấy

Khác với suy nghĩ võ sĩ Sumo phải ăn suốt ngày thì mới có được thể trạng “khổng lồ” như bạn thấy, bữa ăn đầu tiên trong ngày của các võ sĩ là vào lúc 11h trưa. Mặc dù dậy từ 5h sáng, nhưng các đô vật không được ngồi vào bàn ăn ngay mà phải bắt đầu luyện bài tập buổi sáng. Ông Matsuda, quản lý của một lò Sumo danh tiếng nói: “Tập luyện với cái dạ dày rỗng tuếch sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể, vì khi đó, việc trao đổi chất của cơ thể chậm lại, việc tiêu thụ calo cũng khó khăn hơn”.

bua-an-cua-sumo-nhat-ban7-700x336.jpg


23370228855_612842d1c8_b.jpg


Các đô vật phải ăn thật nhiều mỗi bữa

Món chính trong ngày của các võ sĩ Sumo là canh Chankonabe. Món canh này bắt nguồn từ món thịt hầm. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên liệu để có thể cho vào canh như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, hải sản, rau củ, trai, tôm, sò, đậu phụ... Nó giống như một nồi lẩu thập cẩm với nhiều nguyên liệu, gia vị và được hầm cho đến khi nhừ.

zing_sumo_4.jpeg

Món canh Chankonabe phổ biến trong bữa ăn của các võ sĩ
Nhiều võ sĩ Sumo có thể ăn 5 kg thịt, 10 bát cơm mỗi bữa, đối với những đô vật chưa đủ cân nặng theo yêu cầu thì việc tăng cân là một đòi hỏi tối quan trọng, và cũng là một trong những bài tập khó khăn nhất của họ. Hiện nay, võ sĩ Sumo nặng nhất thế giới, tên là Baruto, có trọng lượng 188 kg.

zing_sumo_8.jpeg


zing_sumo_3.jpg


Những bữa cơm "hàng khủng" của các võ sĩ Sumo
Sau bữa ăn lúc 11h, các võ sĩ sẽ quay về phòng ngủ trưa, đây là giai đoạn cần thiết để toàn bộ bữa ăn được tích lại thành chất béo. Sau đó, họ lại quay về bàn ăn và tiếp tục “vỗ béo” vào lúc 18h chiều.

67061_20140514102139.jpg

Nhật Bản hiện nay có rất nhiều nhà hàng bán canh Chankonabe cho du khách do những võ sĩ Sumo giải nghệ làm chủ
Ngày nay, canh Chankonabe không chỉ dùng riêng cho những đô vật Nhật Bản mà còn phục vụ cho các vị khách du lịch muốn khám phá thực đơn của những “người khổng lồ” này. Tuy nhiên, món canh Sumo này khá đắt, khoảng 30 USD một bát nhỏ với hải sản, cá, thịt và rau...
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top