rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Quá tự tin. Bản thân từ đó đã gây khó chịu. Biết được những người quá tự tin thường thành công còn làm bạn điên tiết hơn. Chúng ta thích tin rằng người quá tự tin, giống như sự kiêu căng, sẽ mắc sai sót vấp phải một thất bại có thể dự đoán được và nhường đường cho những người tự tin điềm đạm, có vẻ khiêm tốn, leo lên bậc thang cao hơn. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng hoặc thường xảy ra.
Nghiên cứu tâm lý học thường hỏi tại sao lại thế, và đưa ra một vài câu trả lời khả thi. Một nghiên cứu từ năm 2012 kết luận rằng ngay cả khi sự quá tự tin tạo ra những kết quả dưới trung bình, dưới mức chuẩn, thì sức quyến rũ của nó vẫn chiến thắng trong thời nay. Chúng ta có thể kỳ vọng rằng một ai đó quá tự tin sẽ bị thất bại khi bị thúc ép. Nghiên cứu kiểm tra kỳ vọng đó và phát hiện thấy nó là đúng, không ít thì nhiều - nhưng cũng phát hiện thấy nó thực sự không quan trọng. Người quá tự tin có thể không toả sáng khi được kiểm tra một cách khách quan, nhưng họ có một sở trường là quyến rũ mọi người đến mức làm họ phớt lờ các kết quả.
Nếu bạn phải xác định được tại sao, thì dường như đó là một vấn đề của địa vị (xã hội)—một loại hàng hoá mà người quá tự tin là chuyên gia trong việc tạo ra và nuôi dưỡng nó. Khi được kiểm soát tốt, địa vị xã hội được ban cho bởi sự quá tự tin phát tiết ra ma lực, có khả năng làm chệch sự chú ý của chúng ta ra khỏi những kết quả có thể đo lường.
Đó là một kết luận thật trớ trêu, gây khó chịu khi bạn xem xét phản ứng của người bình thường trước “tên ngốc quá tự tin." Làm sao chúng ta có thể vừa từ chối, vừa bị quyến rũ bởi người đó? Nghiên cứu khác chỉ ra làm thế nào mà sự thô lỗ có thể thành công nếu sự quá tự tin của người truyền tải làm biến đổi được địa vị.
Trong một thực nghiệm của nghiên cứu, những người tham gia xem một video về một người đàn ông ở một quán cafe vỉa hè gác chân lên chiếc ghế khác, để tàn thuốc lá rơi xuống đất và thô lỗ gọi món ăn. Những người tham gia đã đánh giá người đàn ông này có nhiều khả năng "đưa ra các quyết định” và có khả năng "khiến người khác lắng nghe những gì anh ta nói" hơn những người tham gia được xem một video về người đàn ông tương tự nhưng hành xử một cách lịch sự. Thông qua một vài thực nghiệm khác, các kết quả tương tự vẫn chiếm ưu thế - mọi người có xu hướng đánh giá những người phá luật là mạnh mẽ và kiểm soát hơn so với những người tuân theo luật lệ.
Và yếu tố quan trọng gì nằm trong niềm tin rằng bản thân một người là cao hơn những luật lệ? Sự quá tự tin, tất nhiên. (Điều này cũng có thể giải thích tại sao những người bán hàng thô lỗ bán được nhiều hơn ở những cửa hàng sang trọng. Theo nghiên cứu mới từ đại học University of British Columbia's Sauder School of Business, Ở các cửa hàng sang trọng, xa xỉ, nhân viên bán hàng càng thô lỗ thì việc bán hàng càng thuận lợi.)
Những nghiên cứu đó xoay quanh câu hỏi tại sao chúng ta có xu hướng bị thu hút trước sự trơ tráo của người quá tự tin, nhưng ít đề cập đến chuyện tại sao người quá tự tin là quá giỏi trong việc tạo ra sự thu hút đó. Nghiên cứu gần đây nhất về chủ đề đó đã đem đến một câu trả lời, có thể không làm giảm bớt sự khó chịu của chúng ta về điều này, nhưng làm cho điều đó có thể hiểu được.
Nó có thể được tóm tắt như thế này: Niềm tin đánh lừa chúng ta, dù nó đúng hay không. Trong trường hợp của sự quá tự tin, niềm tin vào khả năng của một người - tuy không hợp với thực tế —tạo ra nguồn năng lượng có tính lây lan của nó. Sự tự lừa dối bản thân là một phương tiện hùng mạnh để thuyết phục thế giới nhìn sự việc theo cách của bạn.
Những người tham gia trong nghiên cứu (một nhóm các sinh viên đại học) được yêu cầu đánh giá về những năng lực của riêng họ và của bạn bè họ lúc bắt đầu một khoá học dài 6 tuần. Khoảng một nửa số sinh viên là kém tự tin và một ít (ít hơn một nửa) là quá tự tin (với sự cân bằng nhỏ của những sinh viên đánh giá chính xác về những khả năng của họ). Sau đó họ được yêu cầu đấnh giá lại vào cuối khoá học, sau khi mọi người có cơ hội thể hiện và tất cả mọi người đều nhìn thấy những kết quả thực tế.
Nghiên cứu cho thấy lúc bắt đầu khoá học, những sinh viên quá tự tin nhận được những đánh giá cao hơn từ bạn bè - và đến cuối khoá học, bất kể họ học tốt hoặc kém ra sao, những sinh viên quá tự tin vẫn được đánh giá cao hơn những người khác. Thực vậy, các kết quả hầu như không quan trọng khi so với những dấu hiệu quyến rũ được gửi đi bởi những người tin rằng họ là nhất.
Nghiên cứu bổ sung cách đánh giá mức độ lừa dối bản thân của những người tham gia về những khả năng của họ, và phát hiện thấy một mối tương quan vững chắc giữa sự thống trị về mặt xã hội của sự quá tự tin và chiều sâu của sự tự lừa dối bản thân. Các nhà nghiên cứu kết luận như sau: "Các phát hiện của chúng tôi cho thấy mọi người có thể không phải lúc nào cũng tưởng thưởng cho cá nhân đạt được nhiều thành tựu hơn mà đúng hơn là thưởng cho cá nhân tự lừa dối bản thân nhiều hơn."
Dù chúng ta có thể không thích kết luận đó, thì thật khó mà cãi rằng nó không nằm trong những bằng chứng xung quanh chúng ta hằng ngày. Những người không tin vào bản thân họ - cho dù niềm tin đó có cơ sở hay không - thì không thể thuyết phục những người khác tin theo. Đó là điều mà chức năng tâm lý học của sự tự tin nói đến: nếu bạn mong đợi người khác nghĩ rằng bạn có năng lực, thì bạn tốt hơn là tự tin vào điều đó.
Điều đó đúng đối với sự tự tin lành mạnh cũng như sự tự tin được thổi phồng.
Điều mà nghiên cứu mới nhất và những yếu tố của những người khác nói với chúng ta đó là sự tự lừa dối bản thân là một thứ nuôi dưỡng địa vị xã hội. Khi đi cùng với tính cách, nó làm người khác muốn tin vào ngay cả khi các kết quả chỉ về điều khác. Và dù điều đó không làm cho chủ đề này bớt gây khó chịu hơn, thì nó làm sáng tỏ điều gì khiến cho sự quá tự tin có hiệu quả mặc cho tiếng xấu của nó.
Nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí PLOS One.
Nguồn