rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo sách “ Emotional safety – viewing couples through the lén of affect “ của Don R. Catherall
Sự xấu hổ định hướng cuộc sống của chúng ta.
Sự xấu hổ là một động lực cực kì mạnh mẽ. Nó không chỉ thúc đẩy chúng ta tại thời điểm mà chúng ta trải nghiệm nó mà phần còn sót lại của sự xấu hổ ( những kịch bản và nởi xảy ra ) tiếp tục thúc đẩy chúng ta khi ta đi tiếp cuộc đời mình. Tất cả chúng ta bị thúc đẩy né tránh một vài tình huống có thể kích hoạt sự xấu hổ của mình !
Trải nghiệm sự xấu hổ có thể ngăn 1 người dấn mình vào những tình huống khác nhau. Mỗi chúng ta định hướng cuộc đời mình để tránh né hoặc làm giảm thiểu trải nghiệm xấu hổ.
Con người hiếm khi nghĩ sự xấu hổ như 1 cảm xúc sâu xa. Điều này bởi vì họ dán nhãn cho những khó khăn của họ bằng những cảm xúc khác, ví dụ như thất vọng, cảm thấy bị tổn thương hoặc ghê tởm bản thân. Một nguyên nhân nữa là phần lớn mọi người thất bại trong việc nhận ra trải nghiệm xấu hổ của họ, họ phản ứng lại với những tình huống kích hoạt sự xấu hổ bằng cách nhảy sang 1 cảm xúc phụ ( secondary emotion ) như tức giận, và do đó họ sẽ không bao giờ dừng lại để nhận ra cảm xúc chính ( primary emotion ) của mình là xấu hổ.
Ví dụ :
2 người đàn ông đi họp trễ vì họ hiểu nhầm thưu thông báo thời gian họp. 1 người cười và nhún vai, người kia thì tức giận với người đã viết thư thông báo mơ hồ. 2 người đàn ông đã có những phản ứng khác nhau khi ở trong 1 tình huống gây xấu hổ. Kịch bản của người tứ nhất là “ những tình huống gây xấu hổ chỉ đơn giản là tiết lộ về bản tính con người của tôi, và điều đó khá khôi hài”. Phản ứng của anh ta có thể là cười vào bản thân mình trong những tình huống như vậy.
Còn người đàn ông kia, kịch bản của anh ta nói rằng “ lại một lần nữa tôi bị tiết lộ là người yếu kém.” Phản ứng tức giận của anh ta có thể trở nên tự động hóa đến nỗi anh ta hoàn toàn đánh mất nhận thức của mình tại thời điểm sự xấu hổ xuất hiện trước hành động phản ứng. Thay vào đó, anh ta tin là chỉ mình sự kiện ( đi họp muộn ) “ làm anh ta tức giận “ hơn là sự kiện ( đi họp muộn ) kích hoạt nỗi xấu hổ của anh và anh phản ứng lại bằng cách tức giận.
**
Sự xấu hổ trong quá khứ có thể theo đuổi 1 người trong suốt cuộc đời họ . Những người vội vã, làm việc quá mức nhằm chứng tỏ điều gì đó. Họ đang chứng minh rằng họ ổn, họ quan trọng, được chấp nhận và không ai có lý do để làm họ thấy xấu hổ. Và họ đang chứng minh điều đó với ai ? Họ đang chứng minh với chính họ. Đây là trường hợp khi 1 cá nhân dường như đang chứng minh anh ấy luôn luôn là người vĩ đại. Khi 1 người cứ khẳng định họ là vĩ đại nhất, nghĩa là họ đang xua đuổi sự xấu hổ của họ. Họ đang dành chiến thắng, nhưng trận chiến thực sự không phải với người nào khác mà là với nỗi xấu hổ của họ. Họ càng nỗ lực làm việc để chứng minh điều gì đó thì sức mạnh của nỗi xấu hổ của họ càng lớn.
**
Phạm vi của sự xấu hổ.
Nathanson ( 1992 ) đã xác định 4 chiến lược chung mà con người dùng đến khi sự xấu hổ của họ bị kích hoạt. Ban đầu, người đó rút lui khỏi mối liên kết ( với ai đó, tình huống nào đó ) để chạy trốn nỗi đau của sự xấu hổ của anh ta, sau đó anh ta cảm nhận nỗi đau của sự mất kết nối ( being disconnected ) và kết nối lại bằng cách công kích bản thân và đặt mình vào 1 vị trí thấp kém, sau đó anh ta tìm cách làm cho những cảm xúc đó biến đi bằng cách né tránh chúng hoặc làm mình xao nhãng khỏi nguồn gốc gây ra chúng, và cuối cùng anh ta dùng cách tấn công người khác để duy trì mối liên kết nhưng vẫn cảm thấy tốt hơn về mình bằng cách khiến người khác cảm thấy họ tồi tệ.
**
Con người thường cố gắng tạo ảnh hưởng lên hành động của người khác bằng cách gây ra 1 vài cảm xúc. Điều này thường được gọi là thao túng ( manipulation ) , nhưng không phải luôn luôn bị xem là tiêu cực. Ví dụ, một nhà lãnh đạo tìm cách gây ra cảm xúc căm hận ở quần chúng bị xem là tiêu cực thì nhà lãnh đạo lôi cuốn cảm xúc trung thành, lòng yêu nước nhìn chung được xem là tích cực. Trong cả hai trường hợp, nhà lãnh đạo đang cố gắng gây ảnh hưởng lên hành động của quần chúng bằng cách khuấy động 1 cảm xúc. Mối quan hệ người lớn – trẻ em cũng không tránh khỏi việc người lớn gây ảnh hưởng lên đứa trẻ thông qua con đường cảm xúc. Hiếm khi chúng ta tìm cách thuyết phục ai đó chỉ thuần túy bằng 1 con đường lý trí. Vấn đề không phải ở hành động gây ra 1 cảm xúc, mà là bản chất của cảm xúc mà bạn tạo ra. Cha mẹ tìm cách gây ảnh hưởng lên đứa trẻ bằng cách tạo ra cảm xúc như sợ hãi, tức giận và xấu hổ là họ đã gây nguy hại cho đứa bé. Còn cha mẹ nào muốn nuôi dạy 1 đứa trẻ biết yêu thương, quan tâm thì cần tạo ra cảm xúc yêu thương, quan tâm ở trẻ. Những đứa trẻ từ bé đã bị cha mẹ gây ra cảm xúc xấu hổ có xu hướng lớn lên trở nên phòng vệ, thích tranh cãi và cực kỳ nhạy cảm trước những lời phê bình.
Trường hợp cực đoan của sự xấu hổ được John Bradshaw ( 1988) gọi bằng thuật ngữ “ toxic shame “ . Đó là những trường hợp mà toàn bộ nhân cách của 1 cá nhân dựa trên sự xấu hổ. Anh ta tổ chức cuộc sống của mình xoay quanh nhu cầu tránh né những tình huống có thể gây ra sự xấu hổ . Những người ít xấu hổ hơn có thể chiến đấu với nỗi xấu hổ của họ bằng cách cố gắng tăng cường những kịch bản tích cực về bản thân và thay thế sự xấu hổ bằng tự hào. Nhưng 1 người có nhân cách dựa trên sự xấu hổ có xu hướng tránh va chạm với những khả năng phải trải nghiệm về sự xấu hổ của họ.
**
Sống 1 cuộc đời được định hướng bởi sự tự hào hơn là sự xấu hổ thường bắt đầu với 1 bước đi dũng cảm.
Thay thế sự xấu hổ bằng tự hào.
Những trải nghiệm về sự xấu hổ thời thơ ấu của 1 người có thể cản trở người đó theo đuổi những hoạt động nhất định trong cuộc sống. Đây là cách thức mà sự né tránh những tình huống có thể gây ra sự xấu hổ có thể định hướng cuộc đời của 1 người. Nhưng những trải nghiệm đem lại sự tự hào ( pride-inducing experiences ) có thể có 1 ảnh hưởng tương tự, theo hướng đối lập. Sự tự hào luôn luôn bao gồm những hành động hướng đến 1 mục tiêu. Bạn càng có nhiều thành công thì lòng tự tin của bạn càng phát triển lớn mạnh. Nguồn gốc lớn nhất của tự hào là đương đầu thành công với những thử thách, đặc biệt ở những tình huống mà trước đây tạo ra sự xấu hổ hoặc có nguy cơ tạo ra sự xấu hổ.
Việc theo đuổi của sự tự hào thì mang tính thích nghi hơn việc né tránh sự xấu hổ. Khi 1 người có đủ sự tự tin ( và sự hỗ trợ ) để ở lại với 1 tình huống gây thách thức thì anh ấy thường có khả năng chuyển từ thất bại sang thành công và xấu hổ sang tự hào. Và anh ấy càng thành công trong việc chuyển những tình huống gây ra xấu hổ thành những tình huống đem lại tự hào thì anh ấy càng trở nên tự tin hơn.
Việc theo đuổi thành công những trải nghiệm đem lại sự tự hào không chỉ giúp bạn loại bỏ sự xấu hổ mà nó còn xây sựng lòng tự trọng của bạn ( self-esteem)
Mã:
https://www.mediafire.com/?mc1zrmimcz0kree
Sự xấu hổ định hướng cuộc sống của chúng ta.
Sự xấu hổ là một động lực cực kì mạnh mẽ. Nó không chỉ thúc đẩy chúng ta tại thời điểm mà chúng ta trải nghiệm nó mà phần còn sót lại của sự xấu hổ ( những kịch bản và nởi xảy ra ) tiếp tục thúc đẩy chúng ta khi ta đi tiếp cuộc đời mình. Tất cả chúng ta bị thúc đẩy né tránh một vài tình huống có thể kích hoạt sự xấu hổ của mình !
Trải nghiệm sự xấu hổ có thể ngăn 1 người dấn mình vào những tình huống khác nhau. Mỗi chúng ta định hướng cuộc đời mình để tránh né hoặc làm giảm thiểu trải nghiệm xấu hổ.
Con người hiếm khi nghĩ sự xấu hổ như 1 cảm xúc sâu xa. Điều này bởi vì họ dán nhãn cho những khó khăn của họ bằng những cảm xúc khác, ví dụ như thất vọng, cảm thấy bị tổn thương hoặc ghê tởm bản thân. Một nguyên nhân nữa là phần lớn mọi người thất bại trong việc nhận ra trải nghiệm xấu hổ của họ, họ phản ứng lại với những tình huống kích hoạt sự xấu hổ bằng cách nhảy sang 1 cảm xúc phụ ( secondary emotion ) như tức giận, và do đó họ sẽ không bao giờ dừng lại để nhận ra cảm xúc chính ( primary emotion ) của mình là xấu hổ.
Ví dụ :
2 người đàn ông đi họp trễ vì họ hiểu nhầm thưu thông báo thời gian họp. 1 người cười và nhún vai, người kia thì tức giận với người đã viết thư thông báo mơ hồ. 2 người đàn ông đã có những phản ứng khác nhau khi ở trong 1 tình huống gây xấu hổ. Kịch bản của người tứ nhất là “ những tình huống gây xấu hổ chỉ đơn giản là tiết lộ về bản tính con người của tôi, và điều đó khá khôi hài”. Phản ứng của anh ta có thể là cười vào bản thân mình trong những tình huống như vậy.
Còn người đàn ông kia, kịch bản của anh ta nói rằng “ lại một lần nữa tôi bị tiết lộ là người yếu kém.” Phản ứng tức giận của anh ta có thể trở nên tự động hóa đến nỗi anh ta hoàn toàn đánh mất nhận thức của mình tại thời điểm sự xấu hổ xuất hiện trước hành động phản ứng. Thay vào đó, anh ta tin là chỉ mình sự kiện ( đi họp muộn ) “ làm anh ta tức giận “ hơn là sự kiện ( đi họp muộn ) kích hoạt nỗi xấu hổ của anh và anh phản ứng lại bằng cách tức giận.
**
Sự xấu hổ trong quá khứ có thể theo đuổi 1 người trong suốt cuộc đời họ . Những người vội vã, làm việc quá mức nhằm chứng tỏ điều gì đó. Họ đang chứng minh rằng họ ổn, họ quan trọng, được chấp nhận và không ai có lý do để làm họ thấy xấu hổ. Và họ đang chứng minh điều đó với ai ? Họ đang chứng minh với chính họ. Đây là trường hợp khi 1 cá nhân dường như đang chứng minh anh ấy luôn luôn là người vĩ đại. Khi 1 người cứ khẳng định họ là vĩ đại nhất, nghĩa là họ đang xua đuổi sự xấu hổ của họ. Họ đang dành chiến thắng, nhưng trận chiến thực sự không phải với người nào khác mà là với nỗi xấu hổ của họ. Họ càng nỗ lực làm việc để chứng minh điều gì đó thì sức mạnh của nỗi xấu hổ của họ càng lớn.
**
Phạm vi của sự xấu hổ.
Nathanson ( 1992 ) đã xác định 4 chiến lược chung mà con người dùng đến khi sự xấu hổ của họ bị kích hoạt. Ban đầu, người đó rút lui khỏi mối liên kết ( với ai đó, tình huống nào đó ) để chạy trốn nỗi đau của sự xấu hổ của anh ta, sau đó anh ta cảm nhận nỗi đau của sự mất kết nối ( being disconnected ) và kết nối lại bằng cách công kích bản thân và đặt mình vào 1 vị trí thấp kém, sau đó anh ta tìm cách làm cho những cảm xúc đó biến đi bằng cách né tránh chúng hoặc làm mình xao nhãng khỏi nguồn gốc gây ra chúng, và cuối cùng anh ta dùng cách tấn công người khác để duy trì mối liên kết nhưng vẫn cảm thấy tốt hơn về mình bằng cách khiến người khác cảm thấy họ tồi tệ.
**
Con người thường cố gắng tạo ảnh hưởng lên hành động của người khác bằng cách gây ra 1 vài cảm xúc. Điều này thường được gọi là thao túng ( manipulation ) , nhưng không phải luôn luôn bị xem là tiêu cực. Ví dụ, một nhà lãnh đạo tìm cách gây ra cảm xúc căm hận ở quần chúng bị xem là tiêu cực thì nhà lãnh đạo lôi cuốn cảm xúc trung thành, lòng yêu nước nhìn chung được xem là tích cực. Trong cả hai trường hợp, nhà lãnh đạo đang cố gắng gây ảnh hưởng lên hành động của quần chúng bằng cách khuấy động 1 cảm xúc. Mối quan hệ người lớn – trẻ em cũng không tránh khỏi việc người lớn gây ảnh hưởng lên đứa trẻ thông qua con đường cảm xúc. Hiếm khi chúng ta tìm cách thuyết phục ai đó chỉ thuần túy bằng 1 con đường lý trí. Vấn đề không phải ở hành động gây ra 1 cảm xúc, mà là bản chất của cảm xúc mà bạn tạo ra. Cha mẹ tìm cách gây ảnh hưởng lên đứa trẻ bằng cách tạo ra cảm xúc như sợ hãi, tức giận và xấu hổ là họ đã gây nguy hại cho đứa bé. Còn cha mẹ nào muốn nuôi dạy 1 đứa trẻ biết yêu thương, quan tâm thì cần tạo ra cảm xúc yêu thương, quan tâm ở trẻ. Những đứa trẻ từ bé đã bị cha mẹ gây ra cảm xúc xấu hổ có xu hướng lớn lên trở nên phòng vệ, thích tranh cãi và cực kỳ nhạy cảm trước những lời phê bình.
Trường hợp cực đoan của sự xấu hổ được John Bradshaw ( 1988) gọi bằng thuật ngữ “ toxic shame “ . Đó là những trường hợp mà toàn bộ nhân cách của 1 cá nhân dựa trên sự xấu hổ. Anh ta tổ chức cuộc sống của mình xoay quanh nhu cầu tránh né những tình huống có thể gây ra sự xấu hổ . Những người ít xấu hổ hơn có thể chiến đấu với nỗi xấu hổ của họ bằng cách cố gắng tăng cường những kịch bản tích cực về bản thân và thay thế sự xấu hổ bằng tự hào. Nhưng 1 người có nhân cách dựa trên sự xấu hổ có xu hướng tránh va chạm với những khả năng phải trải nghiệm về sự xấu hổ của họ.
**
Sống 1 cuộc đời được định hướng bởi sự tự hào hơn là sự xấu hổ thường bắt đầu với 1 bước đi dũng cảm.
Thay thế sự xấu hổ bằng tự hào.
Những trải nghiệm về sự xấu hổ thời thơ ấu của 1 người có thể cản trở người đó theo đuổi những hoạt động nhất định trong cuộc sống. Đây là cách thức mà sự né tránh những tình huống có thể gây ra sự xấu hổ có thể định hướng cuộc đời của 1 người. Nhưng những trải nghiệm đem lại sự tự hào ( pride-inducing experiences ) có thể có 1 ảnh hưởng tương tự, theo hướng đối lập. Sự tự hào luôn luôn bao gồm những hành động hướng đến 1 mục tiêu. Bạn càng có nhiều thành công thì lòng tự tin của bạn càng phát triển lớn mạnh. Nguồn gốc lớn nhất của tự hào là đương đầu thành công với những thử thách, đặc biệt ở những tình huống mà trước đây tạo ra sự xấu hổ hoặc có nguy cơ tạo ra sự xấu hổ.
Việc theo đuổi của sự tự hào thì mang tính thích nghi hơn việc né tránh sự xấu hổ. Khi 1 người có đủ sự tự tin ( và sự hỗ trợ ) để ở lại với 1 tình huống gây thách thức thì anh ấy thường có khả năng chuyển từ thất bại sang thành công và xấu hổ sang tự hào. Và anh ấy càng thành công trong việc chuyển những tình huống gây ra xấu hổ thành những tình huống đem lại tự hào thì anh ấy càng trở nên tự tin hơn.
Việc theo đuổi thành công những trải nghiệm đem lại sự tự hào không chỉ giúp bạn loại bỏ sự xấu hổ mà nó còn xây sựng lòng tự trọng của bạn ( self-esteem)