rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
The Power of Hope, and Recognizing When It's Hopeless
Hope can alter how you view yourself.
Published on June 29, 2011 by Mary C. Lamia, Ph.D. in Intense Emotions and Strong Feelings
Hy vọng xây dựng nên cuộc sống của bạn với mong đợi về tương lai và ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận trong hiện tại. Giống như sự lạc quan, hy vọng tạo nên 1 tâm trạng tích cực về 1 kì vọng, 1 mục tiêu hoặc 1 tình huống trong tương lai. Kiểu du lịch thời gian tinh thần đó ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và làm thay đổi hành vi của bạn trong hiện tại. Những cảm xúc tích cực mà bạn trải nghiệm khi bạn nhìn về phía trước, tưởng tượng đầy hy vọng về những điều có thể xảy ra, những thứ bạn sẽ đạt được, hoặc con người bạn sẽ trở thành, có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận về bản thân bạn trong hiện tại. Cùng với hy vọng là sự dự đoán của bạn rằng bạn sẽ hạnh phúc, và điều này có thể có những kết quả về mặt hành vi.
Những nhận thức gắn liền với hy vọng – bạn suy nghĩ như thế nào khi bạn tràn đầy hy vọng – là những con đường dẫn đến những mục tiêu được khao khát và phản ánh 1 động cơ để theo đuổi những mục tiêu (Snyder, Harris, Anderson, & Holleran, 1991). Khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn được phát hiện thấy ở những người đầy hy vọng so với những người ít hy vọng (Change, 1998), và những người đầy hy vọng có 1 xu hướng có sự linh hoạt về nhận thức và có thể khám phá những tình huống mới lạ (Breznitz, 1986).
Hy vọng không phù hợp với các tiêu chí của 1 cảm xúc. Những tiêu chí đó bao gồm khái niệm những cảm xúc là tự động hóa và phản xạ, chúng gây ra những thay đổi về mặt cơ thể và hành vi do kết quả của những đáp ứng của hệ thần kinh, và 1 cảm xúc đó đem đến cho bạn thông tin ngay lập tức về 1 tình huống có thể khiến bạn tiến hành hành động. Dù khái niệm hy vọng không đáp ứng được những tiêu chí đó thì những bài viết về chủ đề đó từng được công bố trong những tạp chí tâm lý học uy tín đã chỉ về hy vọng như 1 trạng thái cảm xúc. Lazarus (1999), đã khám phá vai trò của hy vọng như 1 cảm xúc và 1 nguồn lực đương đầu chống lại sự tuyệt vọng. Có lẽ hy vọng được hiểu như là 1 nhận thức gây ra 1 tâm trạng nào đó – 1 trạng thái cảm xúc kéo dài – thiếu tính ngay lập tức và sự mãnh liệt của những cảm xúc phản xạ nhưng có thể quyết định quan điểm của 1 người trước cuộc sống.
Cách mà 1 người đầy hy vọng xử lý với sự thất vọng khác với những người không có hy vọng. [/b]. Không ngừng lạc quan về tương lai giúp bạn nhận ra bạn có thể thích nghi và có khả năng, cho phép bạn trấn an bản thân là bạn sẽ vượt qua thời điểm khó khăn. Có 1 niềm hy vọng mạnh mẽ rằng bạn sẽ thích ứng cũng đem lại vô số viễn cảnh tương lai tích cực. Những người đầy hy vọng và lạc quan có thể viện lí do bào chữa cho những kết quả tiêu cực, trong khi người bi quan có thể trở nên tức giận hoặc lo lắng 1 cách tiêu cực.
Tuy nhiên, trong những mối quan hệ, có những lúc mà từ bỏ hy vọng thì lành mạnh hơn về mặt tâm lý so với bám lấy hy vọng. Trong cuốn sách của tôi “The White Knight Syndrome: Rescuing Yourself From Your Need to Rescue Others” (Lamia & Krieger, 2009): trong đoạn kết của 1 mối quan hệ, từ bỏ hy vọng có nghĩa là bắt đầu chấp nhận thất bại của bạn. Trong 1 mối quan hệ giải cứu, hy vọng có thể dẫn bạn đến giả định là bạn có thể giúp đối tác của bạn đạt được mục tiêu của anh ấy: nó có thể là thành công tài chính, sự an toàn hoặc hạnh phúc. Nhưng mặc cho những nỗ lực của bạn, bạn có thể không kiểm soát được liệu anh ấy sẽ theo đuổi con đường được bạn khao khát đó. Có lẽ hy vọng của bạn rằng đối tác của bạn sẽ trở thành người bạn muốn anh ấy trở thành, và anh ấy khi đó sẽ cần, yêu và đánh giá cao bạn.
Từ bỏ hy vọng rất khó làm, vì nó có nghĩa là bạn không nhận được những điều bạn mong đợi từ mối quan hệ của bạn. Những cảm xúc gắn liền với việc từ bỏ hy vọng trong 1 mối quan hệ thường là những cảm xúc mà bạn cố tránh ngay từ ban đầu, bao gồm sự bất lực, tuyệt vọng, đau khổ hoặc khao khát (Lazarus 1999). Nhưng từ bỏ hy vọng có thể rất tích cực, phụ thuộc vào thái độ của bạn. Từ bỏ hy vọng đôi lúc là thận trọng trong những hoàn cảnh mà khi chuyển sự chú ý của bạn đến 1 nơi nào khác là cần thiết để thực sự đạt được mục tiêu của bạn. Tiếp tục theo đuổi 1 hướng đi nào đó mà bạn luôn luôn đối mặt với những rào cản, cho dù là trong 1 mối quan hệ, nghề nghiệp hoặc kinh doanh, có thể che mờ những con đường khác có thể dẫn đến đạt được 1 mục tiêu. Nền văn hóa của chúng ta ca ngợi những người kiên trì và chiến thắng. Nhưng, có sức mạnh để nhận ra khi nào nên từ bỏ hy vọng, và lòng dũng cảm để thừa nhận sự bất lực của bạn, có thể chỉ cho bạn thấy 1 hướng đi mới đi cùng với hy vọng mới.
Tham khảo
Angell, M. (2011). The epidemic of mental illness: Why? The New York Review of Books.
Breznitz, S. (1986). The effect of hope on coping with stress. In M. H. Appley & R. Trumbull (Eds.), Dynamics of stress: Physiological, psychological, and social perspectives. (pp. 295-306). New York: Plenum Press.
Dijksterhuis, A., & Nordgren, L. F. (2006). A theory of unconscious thought. Perspectives on Psychological Science. 1, 95-109.
Lamia, M. & Krieger, M. (2009) The White Knight Syndrome: Rescuing Yourself From Your Need to Rescue Others. Oakland: New Harbinger.
Lazarus, R. S. (1999). Hope: An emotion and a vital coping resource against despair. Social Research. 66, 653-678.
Snyder, C. R., Harris, C., Anderson, J. R., & Holleran, S. A. (1991). The will and the ways: Development and validation of an individual differences measure of hope. Journal of Personality and Social Psychology. 60, 570-585.
Nguồn: PsychologyToday
The Power of Hope, and Recognizing When It's Hopeless
Hope can alter how you view yourself.
Published on June 29, 2011 by Mary C. Lamia, Ph.D. in Intense Emotions and Strong Feelings
Hy vọng xây dựng nên cuộc sống của bạn với mong đợi về tương lai và ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận trong hiện tại. Giống như sự lạc quan, hy vọng tạo nên 1 tâm trạng tích cực về 1 kì vọng, 1 mục tiêu hoặc 1 tình huống trong tương lai. Kiểu du lịch thời gian tinh thần đó ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và làm thay đổi hành vi của bạn trong hiện tại. Những cảm xúc tích cực mà bạn trải nghiệm khi bạn nhìn về phía trước, tưởng tượng đầy hy vọng về những điều có thể xảy ra, những thứ bạn sẽ đạt được, hoặc con người bạn sẽ trở thành, có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận về bản thân bạn trong hiện tại. Cùng với hy vọng là sự dự đoán của bạn rằng bạn sẽ hạnh phúc, và điều này có thể có những kết quả về mặt hành vi.
Những nhận thức gắn liền với hy vọng – bạn suy nghĩ như thế nào khi bạn tràn đầy hy vọng – là những con đường dẫn đến những mục tiêu được khao khát và phản ánh 1 động cơ để theo đuổi những mục tiêu (Snyder, Harris, Anderson, & Holleran, 1991). Khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn được phát hiện thấy ở những người đầy hy vọng so với những người ít hy vọng (Change, 1998), và những người đầy hy vọng có 1 xu hướng có sự linh hoạt về nhận thức và có thể khám phá những tình huống mới lạ (Breznitz, 1986).
Hy vọng không phù hợp với các tiêu chí của 1 cảm xúc. Những tiêu chí đó bao gồm khái niệm những cảm xúc là tự động hóa và phản xạ, chúng gây ra những thay đổi về mặt cơ thể và hành vi do kết quả của những đáp ứng của hệ thần kinh, và 1 cảm xúc đó đem đến cho bạn thông tin ngay lập tức về 1 tình huống có thể khiến bạn tiến hành hành động. Dù khái niệm hy vọng không đáp ứng được những tiêu chí đó thì những bài viết về chủ đề đó từng được công bố trong những tạp chí tâm lý học uy tín đã chỉ về hy vọng như 1 trạng thái cảm xúc. Lazarus (1999), đã khám phá vai trò của hy vọng như 1 cảm xúc và 1 nguồn lực đương đầu chống lại sự tuyệt vọng. Có lẽ hy vọng được hiểu như là 1 nhận thức gây ra 1 tâm trạng nào đó – 1 trạng thái cảm xúc kéo dài – thiếu tính ngay lập tức và sự mãnh liệt của những cảm xúc phản xạ nhưng có thể quyết định quan điểm của 1 người trước cuộc sống.
Cách mà 1 người đầy hy vọng xử lý với sự thất vọng khác với những người không có hy vọng. [/b]. Không ngừng lạc quan về tương lai giúp bạn nhận ra bạn có thể thích nghi và có khả năng, cho phép bạn trấn an bản thân là bạn sẽ vượt qua thời điểm khó khăn. Có 1 niềm hy vọng mạnh mẽ rằng bạn sẽ thích ứng cũng đem lại vô số viễn cảnh tương lai tích cực. Những người đầy hy vọng và lạc quan có thể viện lí do bào chữa cho những kết quả tiêu cực, trong khi người bi quan có thể trở nên tức giận hoặc lo lắng 1 cách tiêu cực.
Tuy nhiên, trong những mối quan hệ, có những lúc mà từ bỏ hy vọng thì lành mạnh hơn về mặt tâm lý so với bám lấy hy vọng. Trong cuốn sách của tôi “The White Knight Syndrome: Rescuing Yourself From Your Need to Rescue Others” (Lamia & Krieger, 2009): trong đoạn kết của 1 mối quan hệ, từ bỏ hy vọng có nghĩa là bắt đầu chấp nhận thất bại của bạn. Trong 1 mối quan hệ giải cứu, hy vọng có thể dẫn bạn đến giả định là bạn có thể giúp đối tác của bạn đạt được mục tiêu của anh ấy: nó có thể là thành công tài chính, sự an toàn hoặc hạnh phúc. Nhưng mặc cho những nỗ lực của bạn, bạn có thể không kiểm soát được liệu anh ấy sẽ theo đuổi con đường được bạn khao khát đó. Có lẽ hy vọng của bạn rằng đối tác của bạn sẽ trở thành người bạn muốn anh ấy trở thành, và anh ấy khi đó sẽ cần, yêu và đánh giá cao bạn.
Từ bỏ hy vọng rất khó làm, vì nó có nghĩa là bạn không nhận được những điều bạn mong đợi từ mối quan hệ của bạn. Những cảm xúc gắn liền với việc từ bỏ hy vọng trong 1 mối quan hệ thường là những cảm xúc mà bạn cố tránh ngay từ ban đầu, bao gồm sự bất lực, tuyệt vọng, đau khổ hoặc khao khát (Lazarus 1999). Nhưng từ bỏ hy vọng có thể rất tích cực, phụ thuộc vào thái độ của bạn. Từ bỏ hy vọng đôi lúc là thận trọng trong những hoàn cảnh mà khi chuyển sự chú ý của bạn đến 1 nơi nào khác là cần thiết để thực sự đạt được mục tiêu của bạn. Tiếp tục theo đuổi 1 hướng đi nào đó mà bạn luôn luôn đối mặt với những rào cản, cho dù là trong 1 mối quan hệ, nghề nghiệp hoặc kinh doanh, có thể che mờ những con đường khác có thể dẫn đến đạt được 1 mục tiêu. Nền văn hóa của chúng ta ca ngợi những người kiên trì và chiến thắng. Nhưng, có sức mạnh để nhận ra khi nào nên từ bỏ hy vọng, và lòng dũng cảm để thừa nhận sự bất lực của bạn, có thể chỉ cho bạn thấy 1 hướng đi mới đi cùng với hy vọng mới.
Tham khảo
Angell, M. (2011). The epidemic of mental illness: Why? The New York Review of Books.
Breznitz, S. (1986). The effect of hope on coping with stress. In M. H. Appley & R. Trumbull (Eds.), Dynamics of stress: Physiological, psychological, and social perspectives. (pp. 295-306). New York: Plenum Press.
Dijksterhuis, A., & Nordgren, L. F. (2006). A theory of unconscious thought. Perspectives on Psychological Science. 1, 95-109.
Lamia, M. & Krieger, M. (2009) The White Knight Syndrome: Rescuing Yourself From Your Need to Rescue Others. Oakland: New Harbinger.
Lazarus, R. S. (1999). Hope: An emotion and a vital coping resource against despair. Social Research. 66, 653-678.
Snyder, C. R., Harris, C., Anderson, J. R., & Holleran, S. A. (1991). The will and the ways: Development and validation of an individual differences measure of hope. Journal of Personality and Social Psychology. 60, 570-585.
Nguồn: PsychologyToday