Sức mạnh của cách ngôn

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Max Clelland, con một nhà buôn xe hơi tại bang George, là hình ảnh điển hình của trẻ em Mỹ. Em hoạt bát, khỏe mạnh, thích chơi các môn thể thao lành mạnh như bóng rổ, tennis, bóng chày, bơi lội, là học sinh xuất sắc ở trường.
images286520_1.jpg


Mac Clelland (phải) và Tổng thống Mỹ Barack Obama

Lớn lên Max nhập ngũ, đơn vị anh được phái đến đồn trú tại vùng đồi nằm trong tâm điểm của chiến sự. Một lần, đang lúc giao tranh quyết liệt, bỗng có trái lựu đạn từ đâu bay vào trận địa. Trông thấy lựu đạn sắp nổ, sợ sẽ gây thương vong cho đồng đội đang chiến đấu, Max vội lao đến định cầm nó ném đi, song không kịp nữa rồi, lựu đạn đã nổ ngay trên tay anh. Anh bị hất tung lên rồi rơi xuống đất. Tỉnh lại, Max thấy mình đã không còn chân và tay phải, chân trái nát bét phải cưa bỏ đi. Anh đau đớn tột cùng, muốn khóc nhưng không khóc được, bởi cổ họng đã bị một mảnh đạn xuyên qua…

Ai cũng nghĩ chắc Max không sống nổi nữa, nhưng không, anh vẫn sống được một cách kỳ lạ. Sức mạnh gì giúp Max chịu đựng được nỗi đau thể xác và tinh thần quá lớn đó?

Về sau anh mới tiết lộ, đó chính là sức mạnh của những câu cách ngôn. Những lúc mạng sống lâm nguy, anh luôn tâm niệm câu cách ngôn của người xưa: “Nếu từ khổ đau bạn biết kiên nhẫn, kiên nhẫn sẽ tôi luyện ý chí, ý chí sẽ cho ta hy vọng đạt đến nẻo đường hạnh phúc, vậy cuối cùng khổ đau sẽ mang lại hạnh phúc cho bạn”. Max nhiều lần nhẩm đi nhẩm lại câu này, giữ cho niềm hy vọng luôn bừng cháy trong lòng.

Tuy thế, đối với một thanh niên như Max, còn trẻ tuổi mà đã bị cưa bỏ cả hai chân và một cánh tay, mất mát này thật quá lớn! Trong nỗi tuyệt vọng sâu thẳm, anh lại nhớ đến câu cách ngôn của bậc thánh hiền: “Khi bị số phận quật ngã xuống tận đáy sâu, nếu bạn biết vùng dậy, đó chính là thành công”.

Sau khi giải ngũ, Max tham gia hoạt động chính trị, đắc cử vào Hội đồng bang George liên tiếp hai nhiệm kỳ. Sau đó anh tranh cử chức phó Thống đốc bang nhưng thất bại. Đây là đòn giáng mạnh vào đầu, song Max lại tự khích lệ mình bằng câu cách ngôn: “Kinh nghiệm không bằng từng trải, kinh nghiệm là tất cả cảm nhận mà người ta có được sau khi đã trải qua”. Thế là anh lại tiếp tục lao vào hoạt động, không nề hà khó khăn gian khổ, lăn xả với cuộc sống để trải nghiệm mình.

Max bắt đầu học lái chiếc xe hơi đặc chế riêng cho mình và đi khắp nước, phát động phong trào ủng hộ quân nhân xuất ngũ. Năm 1977, tổng thống Jimmy Carter bổ nhiệm Max Clelland giữ chức phụ trách Ủy ban Cựu chiến binh toàn quốc, lúc đó anh mới 34 tuổi, là người trẻ nhất đảm nhận chức vụ này từ trước đến giờ. Sau khi tổng thống Carter mãn nhiệm, Max cũng thôi việc trở về quê hương ở bang George. Năm 1982, anh được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hội đồng bang. Năm 1986, anh lại tái đắc cử chức vụ này.

Hiện nay, chuyện về Max Clelland đã trở thành giai thoại ở thành phố Atlantic. Người ta thường thấy anh ngồi trên xe lăn chơi bóng rổ, lại còn rủ rê các bạn trẻ cùng tổ chức thi đấu bóng rổ. Có lần anh dùng cánh tay trái còn lại liên tiếp 18 lần ném bóng vào rổ, ném vào hẳn hoi, thậm chí không chạm trúng tấm chắn và vành ngoài nữa.

Vốn dĩ cuộc đời không bao giờ ưu ái người khuyết tật. Những lúc suy giảm niềm tin, Max lại lẩm nhẩm câu cách ngôn: “Bạn phải biết, người ta đánh giá bạn dựa vào cách bạn tự đánh giá mình, bạn tự thương hại mình thì người ta cũng sẽ đáp trả bằng sự thương hại; bạn đủ tự tin thì người ta đáp trả bằng sự kính trọng; bạn sa ngã thì đa số thiên hạ sẽ tỏ ra khinh bỉ bạn”.

Từ một người khỏe mạnh, chân tay lành lặn, nay chỉ còn một cánh tay duy nhất, lại có thể trở thành nhân vật quan trọng trong chính phủ, được tổng thống tin dùng… Mọi thành công anh đạt được đều bắt nguồn từ tác động của những câu cách ngôn – chúng đã mang đến cho anh sức mạnh, nghị lực và niềm hy vọng.

Trích từ “Dấu chân màu hy vọng”
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top