rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Shoes, Marshmallows and Dogs: Mental Health 101
Managing Your Thoughts, Emotions and Behavior, Part 1
Published on February 27, 2013 by Noam Shpancer, Ph.D. in Insight Therapy
Những đôi giày, những cây kẹo dẻo và những con chó có liên quan gì đến sức khỏe tinh thần? Tôi sẽ giải thích nó. Nhưng đầu tiên, 1 bài test.
Câu 1
Nghĩ về chiếc xe của bạn và nói câu nào sau đây là đúng:
A. Nếu không có xăng, xe sẽ không chạy.
B. Động cơ sẽ không vận hành đúng nếu nó hết dầu và nước.
C. 1 cái đèn giao thông màu đỏ nghĩa là “dừng.”
D. Bánh xe dự phòng thường tìm thấy trong cốp xe
E. Bạn không nên uống rượu và lái xe.
F. 1 con đường ướt làm tăng khả năng trượt bánh.
Câu 2
Nghĩ về tâm trí của bạn và trả lời, câu nào trong những câu sau là đúng:
A. Những nguyên nhân gây ra đau khổ hiện tại của tôi được tìm thấy từ những sự kiện thời thơ ấu của tôi.
B. Tôi nên thành công và cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống của tôi.
C. Để sửa chữa bất kỳ vấn đề nào, điều cần thiết là hiểu nó đã bắt đầu từ đâu và như thế nào.
D. Tốt hơn là suy nghĩ tích cực.
E. Tốt nhất là chạy trốn khỏi những điều gợi ra những cảm xúc khó chịu và đáng sợ.
F. Không bao giờ từ bỏ.
G. Thư giãn, nó chỉ ở trong đầu bạn.
Và bây giờ, những câu trả lời:
Câu 1: Tất cả đúng.
Câu 2: Tất cả sai.
Bất kỳ ai mua 1 chiếc ôtô nhanh chóng thấy cần học 1 số kỹ năng vận hành và bảo dưỡng xe cơ bản. Điều này có thể cảm thấy như 1 rắc rối trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài chúng ta sẽ nhận được nhiều lợi ích. Giống như cái xe, hầu hết chúng ta phải thường xuyên sử dụng và giữ gìn tâm trí của chúng ta. Dù tâm trí không phải là 1 chiếc xe. Nhưng tâm trí bạn trong thực tế rất giống cái xe của bạn. Lợi ích của cả 2 sẽ phụ thuộc 1 phần vào cách bạn quản lý chúng. Nói 1 cách đại khái, “động cơ” tâm trí của chúng ta có thể được phân thành 3 phần chuyển động: suy nghĩ, hành động và cảm xúc. Mỗi phần vận hành theo 1 số quy tắc – không đơn giản và dễ dàng để nghiên cứu. Dưới đây, tôi sẽ thảo luận những quy tắc cơ bản để có suy nghĩ đúng và lành mạnh. Trong bài tiếp, tôi sẽ thảo luận về những cơ sở để kiểm soát hành vi và cảm xúc.
Suy nghĩ: bài kiểm tra cửa hàng giày
Những suy nghĩ là quan trọng cho việc duy trì sức khỏe tâm lý, vì những hành động và những cảm xúc của chúng ta thường nảy sinh từ suy nghĩ. Bộ não là 1 cái máy diễn giải; nó tổ chức những cảm giác thành những khuôn mẫu nhận thức có ý nghĩa. Nó sắp xếp vô số thông tin đi vào thành những hiểu biết nhất quán mà chúng ta có thể đáp ứng 1 cách hiệu quả để tồn tại và phát triển trong thế giới.
Do đó, nếu bạn cãi nhau với chồng bạn và cảm thấy thất vọng, và bạn sẽ đá thúng đụng nia, tâm trạng của bạn và hành vi đá thúng đụng nia nảy sinh không phải từ bản thân cuộc cãi nhau mà từ sự diễn giải của bạn, ý nghĩa mà bạn chọn để quy gán cho sự kiện đó. 1 cặp vợ chồng khác có thể diễn giải 1 trận cãi nhau tương tự như là bằng chứng của sức mạnh của mối quan hệ của họ, như 1 sự thể hiện sự quan tâm sâu sắc.
Tôi cho rằng những ý nghĩ giống như những con vi rút. Để cho 1 con virut xấu đi vào hệ thống của bạn có thể gây nguy hại. Tôi đã từng lập luận rằng, về mặt lịch sử, những suy nghĩ xấu đã gây ra nhiều nguy hại hơn những con vi rút xấu. Ví dụ, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, không phải là 1 con vi rút mà là 1 quan điểm có thể xâm nhập bộ não. 1 quan điểm như vậy, nếu được tiếp thu, được đồng hóa và được chấp nhận như sự thật, sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hiểm. Do đó, ai đó nói “nó chỉ ở trong đầu bạn" là sai lầm chết người. Bạn nên quan tâm nhiều đến việc quản lý và kiểm soát những ý tưởng, quan điểm nào có trong tâm trí bạn, giống như bạn quan tâm nhiều đến việc rửa tay sau khi ôm 1 ai đó mắc cúm.
Ngược với những gì bạn đã từng nghe, việc kiểm soát tâm trí đúng không chỉ đơn thuần bao gồm cố gắng “suy nghĩ tích cực.” Thay vào đó, tốt hơn là cố gắng để suy nghĩ đúng. Suy nghĩ đúng có nghĩa là so sánh những ý nghĩ khác nhau và chọn lựa những ý nghĩ được ủng hộ nhất bởi bằng chứng.
Để hiểu làm thế nào để suy nghĩ đúng, bạn phải biết về 2 quá trình chính của bộ não: kiểm soát và tự động hóa. Những quá trình kiểm soát nhạy cảm với sự can thiệp, trở ngại và yêu cầu sự tập trung và chú ý. Khi bạn học lái xe, bạn sử dụng những quá trình kiểm soát. Sau đó, việc lái xe trở thành 1 quá trình tự động hóa. Nó khó mà bị làm gián đoạn và không yêu cầu sự chú ý của ý thức. Ngày nay bạn lái xe đi làm trong khi đang nói chuyện điện thoại, nghe radio, ăn bánh và hút thuốc và vẫn đến nơi làm mà không mắc lỗi hoặc gây tai nạn.
Trong thực tế, 1 quá trình càng trở thành tự động hóa thì càng ít thông tin có sẵn với chúng ta về cách nó làm việc như thế nào. Nếu tôi hỏi bạn mô tả bạn lái xe như thế nào, hoặc bạn đã nhìn thấy gì trên đường đi làm, bạn sẽ không biết: bạn đang tự động hóa và do đó, vô thức.
Tất cả chúng ta đều có những thói quen của tâm trí, giống như chúng ta có những thói quen ăn uống hoặc chi tiêu. Những thói quen có 1 vai trò tiến hóa quan trọng; chúng giải phóng sự chú ý của chúng ta để tập trung vào những điều mới và do đó theo kịp với những điều kiện thực tế năng động xung quanh chúng ta, tốt hơn cho sinh tồn và phát triển. Những thói quen tốt giúp chúng ta. Nhưng những thói quen xấu sẽ theo thời gian mang lại đau khổ và rắc rối. Với ăn uống, tiêu tiền và cũng với suy nghĩ. Sau đây là 1 số ví dụ của những thói quen suy nghĩ xấu phổ biến:
Tất cả hoặc không có gì:
Thói quen sai: “Nếu tôi không hoàn hảo, tôi không là ai cả.”
Sự thật tồn tại: Nếu bạn không hoàn hảo, bạn là con người.
Đọc ý nghĩ:
Thói quen sai: “Tôi biết chính xác những gì họ nghĩ về tôi.”
Sự thật tồn tại: Bạn không biết chính xác những gì họ nghĩ về bạn. Họ không nghĩ về bạn. Họ nghĩ về bóng đá.
Thảm họa hóa:
Thói quen sai: “Nó sẽ trở nên kinh khủng, ngày tàn của thế giới.”
Sự thật tồn tại: Bạn học cách làm hòa với mẹ chồng của bạn theo thời gian.
“Phải” và “nên”:
Thói quen sai: “Tôi phải có, đạt được hoặc làm được X.”
Sự thật tồn tại: Bạn có những lựa chọn. Dù sao, sống sẽ tiếp tục.
1 số thói quen đã phục vụ bạn tốt trong quá khứ, nhưng không còn hữu ích trong hiện tại. Có lẽ thế giới đã thay đổi. Bạn không nên tiếp tục dựa vào những thói quen của tâm trí đã học được từ thời thơ ấu, ngay cả nếu chúng có hiệu quả trong thời thơ ấu.
Tin tốt là: để thay đổi 1 thói quen, bạn không cần biết nó đến từ đâu và nó đã bắt đầu như thế nào.
Tin xấu là: để học 1 thói quen mới bạn phải thực hành.
Ngược với điều hoang đường phổ biến, hiểu và nhận thức được cũng chưa đủ.
Mỗi 1 thói quen từng là 1 quá trình kiểm soát (1 điều gì đó bạn đã từng nghĩ về và làm 1 cách có ý thức) cho đến khi nó trở nên tự động hóa thông qua việc luyện tập lặp đi lặp lại. Những thói quen – kết quả của rất nhiều giờ luyện tập – kháng cự sự thay đổi.
Để thay đổi những thói quen suy nghĩ sai, bạn sẽ cần chuyển từ thói quen tự động hóa trở lại lối kiểm soát, tự ý thức.
Do đó, bước đầu tiên trong suy nghĩ đúng là suy nghĩ về những ý nghĩ của bạn: Tôi nói gì với bản thân tôi?
Bước thứ 2 là hiểu rằng những ý nghĩ không phải là sự thật mà là những giả thuyết. Suy nghĩ đầu tiên chỉ là vậy, không nhất thiết là suy nghĩ tốt nhất.
Thứ 3, tìm kiếm những lựa chọn thay thế khả thi và sau đó so sánh chúng, chọn suy nghĩ (giả thuyết) được ủng hộ nhất bởi bằng chứng và sự thật. Sau đó lặp lại suy nghĩ đó với bản thân và hành động theo nó.
Tóm lại, quá trình suy nghĩ đúng có thể được so sánh với quá trình đang mua giày. Khi bạn đi mua đôi giày mới, bạn không nhảy ngay đến mua đôi giày đầu tiên bạn thấy. Bạn đi quanh cửa hàng; bạn so sánh nhiều đôi giày theo các thông số- sự thoải mái, tính khả dụng, giá cả, nhãn hiệu, thiết kế...Cuối cùng, bạn chọn đôi phù hợp nhất cho hoàn cảnh và những nhu cầu của bạn.
Tâm trí là 1 cửa hàng của những ý nghĩ, và như trong mua sắm, nó đáng để nhìn xung quanh và lựa chọn có ý thức. Nếu bạn có thói quen suy nghĩ đúng, bạn sẽ miễn cho bản thân nhiều đau khổ không cần thiết.
Suy nghĩ đúng là khía cạnh đầu tiên của việc giữ vệ sinh tinh thần khỏe mạnh. Bài tiếp theo của tôi sẽ thảo luận về 2 khía cạnh khác: hành vi và cảm xúc.
Nguồn: PsychologyToday
Shoes, Marshmallows and Dogs: Mental Health 101
Managing Your Thoughts, Emotions and Behavior, Part 1
Published on February 27, 2013 by Noam Shpancer, Ph.D. in Insight Therapy
Những đôi giày, những cây kẹo dẻo và những con chó có liên quan gì đến sức khỏe tinh thần? Tôi sẽ giải thích nó. Nhưng đầu tiên, 1 bài test.
Câu 1
Nghĩ về chiếc xe của bạn và nói câu nào sau đây là đúng:
A. Nếu không có xăng, xe sẽ không chạy.
B. Động cơ sẽ không vận hành đúng nếu nó hết dầu và nước.
C. 1 cái đèn giao thông màu đỏ nghĩa là “dừng.”
D. Bánh xe dự phòng thường tìm thấy trong cốp xe
E. Bạn không nên uống rượu và lái xe.
F. 1 con đường ướt làm tăng khả năng trượt bánh.
Câu 2
Nghĩ về tâm trí của bạn và trả lời, câu nào trong những câu sau là đúng:
A. Những nguyên nhân gây ra đau khổ hiện tại của tôi được tìm thấy từ những sự kiện thời thơ ấu của tôi.
B. Tôi nên thành công và cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống của tôi.
C. Để sửa chữa bất kỳ vấn đề nào, điều cần thiết là hiểu nó đã bắt đầu từ đâu và như thế nào.
D. Tốt hơn là suy nghĩ tích cực.
E. Tốt nhất là chạy trốn khỏi những điều gợi ra những cảm xúc khó chịu và đáng sợ.
F. Không bao giờ từ bỏ.
G. Thư giãn, nó chỉ ở trong đầu bạn.
Và bây giờ, những câu trả lời:
Câu 1: Tất cả đúng.
Câu 2: Tất cả sai.
Bất kỳ ai mua 1 chiếc ôtô nhanh chóng thấy cần học 1 số kỹ năng vận hành và bảo dưỡng xe cơ bản. Điều này có thể cảm thấy như 1 rắc rối trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài chúng ta sẽ nhận được nhiều lợi ích. Giống như cái xe, hầu hết chúng ta phải thường xuyên sử dụng và giữ gìn tâm trí của chúng ta. Dù tâm trí không phải là 1 chiếc xe. Nhưng tâm trí bạn trong thực tế rất giống cái xe của bạn. Lợi ích của cả 2 sẽ phụ thuộc 1 phần vào cách bạn quản lý chúng. Nói 1 cách đại khái, “động cơ” tâm trí của chúng ta có thể được phân thành 3 phần chuyển động: suy nghĩ, hành động và cảm xúc. Mỗi phần vận hành theo 1 số quy tắc – không đơn giản và dễ dàng để nghiên cứu. Dưới đây, tôi sẽ thảo luận những quy tắc cơ bản để có suy nghĩ đúng và lành mạnh. Trong bài tiếp, tôi sẽ thảo luận về những cơ sở để kiểm soát hành vi và cảm xúc.
Suy nghĩ: bài kiểm tra cửa hàng giày
Những suy nghĩ là quan trọng cho việc duy trì sức khỏe tâm lý, vì những hành động và những cảm xúc của chúng ta thường nảy sinh từ suy nghĩ. Bộ não là 1 cái máy diễn giải; nó tổ chức những cảm giác thành những khuôn mẫu nhận thức có ý nghĩa. Nó sắp xếp vô số thông tin đi vào thành những hiểu biết nhất quán mà chúng ta có thể đáp ứng 1 cách hiệu quả để tồn tại và phát triển trong thế giới.
Do đó, nếu bạn cãi nhau với chồng bạn và cảm thấy thất vọng, và bạn sẽ đá thúng đụng nia, tâm trạng của bạn và hành vi đá thúng đụng nia nảy sinh không phải từ bản thân cuộc cãi nhau mà từ sự diễn giải của bạn, ý nghĩa mà bạn chọn để quy gán cho sự kiện đó. 1 cặp vợ chồng khác có thể diễn giải 1 trận cãi nhau tương tự như là bằng chứng của sức mạnh của mối quan hệ của họ, như 1 sự thể hiện sự quan tâm sâu sắc.
Tôi cho rằng những ý nghĩ giống như những con vi rút. Để cho 1 con virut xấu đi vào hệ thống của bạn có thể gây nguy hại. Tôi đã từng lập luận rằng, về mặt lịch sử, những suy nghĩ xấu đã gây ra nhiều nguy hại hơn những con vi rút xấu. Ví dụ, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, không phải là 1 con vi rút mà là 1 quan điểm có thể xâm nhập bộ não. 1 quan điểm như vậy, nếu được tiếp thu, được đồng hóa và được chấp nhận như sự thật, sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hiểm. Do đó, ai đó nói “nó chỉ ở trong đầu bạn" là sai lầm chết người. Bạn nên quan tâm nhiều đến việc quản lý và kiểm soát những ý tưởng, quan điểm nào có trong tâm trí bạn, giống như bạn quan tâm nhiều đến việc rửa tay sau khi ôm 1 ai đó mắc cúm.
Ngược với những gì bạn đã từng nghe, việc kiểm soát tâm trí đúng không chỉ đơn thuần bao gồm cố gắng “suy nghĩ tích cực.” Thay vào đó, tốt hơn là cố gắng để suy nghĩ đúng. Suy nghĩ đúng có nghĩa là so sánh những ý nghĩ khác nhau và chọn lựa những ý nghĩ được ủng hộ nhất bởi bằng chứng.
Để hiểu làm thế nào để suy nghĩ đúng, bạn phải biết về 2 quá trình chính của bộ não: kiểm soát và tự động hóa. Những quá trình kiểm soát nhạy cảm với sự can thiệp, trở ngại và yêu cầu sự tập trung và chú ý. Khi bạn học lái xe, bạn sử dụng những quá trình kiểm soát. Sau đó, việc lái xe trở thành 1 quá trình tự động hóa. Nó khó mà bị làm gián đoạn và không yêu cầu sự chú ý của ý thức. Ngày nay bạn lái xe đi làm trong khi đang nói chuyện điện thoại, nghe radio, ăn bánh và hút thuốc và vẫn đến nơi làm mà không mắc lỗi hoặc gây tai nạn.
Trong thực tế, 1 quá trình càng trở thành tự động hóa thì càng ít thông tin có sẵn với chúng ta về cách nó làm việc như thế nào. Nếu tôi hỏi bạn mô tả bạn lái xe như thế nào, hoặc bạn đã nhìn thấy gì trên đường đi làm, bạn sẽ không biết: bạn đang tự động hóa và do đó, vô thức.
Tất cả chúng ta đều có những thói quen của tâm trí, giống như chúng ta có những thói quen ăn uống hoặc chi tiêu. Những thói quen có 1 vai trò tiến hóa quan trọng; chúng giải phóng sự chú ý của chúng ta để tập trung vào những điều mới và do đó theo kịp với những điều kiện thực tế năng động xung quanh chúng ta, tốt hơn cho sinh tồn và phát triển. Những thói quen tốt giúp chúng ta. Nhưng những thói quen xấu sẽ theo thời gian mang lại đau khổ và rắc rối. Với ăn uống, tiêu tiền và cũng với suy nghĩ. Sau đây là 1 số ví dụ của những thói quen suy nghĩ xấu phổ biến:
Tất cả hoặc không có gì:
Thói quen sai: “Nếu tôi không hoàn hảo, tôi không là ai cả.”
Sự thật tồn tại: Nếu bạn không hoàn hảo, bạn là con người.
Đọc ý nghĩ:
Thói quen sai: “Tôi biết chính xác những gì họ nghĩ về tôi.”
Sự thật tồn tại: Bạn không biết chính xác những gì họ nghĩ về bạn. Họ không nghĩ về bạn. Họ nghĩ về bóng đá.
Thảm họa hóa:
Thói quen sai: “Nó sẽ trở nên kinh khủng, ngày tàn của thế giới.”
Sự thật tồn tại: Bạn học cách làm hòa với mẹ chồng của bạn theo thời gian.
“Phải” và “nên”:
Thói quen sai: “Tôi phải có, đạt được hoặc làm được X.”
Sự thật tồn tại: Bạn có những lựa chọn. Dù sao, sống sẽ tiếp tục.
1 số thói quen đã phục vụ bạn tốt trong quá khứ, nhưng không còn hữu ích trong hiện tại. Có lẽ thế giới đã thay đổi. Bạn không nên tiếp tục dựa vào những thói quen của tâm trí đã học được từ thời thơ ấu, ngay cả nếu chúng có hiệu quả trong thời thơ ấu.
Tin tốt là: để thay đổi 1 thói quen, bạn không cần biết nó đến từ đâu và nó đã bắt đầu như thế nào.
Tin xấu là: để học 1 thói quen mới bạn phải thực hành.
Ngược với điều hoang đường phổ biến, hiểu và nhận thức được cũng chưa đủ.
Mỗi 1 thói quen từng là 1 quá trình kiểm soát (1 điều gì đó bạn đã từng nghĩ về và làm 1 cách có ý thức) cho đến khi nó trở nên tự động hóa thông qua việc luyện tập lặp đi lặp lại. Những thói quen – kết quả của rất nhiều giờ luyện tập – kháng cự sự thay đổi.
Để thay đổi những thói quen suy nghĩ sai, bạn sẽ cần chuyển từ thói quen tự động hóa trở lại lối kiểm soát, tự ý thức.
Do đó, bước đầu tiên trong suy nghĩ đúng là suy nghĩ về những ý nghĩ của bạn: Tôi nói gì với bản thân tôi?
Bước thứ 2 là hiểu rằng những ý nghĩ không phải là sự thật mà là những giả thuyết. Suy nghĩ đầu tiên chỉ là vậy, không nhất thiết là suy nghĩ tốt nhất.
Thứ 3, tìm kiếm những lựa chọn thay thế khả thi và sau đó so sánh chúng, chọn suy nghĩ (giả thuyết) được ủng hộ nhất bởi bằng chứng và sự thật. Sau đó lặp lại suy nghĩ đó với bản thân và hành động theo nó.
Tóm lại, quá trình suy nghĩ đúng có thể được so sánh với quá trình đang mua giày. Khi bạn đi mua đôi giày mới, bạn không nhảy ngay đến mua đôi giày đầu tiên bạn thấy. Bạn đi quanh cửa hàng; bạn so sánh nhiều đôi giày theo các thông số- sự thoải mái, tính khả dụng, giá cả, nhãn hiệu, thiết kế...Cuối cùng, bạn chọn đôi phù hợp nhất cho hoàn cảnh và những nhu cầu của bạn.
Tâm trí là 1 cửa hàng của những ý nghĩ, và như trong mua sắm, nó đáng để nhìn xung quanh và lựa chọn có ý thức. Nếu bạn có thói quen suy nghĩ đúng, bạn sẽ miễn cho bản thân nhiều đau khổ không cần thiết.
Suy nghĩ đúng là khía cạnh đầu tiên của việc giữ vệ sinh tinh thần khỏe mạnh. Bài tiếp theo của tôi sẽ thảo luận về 2 khía cạnh khác: hành vi và cảm xúc.
Nguồn: PsychologyToday