ngocantruong90
New member
- Xu
- 0
Để điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả, cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau
Đau thần kinh tọa là các triệu chứng đau, cảm giác ngứa ran, tê và yếu bắt đầu từ phần lưng dưới, di chuyển đến vùng mông và xuống dây thần kinh hông to ở mặt sau của chân. Tình trạng này cần được điều trị sớm để tránh bệnh trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Theo tâm lý chung, bệnh nhân sẽ muốn lựa chọn những phương pháp điều trị đau thần kinh tọa không phải phẫu thuật, các bài tập thể dục để tránh tác động quá nhiều đến cột sống. Các phương pháp không phẫu thuật sẽ đồng nghĩa với thời gian điều trị lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân cần kiên nhẫn để đạt được kết quả giảm đau tốt nhất. Đối với trường hợp khi cơn đau trở nên trầm trọng, một phương pháp can thiệp khác có thể được để ý đến, đó chính là phẫu thuật. Trong những trường hợp triệu chứng trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm, phẫu thuật có thể là cách điều trị đau thần kinh tọa tốt nhất.
Các phương pháp điều trị bảo tồn (không phải phẫu thuật)
Có nhiều phương pháp điều trị không cần phẫu thuật để làm giảm cơn đau do rễ thần kinh bị chén ép. Sự kết hợp hai hay nhiều phương pháp dưới đây thông thường hay được áp dụng trong điều trị sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Trong trường hợp cơn đau trở nên trầm trọng hoặc sau 6 – 12 tuần áp dụng các phương pháp bảo tồn mà bệnh nhân vẫn không đỡ đau, can thiệp ngoại khoa cần được xem xét đến. Tùy thuộc vào nguyên nhân và thời gian của đau thần kinh tọa, một trong hai thủ tục phẫu thuật sẽ được xem xét: mổ nội soi hoặc mổ hở.
Điều trị đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm bằng laser
Thoát vị đĩa đệm chiếm phần lớn nguyên nhân gây đau thần kinh toạ. Đây là trường hợp vòng bao xơ quanh nhân nhầy đĩa đệm bị nứt khiến khối nhân nhầy lồi ra thậm chí thoát ra bên ngoài bao xơ gây chèn ép lên dây thần kinh hông to (thần kinh toạ) chạy dọc qua đó. Sự chèn ép này gây ra triệu chứng đau thần kinh toạ.
Nếu đau thần kinh tọa được xác định do thoát vị đĩa đệm gây nên, một phương pháp can thiệp ngoại khoa nhưng ít xâm lấn hơn phẫu thuật chính là giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da (PLDD-Percutaneous laser disc decompression). Phương pháp này được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm cấp chứng nhận an toàn từ năm 1991 và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh đối với những trường hợp điều trị bảo tồn hơn 6 tuần không đạt kết quả nhưng chưa tới mức phải mổ. Là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, không phải gây mê như phẫu thuật, điều trị đau thần kinh toạ bằng laser giúp bệnh nhân giải phóng cơn đau hiệu quả trong khi cấu trúc và chức năng tự nhiên của cột sống được bảo toàn với mức chi phí hợp lý so với các cas phẫu thuật hay những đợt điều trị bảo tồn kéo dài.
Đau thần kinh tọa là các triệu chứng đau, cảm giác ngứa ran, tê và yếu bắt đầu từ phần lưng dưới, di chuyển đến vùng mông và xuống dây thần kinh hông to ở mặt sau của chân. Tình trạng này cần được điều trị sớm để tránh bệnh trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Theo tâm lý chung, bệnh nhân sẽ muốn lựa chọn những phương pháp điều trị đau thần kinh tọa không phải phẫu thuật, các bài tập thể dục để tránh tác động quá nhiều đến cột sống. Các phương pháp không phẫu thuật sẽ đồng nghĩa với thời gian điều trị lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân cần kiên nhẫn để đạt được kết quả giảm đau tốt nhất. Đối với trường hợp khi cơn đau trở nên trầm trọng, một phương pháp can thiệp khác có thể được để ý đến, đó chính là phẫu thuật. Trong những trường hợp triệu chứng trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm, phẫu thuật có thể là cách điều trị đau thần kinh tọa tốt nhất.
Có nhiều phương pháp điều trị không cần phẫu thuật để làm giảm cơn đau do rễ thần kinh bị chén ép. Sự kết hợp hai hay nhiều phương pháp dưới đây thông thường hay được áp dụng trong điều trị sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
- + Chườm nóng/lạnh: Đối với những cơn đau cấp tính, túi chườm nóng/lạnh có thể giúp giảm nhẹ con đau chân, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Dùng túi chườm nóng/lạnh khoảng 20 phút và lặp lại sau mỗi 2 giờ đồng hồ. Nhiều người có thể cảm thấy đỡ đau hơn khi dùng túi chườm lạnh trước hoặc ngược lại. Bệnh nhân có thể thay đổi túi chườm nóng/lạnh luân phiên.
- + Thuốc giảm đau: Uống thuốc cũng có thể giúp làm giảm các cơn đau. Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (như ibuprofen, naproxen, hoặc các chất ức chế COX-2), hoặc steroid có thể giúp làm giảm viêm, một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.
- + Tiêm steroid ngoài màng cứng (tiêm phong bế): Nếu cơn đau thần kinh tọa trở nên trầm trọng, bác sĩ có thể sẽ thực hiện tiêm ngoài màng cứng để giúp giảm viêm. Tiêm ngoài màng cứng khác với uống thuốc vì steroid sẽ được tiêm trực tiếp vào vùng bị đau xung quanh dây thần kinh tọa, giúp giảm viêm, từ đó có thể giảm đau.Tuy nhiên tác động của phương pháp này có xu hướng mang tính tạm thời (giúp giảm đau trong khoảng một tuần cho đến một năm), và không phải đều đáp ứng giống nhau cho tất cả mọi người. Dù vậy, phương pháp này mang lại kết quả giảm đau hiệu quả, từ đó hỗ trợ bệnh nhân tiếp tục thực hiện chương trình tập luyện khác để điều trị đau thần kinh tọa.
Hình: Mô tả phương pháp tiêm steroid ngoài màng cứng (tiêm phong bế)+ Vật lý trị liệu: nguyên nhân gây đau thần kinh toạ là do sự thay đổi vị trí, kích thước của các cấu trúc nằm trên đường đi của dây thần kinh hông to (đĩa đệm cột sống, các đốt sống, cơ mông...) dẫn đến sự chèn ép gây viêm rễ thần kinh này. Khi điều trị vật lý trị liệu, người ta dùng các tác nhân vật lý như ánh sáng, nhiệt độ, điện, sóng điện tử, cơ học... để kháng viêm và tăng cường sự phục hồi thần kinh. Điều trị vật lý trị liệu đóng vai trò thúc đẩy khả năng tự hồi phục một cách tự nhiên của cơ thể khi các nguyên nhân gây viêm rễ tiến triển ở mức độ nhẹ. Khi những nguyên nhân này đã ở mức độ nặng, tình trạng bệnh vượt quá khả năng tự phục hồi của cơ thể, lúc này, bệnh nhân cần tới biện pháp can thiệp ngoại khoa như laser, phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân gây viêm rễ.
Ngoài những cách trên, phương pháp trị liệu cột sống (Chiropractic), châm cứu, xoa bóp cũng là những dạng điều trị phổ biến giúp bệnh nhân giảm đau.
Trong trường hợp cơn đau trở nên trầm trọng hoặc sau 6 – 12 tuần áp dụng các phương pháp bảo tồn mà bệnh nhân vẫn không đỡ đau, can thiệp ngoại khoa cần được xem xét đến. Tùy thuộc vào nguyên nhân và thời gian của đau thần kinh tọa, một trong hai thủ tục phẫu thuật sẽ được xem xét: mổ nội soi hoặc mổ hở.
Điều trị đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm bằng laser
Thoát vị đĩa đệm chiếm phần lớn nguyên nhân gây đau thần kinh toạ. Đây là trường hợp vòng bao xơ quanh nhân nhầy đĩa đệm bị nứt khiến khối nhân nhầy lồi ra thậm chí thoát ra bên ngoài bao xơ gây chèn ép lên dây thần kinh hông to (thần kinh toạ) chạy dọc qua đó. Sự chèn ép này gây ra triệu chứng đau thần kinh toạ.
Nếu đau thần kinh tọa được xác định do thoát vị đĩa đệm gây nên, một phương pháp can thiệp ngoại khoa nhưng ít xâm lấn hơn phẫu thuật chính là giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da (PLDD-Percutaneous laser disc decompression). Phương pháp này được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm cấp chứng nhận an toàn từ năm 1991 và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh đối với những trường hợp điều trị bảo tồn hơn 6 tuần không đạt kết quả nhưng chưa tới mức phải mổ. Là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, không phải gây mê như phẫu thuật, điều trị đau thần kinh toạ bằng laser giúp bệnh nhân giải phóng cơn đau hiệu quả trong khi cấu trúc và chức năng tự nhiên của cột sống được bảo toàn với mức chi phí hợp lý so với các cas phẫu thuật hay những đợt điều trị bảo tồn kéo dài.