Sữa chua có ảnh hưởng đến viêm loét dạ dày?

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Sữa chua (yaourt, yogurt) có tác dụng tốt đối với sức khỏe về nhiều mặt như trợ tiêu hóa, kích thích men dường ruột... Vấn đề đặt ra là những người có bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng có dùng được sữa chua hay không?

Sữa chua ăn hay sữa chua uống, nói chung đều là các chế phẩm từ sữa động vật (bò, dê, cừu, ngựa…) hoặc sữa đậu nành, được cho lên men nhờ 1 trong 2 loại vi khuẩn là Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. Đường đôi (lactose) có nhiều trong sữa, khi lên men, chuyển hóa thành đường đơn glucose và galactose, sau đó chuyển thành acid piruvic, rồi acid này chuyển thành acid lactic. Tiếp theo là một phần acid lactic này tác dụng với calci caseinate có trong sữa tạo ra acid caseinic và calci lactate dễ tiêu hóa. Một số vi khuẩn trong sữa chua tự gây quá trình lên men phụ, trong đó đáng kể là quá trình pepton hóa sữa, tạo nên enzym proteaza (enzym này có tác dụng thủy phân pro tein thành các acid amin tự do dễ hấp thu). Mặt khác pH acid của sữa chua còn kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây men thối trong ruột. Với 100 -1050 vi khuẩn sống trong mỗi mililít, yaourt có những tính năng tốt cho sức khỏe vượt trội.

Người ta thường quan niệm rằng người loét dạ dày, tá tràng phải kiêng cữ tất cả các thức ăn “chua” vì chúng làm tăng lượng acid, gây viêm loét nặng hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy sữa chua lại có ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng: số lượng và nồng độ acid trong sữa chua thấp, không đáng kể, so với lượng acid trong dịch vị; ngược lại acid lactic trong sữa chua lại có tác dụng ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori (vi khuẩn thủ phạm gây viêm loét dạ dày-tá tràng). Mặt khác, do cạnh tranh sinh tồn, những vi khuẩn lên men trong sữa chua sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, cạnh tranh thức ăn và chỗ bám, tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch tại chỗ, qua đó ngăn chặn sự phát triển của Helicobacter pylori, giúp cơ thể loại trừ được loại vi khuẩn có hại này. Ngoài ra vi khuẩn Lactobacillus tồn tại trong hệ tiêu hóa có thể làm tăng interferon gamma giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại với bệnh tật…

Sữa chua còn hỗ trợ kích thích hệ miễn dịch và làm giảm cholesterol trong máu, chứa nhiều chất bổ dưỡng và dễ hấp thụ vào máu nên dùng cho người bệnh trong thời gian phục hồi, bệnh nhân bị suy nhược hoặc trong chứng biếng ăn rất tốt.

Ưu điểm của sữa chua là vẫn giữ được các chất protein, vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cân bằng hệ vi khuẩn, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. Protein trong sữa ngăn có thể giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, đường lactose làm tăng bifidobacteria trong ruột, calcium và sắt ngăn chặn bệnh thiếu máu hồng cầu, vitamin A, tăng cường thị giác, pepton và peptid có tác dụng kích thích chức năng gan, giúp hạn chế nhưng tác động của acid chua (hiện tượng ợ chua) trong hệ tiêu hóa. Mặt khác, trong sữa chua có chất kháng sinh gọi là lactocidine, có khả năng chống lại các virus, đề kháng với các bệnh do virus gây ra.

Theo phân tích trên thì người bệnh loét dạ dày vẫn có thể dùng được sữa chua một cách an toàn. Nên chọn loại sữa chua làm từ đậu tương. Trong đậu tương chứa các hạt bão hòa rất thích hợp cho các chế độ ăn chống cholesterol.

Đã có những nghiên cứu cho thấy việc ăn sữa chua 3 lần/tuần sẽ hổ trợ hệ miễn dịch và không chỉ là thức ăn ngon mà sữa chua còn rất tốt cho răng miệng vì làm giảm lượng vi khuẩn và lượng hydro sulfur gây mùi trong miệng, thậm chí giảm các mảng bám răng và các bệnh về lợi, nhất là khi bạn chọn loại sữa chua ít đường và còn tốt trong trường hợp buồn nôn sau những bữa tiệc thịnh soạn nữa. Đối với yaourt làm tại nhà thì thỉnh thoảng xảy ra trường hợp có lớp nước trong nổi trên bề mặt. đây không phải là yaourt hư mà chỉ do bạn xốc hủ quá mạnh tay. Nước này chứa nhiều men và calcium không nên gạn bỏ.

Thành phần dinh dưỡng trong sữa chua (1 hũ 125g)

Calori : 90 kcal

Chất béo : 4 g

Đường : 6,7 g

Protein : 5 g

Vitamin : B2 (riboflavin)

Khoáng chất : calcium, phosphor



Nguồn: Thucphamvadoisong.vn
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top