rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo: sách 'Psychology from the heart: the spiritual depth of clinical psychology' của Raymond Lloyd Richmond.
Tất cả chúng ta đều cảm thấy tổn thương hoặc tức giận khi 1 ai đó hoặc 1 điều gì đó gây cản trở những nhu cầu hoặc khao khát của chúng ta. Nhưng tức giận không thực sự là 1 cảm xúc. Theo ý nghĩa chuyên môn của nó, tức giận ám chỉ về khao khát 'trả thù' nguyên nhân gây tổn thương.
Cốt lõi của tất cả sự tức giận là 1 mong ước đen tối và độc ác muốn hãm hại người gây tổn thương cho bạn. 1 cách phổ biến để ngăn chặn những cảm xúc không thoải mái và đáng sợ của chúng ta, đặc biệt là những cảm xúc của sự bất lực, là bằng sự tức giận, cho phép thống trị những xung động của sự căm ghét và trả thù. Khi bạn tức giận, bạn không thực sự cho phép bản thân cảm nhận nỗi tổn thương bên trong của bạn. Tất cả những gì bạn có thể nghĩ trong giây phút đó là khao khát trả thù, để bảo vệ cho sự kiêu hãnh của bạn, làm bất cứ điều gì để tạo ra cảm giác bạn có quyền lực và quan trọng. Về bản chất, cơn thịnh nộ của bạn thật trớ trêu lại che giấu những cảm xúc bị tổn thương bên trong của bạn, làm bạn không bao giờ nhận ra nỗi tổn thương của bạn đang cảm nhận đã gây ra phản ứng thù địch của bạn.
Bạn có lý do chính đáng để tức giận, nhưng bạn đang mù quáng trước cơn giận của bạn. Bạn đã che giấu nó khỏi những người khác những gì bạn đang che giấu với chính bản thân đến 1 mức độ là bạn phủ nhận sự tồn tại của nó.
Sự trả thù có thể được thể hiện bằng cách chủ động và thụ động. Nó có thể được thể hiện bằng cách chủ động thông qua sự thù địch, chửi rủa, mỉa mai, tình dục (ngoại tình, quan hệ tình dục bừa bãi, sách báo khiêu dâm) hoặc không tuân lệnh.
Nó cũng có thể được thể hiện bằng cách thụ động thông qua sự không tuân lệnh cũng như thông qua sự tự làm hại bản thân, lạm dụng ma tuý, rượu, béo phì, hút thuốc, thủ dâm, những thôi thúc tự tử hoặc không có khả năng đạt được những mục tiêu.
Nhưng che giấu nỗi tổn thương, sự trả thù không chữa lành nỗi tổn thương. Vì cốt lõi của tất cả những sự tổn thương, đơn giản đó là1 sự nhắc nhở về tính dễ bị tổn thương và sự bất lực của con người thuộc về bản chất. Ngay cả nếu bạn giết chết người đã làm bạn tổn thương thì bạn vẫn duy trì tính dễ bị tổn thương trước những sự tấn công từ 1 ai khác. Với tất cả sự trả thù, bạn có thể tạm thời cảm thấy mạnh mẽ, nhưng cảm xúc đó chỉ là 1 ảo tưởng. Bất kể những gì bạn làm, bạn vẫn duy trì tính có thể bị tổn thương trước sự tấn công của bất kỳ ai ở bất kỳ nơi nào.
Bạn có thể cảm thấy bị tổn thương bởi ai đó gần gũi về cảm xúc với bạn, và sợ những thôi thúc gây tổn thuong lại người đó sẽ khiến bạn đánh mất 'tình yêu' của người đó, bạn giữ kín những kinh nghiệm chân thật bên trong. Nếu bạn làm điều này đủ thường xuyên, bạn có thể kết thúc bằng sự tự thuyết phục bản thân là mọi việc đều tốt và bình yên. Trong trường hợp nỗi tổn thương trở thành sự tức giận, nó trở thành cơn giận vô thức: bạn vẫn duy trì nỗi tổn thương trong khi khao khát gây tổn thương lại người đó bị tống vào trong vô thức nơi nó trở thành sự oán giận cay đáng. Trong thực tế, bạn chỉ đang tự lừa dối bản thân và làm vẩn đục những mối quan hệ của bạn khi bạn phủ nhận rằng bạn không có bất cứ điều gì để cảm thấy tổn thương. Và trước khi bạn biết về nó, bạn đang tự hỏi tại sao bạn quá đau khổ. Sau tất cả, đau khổ thường là sự tức giận hướng vào bên trong. Đó là, bạn xem thường bản thân vì bạn cảm thấy tội lỗi vì mong muốn (vô thức) làm tổn thương ai đó.
Bạn cần nhận ra rằng bất kỳ sự tổn thương nào (mà ai đó) gây ra cho bạn thì đến lượt nó, khiến bạn gây tổn thương lại cho người khác. Những người từng bị căm ghét học được cách căm ghét, những người từng bị bạo hành, học được điều, nếu không bạo hành lại người khác, thì ít nhất là lưu giữ lại cơn giận, 1 sự thiếu tin tưởng và 1 khao khát (vô thức) muốn trả thù.
Tại sao bạn tức giận với bố mẹ?
Bạn giận họ vì họ đã thất bại trong việc dẫn bạn đến 1 sự hiểu biết đúng đắn về thế giới. Bạn tức giận vì bạn bị bỏ mặc để phải tự mình tìm hiểu mọi thứ.
Khi là 1 đứa trẻ, bạn muốn được nuôi dưỡng, được chỉ dẫn, được giải thích và được bảo vệ về mặt thể chất và cảm xúc, nhưng vì lý do này hay lý do khác mà bố mẹ bạn thất bại. Họ có thể thiếu/ không có về mặt thể lý hoặc cảm xúc. Và sự thiếu vắng đó làm bạn không đủ năng lực về tâm lý.
1 số người bám lấy quyết tâm (vô thức) của 1 khao khát (có tính trẻ con) là làm cho bố mẹ thừa nhận những lỗi lầm của họ. Những người đó sử dụng sự bất lực/bất tài của họ như là bằng chứng cho thấy những thất bại của bố mẹ - và khi làm như vậy, họ đã từ chối tình yêu tuyệt diệu để thưởng thức mùi vị của sự trả thù.
Bạn hỏi 'Trả thù ư? Thật buồn cười. Tôi không muốn trả thù, đó là chuyện của quá khứ.'
Chỉ khi bạn có thể thành thật về vướng mắc trong vô thức của bạn thì bạn có thể giải thoát bản thân khỏi nó. Do đó, nếu bạn thực sự muốn cho qua sự trả thù, bạn sẽ làm bất kỳ điều gì với bất cứ giá nào và vượt qua bất kỳ sợ hãi nào để được chữa lành và sau đó bạn sẽ quay lại với bố mẹ, như 1 món quà của tình yêu thực sự, mang đến cho họ sự chữa lành của bạn, như 1 bằng chứng mặc cho tất cả những lỗi lầm của họ, thì bố mẹ thực sự không phá hỏng đời bạn mãi mãi. Nhưng nếu bạn tiếp tục những hành vi tự làm hại bản thân chỉ để chứng tỏ với mọi người bố mẹ đã làm tổn thương bạn nhiều như thế nào.
Trừ khi bạn từ bỏ niềm hy vọng thầm kín rằng sự tự làm hại bản thân của bạn sẽ mang đến cho bạn sự thoả mãn ngọt ngào của ...sự trả thù.
Sau khi xem xét kĩ lưỡng thời thơ ấu của họ, 1 số người sẽ nói rằng họ cảm thấy buồn hoặc cô đơn nhưng không cảm thấy bất kỳ sự tức giận nào đối với bố mẹ. Trong trường hợp đó, sự tức giận có thể được nhận ra không phải thông qua cảm xúc của sự giận dữ mà thông qua những hành động căm ghét cụ thể.
Căm ghét đấng uy quyền có thể được bộc lộ thông qua những hành động phạm tội, phim ảnh khiêu dâm, đua xe, trễ họp, phá thai, ăn cắp ở cửa hàng...
Căm ghét bản thân có thể được bộc lộ thông qua sự tự làm hại bản thân như : tính trì hoãn kinh niên, không có khả năng hỗ trợ bản thân bằng làm việc, quá phụ thuộc vào người khác, lạm dụng chất, béo phì...
Nhưng cho dù kết quả là sự căm ghét đấng uy quyền hoặc căm ghét bản thân thì nguyên nhân bên dưới của hành vi của bạn là sự tức giận đối với bố mẹ vì họ thất bại trong việc yêu thương bạn.
Trong vô thức, cơn giận bị bóp méo vì rất khó cho đứa trẻ tức giận với cha khi chúng vẫn khao khát 1 dấu hiệu của tình yêu. Để bảo vệ bản thân khỏi nan đề này, vô thức của chúng tìm thấy 1 giải pháp khéo léo đối với sự giận dữ nguy hiểm: không làm gì cả.
- Nghiện ngập (như nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá, nghiện ăn, chơi game, ...) cho phép chúng cảm thấy đầy đủ khi chúng thực sự là trống rỗng, do đó chúng không cảm nhận gì cả.
- Thích tranh cãi -> ngăn chúng không chấp nhận sự thật rằng cha đã thất bại trong việc yêu thương chúng, do đó chúng khong chấp nhận gì cả.
- Đi họp/ gặp mặt trễ ngăn không cho chúng phải chờ đợi, do đó chúng không chờ đợi gì cả.
- Tính trơ trẽn (cho dù là ăn mặc hở hang, xăm mình, xỏ lỗ tai) ngăn không cho chúng tôn trọng cơ thể mình, do đó chúng không tôn trọng điều gì cả.
- Rối loạn học tập ngăn chúng không khám phá 1 thế giới dường như ẩn giấu với chúng, do đó chúng không khám phá điều gì cả.
- Rối loạn tinh thần (thường được thể hiện bởi tính hay quên đồ đạc hoặc gặp khó khăn với toán) ngăn chúng không tham gia vào những dấu hiệu và những biểu tượng của cuộc sống, do đó chúng không tham gia vào điều gì cả.
- Sự trì hoãn ngăn không cho chúng bước ra thế giới mà chúng không biết làm thế nào để thương lượng, do đó chúng không hoàn thành điều gì cả.
- Ám ảnh tình dục (cho dù là những tưởng tượng tình dục tự tạo, phim sex, thèm muốn hoặc hành vi tình dục) ngăn không cho chúng trải nghiệm sự thân mật cảm xúc, do đó chúng không thân mật với điều gì cả.
- Sự hoài nghi ngăn chúng không phải tin tưởng vào 1 thế giới mà chúng sợ hãi, do đó chúng không tin tưởng vào điều gì cả.
Cuối cùng, tất cả những cái 'không gì cả' kết hợp với nhau dẫn đến cái chết: 1 mặt là cái chết biểu tượng khiến 1 đứa trẻ bất lực về cảm xúc như là 1 hình phạt vì cơn giận của nó, mặt khác là cái chết thật dù chậm chạp, là sự tự làm hại bản thân chậm chạp.
Chứng nhịn ăn làm hại bạn là 1 sự bộc lộ của sự căm ghét (vô thức) cha bạn.
Bạn có thể nói rằng 'Tôi không có vấn đề nào với cha. Chúng tôi khá hoà hợp. Mẹ tôi mới là người độc ác.' Bạn phải xử lý rất nhiều sự tức giận với mẹ và thêm vào đó bạn sẽ phát hiện thấy cơn giận vô thức to lớn đối với cha: ông ấy quá yếu đuối về thể chất, quá yếu đuối về tinh thần hoặc quá kém cỏi hoặc nhút nhát nên không thể ngăn được sự bạo hành của mẹ đối với bạn.
Liệu có cái gọi là sự tức giận 'chính đáng' không? Không. Chỉ có 1 cái gọi là sự phát cáu chính đáng vì đó là 1 phản ứng cảm xúc chân thật trước 1 số sự xúc phạm hoặc bị cản trở. Khi sự phát cáu của bạn chuyển thành tức giận thì khao khát muốn hãm hại người khác của bạn đưa bạn xuống cùng cấp độ của sự thô lỗ giống như người xúc phạm bạn. Do đó bạn có thể công kích bản thân vì trở nên thô lỗ. Và cuối cùng, đó chính xác là những gì bạn làm, vì cơn giận trong tâm trí bạn trở thành chất độc trong trái tim bạn, làm hại bạn nhiều như nó làm hại bất kỳ ai khác.
Hãy xem xét những động cơ của 1 kẻ bắt nạt. Ở nhà, 1 đứa trẻ bị bạo hành về thể chất hoặc về tinh thần hoặc cả 2. Cậu bé đó cảm thấy bất lực và bất an. Do đó nó tìm những đứa trẻ khác ít mạnh mẽ bằng nó để bắt nạt. Khi làm như vậy, nó bù trừ cho nỗi bất an của mình bằng cách tạo ra 1 cảm giác của sự tự tin thông qua quyền lực của nó đối với người khác. Tất cả những điều quan trọng đối với nó là cảm giác thoả mãn trong chiến thắng. Đứa trẻ không thể trút giận trực tiếp lên người cha vì ông ấy quá nguy hiểm về tâm lý. Do đó nó tấn công những người khác là những đối tượng an toàn hơn về tâm lý.
Chúng ta cũng có thể hướng cơn giận của mình đến những đồ vật. Nếu 1 đồ vật bị hỏng giữa lúc đang thực hiện 1 nhiệm vụ quan trọng, làm chúng ta cảm thấy bất lực và thất vọng, chúng ta sẽ ném nó xuống sàn nhà và nguyền rủa nó. Chúng ta biết rằng phá hủy đồ vật sẽ không sửa chữa được bất kỳ điều gì thì tại sao chúng ta lại có hành động xung hấn như vậy? Khi 'làm tổn thương' đồ vật, cho dù về mặt biểu tượng (là nguyền rủa nó) hoặc về mặt vật lý, chúng ta nhận được sự thoả mãn của cảm giác mạnh mẽ hơn 1 điều gì đó Như thể chúng ta nghĩ rằng 'Kế hoạch của tôi bị trục trặc và lòng kiêu hãnh của tôi bị tổn thương, nhưng nếu tôi có thể hủy hoại 1 điều gì đó - bất kỳ điều gì - thì hãy nhìn xem, tôi thật mạnh mẽ, quyền lực.'
Khi bạn được yêu cầu hãy thừa nhận sự tức giận trong trị liệu, bạn không được bảo hãy làm điều gì đó sai trái về đạo đức. Hoặc bạn được khuyến khích tức giận bằng cách la hét, ném đồ đạc hoặc đánh ai đó. Thay vào đó, bạn được yêu cầu hãy nhận ra 1 điều gì đó vốn đã nằm trong bạn, để bạn có thể chấm dứt việc lừa dối bản thân về sự thực của chính bạn.
Nhưng điều đó không dễ dàng. Sự căm ghét và trả thù là những món ăn ngọt ngào trong nền văn hoá của chúng ta mà hầu như không có ai muốn từ bỏ chúng.
Những ai biết về tình yêu thực sự thì hành động với sự tự tin, thẳng thắn và trung thực, trong khi những người thể hiện bản thân là tử tế thường che giấu bên trong sâu thẳm của họ cơn giận đằng sau nụ cười thoả hiệp.
Tất cả chúng ta đều cảm thấy tổn thương hoặc tức giận khi 1 ai đó hoặc 1 điều gì đó gây cản trở những nhu cầu hoặc khao khát của chúng ta. Nhưng tức giận không thực sự là 1 cảm xúc. Theo ý nghĩa chuyên môn của nó, tức giận ám chỉ về khao khát 'trả thù' nguyên nhân gây tổn thương.
Cốt lõi của tất cả sự tức giận là 1 mong ước đen tối và độc ác muốn hãm hại người gây tổn thương cho bạn. 1 cách phổ biến để ngăn chặn những cảm xúc không thoải mái và đáng sợ của chúng ta, đặc biệt là những cảm xúc của sự bất lực, là bằng sự tức giận, cho phép thống trị những xung động của sự căm ghét và trả thù. Khi bạn tức giận, bạn không thực sự cho phép bản thân cảm nhận nỗi tổn thương bên trong của bạn. Tất cả những gì bạn có thể nghĩ trong giây phút đó là khao khát trả thù, để bảo vệ cho sự kiêu hãnh của bạn, làm bất cứ điều gì để tạo ra cảm giác bạn có quyền lực và quan trọng. Về bản chất, cơn thịnh nộ của bạn thật trớ trêu lại che giấu những cảm xúc bị tổn thương bên trong của bạn, làm bạn không bao giờ nhận ra nỗi tổn thương của bạn đang cảm nhận đã gây ra phản ứng thù địch của bạn.
Bạn có lý do chính đáng để tức giận, nhưng bạn đang mù quáng trước cơn giận của bạn. Bạn đã che giấu nó khỏi những người khác những gì bạn đang che giấu với chính bản thân đến 1 mức độ là bạn phủ nhận sự tồn tại của nó.
Sự trả thù có thể được thể hiện bằng cách chủ động và thụ động. Nó có thể được thể hiện bằng cách chủ động thông qua sự thù địch, chửi rủa, mỉa mai, tình dục (ngoại tình, quan hệ tình dục bừa bãi, sách báo khiêu dâm) hoặc không tuân lệnh.
Nó cũng có thể được thể hiện bằng cách thụ động thông qua sự không tuân lệnh cũng như thông qua sự tự làm hại bản thân, lạm dụng ma tuý, rượu, béo phì, hút thuốc, thủ dâm, những thôi thúc tự tử hoặc không có khả năng đạt được những mục tiêu.
Nhưng che giấu nỗi tổn thương, sự trả thù không chữa lành nỗi tổn thương. Vì cốt lõi của tất cả những sự tổn thương, đơn giản đó là1 sự nhắc nhở về tính dễ bị tổn thương và sự bất lực của con người thuộc về bản chất. Ngay cả nếu bạn giết chết người đã làm bạn tổn thương thì bạn vẫn duy trì tính dễ bị tổn thương trước những sự tấn công từ 1 ai khác. Với tất cả sự trả thù, bạn có thể tạm thời cảm thấy mạnh mẽ, nhưng cảm xúc đó chỉ là 1 ảo tưởng. Bất kể những gì bạn làm, bạn vẫn duy trì tính có thể bị tổn thương trước sự tấn công của bất kỳ ai ở bất kỳ nơi nào.
Bạn có thể cảm thấy bị tổn thương bởi ai đó gần gũi về cảm xúc với bạn, và sợ những thôi thúc gây tổn thuong lại người đó sẽ khiến bạn đánh mất 'tình yêu' của người đó, bạn giữ kín những kinh nghiệm chân thật bên trong. Nếu bạn làm điều này đủ thường xuyên, bạn có thể kết thúc bằng sự tự thuyết phục bản thân là mọi việc đều tốt và bình yên. Trong trường hợp nỗi tổn thương trở thành sự tức giận, nó trở thành cơn giận vô thức: bạn vẫn duy trì nỗi tổn thương trong khi khao khát gây tổn thương lại người đó bị tống vào trong vô thức nơi nó trở thành sự oán giận cay đáng. Trong thực tế, bạn chỉ đang tự lừa dối bản thân và làm vẩn đục những mối quan hệ của bạn khi bạn phủ nhận rằng bạn không có bất cứ điều gì để cảm thấy tổn thương. Và trước khi bạn biết về nó, bạn đang tự hỏi tại sao bạn quá đau khổ. Sau tất cả, đau khổ thường là sự tức giận hướng vào bên trong. Đó là, bạn xem thường bản thân vì bạn cảm thấy tội lỗi vì mong muốn (vô thức) làm tổn thương ai đó.
Bạn cần nhận ra rằng bất kỳ sự tổn thương nào (mà ai đó) gây ra cho bạn thì đến lượt nó, khiến bạn gây tổn thương lại cho người khác. Những người từng bị căm ghét học được cách căm ghét, những người từng bị bạo hành, học được điều, nếu không bạo hành lại người khác, thì ít nhất là lưu giữ lại cơn giận, 1 sự thiếu tin tưởng và 1 khao khát (vô thức) muốn trả thù.
Tại sao bạn tức giận với bố mẹ?
Bạn giận họ vì họ đã thất bại trong việc dẫn bạn đến 1 sự hiểu biết đúng đắn về thế giới. Bạn tức giận vì bạn bị bỏ mặc để phải tự mình tìm hiểu mọi thứ.
Khi là 1 đứa trẻ, bạn muốn được nuôi dưỡng, được chỉ dẫn, được giải thích và được bảo vệ về mặt thể chất và cảm xúc, nhưng vì lý do này hay lý do khác mà bố mẹ bạn thất bại. Họ có thể thiếu/ không có về mặt thể lý hoặc cảm xúc. Và sự thiếu vắng đó làm bạn không đủ năng lực về tâm lý.
1 số người bám lấy quyết tâm (vô thức) của 1 khao khát (có tính trẻ con) là làm cho bố mẹ thừa nhận những lỗi lầm của họ. Những người đó sử dụng sự bất lực/bất tài của họ như là bằng chứng cho thấy những thất bại của bố mẹ - và khi làm như vậy, họ đã từ chối tình yêu tuyệt diệu để thưởng thức mùi vị của sự trả thù.
Bạn hỏi 'Trả thù ư? Thật buồn cười. Tôi không muốn trả thù, đó là chuyện của quá khứ.'
Chỉ khi bạn có thể thành thật về vướng mắc trong vô thức của bạn thì bạn có thể giải thoát bản thân khỏi nó. Do đó, nếu bạn thực sự muốn cho qua sự trả thù, bạn sẽ làm bất kỳ điều gì với bất cứ giá nào và vượt qua bất kỳ sợ hãi nào để được chữa lành và sau đó bạn sẽ quay lại với bố mẹ, như 1 món quà của tình yêu thực sự, mang đến cho họ sự chữa lành của bạn, như 1 bằng chứng mặc cho tất cả những lỗi lầm của họ, thì bố mẹ thực sự không phá hỏng đời bạn mãi mãi. Nhưng nếu bạn tiếp tục những hành vi tự làm hại bản thân chỉ để chứng tỏ với mọi người bố mẹ đã làm tổn thương bạn nhiều như thế nào.
Trừ khi bạn từ bỏ niềm hy vọng thầm kín rằng sự tự làm hại bản thân của bạn sẽ mang đến cho bạn sự thoả mãn ngọt ngào của ...sự trả thù.
Sau khi xem xét kĩ lưỡng thời thơ ấu của họ, 1 số người sẽ nói rằng họ cảm thấy buồn hoặc cô đơn nhưng không cảm thấy bất kỳ sự tức giận nào đối với bố mẹ. Trong trường hợp đó, sự tức giận có thể được nhận ra không phải thông qua cảm xúc của sự giận dữ mà thông qua những hành động căm ghét cụ thể.
Căm ghét đấng uy quyền có thể được bộc lộ thông qua những hành động phạm tội, phim ảnh khiêu dâm, đua xe, trễ họp, phá thai, ăn cắp ở cửa hàng...
Căm ghét bản thân có thể được bộc lộ thông qua sự tự làm hại bản thân như : tính trì hoãn kinh niên, không có khả năng hỗ trợ bản thân bằng làm việc, quá phụ thuộc vào người khác, lạm dụng chất, béo phì...
Nhưng cho dù kết quả là sự căm ghét đấng uy quyền hoặc căm ghét bản thân thì nguyên nhân bên dưới của hành vi của bạn là sự tức giận đối với bố mẹ vì họ thất bại trong việc yêu thương bạn.
Trong vô thức, cơn giận bị bóp méo vì rất khó cho đứa trẻ tức giận với cha khi chúng vẫn khao khát 1 dấu hiệu của tình yêu. Để bảo vệ bản thân khỏi nan đề này, vô thức của chúng tìm thấy 1 giải pháp khéo léo đối với sự giận dữ nguy hiểm: không làm gì cả.
- Nghiện ngập (như nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá, nghiện ăn, chơi game, ...) cho phép chúng cảm thấy đầy đủ khi chúng thực sự là trống rỗng, do đó chúng không cảm nhận gì cả.
- Thích tranh cãi -> ngăn chúng không chấp nhận sự thật rằng cha đã thất bại trong việc yêu thương chúng, do đó chúng khong chấp nhận gì cả.
- Đi họp/ gặp mặt trễ ngăn không cho chúng phải chờ đợi, do đó chúng không chờ đợi gì cả.
- Tính trơ trẽn (cho dù là ăn mặc hở hang, xăm mình, xỏ lỗ tai) ngăn không cho chúng tôn trọng cơ thể mình, do đó chúng không tôn trọng điều gì cả.
- Rối loạn học tập ngăn chúng không khám phá 1 thế giới dường như ẩn giấu với chúng, do đó chúng không khám phá điều gì cả.
- Rối loạn tinh thần (thường được thể hiện bởi tính hay quên đồ đạc hoặc gặp khó khăn với toán) ngăn chúng không tham gia vào những dấu hiệu và những biểu tượng của cuộc sống, do đó chúng không tham gia vào điều gì cả.
- Sự trì hoãn ngăn không cho chúng bước ra thế giới mà chúng không biết làm thế nào để thương lượng, do đó chúng không hoàn thành điều gì cả.
- Ám ảnh tình dục (cho dù là những tưởng tượng tình dục tự tạo, phim sex, thèm muốn hoặc hành vi tình dục) ngăn không cho chúng trải nghiệm sự thân mật cảm xúc, do đó chúng không thân mật với điều gì cả.
- Sự hoài nghi ngăn chúng không phải tin tưởng vào 1 thế giới mà chúng sợ hãi, do đó chúng không tin tưởng vào điều gì cả.
Cuối cùng, tất cả những cái 'không gì cả' kết hợp với nhau dẫn đến cái chết: 1 mặt là cái chết biểu tượng khiến 1 đứa trẻ bất lực về cảm xúc như là 1 hình phạt vì cơn giận của nó, mặt khác là cái chết thật dù chậm chạp, là sự tự làm hại bản thân chậm chạp.
Chứng nhịn ăn làm hại bạn là 1 sự bộc lộ của sự căm ghét (vô thức) cha bạn.
Bạn có thể nói rằng 'Tôi không có vấn đề nào với cha. Chúng tôi khá hoà hợp. Mẹ tôi mới là người độc ác.' Bạn phải xử lý rất nhiều sự tức giận với mẹ và thêm vào đó bạn sẽ phát hiện thấy cơn giận vô thức to lớn đối với cha: ông ấy quá yếu đuối về thể chất, quá yếu đuối về tinh thần hoặc quá kém cỏi hoặc nhút nhát nên không thể ngăn được sự bạo hành của mẹ đối với bạn.
Liệu có cái gọi là sự tức giận 'chính đáng' không? Không. Chỉ có 1 cái gọi là sự phát cáu chính đáng vì đó là 1 phản ứng cảm xúc chân thật trước 1 số sự xúc phạm hoặc bị cản trở. Khi sự phát cáu của bạn chuyển thành tức giận thì khao khát muốn hãm hại người khác của bạn đưa bạn xuống cùng cấp độ của sự thô lỗ giống như người xúc phạm bạn. Do đó bạn có thể công kích bản thân vì trở nên thô lỗ. Và cuối cùng, đó chính xác là những gì bạn làm, vì cơn giận trong tâm trí bạn trở thành chất độc trong trái tim bạn, làm hại bạn nhiều như nó làm hại bất kỳ ai khác.
Hãy xem xét những động cơ của 1 kẻ bắt nạt. Ở nhà, 1 đứa trẻ bị bạo hành về thể chất hoặc về tinh thần hoặc cả 2. Cậu bé đó cảm thấy bất lực và bất an. Do đó nó tìm những đứa trẻ khác ít mạnh mẽ bằng nó để bắt nạt. Khi làm như vậy, nó bù trừ cho nỗi bất an của mình bằng cách tạo ra 1 cảm giác của sự tự tin thông qua quyền lực của nó đối với người khác. Tất cả những điều quan trọng đối với nó là cảm giác thoả mãn trong chiến thắng. Đứa trẻ không thể trút giận trực tiếp lên người cha vì ông ấy quá nguy hiểm về tâm lý. Do đó nó tấn công những người khác là những đối tượng an toàn hơn về tâm lý.
Chúng ta cũng có thể hướng cơn giận của mình đến những đồ vật. Nếu 1 đồ vật bị hỏng giữa lúc đang thực hiện 1 nhiệm vụ quan trọng, làm chúng ta cảm thấy bất lực và thất vọng, chúng ta sẽ ném nó xuống sàn nhà và nguyền rủa nó. Chúng ta biết rằng phá hủy đồ vật sẽ không sửa chữa được bất kỳ điều gì thì tại sao chúng ta lại có hành động xung hấn như vậy? Khi 'làm tổn thương' đồ vật, cho dù về mặt biểu tượng (là nguyền rủa nó) hoặc về mặt vật lý, chúng ta nhận được sự thoả mãn của cảm giác mạnh mẽ hơn 1 điều gì đó Như thể chúng ta nghĩ rằng 'Kế hoạch của tôi bị trục trặc và lòng kiêu hãnh của tôi bị tổn thương, nhưng nếu tôi có thể hủy hoại 1 điều gì đó - bất kỳ điều gì - thì hãy nhìn xem, tôi thật mạnh mẽ, quyền lực.'
Khi bạn được yêu cầu hãy thừa nhận sự tức giận trong trị liệu, bạn không được bảo hãy làm điều gì đó sai trái về đạo đức. Hoặc bạn được khuyến khích tức giận bằng cách la hét, ném đồ đạc hoặc đánh ai đó. Thay vào đó, bạn được yêu cầu hãy nhận ra 1 điều gì đó vốn đã nằm trong bạn, để bạn có thể chấm dứt việc lừa dối bản thân về sự thực của chính bạn.
Nhưng điều đó không dễ dàng. Sự căm ghét và trả thù là những món ăn ngọt ngào trong nền văn hoá của chúng ta mà hầu như không có ai muốn từ bỏ chúng.
Những ai biết về tình yêu thực sự thì hành động với sự tự tin, thẳng thắn và trung thực, trong khi những người thể hiện bản thân là tử tế thường che giấu bên trong sâu thẳm của họ cơn giận đằng sau nụ cười thoả hiệp.