Sự trong sáng của tiếng Việt

Hungminhhn

New member
Xu
0
Sự trong sáng của tiếng Việt

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt nam. Ngôn ngữ tiếng Việt rất đa hình đa nghĩa, trong sáng mà huyền diệu, không tin à? đọc thử coi!

Tiếng Việt trong các ngành nghề

THỂ THAO

Đứng sau tiền vệ là hậu vệ, vậy đứng sau thủ môn là gì?

GIÁO DỤC

Giáo viên dạy Văn Học kiêm dạy Lịch Sử thì gọi là giáo viên Văn Sử. Vậy giáo viên dạy Sinh Vật kiêm Vật Lý thì gọi là gì? Giáo viên dạy Sinh vật kiêm Thể Dục thì gọi là gì?

Giáo viên dạy Toán học kiêm Hóa học thì gọi là giáo viên Toán Hóa. Vậy giáo viên dạy Âm nhạc kiêm Đạo đức thì gọi là gì? Giáo viên dạy Âm nhạc kiêm Vật lý thì gọi là gì?

VẬT LÝ

Cực tích điện dương gọi là dương cực, cực tích điện âm gọi là âm cực. Vậy vật tích điện dương và vật tích điện âm gọi là gì?

HÓA HỌC

Chất tinh khiết gọi là tinh chất. Tôi luyện để lấy tinh chất thì gọi là tinh luyện, sàng lọc để lấy tinh chất thì gọi là tinh lọc. Vậy khử trùng để lấy tinh chất thì gọi là gì? Chuyển dịch để lấy tinh chất thì gọi là gì?

SINH VẬT HỌC

Ghép cây chanh với cây quất thì gọi là cây chanh quất. Vậy ghép sờ-ri với vú sữa thì gọi là gì? Ghép cây trứng cá với cà dái dê thì gọi là gì?

ĐỊA LÝ

Khi sáp nhập tỉnh Nghệ An với Hà Tĩnh thì gọi tắt là Nghệ Tĩnh. Vậy nếu sáp nhập tỉnh Hậu Giang với huyện Ô Môn thì gọi là gì?

Giả sử sáp nhập tỉnh Nam Hà với Sơn Tây thì gọi tắt là Hà Tây. Vậy nếu sáp nhập tỉnh Đắc Lắc với Plây Ku thì gọi là gì?

KINH TẾ

Nơi chế biến sản phẩm xuất khẩu thì gọi là khu chế xuất. Vậy nơi tinh chế sản phẩm hoàn thành thì gọi là gì? Nơi xuất khẩu sản phẩm tinh chế gọi là gì?

ẨM THỰC

Hành chế biến chung với Tỏi thì gọi là món Hành Tỏi. Vậy Hành chế biến với Kinh Giới thì gọi là gì ?

HÀNH CHÍNH

Cơ quan cấp dưới gọi là Hạ. Ví dụ Hạ Nghị viện là cơ quan cấp dưới trong Nghị viện. Vậy cơ quan cấp dưới của Bộ là gì?

Giả sử phòng Kinh tế sáp nhập với Phòng Thương mại thì gọi chung là Phòng Kinh Thương. Vậy Phòng Bao cấp, Phòng Quy hoạch và Phòng Đầu tư sáp nhập lại thì gọi chung là gì?
 
"Thuyết quản lý vợ " của tôi!

"Thuyết quản lý vợ " của tôi!

Tôi sắp lấy vợ. Các cụ thường nói: "Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về". Tôi nghĩ "mình phải là người chồng cứng rắn, phải thiết quân luật từ đầu". Tôi phải nắm tất cả các quyết định trong cái gia đình tương lai của mình. Nên quản lý vợ như thế nào nhỉ?

Không, phải định nghĩa được quản lý vợ là gì đã. Sau đó phải xác định được mục tiêu của công cuộc quản lý đầy mạo hiểm này một cách bài bản, tiếp nữa là phương pháp tổ chức thực hiện thật kiên quyết và khôn khéo, cuối cùng là nghiệm thu kết quả. Toàn những công việc đòi hỏi một nghị lực phi thường. Lòng tôi nặng trĩu lo âu.

Tôi đi lục tìm mua các sách về quản lý. Vồ được cuốn Tinh hoa quản lý, tôi mừng khôn xiết. Toàn những bậc thầy về khoa học quản lý hiện ra trước mắt tôi, nào F. W. Taylor, nào Henry Fayol, nào C.I Barnard, nào Max Weber... Tôi đọc ngấu nghiến. Không thấy một chương nào nói về quản lý vợ cả. Từ tâm trạng lo âu, tôi bắt đầu hốt hoảng. Không sao. Tôi định thần lại. Gia đình cũng là một tế bào của xã hội và cũng là một tổ chức. Vậy phải áp dụng sáng tạo lý luận về tổ chức của Max Weber, phải phân công rành mạch, phải thiết lập chế độ cấp bậc rõ ràng, phải xây dựng quy chế về chức quyền và chức trách, phải xử lý và truyền đạt công việc bằng văn bản...

Đám cưới diễn ra suôn sẻ. Tôi quyết định hết thảy trừ việc vợ tôi đề nghị được mặc áo dài thay cho váy ba tầng. Thì ra thần hồn nát thần tính, quản lý vợ chẳng có gì khó cả.

Một hôm, sau tuần trăng mật, tôi nói với vợ tôi:

- Theo em, làm thế nào anh có thế làm chủ trong một gia đình? Gương mặt vợ tôi rạng rỡ.

Nàng lao đến treo lên cổ tôi một vòng tay ấm áp và nói: - Có khó gì đâu anh. Anh cứ quyết định mọi việc thì làm chủ gia đình thực sự rồi.

Quả thực lúc đó tôi còn là thằng chồng non nớt nên nghe nàng nói mà mũi cứ nở ra. Tôi loay hoay viết bản "Quy chế gia đình", nhất nhất mọi việc đều được phát lệnh từ một trung tâm. Viết xong, thế hiện tính dân chủ, tôi đưa cho vợ tôi xem. Nàng tủm tỉm cười và buông một câu: "Tuyệt vời!". Chỉ ít lâu sau tôi mới thấm hiểu hai từ "tuyệt vời" kia không phải dành cho tôi mà dành cho nàng.

Nhà cửa bề bộn, tủ lạnh trống rỗng, bếp núc nguội tanh... mà nàng cứ hết giờ làm việc là sang nhà mẹ đẻ chơi, sang nhà các chị gái thăm các cháu. Tôi soát lại bản "Quy chế gia đình thì thấy thiếu điều khoản quy định: "Mọi người trong gia đình phải về nhà ngay lập tức sau giờ làm việc". Tôi đưa cho nàng xem và lại nhận được câu : "Tuyệt vời!". Sự việc không tiến triển, bếp núc vẫn nguội tanh, tủ lạnh vẫn trống rỗng, nhà cửa vẫn bề bộn.

Tôi không vừa lòng và hỏi nàng. Nàng nhìn tôi với đôi mắt thuần phục: - Em đang đợi quyết định của anh đây, anh yêu quý, bây giờ em nên làm việc gì trước?

Máu trong người tôi sôi lên nhưng chợt nghĩ tới bản "Quy chế gia đình" do chính mình soạn thảo không quy định rõ ràng trong các công việc hàng ngày kia, ai làm việc gì và việc gì làm trước, việc gì làm sau. Tôi đành buông một câu: - Sẽ thêm vào một điều khoản: "Từ nay mọi người trong gia đình phải có trách nhiệm tự giác dọn dẹp nhà cửa, đi chợ và nấu cơm". Hoan hô lý luận về tổ chức của Max Weber. Gia đình tôi đi vào ngăn nắp một cách lạ thường. Cả hai vợ chồng luôn luôn đi làm về đúng giờ. Sau đó người đi chợ, người dọn dẹp nhà cửa, rồi cùng nấu cơm. ăn xong nàng rửa bát, tôi giặt giũ...

Cứ thế, bản "Quy chế gia đình" do tôi soạn thảo có bổ sung dần các điều khoản mà mở đầu bao giờ cũng là "Mọi người trong gia đình phải...". Vấn đề quan trọng nhất là mọi việc trong gia đình đều phải do tôi điều hành và quyết định. Cho đến một hôm, bạn gái của vợ tôi đến chơi. Tôi ra bếp đun ấm nước tiếp khách thì nghe loáng thoáng cô bạn hỏi:

- Cậu làm cách nào mà quản lý anh ấy giỏi thế?

- Suỵt! - Vợ tôi nói rất nhỏ - Tuyệt mật. Khai thác lý thuyết sử dụng quyền lực theo kiểu truyền thống của Max Werber đấy.

Cô bạn reo lên:

- Truyền lại cho tớ đi, chồng tớ suốt ngày chỉ thấy nhậu nhẹt với thể thao, chẳng để ý gì đến gia đình cả.

Tự nhiên tôi cảm giác như đang đứng trên một con thuyền chòng chành trên sóng. Chẳng lẽ thuyết quản lý của Max Weber lại là thuyết quản lý ngược.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top