Sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ.

Hoadoquyen1605

New member
Xu
0
Đề bài: Sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ.

BÀI LÀM

…Khi nói chuyện về tiếng Việt, thủ tướng Phạm Văn Đồng có hơn một lần nhắc đến:

Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Theo ý tôi, đó là hai câu thơ trong sáng nhất giữa mấy nghìn câu thơ trong sáng của Truyện Kiều. Trong đôi sáu tám này, Nguyễn Du đã dùng cái văn vốn đã trong sáng của mình để tả ánh sáng của mùa thu trong vắt, nó tóm lấy tất cả; ánh mặt trời của mùa thu sáng tỏa và không gay gắt phối hợp với không khí yên lặng ít buị bặm dưới trời thu làm nổi rõ đường nét, màu sắc và không gian xa gần của cảnh vật: cột khối biết trong trên thành cổ, núi xa phơi mình như dát vàng, trời nước in nhau…

Tiếng Việt ta giàu đẹp, trong sáng. Bài thơ là một tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ, tinh tế của ngôn ngữ, không lộn xộn rối rắm, không phí phạm lời nói, không nhầm lẫn nghĩa từ; thơ chọn cách nói ngắn nhất mà giàu đẹp nhất, dồn chứa nhiều chất lượng nhất, mà câu thơ vẫn cứ trong sáng nhẹ nhõm, ung dung!

Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu!

Câu thơ Chinh phụ ngâm nói lên rất nhiều điều trong tám tiếng. Người đi đánh giặc thời trước, khi đã từ biệt vợ con rồi, thì lên đường rất khẩn trương, vừa khoác áo giáp vào người, là đã nhảy lên ngựa phóng qua cầu song Vị, roi quất giòn giã vun vút đến nỗi như thét, trong khi đó thì gió thu nổi dậy ào ào, tinh thần nhanh như chớp, ngựa nhanh như gió, trong tiếng gió có tiếng roi, trên thân cầu có tiếng vó ngựa dồn dập. Thét roi cầu Vị ào ào gió thu, hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh, tất cả đi như một mũi tên bắn! Đó cũng lại là một ví dụ khá điển hình về sự chất chứa trong sáng của ngôn ngữ trong thơ.

Xuân Diệu*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top