rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Nghiên cứu mới phát hiện thấy sinh học tiến hóa của chúng ta không ban thưởng cho những người ích kỷ và xấu tính. Về lâu dài, ‘những anh chàng tử tế’ thích hợp tác thực sự chiến thắng. Các nhà sinh học tiến hóa Christoph Adami và Arend Hintze (Michigan State University) phát hiện thấy sự tiến hóa ưu ái những người biết hợp tác và tốt bụng hơn ‘người ích kỷ và xấu tính.’
Nghiên cứu mới với tựa đề “Evolutionary Instability of Zero-Determinant Strategies Demonstrates That Winning Is Not Everything” được đăng ngày 1/8/2013 trên Nature Communications. Adami và Hintze nói nghiên cứu của họ cho thấy việc bộc lộ những đặc tính ích kỷ sẽ khiến loài người tuyệt chủng. “Chúng tôi phát hiện thấy sự tiến hóa sẽ trừng phạt bạn nếu bạn ích kỷ và xấu tính”, tác giả dẫn đầu nghiên cứu Christoph Adami nói. “Trong ngắn hạn, một số sinh vật ích kỷ có thể có được lợi thế. Nhưng tính ích kỷ không thể duy trì được về mặt tiến hóa.”
Nghiên cứu của Adami và Hintze tập trung vào lý thuyết trò chơi, được dùng trong sinh học, kinh tế học, khoa học chính trị và những ngành học khác. Có rất nhiều hơn nghiên cứu hơn 30 năm qua nghiên cứu về sự hợp tác được tiến hóa như thế nào ở những loài khác nhau. Hành vi hợp tác là chìa khóa cho sự tồn tại của nhiều dạng thức của sự sống, từ những sinh vật đơn bào cho đến con người. Sự hợp tác hỗ sinh là cốt lõi của sự phụ thuộc lẫn nhau ở con người và là chìa khóa để tồn tại của loài người chúng ta.
Chiến thắng không phải là điều quan trọng nhất
Lý thuyết trò chơi bao gồm việc đưa ra những trò chơi mô phỏng những tình huống của sự xung đột hoặc hợp tác. Nó cho phép các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ những chiến lược ra quyết định phức tạp và chứng minh tại sao những kiểu hành vi nào đó lại xuất hiện ở những người khác nhau.
Các nhà nghiên cứu MSU sử dụng một mô hình của trò chơi ‘nan đề của người tù’, ở đó 2 kẻ tình nghi bị thẩm vấn ở những nhà tù riêng biệt phải quyết định liệu có nên chỉ điểm người kia hay không.
Trong nan đề của người tù, mỗi người chơi được đưa cho một thẻ ‘ra tù’ nếu họ chỉ điểm đối thủ của họ và đưa anh ta vào tù trong 6 tháng. Tuy nhiên, kịch bản này sẽ chỉ được dùng nếu đối thủ chọn không chỉ điểm. Nếu cả hai tù nhân chọn chỉ điểm (sự phản bội) thì cả hai sẽ bị 3 tháng tù, nhưng nếu họ đều giữ im lặng (hợp tác) thì họ chỉ nhận 1 tháng tù.
Adami giải thích, “Hai tù nhân bị thẩm vấn không được phép nói chuyện với nhau. Nếu họ được nói chuyện thì họ sẽ thương lượng và được tự do trong 1 tháng. Nhưng nếu họ không được nói chuyện với nhau thì sẽ có thôi thúc phản bội nhau. Trở nên xấu tính có thể đem lại cho bạn một lợi thế trong ngắn hạn nhưng chắc chắn không có lợi về lâu dài – bạn sẽ chết.”
Một nghiên cứu năm 2012 với tựa đề “Two Key Steps in the Evolution of Human Cooperation: The Interdependence Hypothesis” chỉ ra loài người có xu hướng hợp tác hơn những họ hàng tiến hóa gần nhất của họ. Các tác giả của nghiên cứu phát hiện thấy loài người đã phát triển những kỹ năng hợp tác vì nó có lợi cho họ khi hợp tác tốt với những người khác – chủ yếu là do những hoàn cảnh sinh thái buộc chúng ta phải hợp tác với người khác để kiếm thức ăn.
Sự tử tế là có lợi cho bản thân đến một mức độ – chúng ta phải hợp tác với người khác để tồn tại. Chúng ta tử tế với người khác vì chúng ta cần họ cho sự tồn tại cá nhân của chúng ta và sự tồn tại của loài người chúng ta.
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng loài người săn bắt-hái lượm phải lục lọi cùng nhau, điều đó có nghĩa là mỗi cá nhân có một quyền lợi trực tiếp trong lợi ích của nhóm. Điều này tạo ra một sự phụ thuộc lẫn nhau khiến loài người phát triển được những khả năng hợp tác đặc biệt mà những loài khỉ khác không có. Điều này bao gồm: phân chia thức ăn công bằng, truyền đạt những mục tiêu và chiến lược, và hiểu được vai trò cá nhân của một người trong tập thể. Những người tinh khôn có khả năng hợp tác với những người bạn săn bắt-hái lượm của họ sẽ nỗ lực bằng những người khác trong nhóm và có nhiều khả năng tồn tại.
Khi xã hội phát triển lớn hơn và phức tạp hơn, con người thực tế trở nên phụ thuộc hơn với người khác. Các tác giả định nghĩa đây là một cú nhảy tiến hóa thứ hai mà ở đó những kỹ năng hợp tác được phát triển trên một quy mô lớn hơn khi loài người đối mặt với sự cạnh tranh từ những nhóm khác.
Kết luận: Sinh học tiến hóa cho thấy những anh chàng tử tế chiến thắng
Liệu thời đại kỹ thuật số và văn hóa Facebook sẽ làm chúng ta phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác nhiều hơn hay là trở nên ích kỉ và xấu tính hơn? Trong một thế giới mạnh được yếu thua, thật đáng khích lệ khi các nhà khoa học xác minh rằng hành vi ích kỷ và xảo quyệt cuối cùng sẽ phản tác dụng. Sống hợp tác, trung thành và tử tế không chỉ tốt cho hạnh phúc cá nhân của bạn mà nó còn tốt cho tập thể. Đây là tình huống thắng-thắng.
Nguồn
Evolution Does Not Reward Selfish and Mean People
Evolutionary biology confirms that ‘nice guys’ actually finish first.
Published on August 2, 2013 by Christopher Bergland in The Athlete’s Way
PsychologyToday
Nghiên cứu mới với tựa đề “Evolutionary Instability of Zero-Determinant Strategies Demonstrates That Winning Is Not Everything” được đăng ngày 1/8/2013 trên Nature Communications. Adami và Hintze nói nghiên cứu của họ cho thấy việc bộc lộ những đặc tính ích kỷ sẽ khiến loài người tuyệt chủng. “Chúng tôi phát hiện thấy sự tiến hóa sẽ trừng phạt bạn nếu bạn ích kỷ và xấu tính”, tác giả dẫn đầu nghiên cứu Christoph Adami nói. “Trong ngắn hạn, một số sinh vật ích kỷ có thể có được lợi thế. Nhưng tính ích kỷ không thể duy trì được về mặt tiến hóa.”
Nghiên cứu của Adami và Hintze tập trung vào lý thuyết trò chơi, được dùng trong sinh học, kinh tế học, khoa học chính trị và những ngành học khác. Có rất nhiều hơn nghiên cứu hơn 30 năm qua nghiên cứu về sự hợp tác được tiến hóa như thế nào ở những loài khác nhau. Hành vi hợp tác là chìa khóa cho sự tồn tại của nhiều dạng thức của sự sống, từ những sinh vật đơn bào cho đến con người. Sự hợp tác hỗ sinh là cốt lõi của sự phụ thuộc lẫn nhau ở con người và là chìa khóa để tồn tại của loài người chúng ta.
Chiến thắng không phải là điều quan trọng nhất
Lý thuyết trò chơi bao gồm việc đưa ra những trò chơi mô phỏng những tình huống của sự xung đột hoặc hợp tác. Nó cho phép các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ những chiến lược ra quyết định phức tạp và chứng minh tại sao những kiểu hành vi nào đó lại xuất hiện ở những người khác nhau.
Các nhà nghiên cứu MSU sử dụng một mô hình của trò chơi ‘nan đề của người tù’, ở đó 2 kẻ tình nghi bị thẩm vấn ở những nhà tù riêng biệt phải quyết định liệu có nên chỉ điểm người kia hay không.
Trong nan đề của người tù, mỗi người chơi được đưa cho một thẻ ‘ra tù’ nếu họ chỉ điểm đối thủ của họ và đưa anh ta vào tù trong 6 tháng. Tuy nhiên, kịch bản này sẽ chỉ được dùng nếu đối thủ chọn không chỉ điểm. Nếu cả hai tù nhân chọn chỉ điểm (sự phản bội) thì cả hai sẽ bị 3 tháng tù, nhưng nếu họ đều giữ im lặng (hợp tác) thì họ chỉ nhận 1 tháng tù.
Adami giải thích, “Hai tù nhân bị thẩm vấn không được phép nói chuyện với nhau. Nếu họ được nói chuyện thì họ sẽ thương lượng và được tự do trong 1 tháng. Nhưng nếu họ không được nói chuyện với nhau thì sẽ có thôi thúc phản bội nhau. Trở nên xấu tính có thể đem lại cho bạn một lợi thế trong ngắn hạn nhưng chắc chắn không có lợi về lâu dài – bạn sẽ chết.”
Một nghiên cứu năm 2012 với tựa đề “Two Key Steps in the Evolution of Human Cooperation: The Interdependence Hypothesis” chỉ ra loài người có xu hướng hợp tác hơn những họ hàng tiến hóa gần nhất của họ. Các tác giả của nghiên cứu phát hiện thấy loài người đã phát triển những kỹ năng hợp tác vì nó có lợi cho họ khi hợp tác tốt với những người khác – chủ yếu là do những hoàn cảnh sinh thái buộc chúng ta phải hợp tác với người khác để kiếm thức ăn.
Sự tử tế là có lợi cho bản thân đến một mức độ – chúng ta phải hợp tác với người khác để tồn tại. Chúng ta tử tế với người khác vì chúng ta cần họ cho sự tồn tại cá nhân của chúng ta và sự tồn tại của loài người chúng ta.
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng loài người săn bắt-hái lượm phải lục lọi cùng nhau, điều đó có nghĩa là mỗi cá nhân có một quyền lợi trực tiếp trong lợi ích của nhóm. Điều này tạo ra một sự phụ thuộc lẫn nhau khiến loài người phát triển được những khả năng hợp tác đặc biệt mà những loài khỉ khác không có. Điều này bao gồm: phân chia thức ăn công bằng, truyền đạt những mục tiêu và chiến lược, và hiểu được vai trò cá nhân của một người trong tập thể. Những người tinh khôn có khả năng hợp tác với những người bạn săn bắt-hái lượm của họ sẽ nỗ lực bằng những người khác trong nhóm và có nhiều khả năng tồn tại.
Khi xã hội phát triển lớn hơn và phức tạp hơn, con người thực tế trở nên phụ thuộc hơn với người khác. Các tác giả định nghĩa đây là một cú nhảy tiến hóa thứ hai mà ở đó những kỹ năng hợp tác được phát triển trên một quy mô lớn hơn khi loài người đối mặt với sự cạnh tranh từ những nhóm khác.
Kết luận: Sinh học tiến hóa cho thấy những anh chàng tử tế chiến thắng
Liệu thời đại kỹ thuật số và văn hóa Facebook sẽ làm chúng ta phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác nhiều hơn hay là trở nên ích kỉ và xấu tính hơn? Trong một thế giới mạnh được yếu thua, thật đáng khích lệ khi các nhà khoa học xác minh rằng hành vi ích kỷ và xảo quyệt cuối cùng sẽ phản tác dụng. Sống hợp tác, trung thành và tử tế không chỉ tốt cho hạnh phúc cá nhân của bạn mà nó còn tốt cho tập thể. Đây là tình huống thắng-thắng.
Nguồn
Evolution Does Not Reward Selfish and Mean People
Evolutionary biology confirms that ‘nice guys’ actually finish first.
Published on August 2, 2013 by Christopher Bergland in The Athlete’s Way
PsychologyToday