Trả lời: Có lẽ không người dân nước Việt nào không một lần nghe đến hai tiếng “Cổ Loa”. ở nơi đó, biết bao sự tích, bao huyền thoại kể về một thời dựng nước của tổ tiên chúng ta. Chuyện vui có, buồn có, bi hùng có, tạo nên một sức hấp dẫn kỳ lạ cho một miền đất, một địa danh mà mới chỉ nghe đã một lần muốn đến. Ở nơi đó huyền thoại và sự thật đan xen, trộn lẫn vào nhau đến mức tạo nên những huyền bí lịch sử mà không phải ở nơi nào cũng có được.
Đi tìm chứng tích
Trong những thập kỷ từ 60 đến 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã nghiên cứu, khai quật khảo cổ học ở nhiều nơi trên đất Cổ Loa và phụ cận như Bãi Mèn, Đồng Vông, Đường Mây, xóm Mít, Gò Mả Tre (nơi phát hiện trống đồng Cổ Loa cùng những lưỡi cày đồng nổi tiếng), Tiên Hội, Đình Chàng… và đã thu thập, phát hiện vô số những hiện vật đồ gốm, đồ đồng, đặc biệt là kho mũi tên đồng hàng vạn cái ở Cầu Vực (trên đường vào Cổ Loa, bên sông Thiếp) mang những thông tin thuyết phục về sự hiện diện của nhân vật An Dương Vương và thời kỳ An Dương Vương trên vùng đất này.
Tuy nhiên, bấy nhiêu là chưa đủ, đặc biệt là việc phải chứng minh rằng những mũi tên đồng đã phát hiện và cũng đã được kể trong truyền thuyết xưa là được sản xuất tại chỗ chứ không phải mang từ nơi khác đến. Phải tìm ra những chứng cứ có thật của việc cư trú của cư dân bản địa, những người đã làm ra những đồ gốm, những đồ đồng ấy, trên đúng mảnh đất Cổ Loa lịch sử.
Để làm được việc ấy, trong mấy năm gần đây, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học đã tiến hành nhiều cuộc khai quật tại Cổ Loa, đặc biệt là chính tại nơi có ngôi đền Cổ Loa đang ngự và tiến hành cắt một đoạn thành Trung ở phía Bắc nhằm nghiên cứu kỹ thuật đắp thành trong lịch sử, đồng thời phần nào giải ảo hiện thực việc truyền thuyết kể rằng xưa kia thành cứ đắp lại đổ vì bạch kê tinh phá hoại.
Về kết quả khai quật khảo cổ học khu vực Đền Thượng. Tại khu vực này trong các đợt khai quật cuối năm 2004 đầu 2005 và cuộc khai quật tháng 11-2006, đặc biệt là cuộc khai quật mới đây nhất tại khu vực này đã làm xuất lộ hàng loạt dấu tích cư trú của người xưa thuộc giai đoạn Cổ Loa-An Dương Vương, (khoảng 2.300 năm cách ngày nay).
Những lò luyện kim nhỏ được phát hiện cùng vô số những khuôn đúc mũi tên đồng đã làm tan biến mọi nghi ngờ về những mũi tên đồng Cổ Loa trong truyền thuyết được sản xuất tại chỗ hay mang từ nơi khác đến. Những dấu tích xác thực về tầng văn hoá cư trú của cư dân bản địa trên địa hình của những gò đồi cổ tại khu vực này đã đánh tan những hoài nghi về tính ngoại lai của những hiện vật khảo cổ như gốm Cổ Loa, đầu ngói ống Cổ Loa…
Những hiện vật kiến trúc như gốm hoa nâu thời Trần, ngói, đầu đao kiến trúc, vật trang trí bờ nóc kiến trúc thời Lê và những viên gạch, lò nung ngói thời Nguyễn của các tầng văn hoá kế tiếp đã cho thấy trên mảnh đất này người Việt đã liên tục cư trú và phát triển ngày một mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử.
Giải mã sự thật lịch sử
Việc cắt một đoạn thành Trung tại khu vực phía Bắc Cổ Loa cũng cho nhiều thông tin quý giá về việc đắp thành ngày xưa. Theo kết quả ban đầu cho thấy việc đào đất đắp thành cũng qua nhiều gian nan, không phải vô cớ mà truyền thuyết kể rằng cứ gần sáng khi có tiếng gà gáy thành vừa đắp lại đổ, An Dương Vương phải viện đến Thần Kim Quy mới có kế sách chống Bạch Kê Tinh để xây được Loa Thành.
Trên lát cắt của việc cắt thành, người ta có thể dễ nhận thấy rất nhiều lớp đất được đắp lên và đầm chặt, trong đó còn có dấu vết rõ ràng của những viên đất lớn, có lẽ được cắt bằng kỹ thuật cắt kéo của thợ đấu mà chúng ta vẫn còn thấy hiện nay. Tại chân thành người ta còn thấy kỹ thuật kê đá làm cho thành vững chắc, đây đó trên những vệt thành cổ chúng ta vẫn thấy những dấu tích của những vệt gốm kè thành chống trôi trượt của đất đắp thành…
Tất cả những yếu tố kỹ thuật ấy cho phép chúng ta giải ảo một hiện thực về việc thành xây cứ đổ là: có thể ban đầu khi chưa có kinh nghiệm, và chưa có những hiểu biết nhất định về địa chất nên chỉ có kỹ thuật đào đất đắp thành mà không có những vật kiệu, chất liệu làm móng (đá), làm chống trôi trượt (kè gốm, gạch, ngói …) nên thành bị sạt lở nhiều.
Qua quá trình thi công người ta nhận ra điều đó và đã có những biện pháp hiệu quả khắc phục nhược điểm này, có thể cũng có những người tài giỏi giúp cho An Dương Vương khắc phục được điểm yếu đó và trong truyền thuyết đã có sự xuất hiện của thần Kim Quy và vị tướng Cao Lỗ chế nỏ thần? Điều ấy chứng minh rằng chỉ một nhân vật như An Dương Vương thôi cũng chưa đủ làm nên lịch sử mà bên cạnh đó còn phải có sự trợ giúp của những bậc cao nhân, của cộng đồng.
Trở lại việc phát hiện hàng loạt những lò đúc kim loại và những khuôn đúc cùng mũi tên đồng chúng ta thấy việc sự thật lịch sử đã được huyền thoại hoá lãng mạn và tài tình như thế nào. Đồng thời những huyền thoại ấy, ngày nay đã được khoa học chứng minh và soi sáng để khẳng định những sự thật lịch sử mà con dân đất Việt đã tạo nên nhưng qua thời gian bị phủ mờ và hoài nghi vì những điều mà chúng ta quen gọi là huyền thoại.
Huyền thoại và sự thật có lẽ, ở đâu đó cũng chỉ cách nhau trong gang tấc. Chỉ có điều là chúng ta có giải mã và làm sáng tỏ được nó không mà thôi.
Đi tìm chứng tích
Trong những thập kỷ từ 60 đến 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã nghiên cứu, khai quật khảo cổ học ở nhiều nơi trên đất Cổ Loa và phụ cận như Bãi Mèn, Đồng Vông, Đường Mây, xóm Mít, Gò Mả Tre (nơi phát hiện trống đồng Cổ Loa cùng những lưỡi cày đồng nổi tiếng), Tiên Hội, Đình Chàng… và đã thu thập, phát hiện vô số những hiện vật đồ gốm, đồ đồng, đặc biệt là kho mũi tên đồng hàng vạn cái ở Cầu Vực (trên đường vào Cổ Loa, bên sông Thiếp) mang những thông tin thuyết phục về sự hiện diện của nhân vật An Dương Vương và thời kỳ An Dương Vương trên vùng đất này.
Tuy nhiên, bấy nhiêu là chưa đủ, đặc biệt là việc phải chứng minh rằng những mũi tên đồng đã phát hiện và cũng đã được kể trong truyền thuyết xưa là được sản xuất tại chỗ chứ không phải mang từ nơi khác đến. Phải tìm ra những chứng cứ có thật của việc cư trú của cư dân bản địa, những người đã làm ra những đồ gốm, những đồ đồng ấy, trên đúng mảnh đất Cổ Loa lịch sử.
Để làm được việc ấy, trong mấy năm gần đây, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học đã tiến hành nhiều cuộc khai quật tại Cổ Loa, đặc biệt là chính tại nơi có ngôi đền Cổ Loa đang ngự và tiến hành cắt một đoạn thành Trung ở phía Bắc nhằm nghiên cứu kỹ thuật đắp thành trong lịch sử, đồng thời phần nào giải ảo hiện thực việc truyền thuyết kể rằng xưa kia thành cứ đắp lại đổ vì bạch kê tinh phá hoại.
Về kết quả khai quật khảo cổ học khu vực Đền Thượng. Tại khu vực này trong các đợt khai quật cuối năm 2004 đầu 2005 và cuộc khai quật tháng 11-2006, đặc biệt là cuộc khai quật mới đây nhất tại khu vực này đã làm xuất lộ hàng loạt dấu tích cư trú của người xưa thuộc giai đoạn Cổ Loa-An Dương Vương, (khoảng 2.300 năm cách ngày nay).
Những lò luyện kim nhỏ được phát hiện cùng vô số những khuôn đúc mũi tên đồng đã làm tan biến mọi nghi ngờ về những mũi tên đồng Cổ Loa trong truyền thuyết được sản xuất tại chỗ hay mang từ nơi khác đến. Những dấu tích xác thực về tầng văn hoá cư trú của cư dân bản địa trên địa hình của những gò đồi cổ tại khu vực này đã đánh tan những hoài nghi về tính ngoại lai của những hiện vật khảo cổ như gốm Cổ Loa, đầu ngói ống Cổ Loa…
Những hiện vật kiến trúc như gốm hoa nâu thời Trần, ngói, đầu đao kiến trúc, vật trang trí bờ nóc kiến trúc thời Lê và những viên gạch, lò nung ngói thời Nguyễn của các tầng văn hoá kế tiếp đã cho thấy trên mảnh đất này người Việt đã liên tục cư trú và phát triển ngày một mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử.
Giải mã sự thật lịch sử
Việc cắt một đoạn thành Trung tại khu vực phía Bắc Cổ Loa cũng cho nhiều thông tin quý giá về việc đắp thành ngày xưa. Theo kết quả ban đầu cho thấy việc đào đất đắp thành cũng qua nhiều gian nan, không phải vô cớ mà truyền thuyết kể rằng cứ gần sáng khi có tiếng gà gáy thành vừa đắp lại đổ, An Dương Vương phải viện đến Thần Kim Quy mới có kế sách chống Bạch Kê Tinh để xây được Loa Thành.
Trên lát cắt của việc cắt thành, người ta có thể dễ nhận thấy rất nhiều lớp đất được đắp lên và đầm chặt, trong đó còn có dấu vết rõ ràng của những viên đất lớn, có lẽ được cắt bằng kỹ thuật cắt kéo của thợ đấu mà chúng ta vẫn còn thấy hiện nay. Tại chân thành người ta còn thấy kỹ thuật kê đá làm cho thành vững chắc, đây đó trên những vệt thành cổ chúng ta vẫn thấy những dấu tích của những vệt gốm kè thành chống trôi trượt của đất đắp thành…
Tất cả những yếu tố kỹ thuật ấy cho phép chúng ta giải ảo một hiện thực về việc thành xây cứ đổ là: có thể ban đầu khi chưa có kinh nghiệm, và chưa có những hiểu biết nhất định về địa chất nên chỉ có kỹ thuật đào đất đắp thành mà không có những vật kiệu, chất liệu làm móng (đá), làm chống trôi trượt (kè gốm, gạch, ngói …) nên thành bị sạt lở nhiều.
Qua quá trình thi công người ta nhận ra điều đó và đã có những biện pháp hiệu quả khắc phục nhược điểm này, có thể cũng có những người tài giỏi giúp cho An Dương Vương khắc phục được điểm yếu đó và trong truyền thuyết đã có sự xuất hiện của thần Kim Quy và vị tướng Cao Lỗ chế nỏ thần? Điều ấy chứng minh rằng chỉ một nhân vật như An Dương Vương thôi cũng chưa đủ làm nên lịch sử mà bên cạnh đó còn phải có sự trợ giúp của những bậc cao nhân, của cộng đồng.
Trở lại việc phát hiện hàng loạt những lò đúc kim loại và những khuôn đúc cùng mũi tên đồng chúng ta thấy việc sự thật lịch sử đã được huyền thoại hoá lãng mạn và tài tình như thế nào. Đồng thời những huyền thoại ấy, ngày nay đã được khoa học chứng minh và soi sáng để khẳng định những sự thật lịch sử mà con dân đất Việt đã tạo nên nhưng qua thời gian bị phủ mờ và hoài nghi vì những điều mà chúng ta quen gọi là huyền thoại.
Huyền thoại và sự thật có lẽ, ở đâu đó cũng chỉ cách nhau trong gang tấc. Chỉ có điều là chúng ta có giải mã và làm sáng tỏ được nó không mà thôi.
Nguồn: tintuconline.vietnamnet.vn/vn/vanhoa/179637/