Sự thỏa mãn với một người bạn đời có thể phụ thuộc vào sự thể hiện bản thân

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Nhà tâm lý Eli Finkel (Northwestern University) cho rằng những cặp đôi thỏa mãn nhất là những người có thể đạt được sự thể hiện bản thân (self-expression) với người bạn đời dài hạn của họ.


Theo Finkel, những cặp đôi hiện tại đang nêu ra những nguyên tắc về thứ tạo thành một mối quan hệ thành công. Việc thỏa mãn với người bạn đời của bạn không còn đủ nữa, ông viết. Trong mô hình mới của những mối quan hệ thành công, bạn cũng phải có thể đạt được sự thể hiện bản thân chân thực trong mối quan hệ của bạn.


Maslow1.png



Finkel so sánh khao khát đạt được sự thể hiện bản thân với tháp nhu cầu cổ điển của Maslow mà ở đó những nhu cầu “cấp thấp” của chúng ta (đói, khát…) hình thành nền tảng cho một bộ động cơ của chúng ta, và những nhu cầu “cấp cao” (như khao khát về lòng tự tôn) nằm ở đỉnh. Maslow nói về những nhu cầu thiếu hụt mà ở đó con người cố gắng lấp đầy chỗ trống, so với “những nhu cầu sau” mà ở đó con người tìm kiếm sự phát triển.


Điều tôi thấy thú vị về đề xuất của Finkel đó là nó sửa lại cách tiếp cận truyền thống của tâm lý học về việc đặt ra sự thỏa mãn trong hôn nhân. Trong quá khứ, các cặp vợ chồng được hỏi họ hạnh phúc hoặc thỏa mãn như thế nào trong mối quan hệ của họ, nhưng không được hỏi họ mãn nguyện về mặt cá nhân như thế nào.


Nhưng, trong nghiên cứu của tôi về sự thay đổi nhân cách dài hạn ở tuổi trưởng thành, tôi phát hiện thấy điều quan trọng hơn đối với sự mãn nguyện của con người không phải là “hạnh phúc” mà là liệu họ có đạt được một cảm giác ý nghĩa sâu xa hơn trong cuộc sống của họ, trong những lĩnh vực như mối quan hệ, công việc và gia đình (Whitbourne, 2010).


Tôi thất vọng khi thấy nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học tích cực tập trung vào những trạng thái phởn phơ thoáng quá như những tiêu chuẩn về sự thích nghi tích cực của họ. Đây là lí do tại sao: Bạn có thể đau khổ trong lúc này vì bạn vừa trải qua một ngày tồi tệ, nhưng những cảm giác của sự hài lòng nói chung của bạn sẽ phụ thuộc vào việc liệu bạn có thực hiện được những mục tiêu trong cuộc sống của bạn hay không. Trong thực tế, nếu bạn đang hướng đến việc thực hiện những mục tiêu của bạn thì bạn có thể có những ngày tồi tệ trong cuộc sống. Bạn thường phải thúc đẩy bản thân bước ra khỏi vùng thoải mái của bạn để đạt được một cảm giác có ý nghĩa sâu sắc hơn trong cuộc đời bạn. Có con là một lĩnh vực khác mà sự khó chịu trong ngắn hạn của bạn có thể rất gay gắt, nhưng bạn vẫn không muốn sống một cuộc đời mà không có con.


Tương tự như vậy, trong những mối quan hệ, tăng phí tổn/nguy cơ để mục tiêu của bạn được thỏa mãn hơn là hạnh phúc có thể tạo ra một số nỗi thống khổ. Những cuộc tranh cãi với bạn đời có thể không phải về việc ai đi đổ rác mà là liệu cả hai bạn có cảm thấy có thể phát triển về mặt cá nhân và thay đổi riêng biệt và thay đổi cùng nhau.


Tăng những nguy cơ cũng có nghĩa là mối quan hệ có nhiều khả năng thất bại, vì con người quyết định rằng họ không chỉ muốn chung sống vì sự thoải mái khi có được một người bạn đời cam kết dài hạn. Những mối quan hệ thất bại đó có thể là đau đớn với cả bản thân hai người và những người bị ảnh hưởng bởi quyết định của họ, như con cái. Tuy nhiên, sống bên nhau vì lợi ích của con cái không hẳn là chiến lược thành công nhất để duy trì sự hòa thuận gia đình.


Theo Finkel, nếu bạn muốn mối quan hệ của bạn tồn tại được trước nhiều mối đe dọa, thì bạn cần có khả năng đầu tư thời gian và năng lượng cho nó. Nếu bạn và đối tác cảm thấy những nhu cầu của hai bạn được thỏa mãn thì cả hai cần có cơ hội để khám phá những khao khát cá nhân và những khao khát chung giữa hai người.


Điều không may là không phải tất cả mọi người đều có được sự xa xỉ này.


Finkel chỉ ra những thống kê cho thấy tỷ lệ ly dị cao hơn ở những người đang vật lộn về kinh tế. Những cặp vợ chồng có thu nhập thấp hơn thì có nhiều stress trong cuộc sống hơn, làm cho họ khó cống hiến những nguồn lực thể chất và tinh thần cần có để giữ cho mối quan hệ có sức sống.


Giáo dục cũng đóng một vai trò trong phương trình: Những người có bằng đại học thì có thu nhập cao hơn, sức khỏe tốt hơn và ít stress so với những người tốt nghiệp phổ thông. Kết quả là, họ có thể đầu tư nhiều hơn vào mối quan hệ hơn là chỉ đầu tư cho những nhu cầu cấp thấp (như trong tháp nhu cầu của Maslow).


Bạn có thể áp dụng lý thuyết mới này về mối quan hệ trong cuộc sống của bạn nếu bạn thực hiện 3 lối tiếp cận sau:


1. Xác định những nhu cầu phát triển của bạn. Hiểu được bản sắc của bạn là bước số 1 trong việc tìm thấy sự phát triển trong mối quan hệ của bạn. Bằng cách hiểu được những giá trị, mục tiêu và những cam kết của bạn, bạn có thể chia sẻ chúng với bạn đời của bạn.


2. Hiểu được những nhu cầu của bạn đời của bạn. Hãy nghĩ về thứ mà bạn đời có vẻ muốn từ mối quan hệ, nhưng nếu bạn không biết thì hãy hỏi.


3. Truyền thông/nói chuyện cởi mở. Bạn từng nghe lời khuyên này hàng triệu lần. Tuy nhiên, trong mối quan hệ thể hiện bản thân thì truyền thông tốt có nghĩa là bạn không chỉ chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm và cảm xúc về cuộc sống hằng ngày, mà bạn còn tìm kiếm một mức độ sâu hơn của sự làm sáng tỏ những giá trị.




Reference:
Whitbourne, S.K. (2010). The search for fulfillment. New York: Ballantine.


Nguồn
Could New Thinking About Relationships Help Yours?
Satisfaction with a partner may depend on self-expression.
Published on March 4, 2014 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top