Sự Thật Về Vụ Tập Kích Cứu Phi Công Mỹ Tại Sơn Tây

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN Hà Nội - 2000

Cách đây gần 30 năm, cuối tháng 11-1970, đế quốc Mỹ đã sử dụng một số lượng lớn máy bay trực thăng, máy bay vận tải cùng hàng trăm máy bay phản lực chiến đấu khác hộ tống, phối hợp để đưa một đơn vị đặc nhiệm đến Sơn Tây - một địa danh nằm sâu trong lãnh thổ miền Bắc Việt Nam - nhằm giải thoát cho một số phi công Mỹ là tù binh bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc nước ta…

Đây là một kế hoạch được Mỹ chuẩn bị hết sức công phu, tốn kém, với sự tham gia của rất nhiều các quan chức chóp bu trong bộ máy chiến tranh khổng lồ của một cường quốc quân sự hồi đó: Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers, Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, Giám đốc Cục tình báo CIA Richard Helms,… Và đích thân Tổng thống Mỹ đương nhiệm Richard Nixon đã phê chuẩn cho kế hoạch này.

Trong nhiều năm liền, kế hoạch về Vụ tập kích cứu phi công Mỹ bị giam giữ ở Sơn Tây nói trên đã nằm trong số những hồ sơ lưu trữ tuyệt mật của quân đội Mỹ…

NHỮNG VỊ KHÁCH KHÔNG MỜI TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG…

Có lẽ, trung uý hải quân Everett Alvarez là một trong những người nổi tiếng nhất nước Mỹ trong những năm cuối của thập kỷ 60 thế kỷ này; nhưng không phải anh ta đã có một hành động anh hùng, một khả năng phi thường, hay một chiến tích oanh liệt nào đó. Mà đơn giản, Alvarez chính là viên phi công Mỹ đầu tiên bị lực lượng phòng không Việt Nam bắn rơi và bị bắt làm tù binh.

Đó là ngày 5-8-1964 không thể nào quên, sau cái gọi là “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” do phía Mỹ cố tình dựng nên, theo lệnh của Tổng thống Johnson, Alvarez đã lái chiếc máy bay A4D (được mệnh danh là “Chim ưng nhà trời”), đi ném bom trên vùng trời Quảng Ninh - Hải Phòng. Trước lưới lửa phòng không dày đặc, hai chiếc phi cơ hiện đại của không quân Mỹ đã trúng đạn và bốc cháy như bó đuốc… Lạy Chúa! Alvarez đã kịp thoát ra khỏi cái lò lửa ngùn ngụt ấy mà nhảy dù xuống biển và anh ta đã bị tóm cổ ngay tức khắc… Năm đó Alvarez mới có 26 tuổi, phải ngồi trong buồng giam số 6 ở Hỏa Lò gần 10 năm. Đây có lẽ cũng là người phi công Mỹ có “thâm niên” tù binh cao nhất ở Việt Nam. Bị bắt giam chưa được bao lâu, anh ta đã phải dở khóc dở cười khi nhận được tin cô vợ trẻ của mình ở Florida đòi tòa án cho ly dị với chồng để đi tìm hạnh phúc mới. Truyền thống chung thủy của phụ nữ ở một nước luôn tự nhận rằng “thế giới tự do” là như vậy!

Nhưng dù sao thì trung úy Everett Alvarez đã có may mắn hơn so với nhiều đồng đội của mình. Bởi cũng từ ngày đó, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ vào miền Bắc nước ta không tuyên bố nhưng đã bắt đầu và ngày càng leo thang ác liệt hơn. Tổng thống Mỹ Johnson liên tục hò hét đẩy mạnh chiến tranh. Bình quân thời gian đầu có khoảng 70 lần chiếc máy bay đi oanh tạc trong một ngày. Trong năm 1966, số máy bay Mỹ xuất kích đi ném bom miền Bắc Việt Nam đã tăng lên mỗi ngày là 223 lần chiếc. Và tới cuối năm 1967, trung bình hàng ngày có tới 300 lần chiếc xuất kích đi gây tội ác… Cùng với sự gia tăng các cuộc oanh tạc, số máy bay của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc nước ta cũng ngày một nhiều hơn.

Phía Mỹ công bố: Cuối năm 1965, đã có 61 phi công Mỹ bị ta bắt. Năm 1966, trung bình cứ 10 ngày lại có 8 chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi, và có thêm 86 phi công Mỹ được đưa vào “Khách sạn vỡ tim” (hay là “khách sạn Hanoi Hilton” - theo cách gọi hài hước của phi công Mỹ) ở Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1967, hầu như chẳng mấy ngày lại không có tin máy bay Mỹ bắn rơi ở Hà Nội, Hải Phòng, hay ở một địa phương nào đó trên miền Bắc Việt Nam…

Một trong những phi công Mỹ có “may mắn” ấy là trung tá Richard “Pop” Kiern. Máy bay của anh ta bị bắn rơi ngày 24-7-1965 khi nhảy dù được xuống đất thì bị bắt sống. (Đây cũng chính là ngày rất đáng ghi nhớ của Bộ đội Tên lửa non trẻ của Việt Nam, trận đầu ra quân đã đánh thắng, bắn rơi máy bay chiến đấu hiện đại của không lực Hoa Kỳ!). Với Pop Kiern, đây là lần thứ hai anh ta là tù binh. Lần đầu, trong Chiến tranh thế giới thứ II, anh ta là phi công lái máy bay B17 và đã bị bắn rơi trong chuyến công vụ đầu tiên tại mặt trận Đức. Pop Kiern đã phải nằm ở trại giam của Đức Quốc xã 9 tháng. Nhưng đó là trại giam của bọn phát xít, và anh ta đã chiến đấu trong lực lượng của quân đồng minh, dù sao cũng có chút ít vẻ vang. Còn khi sang Việt Nam, Pop Kiern lái chiếc F-105 “Thần Sấm”, đã bị bắn rơi, bị bắt làm tù binh ngay ngày thứ ba sau khi đến chiến trường này. Mãi tới năm 1973, sau khi được trao trả, anh ta đã chua chát nói: “Tôi chỉ thực nghiệm vài giờ bay chiến đấu theo lệnh của cấp trên, còn sau đó thì làm tù binh và nằm ở trại giam gần 10 năm trời. Không lực Mỹ đã trở thành đẹp và hay hơn nhiều, nhưng rất tiếc tôi không thể nào tìm được một phi công chỉ biết câm lặng để cùng bay”.

So với trung tá Richard Pop Kiern, cuộc đời cầm lái của trung tá Robinson Risner có vẻ oanh liệt hơn. Anh ta vốn là một người hùng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, với 109 phi vụ thành công và hơn 3.000 giờ bay chiến đấu (một kỷ lục mà không phải bất kỳ một phi công quân sự nhà nghề nào cũng đạt được!). Risner đã bắn hạ được 8 phi cơ của đối phương trong các cuộc không chiến ác liệt. Nhưng khi sang đến chiến trường Việt Nam, mới bay đến phi vụ thứ 5 thì anh ta đã bị bắn cháy. Vốn là con cáo già lão luyện, Risner đã lái máy bay lao ra biển và nhảy dù xuống nước. Đội cứu hộ trên biển của quân đội Mỹ lần đầu ra tay đã cứu được anh ta khỏi chết đuối. Báo chí Mỹ hồi đó đã tuyên truyền rùm beng cả tháng trời về chiến tích này. Tờ thời báo “Time” đã in cả ảnh của trung tá Robinson Risner, ca ngợi anh ta như một người hùng mẫu mực và siêu đẳng của không lực Hoa Kỳ.

Nhưng cũng thật nực cười, vì sau đó báo chí Mỹ đã lờ tịt đi khi tới ngày 16-9-1965, ngựa quen đường cũ, Risner lại ngồi vào chiếc “Thần Sấm” F-105D đi gây tội ác, và lưới lửa phòng không của bộ đội Việt Nam đã quật cổ anh ta xuống đất Đò Lèn (Thanh Hóa). Lần này thì chỉ có trời mới cứu được Risner! Sau khi thú nhận hết tội lỗi của mình đã gây ra cho nhân dân Việt Nam trước các nhà báo, anh ta đã chui vào nằm “an dưỡng” trong trại giam bảy năm rưỡi, cho tới khi được trao trả. Một điều có lẽ cũng cần phải nói thêm là: Khi bị bộ đội ta bắn rơi và bị bắt làm tù binh, “Người hùng” Mỹ này đã khai báo ngoan ngoãn và thành khẩn đến mức đáng ngạc nhiên. Nghe nói, sau ngày được trao trả, anh ta lại tiếp tục phục vụ trong quân đội Mỹ và còn được vinh thăng tới cấp thượng tướng.

Trong số các vị “khách không mời từ trên trời rơi xuống” ấy, không thể không kể đến một nhân vật khá đặc biệt, một “Cậu ấm” của quân đội Mỹ. Đó chính là thiếu tá hải quân John McCain, con trai của đại tướng John S. McCain.

Máy bay của “Cậu ấm” này trong khi đi ném bom nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) ngày 26-10-1967, để “biến Thủ đô Hà Nội trở lại thời kỳ đồ đá!“ - theo cách tuyên bố ngạo mạn của Mỹ, đã bị lưới lửa phòng không thủ đô ta gần như rơi thẳng đứng xuống nhà máy điện Yên Phụ, còn “Cậu ấm” thì bị thương rất nặng nhưng cũng đã kịp nhảy dù và rơi tõm xuống hồ Trúc Bạch. Khi người ta kịp tới để vớt lên, “Cậu ấm” này chỉ còn thoi thóp như một cái xác không hồn. Oái oăm thay, đúng ba tháng sau ngày McCain con bị bắn rơi, thì McCain bố được Tổng thống Mỹ ký quyết định thăng chức Đô đốc chỉ huy trưởng các lực lượng tác chiến khu vực Thái Bình Dương, để tiếp tục tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. McCain con đã được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước Việt Nam, được chăm sóc thuốc men theo chế độ đặc biệt và 9 tháng sau, tháng 7-1968, cậu ta được trao trả cho phía Mỹ. Chẳng biết hồi đó, trước mỗi lần ra lệnh cho các đơn vị thuộc quyền đi gây tội ác ở Việt Nam, ngài Đô đốc McCain bố có suy nghĩ và ân hận gì không?

Tối ngày 10-9-1966, tại An Bình, một làng quê nghèo của tỉnh Hải Dương bỗng bùng lên một bó đuốc lớn giữa trời. Thì ra có máy bay Mỹ bị bắn cháy. Cả làng hò nhau đi lùng bắt phi công Mỹ. Số phận đã xui khiến cho Lão Chộp, một thợ cày hết sức chân quê của làng An Đoài tóm được một trong hai viên phi công Mỹ vừa thoát chết nhảy dù xuống đất… Gần 30 năm sau, viên phi công ấy trở lại thăm An Đoài trong cương vị là thượng khách của Chính phủ ta - Ngài Peter Peterson đáng kính, Thượng nghị sĩ Mỹ, vị Đại sứ đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu chuyện cảm động này đã được nhà thơ Trần Đăng Khoa viết thành một thiên ký sự độc đáo in trên Chuyên đề An ninh thế giới số 56, hẳn nhiều bạn đọc đã biết.

Và còn nhiều, rất nhiều những chân dung đầy ấn tượng của các vị “khách không mời từ trên trời rơi xuống” nữa. Phía Mỹ cho hay: tới cuối năm 1968, tổng cộng đã có tới 356 phi công của họ bị ta bắt làm tù binh. Và cuộc đời của mỗi người trong số ấy đều là cả một câu chuyện dài, với bao tình tiết éo le…

Trong thực tế, số phi công Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc nước ta đến thời điểm đó còn lớn hơn nhiều. Bởi vì khi máy bay bị trúng đạn bốc cháy, không phải viên phi công nào cũng may mắn kịp thoát được ra ngoài. Nhiều người bị trúng đạn chết ngay trong buồng lái. Có người bị kẹt và đâm đầu xuống đất cháy thui cùng máy bay. Cũng có trường hợp đã nhảy được ra ngoài, nhưng dù lại không mở, hoặc bị trúng đạn chết ngay từ trên không…Phía Mỹ công bố: tới cuối năm 1968, ngoài số phi công “may mắn” được phía Việt Nam bắt đưa về trại giam, đã có 927 phi công khác bị chết trong khi thi hành nhiệm vụ.

Hầu hết các phi công Mỹ khi bị ta bắt được đều tỏ ra hối hận với những tội ác mà mình gây ra cho nhân dân Việt Nam. Họ thường nhanh chóng thật thà khai báo để mong được hưởng lượng khoan hồng, nhân đạo của Chính phủ ta. Các “sĩ quan quý tộc” và “lính cậu” này rất sợ gian khổ, đau đớn và đói khát về thể xác. Tại Bảo tàng Phòng Không của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật của các phi công Mỹ khi bị bắn rơi. Từ những hiện vật hết sức riêng tư như nhật ký, ảnh vợ con, gia đình… đến các hiện vật có tính “quốc thể” như các loại trang bị, vũ khí có nhãn Made in USA, giấy chứng nhận, các loại tiền… Có một hiện vật hết sức thú vị, đó là tấm vải hình chữ nhật cỡ 25x50 cm, được in bằng thứ mực đặc biệt với 2 màu xanh - đỏ, ngâm nước không phai và cực bền. Phi công Mỹ gọi đây là tờ “Phiếu máu“. Còn dân ta thì gọi là “Cờ xin ăn”, (chả là trên đầu của tờ “Phiếu máu” có in hình lá cờ Mỹ và nội dung là để xin ăn). Nội dung của “Cờ xin ăn” này rất ngắn, nhưng được in bằng 14 thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaixia, Inđônêxia v.v… phần tiếng Việt viết thế này: “Tôi là người Mỹ. Tôi không nói được tiếng Việt. Gặp bước không may, tôi phải nhờ quý ông giúp đỡ, kiếm thức ăn, chỗ ở và nhờ quý ông bảo vệ tôi. Rồi tôi muốn nhờ quý ông đưa tôi đến một người nào đó có thể che chở cho tôi và đưa tôi về nước. Chính phủ chúng tôi sẽ đền ơn cho quý ông“. Quả là một sự quan tâm hết sức cụ thể và chu đáo của Chính phủ Mỹ đối với những tên lính viễn chinh xâm lược! Nhưng một sự thật mỉa mai là những phi công Mỹ khi bị bắn rơi, may mắn thoát chết xuống được đến đất thường ngoan ngoãn giơ tay đầu hàng ngay, không phải sử dụng đến “Cờ xin ăn“.
 
Hồi ấy, mỗi khi bị bắt buộc phải bay trên bầu trời đầy lửa đạn phòng không của miền Bắc nước ta, các “người hùng” Mỹ đều không khỏi khiếp sợ. Họ thường phải bay với tốc độ cao, trong nhiều giờ liền với thần kinh tập trung cao độ, hết sức căng thẳng. Thân thể họ bị ép chặt vào ghế lái, cố gắng chống trả các xung lực gấp nhiều lần bình thường để không bị phóng ra ngoài. Và khi máy bay bị trúng đạn, theo bản năng phản xạ trước cái chết, họ phải thao tác rất nhanh để bật tung người phóng ra khỏi buồng lái. Do thiết kế, những phi công lái máy bay phản lực chiến đấu hiện đại nhất của Mỹ hồi đó đều được khóa lại bằng những đai da để giữ chắc trong ghế ngồi. Nhưng hầu hết khi bay tới vùng trời miền Bắc Việt Nam, các phi công đều tháo lỏng chiếc đai da đó để ngả người ra sau cho dễ nhìn vào kính ra đa, hoặc quan sát xung quanh canh chừng những chiếc MIG lợi hại của không quân Việt Nam bất ngờ xuất hiện phóng tên lửa. Và khi máy bay bị trúng đạn, họ thường không còn đủ thời gian để siết chặt người lại bằng đai da. Khi phóng người thoát ra ngoài trong tư thế ấy, các phi công thường bị va vào sườn buồng lái khiến họ gãy tay, dập gối, hoặc bị các chấn thương nặng khác… Tiếp đó, họ bị quay cuồng trong không khí, tay chân như bị lực siêu âm xé rời từng mảnh, cho tới khi chiếc dù tự động mở ra giúp họ tiếp đất… Và thường là khi đó đã có rất nhiều người dân với súng, dao, gậy gộc, đòn càn, hoặc bất cứ thứ gì sẵn có trong tay với ánh mắt rực lửa căm thù, trong không khí phẫn nộ đến cực độ bủa vây và bắt họ!

Nỗi khiếp đảm của các phi công Mỹ hồi đó không chỉ mỗi khi bay vào vùng trời miền Bắc nước ta, mà dường như đã len vào cả trong mỗi bữa ăn, giấc ngủ của họ. Nhiều người đã chán chường dẫn đến nghiện rượu, thậm chí nghiện cả ma túy; có một số người đã tham gia phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam.

Hơn nhiều bạn đọc còn nhớ những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt nhưng cũng rất hào hùng ấy. Cả miền Bắc nước ta đều là trận địa phòng không, sẵn sàng chia lửa đánh trả máy bay Mỹ. Chưa ai quên được cảnh thành phố đi sơ tán, tự vệ và dân quân trực chiến bắn máy bay, trẻ con đội mũ rơm đến lớp học trong hầm… Suốt đêm ngày, thỉnh thoảng bầu trời lại vang lên tiếng gầm rú của máy bay phản lực, tiếng bom nổ rung đất, tên lửa và đạn cao xạ bắn đỏ trời đêm… Mỗi sáng ra, người ta nô nức tìm đọc tin thắng trận trên báo Nhân dân, báo Quân đội; nghe loa phóng thanh công cộng phát đi bài xã luận mới nhất về trận thắng Mỹ đêm qua của Đài tiếng nói Việt Nam…

Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ra miền Bắc nước ta đã leo thang tới mức độ ác liệt nhất. Các cuộc không chiến ngày càng dữ dội và thiệt hại của phía Mỹ cũng ngày càng tăng. Có lẽ đây là cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử xâm lược quân sự của nước Mỹ. Cùng với số lượng máy bay bị bắn rơi ngày càng nhiều, số phi công Mỹ bị ta bắt được, lần lượt đến đăng ký ăn ngủ tại “Khách sạn Hanoi Hilton” cũng ngày càng đông hơn. Bọn giặc trời này tên nào cũng to lớn quá cỡ, và các phòng tạm giam phi công Mỹ ở Hà Nội khi đó luôn chật ních và thật sự là đã quá tải…

Phối hợp với chiến thắng của quân và dân miền Bắc, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của đồng bào và Quân giải phóng miền Nam đã làm nức lòng bè bạn năm châu và đưa hình ảnh chiến tranh Việt Nam đến từng gia đình người dân Mỹ. Tổng thống Mỹ Johnson đã phải tuyên bố đình chỉ các hoạt động của Không quân, Hải quân Mỹ chống lại miền Bắc Việt Nam. Cùng năm đó, Chính phủ Mỹ đã phải chấp thuận cử đại biểu ngồi vào bàn thương lượng hòa bình với Việt Nam tại hội nghị Paris.

TỪ KHÁCH SẠN “VỠ TIM”… ĐẾN TRẠI GIAM “HY VỌNG”

Ông Benjamin F. Schemmer, một sĩ quan cao cấp của Lầu Năm Góc, kiêm nhà báo và chuyên viên nghiên cứu lịch sử quân sự Mỹ, (người đã có công thu thập tài liệu và viết một cuốn sách khá công phu với nhan đề The Raid: The Son Tay Prison Rescue Mission nói về cuộc tập kích của quân Mỹ ở Sơn Tây) đã thống kê rằng: trong số 356 “người hùng của không lực Hoa Kỳ” đã từng có “vinh dự” được ăn ngủ ở Hỏa Lò của Hà Nội, chỉ có 2 người lớn tuổi nhất là một đại úy không quân và một trung úy hải quân đều đã có vợ và hai con. Còn lại, tuổi trung bình của họ là 32 và hầu hết đang là lúc thanh xuân của cuộc đời. Trong đó, 85% số các phi công này đã bay trên 15 phi vụ ném bom miền Bắc. Nghĩa là họ đã gây ra không ít tội ác, trước khi số phận được quyết định đến “an dưỡng” tại đây.

Khi tiến hành thiết kế xây dựng nhà giam Hỏa Lò, những kiến trúc sư, kỹ sư người Pháp không hề nghĩ rằng nơi này sau đó sẽ được sử dụng để giam giữ những tù binh phi công Mỹ - các sĩ quan quý tộc của ông bạn vàng giàu có và cường quốc quân sự. Và như vậy, vô tình họ được thơm lây vì đã có vinh dự góp phần vào chiến thắng không lực Hoa Kỳ của Việt Nam. Các phi công Mỹ đã gọi Hỏa Lò bằng một cái tên rất Mỹ: Khách sạn Hilton Hà Nội. Nhiều phi công lại muốn gọi Hỏa Lò bằng cái tên khác, cho đúng với tâm trạng của họ khi bước vào đây: Khách sạn Vỡ tim. Dù là Hilton Hà Nội hay Vỡ tim thì nó cũng chỉ là một: Đó là nơi đã từng tạm giam những người hùng của không lực Mỹ khi đã bị thất thế từ trên trời rơi xuống đất!

Bây giờ thì Hỏa Lò của Hà Nội chỉ còn lại một phần rất nhỏ, đủ cho người ta lưu luyến nhớ đến một chứng tích lịch sử. Cơn lốc cơ chế thị trường trong thập kỷ 90 ở nước ta đã thổi bay gần hết cả khối bê tông cốt thép rắn chắc đã sừng sững tọa lạc giữa lòng Hà Nội gần suốt thế kỷ qua. Thay vào đó là một tòa nhà mấy chục tầng được thiết kế, xây dựng theo kiểu tân kỳ, để làm một trung tâm dịch vụ du lịch. Nghe nói, một cựu phi công Mỹ khi đến thăm lại Hỏa Lò đã thốt lên tiếc rẻ: Nếu biết trước, với cương vị là giám đốc một công ty giàu có, ông ta sẽ bỏ tiền ra mua toàn bộ khu đất này và đề nghị với Chính phủ Việt Nam cho giữ lại nguyên trạng của Hỏa Lò xưa, rồi cải tạo, đầu tư biến nó thành một địa điểm du lịch đặc sắc. Sau đó, chỉ cần lần lượt tổ chức cho mấy trăm phi công Mỹ từng là cựu “công dân Hỏa Lò” 30 năm về trước cùng thân nhân và bạn bè của họ đến thăm. Khách sẽ được mời ngủ lại một vài đêm, cùng thưởng thức món phở Hà Nội, hoặc đậu phụ luộc chấm mắm tôm… thế là chủ chỉ còn việc tha hồ mà ngồi đếm đôla mệt nghỉ. Thật đúng là một sáng kiến vĩ đại kiểu Mỹ!

Nếu như trước đây cánh cửa đen sì của Hỏa Lò chỉ mở khi các chiến sĩ cảnh sát dẫn giải bị cáo ra Tòa xét xử, tiếp nhận phạm nhân mới, hoặc chuyển trại cho phạm nhân… ai muốn vào thăm nuôi phạm nhân cũng phải đến đúng ngày giờ và được phép của cán bộ quản lý trại… thì bây giờ các bạn và tôi có thể vào… dạo chơi ở tất cả các phòng giam trong Hỏa Lò bất kể lúc nào, miễn là khi nó… mở cửa? Ngay ngoài cổng chính, bên dưới vòm cửa có dòng chữ Maison centrale (bút tích của người Pháp để lại từ khi có trại giam Hỏa Lò), người ta đã dựng một tấm biển nội quy nền trắng, chữ đỏ và đen kẻ nắn nót, với nội dung mời chào quý khách đến tham quan di tích lịch sử này vào tất cả các ngày trong tuần (trừ thứ hai). Chỉ hơi tiếc một điều là phần trưng bày về các tù binh phi công Mỹ chỉ còn rất ít và quá sơ sài. Cả “khách sạn Hilton Hà Nội” xưa chỉ còn thu lại trong một căn phòng nhỏ khoảng 10m2. Nơi đây, bạn có thể được chiêm ngưỡng một chiếc giường cá nhân với đầy đủ chiếu, chăn, màn… một chiếc hòm kính với những giày, dép, sách vở, lưới bóng bàn… mà những tù binh phi công Mỹ đã sử dụng năm xưa. Ngoài ra, còn một số tấm ảnh chụp cảnh sinh hoạt thường nhật của các phi công Mỹ trong tù như: nấu ăn, nhận quà thăm nuôi, xem thư nhà, cầu nguyện trong nhà thờ v.v…

Trước ngày Hỏa Lò bị phá để giải phóng mặt bằng xây dựng vài tháng, có một đoàn làm phim chuyên nghiệp của nước ngoài, được trang bị rất hoàn chỉnh đến làm phim tư liệu tại Hỏa Lò. Bộ phim được mang một cái tên nghe hơi “gò bó”, nhưng thiện ý và xây dựng: “Tết Việt Nam, hòa giải”. Có thể nói, đây gần như là một sự “đặc ân”. Bởi vì trước đó khu “cấm địa” này chưa hề có tiền lệ cho ai được tự do quay phim chụp ảnh. Những phóng viên ta “xịn”, bình thường đi qua khu phố này, trước cánh cửa sắt nặng nề xám xịt và bức tường đá lạnh băng… đôi lúc còn có tâm trạng ngại ngùng, hãi hãi chứ đừng nói gì đến phóng viên của… Tây, lại còn dám hành nghề đàng hoàng nữa! Một chuyện lạ kỳ hết sức kể từ khi ngôi nhà số 1 của Hỏa Lò được sinh ra, chí ít là từ khi nó thuộc sự quản lý của chính quyền ta! Và còn một điều đặc biệt hơn, các diễn viên đóng vai chính cho bộ phim này đều mang quốc tịch Mỹ và là “cựu công dân Hỏa Lò” năm xưa. Đó chính là 6 phi công Mỹ đã từng “làm khách” bất đắc dĩ ở Hỏa Lò trong những năm chiến tranh. Họ được đạo diễn đưa thẳng từ sân bay quốc tế Nội Bài về để “gặp lại Hỏa Lò” lần lượt từng người một, trong khi máy quay phim đã được bố trí đón sẵn để chớp luôn sắc thái, tâm trạng, giọng nói… của những người trong cuộc. Ông Philip Pullman, vừa là đạo diễn kiêm luôn quay phim bảo: “Nếu thuê diễn chuyên nghiệp, giỏi làm cũng chỉ thể hiện được 60% tinh thần của kịch bản và đạo diễn. Còn đây, tất cả đều thật 100%! Kể cả nụ cười và những giọt nước mắt”…

Một “diễn viên” hết sức quen thuộc mà bạn đọc đã biết: Trung úy Everett Alvarez, người phi công có “thâm niêm” tù binh đáng nể của Hỏa Lò, nay đã sắp bước sang tuổi 60, tóc bạc quá nửa đầu. Sau bao năm xa cách, giờ được gặp lại “cảnh cũ, người xưa”, ông Alvarez xúc động không nói nên lời, mắt rưng rưng ứa lệ, tay run run chạm vào những chiếc chấn song sắt cũ kỹ và đứng lặng đi hồi lâu trước căn phòng giam quen thuộc năm ấy… Người viết bài này chợt nghĩ: giá như Tổng thống Bill Clinton được tận mắt chứng kiến cảnh đó, thì hẳn Chính phủ của ngài sẽ quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ khi mới lên nắm quyền kia!
 
Một tối đầu tháng chín, tôi được nhà báo Xuân Ba (tác giả của thiên phóng sự nổi tiếng một thời “Hỏa Lò tò mò… ký“ in trên báo Tiền Phong) dẫn đến thăm nhà ông “Thổ công” của đất Hỏa Lò nhiều năm: Thượng tá Nguyễn Văn Hoắc, (nghe nói, ông Hoắc đã đeo lon thượng tá gần 6 năm nay!). Vị giám thị “xứng danh anh hùng” của Trại tạm giam Công an thành phố Hà Nội đang đợi chúng tôi, nhờ một cú “phôn” hẹn trước. Thật ra, cũng đã có vài lần tôi có dịp tiếp xúc làm việc với ông Hoắc, nhưng toàn là chỗ tập thể và đông người. Đây là lần đầu tiên tôi tìm đến “tư dinh” của Thượng tá Hoắc. Không hiểu sao, trong tưởng tượng của tôi, chắc chắn nó phải là một biệt thự rất oách nằm trên một đường phố lớn của thủ đô. Nhưng không, tôi đã nhầm và không ngờ trí tưởng tượng của mình lại kém đến thế! Anh Xuân Ba đã dẫn tôi đi vòng vèo bỏ qua hết các đường phố cổ của Hà Nội rồi… chui qua gầm cầu Long Biên và… leo lên bờ đê sông Hồng… Thì ra, nhà của ông Thượng tá giám thị ở mãi tận… “quân khu bãi sông”! Đã có hộ khẩu thường trú ở “ngoài đê” thì khiếp lắm! Các hộ dân ở đây, đến mùa mưa hàng năm cứ lo nhoi nhói. Mỗi khi đài báo có lũ về là đêm nằm thấp thỏm, ăn ngủ chẳng yên. Nhà ông Hoắc cũng vậy. Nơi gia đình ông định cư bây giờ, trước vốn là cái ao rau muống, lẫn với bèo tây và rác rưởi, bùn và nước tù đọng đen ngòm, sâu đến mấy mét; còn nếu xét về mặt ô nhiễm, mất vệ sinh thì phải cỡ… nhất nhì xóm bãi! Chật vật mãi, cuối cùng vợ chồng ông Hoắc cũng san lấp được cái vũng bùn ấy và dựng lên một ngôi nhà nhỏ ở tạm. Nghe bảo, có lần ông dẫn bạn thân về nhà mình chơi, nước lũ về trước lúc nào không biết đã dâng ngập hết lối vào, thế là họ đành phải kê ghế, ngồi chồm hỗm trên đống gạch ngoài cổng mà tiếp chuyện nhau… Đó là chuyện của mấy năm về trước. Rất mừng là sau đó vợ chồng ông Hoắc đã dồn sức tôn cao được cái nền nhà và xây lên tầng đàng hoàng, nên giờ đã có thể… “kê cao gối mà ngủ ngon” trong mùa mưa lũ.

Biết chúng tôi tìm đến nhà không ngoài chuyện về các tù binh phi công Mỹ. Thượng tá Hoắc nói ngay:

- Hồi ta giam giữ tù binh phi công Mỹ ở Hỏa Lò, tôi chưa về. Mãi tới năm chín mươi mới được trên điều động đến tiếp quản nơi đó, thì “khách sạn Hintơn Hà Nội” có còn vị khách nào đâu!

- Nhưng chính bác là người đã nhiều lần được tiếp các cựu tù binh phi công Mỹ đến thăm Hỏa Lò! - Xuân Ba khẳng định như đinh đóng cột.

Cũng có đón tiếp, nhưng đâu phải nhiều lần! - ông Hoắc cải chính ngay - họ ngó nghiêng bên ngoài chụp ảnh thì nhiều, còn chính thức thì chỉ có hai lần thôi. Lần đầu, là một đoàn phóng viên và làm phim đến quay phim tài liệu. Anh Xuân Ba là người được chứng kiến, đã kể hết chuyện ở trên báo rồi. Còn lần thứ hai, người đến thăm chúng tôi là ông Giôn Máckên. - Ông Giôn Máckên nào? Có phải là “cậu ấm” (có bố đẻ và ông nội đều là đô đốc trong quân đội Mỹ) đã bị bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch năm xưa? - Thì chính là ông ấy chứ còn ai nữa? Nghe giới thiệu, bây giờ ông Giôn Máckên đã đeo lon Trung tướng và là Thượng nghị sĩ Mỹ. To lắm! Cấp trên báo trước cho chúng tôi là ông ấy có nguyện vọng được vào thăm lại căn phòng giam cũ. Khổ quá tra sổ mới biết căn phòng đó đã được bố trí làm phòng làm việc của anh em cán bộ quản lý trại. Cực chẳng đã, chúng tôi đành phải chiều theo ý muốn của ông ấy bằng cách cùng nhau… khiêng hết cả giường tủ bàn ghế ra ngoài, để ông Giôn Máckên vào thăm và xác nhận đúng là căn phòng mình đã ngồi “bốc lịch” năm xưa. Hẳn là ông ấy đã hài lòng lắm, nên lúc chia tay cứ luôn mồm “Thanh-kiu-ve-ry-mát” chúng tôi mãi. Khà khà khà… - ông Hoắc cất tiếng cười vang, thoải mái.

Nhiều người không hiểu, cứ bảo Thượng tá Hoắc khó tính, khó gần, thậm chí là rất… “hắc xì dầu”. Họ đồn đại sai hết! Ngược lại, ông Hoắc là người rất xởi lởi và hay chuyện. Một điều lạ nữa là ông rất mê thơ, thích bình thơ và còn… thuộc nhiều thơ tình. Phàm là những người có tính ấy, thường rất thiện tâm, chẳng thể làm điều ác cho ai bao giờ!

- Thế còn cái vụ phi công Mỹ cứu nhau ở Sơn Tây lúc nửa đêm… Bác có biết gì không? - Xuân Ba gợi chuyện tiếp.

- Hồi đó tôi còn đang là lính đặc công đánh nhau ở chiến trường, làm sao biết được. Tốt nhất là các anh cứ tới… Sơn Tây mà hỏi!

Thị xã Sơn Tây cách Hà Nội khoảng 40 km về phía tây. Người Mỹ sẽ không bao giờ để ý và quan tâm đến cái thị xã hiền lành xinh đẹp này nếu như nơi đây không có một trại giam nhỏ. Đó là trại giam Xã Tắc nằm trên địa phận của xóm Cầu Cộng, thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Khởi đầu, nơi đây vốn là trại cải tạo và giam giữ thường phạm của Ty Công an Sơn Tây. Trại được xây dựng hết sức đơn giản, chỉ có mấy dãy nhà cấp bốn, lợp ngói đỏ, xung quanh có bức tường rào cao khoảng 3 mét bao bọc. Nằm giữa cánh đồng lúa, có đê điều bao quanh, mùa mưa Xã Tắc luôn bị đe dọa vì nước dâng lên sẽ ngập lụt. Hồi đó, nơi đây còn rất vắng vẻ, hầu như chưa có hộ dân nào ở. Từ thị xã Sơn Tây muốn vào Xã Tắc phải qua một chiếc cầu nhỏ bắc qua sông Tích. Đó là con đường độc đạo, khá hiểm yếu xét về mặt bố phòng quân sự.

Năm 1965, sau khi tái lập tỉnh mới, trại giam Xã Tắc do Công an Hà Tây quản lý. Một thời gian sau, trại này được giao cho Quân đội mượn và nó được sử dụng làm một nhiệm vụ rất đặc biệt: trông coi vài chục tù binh phi công Mỹ. Công việc này được giữ gìn hết sức bí mật. Đến mức, người dân xung quanh Xã Tắc và ở thị xã Sơn Tây hồi đó chỉ được thông báo đây là một cái “kho chứa hàng quân sự” quan trọng, được bộ đội ta canh giữ đêm ngày hết sức cẩn mật. Người ta thường đồn đại và đoán già đoán non rằng: trong Xã Tắc đang cất giữ một số “hàng ngoại” rất có giá trị. Nguyên tắc bảo vệ nơi đây được thực hiện nghiêm ngặt theo kiểu “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Đêm đêm, thỉnh thoảng người ta vẫn thấy những chiếc xe ôtô quân sự được che đậy kín mít, lặng lẽ ra vào “kho” để giao nhận “hàng”.

Bây giờ thì cái “kho hàng quân sự” ấy và cả số “hàng ngoại” kia cũng không còn gì phải bí mật nữa. Mấy trăm tù binh phi công đã được Chính phủ Việt Nam trao trả hết cho phía Mỹ sau Hiệp định Paris năm 1973. Họ bị bắn rơi và bị ta bắt như thế nào? Họ được giam giữ ở những đâu? … Hẳn những cựu tù binh này chưa ai quên, những buồn vui, kỷ niệm không phai mờ khiến nhiều người trong số họ khi về nước đã kể chuyện, đã viết hồi ký, đã làm phim… Và những tù binh phi công Mỹ đã từng ở trại giam Sơn Tây năm 1970 cũng thế. Nhờ vậy người viết bài này đã có thêm rất nhiều tư liệu để hầu chuyện bạn đọc yêu quý.

TÙ BINH PHI CÔNG MỸ ĐÃ BÁO VỀ LẦU NĂM GÓC NƠI GIAM GIỮ Ở SƠN TÂY BẰNG CÁCH NÀO?

Cuối tháng 12-1968, thiếu tá không quân Elmo Baker cùng 11 tù binh phi công khác được di chuyển từ khách sạn “Vỡ tim“ đến một trại giam mới, trong một đêm tối trời. Cùng một chuyến xe ấy có cả đại úy Carrigan.

Thật khó đoán được họ đã đi xa bao nhiêu cây số, vì con đường toàn ổ voi, ổ gà xấu khủng khiếp. Ngược chiều với xe chở tù binh, thỉnh thoảng họ lại gặp một vài chiếc xe quân sự kéo pháo cao xạ, và có cả xe kéo tên lửa SAM đi về hướng thành phố…

Khi đã nằm im trong căn buồng giam vắng lặng, Baker đã nghĩ ra cách đánh moócxơ gõ vào tường để liên lạc với những tù binh ở phòng bên cạnh. Baker thông báo với những người bạn xung quanh rằng anh ta bị bắn rơi trong chuyến bay thứ 61, khi cùng phi đội đi ném bom Bắc Giang - một thị xã nhỏ cách Hà Nội khoảng 50 km. Baker tự giới thiệu mình năm nay 35 tuổi, quê ở bang Kennet, đã đỗ tiến sĩ về điện và là một cử nhân văn chương. Anh ta đã may mắn thoát ra khỏi chiếc “Thần sấm” F-105 khi nó bốc cháy và sắp nổ tung. Nhưng khi chiếc dù vừa giúp Baker tiếp đất thì bị bắt ngay… Anh ta bị thương rất nặng và đã được các bác sĩ Việt Nam cứu chữa ở Bệnh viện Bạch Mai suốt 30 ngày liền. Baker cũng không quên thông báo rằng trước khi được đưa đến đây, anh ta đã có thâm niên hai mươi bảy tháng nằm bốc lịch trong trại tù binh của Quân đội nhân dân Việt Nam…

Ở một buồng giam bên cạnh, một người bạn tù cũng đã dùng cách gõ moócxơ vào tường tự giới thiệu với Baker: “Tôi là thiếu tá không quân Irby Terrell, bị bắn rơi từ tháng 1-1968”. Baker mừng quá, hỏi luôn: “Đây là đâu?”. Phòng bên kia cho biết: “Đây là trại giam Hy Vọng, thị xã Sơn Tây” . “Tại sao lại gọi là trại Hy Vọng?”. “Đó là cái tên do những tù binh ở đây tự đặt trong ngày lễ Tạ ơn chúa năm 1968”. Lại hỏi tiếp: “Ở đây có đông tù binh không?”. Trả lời: “Khoảng vài chục người”…

Bằng cách gõ vào tường như thế, dù có hơi chậm một chút nhưng Baker đã trao đổi được khá nhiều thông tin cần thiết với những người bạn tù xung quanh. Cuộc trò chuyện của họ chỉ chấm dứt khi có cán bộ của trại tù binh đi kiểm tra bên ngoài và thay gác…

Buổi sáng hôm sau, Baker rất ngạc nhiên khi anh ta được tự do ra sân làm vệ sinh, tắm giặt. Thì ra các tù binh ở đây vẫn có điều kiện tiếp xúc với nhau. Ban ngày, họ thường được giao cho làm những việc lặt vặt ngoài sân trại như đập gạch, đào rãnh, chuyển vật liệu xây dựng… Chiều tối, họ được tự do đánh bóng chuyền, bóng rổ và chơi thể thao trong sân trại. Không khí ở đây có vẻ thoáng đãng, dễ thở hơn khách sạn “Vỡ tim“ Hà Nội nhiều. Chí ít là những tù binh mới đến đều có cảm nhận như thế!

Số tù binh phi công Mỹ được đưa Về Sơn Tây ngày càng nhiều hơn. Trại “Hy Vọng“ đang được nới rộng ra bằng cách xây thêm một số bức tường chắn bao quanh, khu nhà bếp, nhà ăn và bể nước để tắm giặt. Và các tù binh cũng được tham gia xây dựng, góp phần tạo nên những ngôi nhà cho chính mình.

Baker cùng một số người khác được giao cho mỗi người một ống sắt nhỏ để đập gạch vỡ, phục vụ cho việc xây dựng. Từ những âm thanh bắt buộc, buồn tẻ và đơn điệu, Baker đã nảy ra sáng kiến lợi dụng việc đập gạch để biến nó thành tiếng moócxơ thông báo tin tức và trò chuyện với những tù binh khác. Ví dụ, anh ta thông báo việc một nhóm tù binh 20 người mới được chuyển từ khách sạn “Vỡ tim“ Hà Nội đến đêm qua. Baker cũng không quên báo cho các tù binh khác biết rằng: cách thông tin với nhau bằng tín hiệu moócxơ rất hay, vì những người bộ đội bảo vệ trại giam hoàn toàn không để ý đến, hoặc không biết!

Công việc lao động của các tù binh phi công Mỹ ở trại “Hy Vọng“ tuy không có gì vất vả, nhưng cũng chẳng lấy gì làm thú vị, nhất là đối với những người hùng chỉ quen lướt mây cưỡi gió trên trời cao.

Lại một mùa đông nữa đến với trại “Hy Vọng“ ở Sơn Tây. Trời cứ mưa rét dai dẳng, khiến cho không khí ẩm ướt rất khó chịu. Nước sông Tích vẫn còn dâng cao sát tường rào của trại, cơ hồ như sắp lụt đến nơi. Với các tù binh phi công, mùa đông nơi đây thật khắc nghiệt và gay gắt. Chiến tranh đã tàn phá đất nước Việt Nam mấy chục năm, nên đời sống của bộ đội và nhân dân ta cũng còn bao khó khăn cơ cực. Mặc chưa đủ ấm, ăn chưa đủ no; bữa cơm thường nhật của các gia đình đều phải dùng thức độn nhiều hơn gạo; nhưng vẫn cùng nhau thắt lưng buộc bụng và gồng mình, dồn sức cho chiến trường đánh giặc…
 
Ông Lê Việt Tiến, nguyên Phó trưởng ty Công an Hà Tây nhớ lại: Mỗi tù binh phi công Mỹ ở trại “Hy Vọng“ của Sơn Tây hồi đó vẫn được hưởng mức ăn tới 7 đồng/ngày. (Đây thực sự là một cố gắng rất lớn của Chính phủ ta, nếu bạn đọc biết rằng một cán bộ của Ty Công an Hà Tây hồi đó ăn bếp tập thể chỉ với chế độ… 0,5 đồng/ngày; còn đồng chí Trưởng ty Công an tỉnh thì lĩnh lương tháng cộng tất tật các khoản cũng chỉ vẻn vẹn có… 115 đồng!). Tuy nhiên, dù đã cố gắng rất nhiều trong việc thực hiện chính sách nhân đạo đối với tù binh Mỹ, thì nơi đây vẫn là thiếu thốn đủ thứ tiện nghi sinh hoạt đối với họ.

Ước mơ lớn nhất của các tù binh ở trại “Hy Vọng“ là sớm được trở về đoàn tụ với gia đình. Họ tự hiểu rằng việc “vượt ngục trốn trại” ở đây chỉ là chuyện điên rồ và vô vọng!

Một lần, đại uý Richard Brenneman lợi dụng việc chôn cột bóng chuyền đã trèo lên cao để nhìn ra ngoài qua bức tường rào. Anh ta phát hiện ra vị trí của trại “Hy Vọng“ nằm biệt lập giữa cánh đồng, rất xa khu vực dân cư. Một số tù binh khác cũng nhân lúc bộ đội ta canh gác sơ hở đã trèo lên tường rào nhìn vội ra ngoài… Rồi họ đã cùng chắp nối lại những gì quan sát được. Họ đã hình dung ra nơi họ bị giam nằm giữa cánh đồng lúa, có đê điều bao quanh và rất gần một dòng sông; cách vài trăm mét về phía nam còn có cả một trạm biến thế điện, xa hơn nữa là một khu nhà có vẻ như bệnh xá, trường học hay một trại an dưỡng gì đó. Và ngoài tường rào phía tây của trại là một trạm bơm nhỏ…

Một tù binh bỗng nêu lên ý nghĩ: giá như có một lực lượng “giải thoát”? Đúng, chỉ có cách giải thoát là biện pháp tốt nhất! Nhưng làm cách nào để có được lực lượng đến giải thoát nơi đây? Các tù binh Mỹ đều biết rằng, hầu như tuần nào cũng có máy bay trinh sát bay qua vùng trời này để chụp ảnh, phát hiện các mục tiêu cần đánh phá trên miền Bắc Việt Nam. Vậy thì phải tìm cách báo hiệu cho các chuyên viên nghiên cứu ảnh biết nơi đây là trại giam tù binh Mỹ… Bởi vì nếu nhìn từ trên không xuống, với những dãy nhà nhỏ có tường bao quanh, Trại giam “Hy Vọng“ cũng chỉ giống như một trường học, một nhà kho, hay một nông trại dùng để nhốt gà vịt bình thường khác.

Hy vọng “có thể được giải thoát” đã lóe lên trong đầu mỗi tù binh, và họ đã bàn nhau tìm mọi cách để báo cho các máy bay trinh sát của quân đội Mỹ chụp ảnh được tín hiệu cấp cứu và lời khẩn cầu của họ. Lợi dụng những khi lao động đào giếng, đào rãnh và chuyển đất đá, các tù binh đã cố tình đổ đất mới tạo nên những hình ảnh khác thường. Thậm chí khi phơi quần áo sau lúc tắm giặt họ cũng nghĩ cách làm sao để tạo thành các chữ viết tắt như SOS (cấp cứu), K (hãy đến cứu chúng tôi), hay SAR (tìm và giải thoát), để các chuyên gia nghiên cứu ảnh chụp từ máy bay dễ nhận thấy nhất… Và tất cả những sự cố gắng nỗ lực đó đã không phải không có tác dụng!

VÀ LẦU NĂM GÓC ĐÃ PHÁT HIỆN RA TRẠI TÙ BINH “HY VỌNG” Ở SƠN TÂY NHƯ THẾ NÀO ?

Tháng 10-1966, sau hơn 2 năm tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, lực lượng không quân Mỹ đã bị thiệt hại nặng nề. Phía Mỹ cho rằng họ đã có tới 264 phi công bị bắn rơi. Nhưng một điều rất đáng lo ngại là trong số 264 phi công đó, chỉ có một số người “may mắn” được phía Việt Nam bắt sống. Số còn lại được coi như đã mất tích trong lúc hành sự.

Trước sự thúc ép của dư luận, nhất là của gia đình các phi công, một cuộc họp bất thường đã được Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức với thành phần gồm một số chuyên viên tình báo và chuyên viên giải thoát tù binh của nhiều đơn vị hữu quan. Mục đích của cuộc họp là tìm ra được phương  pháp hữu hiệu thu thập thông tin về tù binh phi công Mỹ bị bắt và bị mất tích trong lúc hành sự. Trước mắt, có hai việc cần phải tiến hành ngay: Thứ nhất, xác định danh sách những phi công sau khi bị bắn rơi đã bị bắt làm tù binh, để mối quan tâm lo lắng của gia đình họ được vơi đi phần nào. Thứ hai, xác định được vị trí của những trại tù binh phi công để đưa chúng ra ngoài mục tiêu ném bom bắn phá của quân đội Mỹ. Họ rất sợ vì dư thừa bom đạn, nên không khéo sẽ xảy ra chuyện “gậy ông lại đập lưng ông”!

Kể từ đó, những cuộc họp có nội dung như trên đã được thường xuyên tổ chức hàng tuần tại Trung tâm không quân của Lầu Năm Góc. Chủ tọa các phiên họp này do CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ) và DIA (Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ) phối hợp, tham gia còn có đại diện các cơ quan khác như Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, FBI (Cơ quan Điều tra Liên bang), Cơ quan Mật vụ và cả đại diện của Bưu điện Liên bang Mỹ…

Đồng thời với những cuộc họp được thường xuyên tổ chức đó là một chiến dịch săn lùng, kiếm tìm ráo riết của các lực lượng tình báo và kỹ thuật Mỹ, được huy động với hết khả năng và điều kiện cho phép. Và trong cuộc chạy đua này, một đơn vị tình báo hoạt động trên mặt đất của không quân Mỹ mang bí số 1127 đã về đích đầu tiên.

Trụ sở của đơn vị 1127 nằm tại căn cứ Belvoir, thuộc tiểu bang Virginia, cách Nhà Trắng chỉ khoảng 20 cây số và được bảo vệ hết sức cẩn mật. Làm việc cho 1127 là những chuyên gia sừng sỏ, dày dạn kinh nghiệm trong số các nhân viên tình báo nhà nghề Mỹ. Họ có nhiệm vụ khai thác tin tức từ các binh sĩ của Liên Xô (cũ) cùng các nước Đông Âu đào ngũ và cả các tù binh bị quân Mỹ bắt được trong chiến tranh Việt Nam…

Trong đơn vị 1127, có một bộ phận làm nhiệm vụ chuyên nghiên cứu việc giải thoát các tù binh, trong đó có tù binh phi công Mỹ bị đối phương bắn rơi. Kể cả việc soạn thảo kế hoạch đột kích giúp tù binh Mỹ thoát khỏi trại tù… Tại đơn vị 1127, trong khoảng thời gian từ năm 1966 - 1970, các chuyên gia đã xử lý, phân tích hàng núi tài liệu tình báo, được thu thập bằng rất nhiều nguồn, từ khắp nơi trên thế giới gửi về.

Vào khoảng cuối năm 1968, qua sàng lọc các nguồn tin, các chuyên gia Mỹ cho rằng có một trại tù binh phi công được giam trong một căn cứ có tường kín bao quanh, cách Hà Nội vài chục cây số về phía tây. Tuy nhiên, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng họ vẫn không xác định được chính xác vị trí cụ thể của trại tù binh ấy.

Ngày 9-5-1970, một chuyên viên kỹ thuật tình báo tên là Nôru Cơlinhbeo, một tay già dặn trong nghề, đã có nhiều năm làm việc tại Lào, vốn nổi tiếng là người kiên nhẫn tìm tòi… bằng việc tổng hợp suy đoán từ các tin tức tình báo cộng với việc phân tích các bức không ảnh do máy bay trinh sát chụp được, ông ta đã quả quyết khám phá ra điều nóng hổi mà cả cơ quan tình báo Mỹ đang mong chờ: Có ít nhất hai trại giam tù binh phi công Mỹ tại phía tây Hà Nội. Một trong hai trại đó nằm ở thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 40 cây số!

Cũng cần phải nói thêm rằng trước đó, Cơlinhbeo đã báo cáo những dấu hiệu nghi vấn này cho đại tá George J. Iles, người đặc trách bộ phận “Vượt ngục và trốn thoát” của đơn vị 1127. Đại tá Iles cũng đã kiên trì dày công tìm tòi, đồng thời so sánh các bức không ảnh chụp vùng thị xã Sơn Tây. Và ông ta cũng đi đến kết luận giống hệt và gần như cùng một thời điểm với Cơlinhbeo.

Vậy là người Mỹ đã có cớ để ăn mừng thành công bước đầu! Họ lập tức huy động các chuyên gia giỏi nhất tập trung nghiên cứu vùng Sơn Tây. Sau khi phân tích, so sánh rất nhiều các bức không ảnh cũ và mới do máy bay trinh sát chụp được, họ đều có kết luận giống nhau: Các dấu hiệu của trại giam tù binh phi công rất rõ. Trong nhiều bức không ảnh, các chuyên gia đã chẳng khó khăn gì, đọc được rất rõ các ký hiệu cầu cứu giải thoát SOS, K và SAR… do các tù binh phi công tạo nên. Các bức ảnh chụp kiểu phơi quần áo, cách đổ đất đá với những hình thù kỳ lạ đều chứa đựng những thông tin cần thiết. Chắp nối và tổng hợp lại, các chuyên gia tình báo quân sự Mỹ đã có cả một sơ đồ thực sự để nhận biết và có kế hoạch giải thoát cho tù binh. Để chắc chắn hơn, họ đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ tình báo nhằm xác minh độ chính xác của trại tù binh Sơn Tây. Ví dụ, qua các thông tin mà một số đoàn khách quốc tế được phép vào Việt Nam vì mục đích hòa bình tiết lộ, qua lời kể của một số tù binh phi công được phía Việt Nam trao trả sớm, qua thư từ mà các tù binh phi công vẫn gửi về cho gia đình họ và thậm chí thông qua cả một số sĩ quan của quân đội ngụy Sài Gòn có quê gốc ở vùng Sơn Tây nhớ lại, vẽ thành sơ đồ…

Vấn đề còn lại chỉ là tìm cách thuyết trình, báo cáo để Lầu Năm Góc có kế hoạch quyết định cho số phận của các phi công Mỹ đang được giam giữ ở trại “Hy Vọng“ thị xã Sơn Tây!

Đây là kết quả sau nhiều ngày làm việc của Nhóm công tác theo dõi và xét duyệt vấn đề tù binh, thuộc thành phần đặc biệt của Bộ Tham mưu. Để có buổi thuyết trình với sự có mặt của rất nhiều tướng lĩnh chóp bu của Lầu Năm Góc, nhóm công tác đã phải lần lượt tìm cách “mở khóa từng cửa” một. Trước hết, họ liên lạc qua điện thoại để xin được thuyết trình bản kế hoạch của mình cho trung tướng Rốtky, Phụ tá tham mưu trưởng Không quân. Rất may là ông này đã sốt sắng ủng hộ và cả quyết rằng: kế hoạch giải thoát cho tù binh nhất định sẽ được thi hành! Và ông ta giao cho thiếu tướng James Allen, Phó giám đốc kế hoạch-chính sách của phòng 4D-1062 lo việc này.

Tuy nhiên, không phải là đã hết những ý kiến nghi ngờ. Thậm chí đã xảy ra những cuộc tranh luận quyết liệt giữa các chuyên gia phân tích tình báo của không quân Mỹ và giữa các thành viên của nhóm IPWIC (Ủy ban tình báo tù binh liên cơ quan) do DIA cầm đầu. Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao phía Việt Nam không giam giữ tù binh ngay tại Hà Nội cho dễ quản lý? Tại sao họ lại đưa các tù binh phi công lên mãi Sơn Tây, ở một nơi hẻo lánh như vậy? Phải chăng đây chỉ là sự vô tình hay một cái bẫy cố ý? vân vân… Song, dù có cãi nhau hăng thế nào thì người ta vẫn không thể phủ nhận một điều: Tù binh phi công Mỹ đang được giam giữ tại thị xã Sơn Tây là có thật? Và việc xác định, tìm kiếm đã thành công? Vấn đề còn lại là …

AI SẼ GIẢI THOÁT CHO TÙ BINH PHI CÔNG MỸ VÀ BẰNG CÁCH NÀO?

Để có đáp án cho câu hỏi trên, thiếu tướng James Allen đã liên lạc với SACSA. Đây là một đơn vị chuyên làm nhiệm vụ Chống phiến loạn và hoạt động đặc biệt. Tổng hành dinh của nó khá đồ sộ và nằm ngay dưới văn phòng của Chủ tịch Hội đồng tham mưu hỗn hợp. Phụ tá đặc biệt của SACSA là thiếu tướng Donald Blackburn. Ông này có một tiểu sử binh nghiệp khá đặc biệt: Sinh trưởng tại bang Florida. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Blackburn có công tổ chức và chỉ huy một đơn vị du kích Philippines chiến đấu chống lại quân đội phát xít Nhật cho đến ngày thắng lợi. Trở về nước, ông ta đeo lon đại tá khi mới 29 tuổi. Là một sĩ quan có uy tín và từng trải trong quân đội Mỹ, năm 1957 Blackburn đã từng được cử sang Nam Việt Nam làm cố vấn cao cấp cho một viên tướng ngụy Sài Gòn. Năm 1960, Blackburn được Tổng thống Mỹ Kennedy giao nhiệm tổ chức một nhóm quân sự tại Lào. Và chính tại đây, Blackburn đã lần đâu tiên gặp Simons, người sau này đã được ông ta tiến cử với Lầu Năm Góc để chọn làm Chỉ huy cuộc tập kích cứu phi công Mỹ tại Sơn Tây.

Dưới quyền chỉ huy của Phụ tá đặc biệt SACSA, thiếu tướng Donald Blackburn còn có một nhân vật khá đặc biệt là đại tá Mayer, chuyên viên điện tín bí mật, đồng thời cầm đầu một bộ phận hoạt động đặc nhiệm của SACSA.

Ngày 25-5-1970, tướng Allen đã có cuộc bàn bạc với tướng Blackburn và đại tá Mayer. Sau khi thông báo cho nhau kết quả làm việc của nhóm nghiên cứu thuộc đơn vị 1127, Allen đã nhận thấy Blackburn rất xúc động. Hình như số phận đã chờ đợi để gắn bó con người này vào công việc đó. Allen hỏi Blackburn rất cụ thể:

- Liệu có thể cử một toán điệp viên đến vùng Sơn Tây trước được không? Bọn họ sẽ có nhiệm vụ xác minh các kết quả làm việc của 1127 trên địa bàn thực tế, sau đó có thể làm việc “lót ổ” trước…

Blackburn suy nghĩ rồi đáp:

- Làm như vậy rất nguy hiểm. Theo tôi biết, hầu hết các điệp viên ta có trên Bắc Việt trước đây đều thuộc DIA chỉ huy. CIA cũng có một số cơ sở và căn cứ, nhưng chỉ hoạt động hạn chế trong vòng 20 cây số ở vùng biên giới Lào-Việt. Chính Tổng thống Johnson đã quy định như thế! Sứ mệnh giải thoát tù binh là do SACSA đảm nhiệm.

Allen đã cắt ngang lời Blackburn:

- Vậy nếu ta sử dụng một căn cứ của CIA tại Bắc Lào rồi dùng trực thăng đưa một toán nhỏ lực lượng đặc nhiệm đến Sơn Tây?

- Sử dụng trực thăng cùng đội đặc nhiệm ư? Một ý kiến hay đấy - Blackburn tán thành.

- Có nguồn tin khẳng định rằng một nhóm tù binh ở trại Sơn Tây thỉnh thoảng vẫn xuất hiện ở Ba Vì để làm việc gì đó.

Nếu toán điệp viên được “lót ổ” trước phát hiện ra họ và điện cho trực thăng đến thì cuộc hành quân phải được thực hiện rất nhanh và nắm chắc phần thắng. Rồi những người được giải thoát sẽ nhanh chóng được đưa đến một căn cứ của chúng ta tại Thái Lan, để trở về trong vòng tay của gia đình họ…

- Nhưng chắc gì toán điệp viên kia đến được Sơn Tây yên ổn. Rất có thể bọn họ sẽ bị lực lượng an ninh Việt Nam tóm cổ trước khi kịp hành động theo kế hoạch… Chúng ta đã từng trả giá đắt cho hành động này với những bài học cay đắng, chẳng nhẽ ngài quên rồi sao?

Tuy Blackburn không nhắc lại nhưng Allen thừa hiểu ông ta muốn nói đến điều gì. Kể từ năm 1968, sau khi Tổng thống Johnson buộc phải tuyên bố đình chỉ các hoạt động của Không quân và Hải quân chống lại miền Bắc Việt Nam, giới quân sự Mỹ đã không có quyền muốn làm gì thì làm như trước đó, kể cả việc phát động những cuộc hành quân đặc biệt hay đưa điệp viên xâm nhập. Thậm chí, công việc tiếp tế cho các toán điệp viên (CAS) đang hoạt động ở Bắc Việt Nam cũng bị Tổng thống Mỹ cấm. Có tới mấy chục điệp viên người Việt đã được tuyển dụng, huấn luyện kỹ càng trước khi tung ra miền Bắc hoạt động… đều bị người Mỹ bỏ rơi một cách nhẹ nhàng. Các toán CAS này đã sử dụng nhiều biện pháp liên lạc để cầu cứu các quan thầy một cách tuyệt vọng. Họ chỉ cầm cự được thêm một thời gian ngắn, rồi kẻ bị bắt, người ra đầu thú, một số rất ít tìm cách vượt biên trốn được sang vùng rừng núi phía bắc Lào… Và cũng kể từ đó, hầu như không có nguồn tin nào nhắc đến số phận bi thảm của họ nữa!

- Tôi giả thiết rằng khi toán điệp viên của ta được phái đến Sơn Tây bị lực lượng an ninh Bắc Việt bắt - Blackburn nói tiếp - Thì chuyện giải thoát cho các tù binh sau đó sẽ càng khó khăn gấp bội. Còn việc đưa được đội đặc nhiệm bằng những chiếc trực thăng đến Sơn Tây cũng đâu phải dễ! Cứ cho rằng chúng sẽ bay thật thấp, luồn lách qua những thung lũng của dãy núi Ba Vì để tránh sự phát hiện của lực lượng phòng không Bắc Việt. Và yếu tố bí mật bất ngờ sẽ khiến cho quân Bắc Việt ở Sơn Tây không kịp phản ứng… Thì vẫn còn những tay súng bảo vệ trại giam. Họ sẽ chiến đấu với một tinh thần dũng cảm khó lường. Và thương vong của lực lượng đặc nhiệm Mỹ là không thể tránh khỏi, thậm chí có thể bị tiêu diệt gọn nếu lực lượng này ít và yếu. Vì thế, chúng ta phải có một lực lượng đủ mạnh, được tuyển chọn chu đáo, tập luyện kỹ càng, được trang bị đầy đủ và thiện chiến nhất!

- Nếu vậy, việc giải thoát cho nhóm tù binh kia sẽ chậm và e rằng mất thời cơ?

Thế tại sao chúng ta chỉ muốn giải thoát cho một nhóm mà không quan tâm đến cả trại, nếu điều kiện cho phép? - Blackburn trả lời tướng Allen bằng một câu hỏi. Sau đó ông ta bày lên bàn một loạt bức ảnh mà nhóm 1127 đã dày công chuẩn bị - Tôi cho rằng trại “Hy Vọng“ ở thị xã Sơn Tây ở một vị trí khá hẻo lánh và được coi như có nhiều sơ hở nhất. Chúng ta có thể tiến hành một trận tập kích bất ngờ vào trại Sơn Tây và bốc tất cả đi bằng trực thăng!

Allen dường như đã bị những ý tưởng táo bạo của Blackburn chinh phục. Ông ta ngồi im lặng, hồi lâu mới buông một tiếng “OK”. Tuy nhiên, khó khăn đang chồng chất chờ đợi ở phía trước. Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng đều cực kỳ nan giải! Mà việc trước mắt là phải làm cho Lầu Năm Góc tin và ủng hộ cho kế hoạch của họ.
 
Ông Lê Việt Tiến, nguyên Phó trưởng ty Công an Hà Tây nhớ lại: Mỗi tù binh phi công Mỹ ở trại “Hy Vọng“ của Sơn Tây hồi đó vẫn được hưởng mức ăn tới 7 đồng/ngày. (Đây thực sự là một cố gắng rất lớn của Chính phủ ta, nếu bạn đọc biết rằng một cán bộ của Ty Công an Hà Tây hồi đó ăn bếp tập thể chỉ với chế độ… 0,5 đồng/ngày; còn đồng chí Trưởng ty Công an tỉnh thì lĩnh lương tháng cộng tất tật các khoản cũng chỉ vẻn vẹn có… 115 đồng!). Tuy nhiên, dù đã cố gắng rất nhiều trong việc thực hiện chính sách nhân đạo đối với tù binh Mỹ, thì nơi đây vẫn là thiếu thốn đủ thứ tiện nghi sinh hoạt đối với họ.

Ước mơ lớn nhất của các tù binh ở trại “Hy Vọng“ là sớm được trở về đoàn tụ với gia đình. Họ tự hiểu rằng việc “vượt ngục trốn trại” ở đây chỉ là chuyện điên rồ và vô vọng!

Một lần, đại uý Richard Brenneman lợi dụng việc chôn cột bóng chuyền đã trèo lên cao để nhìn ra ngoài qua bức tường rào. Anh ta phát hiện ra vị trí của trại “Hy Vọng“ nằm biệt lập giữa cánh đồng, rất xa khu vực dân cư. Một số tù binh khác cũng nhân lúc bộ đội ta canh gác sơ hở đã trèo lên tường rào nhìn vội ra ngoài… Rồi họ đã cùng chắp nối lại những gì quan sát được. Họ đã hình dung ra nơi họ bị giam nằm giữa cánh đồng lúa, có đê điều bao quanh và rất gần một dòng sông; cách vài trăm mét về phía nam còn có cả một trạm biến thế điện, xa hơn nữa là một khu nhà có vẻ như bệnh xá, trường học hay một trại an dưỡng gì đó. Và ngoài tường rào phía tây của trại là một trạm bơm nhỏ…

Một tù binh bỗng nêu lên ý nghĩ: giá như có một lực lượng “giải thoát”? Đúng, chỉ có cách giải thoát là biện pháp tốt nhất! Nhưng làm cách nào để có được lực lượng đến giải thoát nơi đây? Các tù binh Mỹ đều biết rằng, hầu như tuần nào cũng có máy bay trinh sát bay qua vùng trời này để chụp ảnh, phát hiện các mục tiêu cần đánh phá trên miền Bắc Việt Nam. Vậy thì phải tìm cách báo hiệu cho các chuyên viên nghiên cứu ảnh biết nơi đây là trại giam tù binh Mỹ… Bởi vì nếu nhìn từ trên không xuống, với những dãy nhà nhỏ có tường bao quanh, Trại giam “Hy Vọng“ cũng chỉ giống như một trường học, một nhà kho, hay một nông trại dùng để nhốt gà vịt bình thường khác.

Hy vọng “có thể được giải thoát” đã lóe lên trong đầu mỗi tù binh, và họ đã bàn nhau tìm mọi cách để báo cho các máy bay trinh sát của quân đội Mỹ chụp ảnh được tín hiệu cấp cứu và lời khẩn cầu của họ. Lợi dụng những khi lao động đào giếng, đào rãnh và chuyển đất đá, các tù binh đã cố tình đổ đất mới tạo nên những hình ảnh khác thường. Thậm chí khi phơi quần áo sau lúc tắm giặt họ cũng nghĩ cách làm sao để tạo thành các chữ viết tắt như SOS (cấp cứu), K (hãy đến cứu chúng tôi), hay SAR (tìm và giải thoát), để các chuyên gia nghiên cứu ảnh chụp từ máy bay dễ nhận thấy nhất… Và tất cả những sự cố gắng nỗ lực đó đã không phải không có tác dụng!

VÀ LẦU NĂM GÓC ĐÃ PHÁT HIỆN RA TRẠI TÙ BINH “HY VỌNG” Ở SƠN TÂY NHƯ THẾ NÀO ?

Tháng 10-1966, sau hơn 2 năm tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, lực lượng không quân Mỹ đã bị thiệt hại nặng nề. Phía Mỹ cho rằng họ đã có tới 264 phi công bị bắn rơi. Nhưng một điều rất đáng lo ngại là trong số 264 phi công đó, chỉ có một số người “may mắn” được phía Việt Nam bắt sống. Số còn lại được coi như đã mất tích trong lúc hành sự.

Trước sự thúc ép của dư luận, nhất là của gia đình các phi công, một cuộc họp bất thường đã được Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức với thành phần gồm một số chuyên viên tình báo và chuyên viên giải thoát tù binh của nhiều đơn vị hữu quan. Mục đích của cuộc họp là tìm ra được phương  pháp hữu hiệu thu thập thông tin về tù binh phi công Mỹ bị bắt và bị mất tích trong lúc hành sự. Trước mắt, có hai việc cần phải tiến hành ngay: Thứ nhất, xác định danh sách những phi công sau khi bị bắn rơi đã bị bắt làm tù binh, để mối quan tâm lo lắng của gia đình họ được vơi đi phần nào. Thứ hai, xác định được vị trí của những trại tù binh phi công để đưa chúng ra ngoài mục tiêu ném bom bắn phá của quân đội Mỹ. Họ rất sợ vì dư thừa bom đạn, nên không khéo sẽ xảy ra chuyện “gậy ông lại đập lưng ông”!

Kể từ đó, những cuộc họp có nội dung như trên đã được thường xuyên tổ chức hàng tuần tại Trung tâm không quân của Lầu Năm Góc. Chủ tọa các phiên họp này do CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ) và DIA (Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ) phối hợp, tham gia còn có đại diện các cơ quan khác như Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, FBI (Cơ quan Điều tra Liên bang), Cơ quan Mật vụ và cả đại diện của Bưu điện Liên bang Mỹ…

Đồng thời với những cuộc họp được thường xuyên tổ chức đó là một chiến dịch săn lùng, kiếm tìm ráo riết của các lực lượng tình báo và kỹ thuật Mỹ, được huy động với hết khả năng và điều kiện cho phép. Và trong cuộc chạy đua này, một đơn vị tình báo hoạt động trên mặt đất của không quân Mỹ mang bí số 1127 đã về đích đầu tiên.

Trụ sở của đơn vị 1127 nằm tại căn cứ Belvoir, thuộc tiểu bang Virginia, cách Nhà Trắng chỉ khoảng 20 cây số và được bảo vệ hết sức cẩn mật. Làm việc cho 1127 là những chuyên gia sừng sỏ, dày dạn kinh nghiệm trong số các nhân viên tình báo nhà nghề Mỹ. Họ có nhiệm vụ khai thác tin tức từ các binh sĩ của Liên Xô (cũ) cùng các nước Đông Âu đào ngũ và cả các tù binh bị quân Mỹ bắt được trong chiến tranh Việt Nam…

Trong đơn vị 1127, có một bộ phận làm nhiệm vụ chuyên nghiên cứu việc giải thoát các tù binh, trong đó có tù binh phi công Mỹ bị đối phương bắn rơi. Kể cả việc soạn thảo kế hoạch đột kích giúp tù binh Mỹ thoát khỏi trại tù… Tại đơn vị 1127, trong khoảng thời gian từ năm 1966 - 1970, các chuyên gia đã xử lý, phân tích hàng núi tài liệu tình báo, được thu thập bằng rất nhiều nguồn, từ khắp nơi trên thế giới gửi về.

Vào khoảng cuối năm 1968, qua sàng lọc các nguồn tin, các chuyên gia Mỹ cho rằng có một trại tù binh phi công được giam trong một căn cứ có tường kín bao quanh, cách Hà Nội vài chục cây số về phía tây. Tuy nhiên, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng họ vẫn không xác định được chính xác vị trí cụ thể của trại tù binh ấy.

Ngày 9-5-1970, một chuyên viên kỹ thuật tình báo tên là Nôru Cơlinhbeo, một tay già dặn trong nghề, đã có nhiều năm làm việc tại Lào, vốn nổi tiếng là người kiên nhẫn tìm tòi… bằng việc tổng hợp suy đoán từ các tin tức tình báo cộng với việc phân tích các bức không ảnh do máy bay trinh sát chụp được, ông ta đã quả quyết khám phá ra điều nóng hổi mà cả cơ quan tình báo Mỹ đang mong chờ: Có ít nhất hai trại giam tù binh phi công Mỹ tại phía tây Hà Nội. Một trong hai trại đó nằm ở thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 40 cây số!

Cũng cần phải nói thêm rằng trước đó, Cơlinhbeo đã báo cáo những dấu hiệu nghi vấn này cho đại tá George J. Iles, người đặc trách bộ phận “Vượt ngục và trốn thoát” của đơn vị 1127. Đại tá Iles cũng đã kiên trì dày công tìm tòi, đồng thời so sánh các bức không ảnh chụp vùng thị xã Sơn Tây. Và ông ta cũng đi đến kết luận giống hệt và gần như cùng một thời điểm với Cơlinhbeo.

Vậy là người Mỹ đã có cớ để ăn mừng thành công bước đầu! Họ lập tức huy động các chuyên gia giỏi nhất tập trung nghiên cứu vùng Sơn Tây. Sau khi phân tích, so sánh rất nhiều các bức không ảnh cũ và mới do máy bay trinh sát chụp được, họ đều có kết luận giống nhau: Các dấu hiệu của trại giam tù binh phi công rất rõ. Trong nhiều bức không ảnh, các chuyên gia đã chẳng khó khăn gì, đọc được rất rõ các ký hiệu cầu cứu giải thoát SOS, K và SAR… do các tù binh phi công tạo nên. Các bức ảnh chụp kiểu phơi quần áo, cách đổ đất đá với những hình thù kỳ lạ đều chứa đựng những thông tin cần thiết. Chắp nối và tổng hợp lại, các chuyên gia tình báo quân sự Mỹ đã có cả một sơ đồ thực sự để nhận biết và có kế hoạch giải thoát cho tù binh. Để chắc chắn hơn, họ đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ tình báo nhằm xác minh độ chính xác của trại tù binh Sơn Tây. Ví dụ, qua các thông tin mà một số đoàn khách quốc tế được phép vào Việt Nam vì mục đích hòa bình tiết lộ, qua lời kể của một số tù binh phi công được phía Việt Nam trao trả sớm, qua thư từ mà các tù binh phi công vẫn gửi về cho gia đình họ và thậm chí thông qua cả một số sĩ quan của quân đội ngụy Sài Gòn có quê gốc ở vùng Sơn Tây nhớ lại, vẽ thành sơ đồ…

Vấn đề còn lại chỉ là tìm cách thuyết trình, báo cáo để Lầu Năm Góc có kế hoạch quyết định cho số phận của các phi công Mỹ đang được giam giữ ở trại “Hy Vọng“ thị xã Sơn Tây!

Đây là kết quả sau nhiều ngày làm việc của Nhóm công tác theo dõi và xét duyệt vấn đề tù binh, thuộc thành phần đặc biệt của Bộ Tham mưu. Để có buổi thuyết trình với sự có mặt của rất nhiều tướng lĩnh chóp bu của Lầu Năm Góc, nhóm công tác đã phải lần lượt tìm cách “mở khóa từng cửa” một. Trước hết, họ liên lạc qua điện thoại để xin được thuyết trình bản kế hoạch của mình cho trung tướng Rốtky, Phụ tá tham mưu trưởng Không quân. Rất may là ông này đã sốt sắng ủng hộ và cả quyết rằng: kế hoạch giải thoát cho tù binh nhất định sẽ được thi hành! Và ông ta giao cho thiếu tướng James Allen, Phó giám đốc kế hoạch-chính sách của phòng 4D-1062 lo việc này.

Tuy nhiên, không phải là đã hết những ý kiến nghi ngờ. Thậm chí đã xảy ra những cuộc tranh luận quyết liệt giữa các chuyên gia phân tích tình báo của không quân Mỹ và giữa các thành viên của nhóm IPWIC (Ủy ban tình báo tù binh liên cơ quan) do DIA cầm đầu. Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao phía Việt Nam không giam giữ tù binh ngay tại Hà Nội cho dễ quản lý? Tại sao họ lại đưa các tù binh phi công lên mãi Sơn Tây, ở một nơi hẻo lánh như vậy? Phải chăng đây chỉ là sự vô tình hay một cái bẫy cố ý? vân vân… Song, dù có cãi nhau hăng thế nào thì người ta vẫn không thể phủ nhận một điều: Tù binh phi công Mỹ đang được giam giữ tại thị xã Sơn Tây là có thật? Và việc xác định, tìm kiếm đã thành công? Vấn đề còn lại là …

AI SẼ GIẢI THOÁT CHO TÙ BINH PHI CÔNG MỸ VÀ BẰNG CÁCH NÀO?

Để có đáp án cho câu hỏi trên, thiếu tướng James Allen đã liên lạc với SACSA. Đây là một đơn vị chuyên làm nhiệm vụ Chống phiến loạn và hoạt động đặc biệt. Tổng hành dinh của nó khá đồ sộ và nằm ngay dưới văn phòng của Chủ tịch Hội đồng tham mưu hỗn hợp. Phụ tá đặc biệt của SACSA là thiếu tướng Donald Blackburn. Ông này có một tiểu sử binh nghiệp khá đặc biệt: Sinh trưởng tại bang Florida. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Blackburn có công tổ chức và chỉ huy một đơn vị du kích Philippines chiến đấu chống lại quân đội phát xít Nhật cho đến ngày thắng lợi. Trở về nước, ông ta đeo lon đại tá khi mới 29 tuổi. Là một sĩ quan có uy tín và từng trải trong quân đội Mỹ, năm 1957 Blackburn đã từng được cử sang Nam Việt Nam làm cố vấn cao cấp cho một viên tướng ngụy Sài Gòn. Năm 1960, Blackburn được Tổng thống Mỹ Kennedy giao nhiệm tổ chức một nhóm quân sự tại Lào. Và chính tại đây, Blackburn đã lần đâu tiên gặp Simons, người sau này đã được ông ta tiến cử với Lầu Năm Góc để chọn làm Chỉ huy cuộc tập kích cứu phi công Mỹ tại Sơn Tây.

Dưới quyền chỉ huy của Phụ tá đặc biệt SACSA, thiếu tướng Donald Blackburn còn có một nhân vật khá đặc biệt là đại tá Mayer, chuyên viên điện tín bí mật, đồng thời cầm đầu một bộ phận hoạt động đặc nhiệm của SACSA.

Ngày 25-5-1970, tướng Allen đã có cuộc bàn bạc với tướng Blackburn và đại tá Mayer. Sau khi thông báo cho nhau kết quả làm việc của nhóm nghiên cứu thuộc đơn vị 1127, Allen đã nhận thấy Blackburn rất xúc động. Hình như số phận đã chờ đợi để gắn bó con người này vào công việc đó. Allen hỏi Blackburn rất cụ thể:

- Liệu có thể cử một toán điệp viên đến vùng Sơn Tây trước được không? Bọn họ sẽ có nhiệm vụ xác minh các kết quả làm việc của 1127 trên địa bàn thực tế, sau đó có thể làm việc “lót ổ” trước…

Blackburn suy nghĩ rồi đáp:

- Làm như vậy rất nguy hiểm. Theo tôi biết, hầu hết các điệp viên ta có trên Bắc Việt trước đây đều thuộc DIA chỉ huy. CIA cũng có một số cơ sở và căn cứ, nhưng chỉ hoạt động hạn chế trong vòng 20 cây số ở vùng biên giới Lào-Việt. Chính Tổng thống Johnson đã quy định như thế! Sứ mệnh giải thoát tù binh là do SACSA đảm nhiệm.

Allen đã cắt ngang lời Blackburn:

- Vậy nếu ta sử dụng một căn cứ của CIA tại Bắc Lào rồi dùng trực thăng đưa một toán nhỏ lực lượng đặc nhiệm đến Sơn Tây?

- Sử dụng trực thăng cùng đội đặc nhiệm ư? Một ý kiến hay đấy - Blackburn tán thành.

- Có nguồn tin khẳng định rằng một nhóm tù binh ở trại Sơn Tây thỉnh thoảng vẫn xuất hiện ở Ba Vì để làm việc gì đó.

Nếu toán điệp viên được “lót ổ” trước phát hiện ra họ và điện cho trực thăng đến thì cuộc hành quân phải được thực hiện rất nhanh và nắm chắc phần thắng. Rồi những người được giải thoát sẽ nhanh chóng được đưa đến một căn cứ của chúng ta tại Thái Lan, để trở về trong vòng tay của gia đình họ…

- Nhưng chắc gì toán điệp viên kia đến được Sơn Tây yên ổn. Rất có thể bọn họ sẽ bị lực lượng an ninh Việt Nam tóm cổ trước khi kịp hành động theo kế hoạch… Chúng ta đã từng trả giá đắt cho hành động này với những bài học cay đắng, chẳng nhẽ ngài quên rồi sao?

Tuy Blackburn không nhắc lại nhưng Allen thừa hiểu ông ta muốn nói đến điều gì. Kể từ năm 1968, sau khi Tổng thống Johnson buộc phải tuyên bố đình chỉ các hoạt động của Không quân và Hải quân chống lại miền Bắc Việt Nam, giới quân sự Mỹ đã không có quyền muốn làm gì thì làm như trước đó, kể cả việc phát động những cuộc hành quân đặc biệt hay đưa điệp viên xâm nhập. Thậm chí, công việc tiếp tế cho các toán điệp viên (CAS) đang hoạt động ở Bắc Việt Nam cũng bị Tổng thống Mỹ cấm. Có tới mấy chục điệp viên người Việt đã được tuyển dụng, huấn luyện kỹ càng trước khi tung ra miền Bắc hoạt động… đều bị người Mỹ bỏ rơi một cách nhẹ nhàng. Các toán CAS này đã sử dụng nhiều biện pháp liên lạc để cầu cứu các quan thầy một cách tuyệt vọng. Họ chỉ cầm cự được thêm một thời gian ngắn, rồi kẻ bị bắt, người ra đầu thú, một số rất ít tìm cách vượt biên trốn được sang vùng rừng núi phía bắc Lào… Và cũng kể từ đó, hầu như không có nguồn tin nào nhắc đến số phận bi thảm của họ nữa!

- Tôi giả thiết rằng khi toán điệp viên của ta được phái đến Sơn Tây bị lực lượng an ninh Bắc Việt bắt - Blackburn nói tiếp - Thì chuyện giải thoát cho các tù binh sau đó sẽ càng khó khăn gấp bội. Còn việc đưa được đội đặc nhiệm bằng những chiếc trực thăng đến Sơn Tây cũng đâu phải dễ! Cứ cho rằng chúng sẽ bay thật thấp, luồn lách qua những thung lũng của dãy núi Ba Vì để tránh sự phát hiện của lực lượng phòng không Bắc Việt. Và yếu tố bí mật bất ngờ sẽ khiến cho quân Bắc Việt ở Sơn Tây không kịp phản ứng… Thì vẫn còn những tay súng bảo vệ trại giam. Họ sẽ chiến đấu với một tinh thần dũng cảm khó lường. Và thương vong của lực lượng đặc nhiệm Mỹ là không thể tránh khỏi, thậm chí có thể bị tiêu diệt gọn nếu lực lượng này ít và yếu. Vì thế, chúng ta phải có một lực lượng đủ mạnh, được tuyển chọn chu đáo, tập luyện kỹ càng, được trang bị đầy đủ và thiện chiến nhất!

- Nếu vậy, việc giải thoát cho nhóm tù binh kia sẽ chậm và e rằng mất thời cơ?

Thế tại sao chúng ta chỉ muốn giải thoát cho một nhóm mà không quan tâm đến cả trại, nếu điều kiện cho phép? - Blackburn trả lời tướng Allen bằng một câu hỏi. Sau đó ông ta bày lên bàn một loạt bức ảnh mà nhóm 1127 đã dày công chuẩn bị - Tôi cho rằng trại “Hy Vọng“ ở thị xã Sơn Tây ở một vị trí khá hẻo lánh và được coi như có nhiều sơ hở nhất. Chúng ta có thể tiến hành một trận tập kích bất ngờ vào trại Sơn Tây và bốc tất cả đi bằng trực thăng!

Allen dường như đã bị những ý tưởng táo bạo của Blackburn chinh phục. Ông ta ngồi im lặng, hồi lâu mới buông một tiếng “OK”. Tuy nhiên, khó khăn đang chồng chất chờ đợi ở phía trước. Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng đều cực kỳ nan giải! Mà việc trước mắt là phải làm cho Lầu Năm Góc tin và ủng hộ cho kế hoạch của họ.
 
THUYẾT TRÌNH VÀ LẠI…THUYẾT TRÌNH

Cần nhớ rằng, vào thời điểm này, Mỹ đang sa lầy trong chiến tranh Việt Nam. Số lính Mỹ bị chết trận trung bình là 500 mỗi tháng. Riêng tháng 5-1970, có tới 754 lính Mỹ bị chết ở chiến trường Nam Việt Nam. Và số quân dự trữ chiến lược ở các đơn vị trực tiếp tham chiến đã thiếu hụt tới mức báo động. Tổng thống Mỹ Nixon rất sợ thêm tai tiếng xấu trước dư luận trong nước và thế giới. Cho nên Lầu Năm Góc không dễ gì thông qua kế hoạch giải thoát tù binh phi công Mỹ của Blackburn và Mayer.

Cũng ngày 25-5-1970, Blackburn và Mayer đã xin được gặp tướng Earle G. Wheeler. Ông này là Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân từ năm 1964, trước khi xảy ra cái gọi là “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”. Wheeler là một trong những người ủng hộ SACSA mạnh nhất. Trong thời gian McNamara còn làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, chính ông này đã đệ trình giới thiệu nhiều kế hoạch hoạt động của SACSA rất thành công. Nghe thuyết trình xong, Wheeler đã thốt lên: “Lạy Chúa, phải có bao nhiêu tiếu đoàn mới làm được việc này!”. Tuy nhiên, Wheeler vẫn ủng hộ bằng cách giới thiệu Blackburn với đô đốc Thomas Moorer, người sẽ thay thế chức vụ của Được “bật đèn xanh”, Blackburn và Mayer đã lập tức đề nghị Cục Tình báo quân đội Mỹ (DIA) giúp đỡ bổ sung thêm tin tức tình báo và phác họa một kế hoạch hành động. Và chỉ một ngày sau, tức ngày 26-5-1970, DIA đã chính thức vào cuộc với sự ủng hộ tích cực của trung tướng Donald Bennett, Giám đốc cơ quan này.

Ngày 27-5-1970, Blackburn và Mayer lại đến gặp trung tướng John Vogt, Chỉ huy cơ quan Hỗn hợp tác chiến của lực lượng Không quân Mỹ. Ông này cũng đã thốt lên: “Lạy chúa, thế bao giờ anh báo cho Chính phủ biết công việc quan trọng này?”.

Ngày 1-6-1970, tướng John Vogt và tướng Bennett đã cùng nghe lại bản thuyết trình mới được bổ sung thông tin của Blackburn và Mayer. Bọn họ đã cùng cân nhắc bàn bạc rất kỹ từng phương án được nêu ra, với những tình huống rất cụ thể trong việc tập kích giải thoát tù binh Mỹ… Hôm sau, ngày 2-6- 1970, Blackburn và Mayer lại được tướng Wheeler tiếp và nghe lại bản thuyết trình lần nữa. Ông ta đã khẳng định ngay: “Tôi tin rằng không ai có thể từ chối đối với cuộc hành quân này?”.

Được phép của Wheeler, chiều ngày 5-6-1970, tại một phòng họp đặc biệt có tên là “TANK” Blackburn và Mayer đã thuyết trình kế hoạch của mình cho Hội đồng Tham mưu trưởng cùng nghe. Không một ai hỏi thêm câu nào. Các tướng Mỹ có mặt hôm đó đều đồng ý rằng SACSA cần thực hiện cho được kế hoạch này !

Chưa hết, những ngày sau, Blackburn và Mayer còn phải thuyết trình thêm cho các phụ tá tham mưu trưởng liên quân, để tranh thủ sự ủng hộ của họ. (Vì mỗi vị này đều nắm trong tay cả sư đoàn quân!). Nhờ đó, sau này SACSA mới có thể yêu cầu được tuyển chọn người, trang bị các loại vũ khí, phương tiện và rất nhiều các khoản tiền chi đặc biệt theo yêu cầu, để phục vụ cho cuộc tập kích Sơn Tây. Để thuận lợi hơn trong khi hành sự, Blackburn và Mayer còn tìm đến tổng hành dinh của CIA để gặp Phụ tá đặc biệt của Giám đốc về Đông Nam Á là George Carver cùng Phụ tá của ông ta. Công việc này cũng đã khiến cho họ tốn kém không ít thời gian.

Và cuối cùng, ngày 10-7-1970, tại Lầu Năm Góc đã có một cuộc họp đặc biệt với sự có mặt tham gia của rất nhiều tướng lĩnh cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ: ĐÔ đốc Moorer, tân Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân; thống tướng Westmoreland, Tham mưu trưởng lục quân; thống tướng John Dale Ryan, Tư lệnh lực lượng Không quân; Đô đốc Elmo Zumwalt, Tư lệnh lực lượng Hải quân; tướng Leonard F. Chapman, Tư lệnh lực lượng Thủy quân lục chiến… Họ đã chăm chú lắng nghe thuyết trình về kế hoạch giải cứu tù binh phi công Mỹ, để cùng nhau hoàn chỉnh, trước khi đệ trình lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Melvin Laird…

Một tuần sau, bản báo cáo kế hoạch khá hoàn chỉnh và chi tiết nói trên đã được đặt trên bàn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Phản ứng đầu tiên của ông này là sự lo ngại về độ chính xác của các tin tức tình báo. Ông ta tự hỏi: Liệu quân biệt kích Mỹ có thể tới được trại giam và ra khỏi nơi này không? Vì nếu kế hoạch thất bại, thì chẳng những tù binh Mỹ ở Việt Nam không giảm đi mà còn tăng lên!… Tuy nhiên, cuối cùng Melvin Laird vẫn ra lệnh tiếp tục triển khai kế hoạch. Ông ta không quên nhấn mạnh: đây là một cuộc hành quân quy mô và cũng rất mạo hiểm, nên phải tổ chức và chuẩn bị hết sức chu đáo. Và trước khi có hành động quyết định cuối cùng, nó phải được trình lên Tổng thống Nixon phê chuẩn.

Như vậy, dù ở cách chiến trường Việt Nam tới gần một vạn cây số, nhưng chỉ duy nhất Nhà Trắng mới có quyền quyết định về vụ tập kích cứu phi công Mỹ ở Sơn Tây.

NGƯỜI MỸ ĐÁNH GIÁ THẾ NÀO VỀ LỰC LƯỢNG BẢO VỆ CỦA TA HỒI ĐÓ Ở TRẠI TÙ BINH SƠN TÂY?

Sau rất nhiều cuộc thuyết trình, cuối cùng thì Lầu Năm Góc cũng đã “bật đèn xanh” cho SACSA và Nhóm nghiên cứu giải thoát tù binh phi công Mỹ tại Sơn Tây hành động.

Bấy giờ đã là cuối mùa hè năm 1970, thời gian không còn nhiều và tướng Blackburn cũng hiểu rằng muốn cho ông chủ của Nhà Trắng gật đầu không phải là chuyện đơn giản chút nào! Tổng thống Nixon đang rất sợ bị thêm tai tiếng xấu. Sau khi ông ta quyết định cho quân đội xâm lược Campuchia hồi cuối tháng 4-1970, nước Mỹ đã bị chia rẽ. Phong trào sinh viên biểu tình phản đối chiến tranh đã làm cho Nixon ăn ngủ không yên. Trong khi đó, cả nước Mỹ đang đòi hỏi vấn đề tù binh và những người bị mất tích trong chiến tranh phải được giải quyết.

Trong thâm tâm, Blackburn chỉ cầu mong để Nhà Trắng đồng ý cho ông ta thực hiện cuộc tập kích Sơn Tây này. Và chỉ cần một lần, một lần đưa quân xâm nhập vào miền Bắc Việt Nam nữa thôi là đủ. Biệt kích là cái nghề đã ngấm vào máu của Blackburn từ khi còn trẻ. Khi đã có tuổi, ông ta vẫn còn cầm đầu một toán lính SOG với biểu tượng mũ nồi xanh có gắn phù hiệu hình sọ người và ngọn lửa đen… nhiều lần nhảy dù xuống vùng rừng biên giới Việt-Lào, hoặc vượt biên sang Campuchia. Trước khi có kế hoạch tập kích Sơn Tây, chính Blackburn chứ không phải ai khác đã có dự kiến thực hiện những âm mưu tội ác cực kỳ thâm độc: Dùng thuốc nổ phá huỷ đập thuỷ điện Thác Bà và đê sông Hồng vào đúng mùa lũ lụt; đồng thời, gây ra một cuộc phá hoại lớn ngay trong lòng thủ đô Hà Nội. Ông ta cho rằng có thể sử dụng những tội ác này như một món hàng để Chính phủ Mỹ mặc cả với Hà Nội trên bàn tròn ở hội nghị Paris.

Có thể nói Blackburn như một con cáo già đầy nham hiểm. Ông ta là một trong những tác giả chính của bản kế hoạch vụ tập kích Sơn Tây, nó được soạn thảo rất cụ thể và đầy đủ tới từng chi tiết nhỏ nhất.

Bằng cách tổng hợp phân tích từ nhiều nguồn tin tình báo, phía Mỹ cho rằng vào thời điểm xảy ra cuộc tập kích, chúng ta có khoảng 12.000 bộ đội đóng quân xung quanh khu vực trại giam tù binh phi công Mỹ ở thị xã Sơn Tây. (Chưa kể đến hàng vạn người trong lực lượng tự vệ và dân quân được trang bị vũ khí thô sơ). Đó là các đơn vị thuộc Trung đoàn 12 bộ binh, Trường Pháo binh Sơn Tây, một kho quân trang ở thị xã với khoảng 1.000 cán bộ chiến sĩ hậu cần. Ngoài ra, còn có khoảng 500 chiến sĩ với 50 xe tại một căn cứ phòng không ở phía tây nam thị xã… Tuy nhiên, phía Mỹ cũng đã tính toán rằng các đơn vị cơ động tác chiến của những lực lượng này, nếu muốn ứng cứu thì nhanh nhất cũng phải sau 30 phút trong điều kiện ban ngày bình thường họ mới đến được trại tù binh. (Và đêm khuya thì dĩ nhiên sự phản ứng sẽ còn chậm hơn nữa!). Đó là thời gian đủ để cho quân biệt kích Mỹ rút chạy an toàn, sau khi đột nhập vào trại giam.

Một điều làm cho phía Mỹ lo ngại là trại giam tù binh Sơn Tây nằm ở giữa hai sân bay Hòa Lạc và Phúc Yên. Đặc biệt là sân bay quân sự Phúc Yên chỉ cách Trại Sơn Tây khoảng 35 cây số. Những chiếc MIG lợi hại sẵn sàng cất cánh để không chiến, sẽ là mối đe dọa lớn và rất nguy hiểm cho đơn vị tập kích. Ngoài ra, các chuyên gia quân sự Mỹ cũng đã nghiên cứu rất kỹ hệ thống phòng không của miền Bắc nước ta hồi đó. Họ tính toán tới khả năng hoạt động của tên lửa SAM, các trận địa súng cao xạ, súng bộ binh bắn máy bay tầm thấp… đặc biệt là khả năng kiểm soát, phát hiện mục tiêu của hệ thống rađa… Từ đó, họ chọn đường bay và cách bay như thế nào để những chiếc trực thăng chậm chạp, nặng nề có thể lẩn tránh được sự trừng phạt của lực lượng phòng không Việt Nam.

Theo các chuyên viên của DIA thì trại tù binh phi công Mỹ ở Sơn Tây hồi đó gồm hai khu vực riêng biệt: Một số ngôi nhà cấp bốn cũ được sử dụng làm khu hành chính; một số khác vừa được xây cất và mở rộng, có tường rào cao và dây thép gai bao quanh. Các tù binh Mỹ tập trung ở bốn dãy nhà của khu này. Toàn trại chỉ duy nhất có một đường điện thoại và một đường dây tải điện lưới. Cũng theo DIA ước tính thì có khoảng gần 50 bộ đội Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ trại giam; nhà của họ nằm ở bên ngoài bức tường rào phía đông. Cả trại tù binh có ba chòi canh, hai chiếc nằm sát tường rào, chiếc còn lại đặt gần cổng chính phía đông…

Các chuyên gia Mỹ đã phân tích và tính toán rất kỹ địa hình, địa vật trong trại tù binh cùng khu vực xung quanh. Trong kế hoạch giải cứu họ đã dự tính: sau khi cho một số trực thăng bay quần đảo bên trên tiêu diệt hết mấy chòi canh và các ổ đề kháng nếu có; sẽ dùng một chiếc trực thăng loại lớn cùng khoảng chục tên biệt kích đổ bộ xuống sân chơi thể thao nhỏ trong trại giam. (Thực tế sau này, khi chiếc trực thăng khổng lồ HH-53 chưa tiếp đất thì cánh quạt đã bị va vào cây khiến cho máy bay bị lật nhào, buộc quân Mỹ phải đặt chất nổ phá hỏng, trước khi rút chạy). Nếu cuộc đổ bộ xuống sân trại trót lọt, tốp biệt kích này sẽ xông vào khu giam giữ để bảo vệ tù binh và nổ súng trước khi những chiến sĩ canh gác của ta kịp phản ứng… Một số trực thăng khác sẽ đỗ xuống khu đất trống ở bên ngoài bức tường rào phía nam. Họ sẽ chia quân đi phá sập cầu sông Tích, cắt đứt con đường duy nhất mà lực lượng tiếp viện từ thị xã có thể vào; một toán khác sẽ phá trạm biến thế, cắt điện lưới và đường điện thoại liên lạc toàn bộ khu vực; toán quân còn lại sẽ dùng thuốc nổ phá tường rào trại giam để phối hợp với toán quân đã đổ bộ vào bên trong đưa tù binh ra ngoài, kể cả những người bị thương… Nếu tốp trực thăng đỗ bên ngoài tường rào trại giam bị chặn đánh, không đáp xuống được, hoặc đã xuống mà không cất cánh được nữa; thì số tù binh vừa được cứu thoát sẽ được đưa ra xa hơn nữa, thoát khỏi vòng vây đối phương và tốp trực thăng làm nhiệm vụ bay quần đảo yểm hộ bên trên sẽ đáp xuống địa điểm thứ hai để đón họ… Tất cả những hành động kể trên, quân biệt kích Mỹ chỉ được phép thực hiện trong thời gian… 26 phút; nghĩa là trước khi lực lượng bộ đội ta ở thị xã Sơn Tây có thể vào tới khu vực trại giam, thì quân biệt kích Mỹ cùng các tù binh vừa được cứu thoát đã… xa chạy cao bay!

VÀ HỌ ĐÃ TRIỂN KHAI BẢN KẾ HOẠCH TUYỆT MẬT ẤY RA SAO?

Ngày 1-8-1970, thiếu tướng J. Manor, Tư lệnh lực lượng hành quân đặc biệt tại căn cứ không quân Eglin thuộc bang Florida, bất ngờ nhận được cú điện thoại đặc biệt gọi từ Lầu Năm Góc, yêu cầu phải lập tức về Oasinhtơn ngay mà không được cấp trên cho biết lý do. Nhưng vốn là một viên sĩ quan già dặn, từng trải ở tuổi 49, với 345 phi vụ trót lọt từ Chiến tranh thế giới thứ II đến chiến trường Việt Nam… ông ta đã quá quen với kiểu quân lệnh cần phải phục tùng tuyệt đối như thế.

Cùng thời gian đó, đại tá bộ binh D. Simons, 52 tuổi, nguyên đại đội trưởng biệt động quân từ thời kháng Nhật tại Philippines, đang ở căn cứ Bragg cũng đột ngột được lệnh phải về ngay Oasinhtơn để trình diện và nhận nhiệm vụ mới.

Manor và Simons đã làm quen với nhau trên chặng đường cùng bay về Oasinhtơn. Hai người không hề biết rằng họ đã được chọn làm nhân vật chính của Bộ chỉ huy hành quân tập kích vào Sơn Tây, gây chấn động nước Mỹ sau gần 4 tháng nữa. Cùng được chọn vào Bộ chỉ huy cuộc hành quân này còn có trung tá quân y Joe Cataldo. Đó là một nhân vật khá kỳ quặc. Ông ta đã đột ngột xuất hiện tại văn phòng của Simons và tự giới thiệu: “Tôi là Cataldo, một bác sĩ mà đại tá đang cần”. Simons đã hỏi lại: “Anh có biết tại sao chúng tôi đang cần một bác sĩ không?”. Cataldo nói “Để thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt và nguy hiểm gì đó”.

Tướng Manor đã được Lầu Năm Góc chỉ định làm tư lệnh chỉ huy cuộc hành quân tập kích nói trên. Đại tá Simons làm phó tư lệnh, trực tiếp huấn luyện toán biệt kích đổ bộ và cầm đầu toán quân này bay đến Sơn Tây để giải cứu các tù binh. Trung tá Cataldo đặc trách về công tác huấn luyện tự cứu cho đơn vị đổ bộ và lo chuẩn bị mọi phương tiện vật chất để chạy chữa cho tù binh trên đường trở về.

Việc tuyển lựa nhân viên tham gia vào cuộc hành quân đã được bộ ba Manor, Simons và Cataldo tiến hành tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Họ được kiểm tra lý lịch, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe, kinh nghiệm chiến đấu và các yếu tố tâm lý khác… Điều đặc biệt là tất cả số nhân viên này đều được tuyển chọn trên cơ sở tự nguyện. Họ không được phép hỏi và hoàn toàn không biết mình sẽ làm gì. Nhưng chắc chắn đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nguy hiểm! Các cấp chỉ huy chỉ thông báo cho họ một điều duy nhất là: nếu vấn đề bí mật không được đảm bảo thì họ sẽ bị thất bại và không ai còn cơ hội trở về nữa. Gia đình của các binh sĩ cũng chỉ được biết một cách mơ hồ và chung chung là người thân của họ sắp phải thi hành một nhiệm vụ đặc biệt và phải xa nhà từ 3 đến 6 tháng…

Riêng Manor trực tiếp tuyển chọn các phi công tham gia cuộc hành quân. Ngoài kinh nghiệm già dặn và con mắt tinh đời của một tay nhà nghề lão luyện, ông ta còn có trong tay một mật lệnh khá đắc dụng. Đó là lá thư tay của tướng John D. Ryan, tham mưu trưởng lực lượng Không quân Mỹ. Nội dung lá thư này gửi tới tất cả các vị chỉ huy thuộc quyền, chỉ thị cho họ phải tạo mọi điều kiện tốt nhất ủng hộ cho yêu cầu Manor và cũng… không được hỏi han gì cả! Những viên phi công được chọn vào phi hành đoàn trực thăng của cuộc hành quân đều đã có ít nhất hàng ngàn giờ bay chiến đấu cùng hàng trăm cuộc tiếp cứu các phi công bị bắn rơi tại vùng Đông Nam Á. Đó là những cuộc tiếp cứu với những tài nghệ lái trực thăng đã trở thành huyền thoại trong lịch sử chiến tranh của quân đội Mỹ. Có thể điểm danh vài gương mặt sáng giá nhất: Trung tá Warner Britton, viên phi công trực thăng cừ khôi số 1 chuyên huấn luyện bay giải cứu của căn cứ không quân Eglin; trung tá John Allison, tay lái huấn luyện bay ngoại hạng của loại trực thăng HH-53; trung tá Herbert E. Zehnder, người đã từng lập kỷ lục lái loại trực thăng HH-3 bay đường dài một mạch từ New York đến Paris vào năm 1967; thiếu tá Frederic M. Donohue, người đã thực hiện thành công hơn 6.000 giờ bay trực thăng và được chọn là sĩ quan huấn luyện bay trong chương trình Apollo…

Và kết quả là đã có tới 15 sĩ quan từ cấp úy đến cấp tá cùng 85 hạ sĩ quan và binh sĩ trong một đơn vị “mũ nồi xanh” (biệt động quân) đã được chọn để chuẩn bị cho cuộc hành quân Tập kích trại tù binh ở Sơn Tây.

Vào trung tuần tháng 8-1970, một thông điệp đặc biệt của Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp quân đội Mỹ do Mayer soạn thảo và tướng Moore ký, đã được gửi đi cho nhiều chỉ huy các đơn vị thuộc quyền. Nội dung bức thông điệp này thông báo có một “Toán hành động cấp thời”, đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Manor và đại tá Simons đang thực thi một nhiệm vụ đặc biệt. Chiến dịch tuyệt mật này được ngụy danh bằng cái tên khá thơ mộng: “Bờ biển Ngà”. Thoạt nghe, nhiều người sẽ nhầm tưởng địa danh trong chiến dịch là ở Trung Đông hoặc Châu Phi. Không một ai ngờ rằng mục tiêu mà chiến dịch “Bờ biển Ngà“ sẽ nhằm vào lại chính là thị xã Sơn Tây nhỏ bé xa xôi ở tận bên kia Thái Bình Dương!

Hồi đó kế hoạch cụ thể của chiến dịch “Bờ biển Ngà“ nói trên ngay tại Oasinhtơn cũng chỉ một vài nhân vật chóp bu như Tổng thống Nixon, Cố vấn An ninh quốc gia Kissinger và mấy bộ trưởng Bộ quan trọng được biết. Còn bộ máy Ngụy quyền ở miền Nam nước ta từ Nguyễn Văn Thiệu cho đến các tướng tá cao cấp nhất của ông ta, không một người nào được phép biết về kế hoạch của vụ tập kích cứu phi công Mỹ ở Sơn Tây, kể từ khi nó hình thành cho tới lúc kết thúc. Thậm chí, các tư lệnh chiến thuật của quân đội Mỹ ở chiến trường Đông Nam Á cũng chỉ được thông báo về kế hoạch của chiến dịch “Bờ biển Ngà“ vào thời gian xét thấy thuận tiện nhất. Và mỗi người cũng chỉ biết trong giới hạn phần kế hoạch có liên quan đến chức trách của họ mà thôi. Tất cả số nhân viên và phi đoàn bay được tuyển chọn tham gia cuộc hành quân tập kích trại tù binh Sơn Tây đều được đưa đến huấn luyện về thể chất tại căn cứ Fort Bragg thuộc tiểu bang Carolina Bắc.

Tiếp đó, họ được chuyển về căn cứ Eglin để huấn luyện phối hợp với phi đoàn bay. Đó là một vùng đất rộng khoảng 465.000 hécta, nằm ở phía bắc của bang Florida. Đây cũng là nơi tập dượt của Trung tâm huấn luyện cấp cứu và tìm lại bằng máy bay của quân đội Mỹ (USAF). Hầu hết các phi công lái máy bay trực thăng và máy bay C-130 giải cứu hoặc tiếp tế nổi tiếng của lực lượng không quân Hoa Kỳ đều đã từng được huấn luyện tại nơi này.

Vậy còn “Toán hành động hỗn họp cấp thời” của chiến dịch “Bờ biển Ngà” đã được tập luyện ra sao?

NGUỜI MỸ ĐÃ XÂY DỰNG THÊM MỘT TRẠI TÙ BINH SƠN TÂY TẠI BANG FLORIDA?

Cho đến thời điểm này thì “Hồ sơ mục tiêu Sơn Tây” đã được chất đầy các ngăn tủ của Bộ chỉ huy hành quân của cuộc tập kích. Trong đó, có rất nhiều các bức không ảnh được phóng cỡ lớn, chụp tất cả các vùng đất từ biên giới Việt-Lào đến thị xã Sơn Tây. Đặc biệt là địa hình khu vực trại giam tù binh và xung quanh. Những tấm ảnh đó đều được các chuyên gia chia thành ô vuông như bản đồ. Mỗi ô trên ảnh tương ứng với 100 m2 trên thực địa. Các bức ảnh này đều rõ ràng và chi tiết tới mức người ta có thể phân biệt được từng dãy tường gạch, từng khu nhà ở, từng rãnh nước và từng ngọn cây có trong khu trại tù binh.

Ngoài ảnh ra, tướng Blackburn và Mayer còn cho dựng cả sa bàn khu vực trại giam, đồng thời phóng và vẽ tấm bản đồ về mục tiêu cực lớn. Nó được in sao cẩn thận nhưng chỉ có vài bản.

Nhưng như thế mà dường như vẫn chưa làm cho người Mỹ yên tâm. Simons cho rằng không thể huấn luyện cả trăm quân tập kích một vùng đất xa lạ và nguy hiểm chỉ với loại “sa bàn đồ chơi” và “Bản đồ thực tập”. Ông ta đề nghị cho dựng một mô hình trại giam Sơn Tây với tỷ lệ 1/1, nghĩa là giống y chang như thật, để phục vụ cho tập luyện.

Đầu tiên, Cục Tình báo quân đội Mỹ đã phản đối đề nghị này, vì sợ làm như vậy vô tình mục tiêu cuộc tập kích sẽ bị bại lộ bởi những kẻ tò mò và đặc biệt là bởi các thiết bị săn tìm đặt trên vệ tinh tình báo kỹ thuật của Liên Xô phát hiện được. Sự lo ngại này không phải là vô căn cứ. Người Mỹ biết rất rõ loại vệ tinh Cosmos 355 của Liên Xô hồi ấy đã được trang bị loại máy ảnh rất hiện đại, cho phép chụp được những bức không ảnh phân biệt rõ cả sự thay đổi của cửa sổ trong một ngôi nhà, nếu đó là mục tiêu. Vệ tinh này thường xuyên bay quan sát trên vùng trời của căn cứ không quân Eglin 2 lần trong một ngày, với độ cao khoảng 130 km… Nhưng trước sự thúc bách của nhiệm vụ, Simons vẫn kiên quyết bảo lưu đề nghị của mình là phải xây dựng một mô hình trại tù binh như thật!

Cuối cùng, các chuyên gia CIA Mỹ đã tìm được một lối thoát: Họ sử dụng các loại vật liệu xây dựng nhẹ để tạo nên một mô hình trại giam tù binh Sơn Tây. Mô hình này được gọi là Barbara. Nó có thể nhanh chóng được tháo rời ra một cách dễ dàng và cất giấu đi. Đó là các tấm vải bạt chuyên dụng và cọc gỗ cỡ 2x4, dài 6 bộ (mỗi bộ bằng 0,3048 mét). Với loại chất liệu này người ta rất dễ dựng thành các bức tường rào, nhà cấp bốn và thậm chí cả những ô cửa sổ, cửa chính được cắt khéo léo rồi sơn phết với màu sắc như thật. Để có một mô hình hoàn chỉnh, các chuyên gia đã phải sử dụng tới 710 chiếc cọc gỗ và 1.500 yard vải bạt (mỗi yard bằng 0,914 mét). Cột cờ và những chiếc cột điện ở trại tù binh cũng đã được các chuyên gia dựng lên trong mô hình với kích cỡ đúng như thực tế, để các phi công làm quen. Thậm chí, người ta còn kỳ công tới mức cho chuyển cả một số cây to (được đào cả gốc lên), về trồng tại nơi dựng mô hình của trại tù binh !… Nghe nói, riêng công trình này, các chuyên viên CIA đã phải làm mất mấy tháng trời và tiêu tốn tới 60.000 đôla!

Thời gian đầu, mô hình trại tù binh Sơn Tây nói trên chỉ ban đêm người ta mới cho dựng lên để binh sĩ luyện tập, còn ban ngày được tháo rời ra, ngụy trang kỹ để tránh sự phát hiện của vệ tinh Liên Xô.

Về sau, người ta có tập cả ban ngày, nhưng rất hạn chế và cũng chỉ giới hạn trong 4 tiếng đồng hồ, (thời gian vệ tinh tình báo kỹ thuật Cosmos 355 của Liên Xô không chụp ảnh được). Tướng Manor nói: “Tuy là kiến trúc tạm thời, nhưng mô hình này cũng đủ để cho những người lính có một cảm nghĩ xác thực là họ sẽ thấy những điều gì và họ biết rằng mình sẽ phải hành động ra sao, khi tới một mục tiêu có địa hình tương tự thế này”.

VÀ HỌ ĐÃ CHO QUÂN BIỆT KÍCH TẬP LUYỆN NHƯ THẾ NÀO ?

Ngày 20-8-1970, cuộc tập luyện của không quân Mỹ và “Toán hành động hỗn hợp cấp thời” bắt đầu. Trước đó, những người trong đơn vị này đã được cấp trên ưu tiên tăng khẩu phần ăn theo nhu cầu; đồng thời tập trung rèn luyện để nâng cao thể chất tới mức tốt nhất. Hằng ngày, Simons đã bắt tất cả 103 quân tình nguyện đều phải ôn lại những bài thể dục cơ bản của lính Mỹ, rồi đeo balô cùng vũ khí trang bị chạy bộ mấy cây số đường dài. Các bài tập càng ngày càng nặng hơn, khó thêm và thời gian tập cũng tăng dần… Ngoài ra, họ còn phải học thêm về cách định hướng máy bay trực thăng, cách truyền tin, liên lạc, đột kích, cách phá các loại khóa và cửa, cách vượt ngục… và xen lẫn kết thúc cuối ngày là tập điền kinh. Simons muốn tất cả những binh lính trong đơn vị biệt kích của ông ta đều phải “vừa có sức tuyệt vời, lại vừa thiện chiến không thể chê vào đâu được”!

Việc tập luyện cho các phi công trong đoàn bay mới là khó khăn và phức tạp nhất. Mặc dù tất cả bọn họ đều là những tay lái siêu hạng, nhưng yêu cầu của nhiệm vụ lần này khá đặc biệt. Để tránh bị rađa phát hiện và sự trừng trị của lực lượng phòng không miền Bắc Việt Nam, Manor đã yêu cầu các phi công phải bay thấp sát ngọn cây và ngoằn ngoèo dưới thung lũng các dãy núi trong nhiều giờ liền. Hơn nữa, họ toàn tập bay ban đêm, dưới ánh trăng mờ và không được sử dụng vô tuyến điện liên lạc. Nghĩa là bay trong im lặng với đội hình sát nhau. Chỉ cần một sai sót nhỏ là máy bay có thể va vào nhau, húc vào núi, hoặc rơi xuống nơi lởm chởm đất đá của vùng bắc tiểu bang Georga.

Lái trực thăng bay thấp đã khó, điều khiển loại máy bay C-130 bay thấp còn khó hơn nhiều. Trong kế hoạch của chiến dịch “Bờ biển Ngà”, Manor và Simons sử dụng tới 3 chiếc C-130 tham gia vào cuộc tập kích. Một chiếc là loại giải cứu HC-130 sẽ làm nhiệm vụ tiếp nhiên liệu cho trực thăng trên không phận của Lào. Hai chiếc C-130 còn lại được trang bị loại khí cụ bay đặc biệt và hệ thống hồng ngoại dò tìm hiện đại bậc nhất thời đó. Một chiếc sẽ làm nhiệm vụ dẫn đường 6 chiếc trực thăng đến Trại tù binh Sơn Tây rồi thả pháo sáng và pháo khói để hỗ trợ cho đơn vị biệt kích hành động. Chiếc kia sẽ hướng dẫn một số máy bay phản lực oanh tạc và yểm hộ xung quanh… Các chuyên gia đã tính toán rằng: tốc độ thường khi bay thấp của một chiếc C-130 là 250 hải lý; nhưng để phục vụ cho việc tập kích Sơn Tây, các phi công đã phải ép tập bay với tốc độ 105 hải lý, gần như mất hết tốc lực, nên càng cực kỳ nguy hiểm!

Vậy mà, các toán phi hành đoàn của Manor đã phải tập luyện tới trên 1.000 giờ bay “căng thẳng đến thót tim”, với 368 phi vụ trong những điều kiện cực kỳ khắt khe kể trên.

Ngày 28-9-1970, “Toán hành động hỗn hợp cấp thời” bắt đầu phối hợp giữa bộ binh và không quân luyện tập tấn công. Đúng như Simons đã hài hước ví đó là sự “quần nhau với mô hình trại tù binh Sơn Tây”. Mỗi ngày họ thực hiện 3 cuộc đổ bộ bằng trực thăng và đêm đến lại thêm 3 cuộc như thế… Simons đã cho người của ông ta luyện tập nhiều đến mức những lính Mỹ trong đơn vị biệt kích này đều thuộc lòng cấu tạo của mục tiêu cần tấn công. Nếu như có bịt mắt lại, họ vẫn có thể bắn trúng đích theo lệnh chỉ huy.

Đêm ngày 6-10-1970, tướng Manor và đại tá Simons đã tổ chức buổi tổng diễn tập cuối cùng có bắn đạn thật trước sự chứng kiến của Blackburn và Mayer. Các máy bay trực thăng và C-130 đã bay một đoạn đường dài tượng trưng từ một căn cứ xuất phát tại Thái Lan, vượt qua biên giới Lào đến Sơn Tây. Trong cơn lốc gió cuốn ầm ầm của cánh quạt những chiếc trực thăng, pháo sáng thả trắng trời đêm và tiếng súng nổ inh tai, quân biệt kích đã bất ngờ đổ bộ vào các phòng giam tù binh trước khi nhanh chóng tiêu diệt hết các mục tiêu… khiến cho Blackburn và Mayer rất hài lòng.

Cũng trong thời gian này trung tá Cataldo rất bận rộn, vất vả với việc chuẩn bị vũ khí, trang bị và hậu cần cho cuộc tập kích: Đó là những khẩu súng trung liên M-60, bắn đạn 7,62 ly; súng chống tăng loại 66 ly cỡ nhẹ ; những khẩu CAR-15 rất nhỏ, nhẹ, báng gấp; súng phóng lựu đạn M.79; một số mìn sát thương và những túi chất nổ có sức công phá cực mạnh; những ống kính ngắm đặc biệt, giúp người sử dụng nó có thể nhìn rõ mục tiêu trong đêm tối… Ngoài túi thuốc quân y của lính biệt kích Mỹ, Cataldo còn chuẩn bị thêm cả một số chăn đệm đặc biệt, một số dép bata đế mềm, 100 bộ đồ ngủ và áo choàng, một lô thức ăn nhẹ nhưng dinh dưỡng cao… tất cả những thứ ấy là để sẵn cho tù binh sử dụng trên đường dài bay về Mỹ.

Như vậy, Chiến dịch “Bờ biển Ngà” đã bước vào giai đoạn cuối cùng.
 
SỰ PHÊ CHUẨN CHÍNH THỨC VÀ QUYẾT ĐỊNH TỐI HẬU CHO CHIẾN DỊCH “BỜ BIỂN NGÀ”

Ngày 18-11-1970, Đô đốc Moore Chủ tịch Hội đồng các Tham mưu trưởng, hồi hộp bước vào Nhà Trắng vào lúc 11 giờ trưa. Ông ta có nhiệm vụ thuyết trình cho Tổng thống Mỹ toàn bộ kế hoạch của chiến dịch “Bờ biển Ngà”. Moore hiểu rằng đây là ngày quyết định cuối cho Cuộc tập kích giải cứu tù binh phi công Mỹ ở trại tù binh Sơn Tây có được thi hành hay không?

Ngồi trong phòng họp hình bầu dục sang trọng của Phủ tổng thống, ngoài Nixon ra còn có Cố vấn An ninh Henry Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, Bộ trưởng Ngoại giao William Pierce Rogers, Giám đốc CIA Richard McGarrah Helms và một số phụ tá cao cấp khác…

Thực ra, hơn một tháng trước đó Tổng thống Nixon đã được biết về chiến dịch “Bờ biển Ngà” trong dịp ông ta trên đường đi thăm Châu Âu tạt qua Địa Trung Hải để chứng kiến Hạm đội 6 của Mỹ đang tập trận. Trên chiếc chiến hạm nổi tiếng Spring Field, ông chủ của Nhà Trắng đã có cuộc làm việc bí mật với Bộ trưởng Quốc phòng Laird và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Moore. Tại đây, lần đầu tiên Tổng thống Mỹ đã nghe báo cáo sơ bộ về kế hoạch của chiến dịch “Bờ biển Ngà” nhằm giải thoát cho tù binh phi công Mỹ tại Sơn Tây. Laird nhấn mạnh rằng: một đơn vị biệt kích đã được tuyển chọn và tập luyện hết sức kỹ càng. Nếu kế hoạch được Tổng thống phê duyệt thì cuộc tập kích này sẽ được tiến hành trong vòng bốn tuần nữa…

Hôm đó Nixon đã chăm chú lắng nghe và im lặng hồi lâu. Đó là một quyết định hết sức khó khăn đối với ông ta. Rồi cuối cùng Nixon nói đại ý là về nguyên tắc thì ông ta chấp nhận. Nhưng trước khi có sự phê chuẩn chính thức và quyết định tối hậu, thì Bộ Quốc phòng phải thuyết trình với tiến sĩ H. Kissinger, để ông cố vấn an ninh của Tổng thống có ý kiến trước.

Ngày 8-10-1970, tại căn phòng của Cố vấn an ninh tổng thống Mỹ ở phía tây Nhà Trắng, Blackburn, Manor và Simons đã có cuộc thuyết trình với Kissinger. Đối với họ, công việc này được coi là “khó khăn nhất trong suốt quá trình công tác”. Cùng dự buổi thuyết trình quan trọng đó còn có trung tướng Alexander Haig, phụ tá của Kissinger và tướng Vogt.

Lần lượt từng người: Blackburn, Manor và Simons đã báo cáo với Cố vấn Kissinger phần việc do mình phụ trách. Ngài tiến sĩ, giáo sư nổi tiếng về tài diễn thuyết của Trường đại học Havard đã “lắng nghe một cách thông minh”. Và ông ta đã bật thêm một chiếc đèn xanh bằng một ý kiến quan trọng: “Các anh cứ làm bất có điều gì xét thấy cần. Việc va chạm quốc tế đã có chúng tôi lo. Không có một ai ở Nhà Trắng lại lo ngại tới việc thương vong của kẻ địch. Các anh nên giới hạn những điều cần thiết nhưng cũng nên sử dụng đầy đủ bạo lực để sao cho công tác này có hiệu quả nhất“. Cuối buổi làm việc, Kissinger bỗng đột ngột hỏi: “Ai đã có sáng kiến về việc này?”. Cả Blackburn, Manor và Simons đều trả lời: “Có rất nhiều người cùng tham gia kế hoạch. Sáng kiến là của chung“. Kissinger đã kết luận một câu đầy ý nghĩa: “Cho dù việc này có được Tổng thống chấp thuận hay không, thì tôi cũng xin cảm ơn tất cả. Vì các vị đã đã có trí tưởng tượng và nghĩ ra được một sáng kiến thật độc đáo!“ …

Trong buổi thuyết trình với Tổng thống Mỹ lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Laird muốn “báo cáo một cách cặn kẽ và đầy đủ nhất”. Ông ta vững tin rằng bản kế hoạch đã được chuẩn bị hết sức chu đáo và chí ít cũng đã được Cố vấn Kissinger hoàn toàn ủng hộ. Đô đốc Moore đã mang đến Văn phòng bầu dục rất nhiều sơ đồ, bản vẽ, ảnh chụp được phóng cỡ lớn. Khi được Nixon ra hiệu cho phép tiến hành, Moore đã bắt đầu bằng câu: “Trình Tổng thống! Mật danh của công tác này là Kingpin” …

TỔNG THỐNG NIXON ĐÃ NGHĨ GÌ VÀ NÓI GÌ TRƯỚC KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH TỐI HẬU ?

Do được chuẩn bị chu đáo, nên đô đốc Moore đã thuyết trình về kế hoạch của chiến dịch “Bờ biển Ngà” khá lưu loát, hấp dẫn khiến cho các cử tọa ngồi nghe đều tỏ vẻ say mê thích thú.

Moore đã trình bày rất cặn kẽ về chặng đường bay của Simons cùng đơn vị biệt kích từ Thái Lan đến thị xã Sơn Tây. Để tránh bị rađa và lưới lửa phòng không miền Bắc Việt Nam phát hiện, các phi hành đoàn trực thăng Mỹ sẽ phải luồn lách, vòng vèo và tiếp dầu trên không ra sao. Cách xử lý nguy hiểm nếu bị phát hiện và bắn hạ trước khi đến được mục tiêu thế nào. Đặc biệt là cách nghi binh của lực lượng Hải quân Mỹ: sử dụng một số lượng lớn máy bay chiến đấu xuất phát từ hạm đội ngoài khơi, bất ngờ ồ ạt đánh phá cảng Hải Phòng, khiến cho người ta nhầm tưởng rằng sắp có một cuộc đổ bộ ở vùng ven biển và lực lượng Phòng không Việt Nam sẽ mất cảnh giác ở khu vực Sơn Tây… Như vậy, các hoạt động quân sự nhằm hỗ trợ cho cuộc tập kích này sẽ diễn ra trên một diện tích khổng lồ khoảng 300.000 dặm vuông của vùng Đông Nam Á.

Khi lật đến tấm sơ đồ cỡ lớn, vẽ chi tiết toàn bộ trại tù binh Sơn Tây, đô đốc Moore nói: “Thưa Tổng thống, sau đây là cách thức đổ bộ và giải cứu tù binh của chúng ta…”. Nixon chăm chú lắng nghe. Dường như ông ta đã bị thu hút vào buổi “dạ hội “ đầy hấp dẫn trên vùng trời ở một xứ sở xa xôi. Nhưng thực tế không phải bao giờ cũng đẹp và thơ mộng như tưởng tượng… Điều ấy đã khiến cho Nixon như bừng tỉnh khỏi cơn mê. Ông ta bỗng đột ngột hỏi:

Thực trạng tù binh của chúng hiện nay ở Sơn Tây ra sao? Các anh có chắc chắn rằng họ sẽ được cứu thoát không?

Moore trả lời rất bình tĩnh và tự tin:

Trình Tổng thống! Trại “Hy vọng” ở Sơn Tây là nơi duy nhất được cả DIA và CIA xác nhận hiện đang giam giữ tù binh phi công Mỹ ở ngoại biên Hà Nội. Theo chúng tôi biết, hiện trong trại này có 70 tù binh phi công Mỹ. Trong số này thì 61 người chúng ta đã xác nhận được họ tên, chức vụ, cấp bậc… Về thành phần: có 43 người của Không quân, 14 của Hải quân và 4 người của Thủy quân lục chiến… Sĩ quan trưởng nhóm của những tù binh này là Trung tá Hải quân C.D. Clower, ông này đã được phong Đại tá sau ngày bị bắt. Đây cũng là sĩ quan trưởng nhóm thứ ba được tù binh trong trại bầu lên. Hai người trước đó đều đã bị phía Bắc Việt điều đi giam giữ ở nơi khác…

Nixon tỏ ra xúc động trước những thông tin rất cụ thể vừa kể trên mà Lầu Năm Góc đã thu lượm được. Moore hiểu điều đó và ông ta càng tự tin hơn trong giọng nói:

- Thưa Tổng thống! Về lực lượng của phía Bắc Việt bảo vệ Sơn Tây, có thể gây thiệt hại cho đơn vị tập kích gồm khoảng 12.000 quân, nhưng số này đóng phân tán ở nhiều nơi và nhanh nhất cũng phải sau 30 phút họ mới có mặt để tiếp ứng cho trại tù binh được. Chúng tôi đã có kế hoạch ngăn chặn và đối phó với họ hiệu quả nhất. Điều đáng lo ngại hơn cả cho phi hành đoàn trực thăng là những chiếc MIG của không quân Bắc Việt ở các sân bay quân sự như Phúc Yên, Kép, Hải Phòng, Vinh… Nhưng theo chúng tôi nắm được thì tại các sân bay này đều không có hệ thống báo động về ban đêm, nên họ sẽ phản ứng rất chậm; hơn nữa lực lượng Không quân Bắc Việt chưa có các phương tiện kỹ thuật hiện đại để đảm bảo cho các phi công lái MIG giỏi có thể không chiến ban đêm.

Sau cùng, đô đốc Moore cũng không quên nói về yếu tố thời tiết có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc tập kích. Ông ta nhấn mạnh:

- Trong năm nay chỉ còn thời điểm từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 11 là thuận lợi nhất; nếu bỏ lỡ cơ hội này thì phải đợi đến tháng 3 sang năm. Thiếu tướng Manor đã đặt sở chỉ huy tại Đà Nẵng, đại tá Simons cùng đơn vị của ông ta cũng đã tập kết tại Thái Lan. Tất cả đã sẵn sàng. Nếu Tổng thống cho phép, chúng tôi sẽ thi hành ngay kế hoạch…

- Thưa Tổng thống? - Cố vấn an ninh Kissinger lên tiếng đỡ lời cho Moore - Cách đây hơn một tháng, tôi đã có dịp làm việc với những người chỉ huy cuộc tập kích. Tôi cho rằng họ đã được chuẩn bị rất tốt và có rất nhiều cơ may để giành thắng lợi.

Bộ trưởng Quốc phòng Laird cũng nhấn mạnh thêm:

- Thưa Tổng thống! Công việc này đã được xúc tiến triển khai từ hồi tháng 5, kế hoạch của cuộc hành quân được vạch ra rất cụ thể, chi tiết và tập luyện rất kỹ. Hầu hết các tướng lĩnh cao cấp nhất của Lầu Năm Góc đã được nghe thuyết trình và họ đều hết lòng ủng hộ…

Mọi con mắt trong phòng đều dồn về phía Nixon chờ đợi. Tổng thống Mỹ rất hiểu vai trò lớn lao và khó khăn của mình khi đó. Ông ta ngẩng đầu lên nói chậm rãi:

- Kế hoạch của các anh thật hoàn hảo, hầu như nó không còn gì phải góp ý nữa. Tôi biết, mọi người đang chờ quyết định cuối cùng. Và tôi cũng sẽ có câu trả lời sớm nhất. Nhưng thời hạn chót mà tướng Manor và đơn vị của ông ấy có thể chờ đợi được là bao lâu nữa mà không làm phức tạp thêm vấn đề?

Moore giải thích thêm: Về yếu tố thời tiết, phi đoàn bay rất cần có ánh trăng sáng để xác định đường bay và mục tiêu. Thêm nữa, để bảo đảm nguyên tắc bí mật, cách thức và quy trình liên lạc của cuộc tập kích cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian vừa đủ để triển khai. Đó là chưa kể đến thời gian khởi động cho việc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng tham gia hỗ trợ cho chiến dịch… Do vậy, cần có quyết định càng sớm càng tốt!

Nixon trả lời rằng ông ta rất thông cảm với sự lo lắng của Moore. Nhưng vấn đề là ở chỗ không nên bàn có nên giải cứu tù binh hay không, mà là khi nào sẽ thi hành công tác này… Nixon im lặng suy nghĩ điều gì, rồi chợt nhớ ra, ông ta hỏi:

- Chúng ta rất tin tưởng vào thắng lợi. Còn nếu như cuộc hành quân này thất bại… Các anh đã chuẩn bị các lý do để đối phó với dư luận chưa?

Moore vội trả lời ngay:

- Xin Tổng thống yên tâm, chúng tôi đã lường hết mọi khả năng sẽ xảy ra sau khi cuộc tập kích được tiến hành và đã chuẩn bị đầy đủ các lý do che đậy cho phù hợp.

Nixon gật gật đầu, đưa mắt nhìn lướt qua tất cả các thành viên đang có mặt như có ý thăm dò thái độ của từng người, rồi ông ta mới cất giọng:

- Cá nhân tôi cũng muốn thấy các tù binh trở về. Nếu thành công, tôi có thể mời tất cả mọi người đến Nhà Trắng dự tiệc mừng. Nhưng nếu việc này thất bại… Các anh biết đấy! Phe đối lập sẽ không để cho chúng ta yên. Dân chúng sẽ lại biểu tình bao vây Nhà Trắng như 6 tháng trước đây. Nhưng lần này chắc chắn còn dữ dội hơn nhiều. Những kẻ quá khích có thể đạp đổ các cổng chính, đập phá hết đồ đạc. Và thậm chí, xin lỗi các anh, hàng nghìn gã “Híppi” sẽ hò nhau đái lên tấm thảm sang trọng trong văn phòng chúng ta đang ngồi… Nếu như vậy thì đau lắm! Tôi không bao giờ muốn điều này xảy ra, cũng như không muốn thêm một binh sĩ nào bị bắt giam trong các trại tù binh của Bắc Việt…

Nhưng lạy Chúa! Làm sao chúng ta lại có thể không chấp thuận một việc đáng làm như các anh đã dày công chuẩn bị mấy tháng nay? Hãy cho tôi thêm một chút thời gian nữa. Tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ thi hành chiến dịch này. Và dù thế nào thì tôi cũng chúc các anh may mắn !

Nói đến đó Nixon đứng dậy, chủ động chìa tay ra bắt tay Đô đốc Moore. Đó là một cử chỉ hết sức đặc biệt mà sau này các sử gia Mỹ đã bình luận là “cái bắt tay nồng ấm và đầy thông cảm”, rất hiếm khi ông Tổng thống này biểu lộ với ai lúc đương nhiệm.

Moore vội vàng lái xe trở về Lầu Năm Góc. Ông ta đã không phải chờ đợi lâu. Ngay buổi chiều đó Nixon đã đồng ý cho Bộ trưởng Quốc phòng Laird thi hành cuộc tập kích. Blackburn và Mayer đã đón nhận được thông tin cực kỳ quan trọng này vào lúc xế chiều ngày 18-11-1970. “Cỗ máy Kingpin” đã chính thức được khởi động và bắt đầu hoạt động…
 
THỜI GIAN KHÔNG PHẢI ĐƯỢC TÍNH BẰNG GIỜ MÀ LÀ TỪNG PHÚT?

Việc đầu tiên mà Mayer làm là thảo nhanh một bức điện mật, rất ngắn gọn: “Mumbletypg, Amputaie Kingpin” để trình Tướng Vogt chuẩn y. Nhưng ông này đã không chịu ký vì “chẳng hiểu gì cả”. Giải thích thế nào cũng không được, cực chẳng đã, Mayer đành trở lại văn phòng đặc biệt mở két hồ sơ mật để lấy ra bản kế hoạch truyền tin của kế hoạch Kingpin cho Vogt xem. Lúc đó ông ta mới chịu ký bức điện để trình lên Đô đốc Moore. Ông này ký bức điện xong lại trình tiếp lên Laird… Và bức điện đó được Bộ Tổng tham mưu liên quân Mỹ chuyển đi lúc 17 giờ 30 phút, qua hệ thống hỏa tốc đặc biệt…

18 giờ 0 phút, trên đường từ Lầu Năm Góc về nhà, Blackburn lo lắng nghĩ tới tin tức của cơn bão Patsy rất mạnh với sức gió trên 100 dặm một giờ đang đổ bộ vào Manilla và có khả năng sẽ chuyển hướng Tây, ảnh hưởng tới vùng Đông Dương; đồng thời ảnh chụp của các vệ tinh cho thấy một bộ phận không khí lạnh đang từ Trung Quốc tràn về miền Bắc Việt Nam… các yếu tố đó có thể tạo nên một vùng thời tiết xấu, gây bất lợi cho cuộc tập kích.

Vừa về đến nhà chưa ngồi ấm chỗ, Blackburn đã nhận được điện thoại nóng từ Lầu Năm Góc do Phó đô đốc G.C. Donaldson gọi đến thông báo về việc có một cú điện thoại từ Bộ chỉ huy chiến lược Không quân (SAC) ở Đông Nam Á gọi về hỏi thêm thông tin về “một cuộc hành quân” nào đó sẽ được tiến hành sớm và “kế hoạch tiếp liệu cũng như đường bay trinh sát” cần phải lập lại… mà họ chưa hiểu. Blackburn kinh ngạc, vội lao ra xe phóng trở lại Lầu Năm Góc để chấn chỉnh lại hệ thống truyền tin cực kỳ sơ hở, rất dễ bại lộ này…

Trở về nhà lúc quá nửa đêm, nhưng Blackburn chỉ ngủ được vài tiếng. 4 giờ 11 phút sáng ngày 19-11-1970, ông ta đã bị dựng dậy bởi công điện của Manor gửi về thông báo là toán của Simons đã sẵn sàng, nhưng thời tiết vùng trời Đông Dương đang xấu đi một cách lo ngại!

16 giờ 30 phút cùng ngày, tướng Bennett của DIA điện cho Blackburn đến ngay văn phòng của Đô đốc Moore. Lầu Năm Góc vừa nhận được một tin tình báo từ Hà Nội đưa về: Hình như tất cả từ binh Mỹ ở trại “Hy vọng“ Sơn Tây đã được chuyến đi nơi khác? Cả Moore và Blackburn cùng lặng người đi khi nghe thông báo này. “Lạy Chúa! - Moore thốt lên - Họ nói với chúng ta chuyện vớ vẩn gì vậy?”. Blackburn cũng không tin (hay nói chính xác hơn là ông ta không muốn tin!) điều này. Lệnh thi hành đã được gửi đi 24 giờ trước đó. Chiến dịch “Bờ biển Ngà” nhất định phải được thi hành, cho dù khó khăn đến đâu!

Nguồn tin xấu nói trên là do các chuyên viên DIA lấy từ bao thuốc lá Điện Biên của một người tên là Nguyễn Văn Hoàng chuyển cho Alfred - một thành viên của Ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến (ICC) kiêm gián điệp thuê của Mỹ, mang từ Hà Nội về. Khi gói thuốc lá này được các chuyên gia DIA ở Oasinhtơn phân tích, họ đã nhận thấy nó được dùng mã khóa của các tù binh để thông báo số lượng tù binh trong các trại. Điều đặc biệt là họ đã không thấy “Hy vọng” Sơn Tây trong danh sách các trại giam, mà khoảng 150 tù binh đã xuất hiện trong một trại giam mới có tên là Đông Hồi.

Blackburn đã không tin vào kết luận này. Ông ta đề nghị Moore cho phép báo cáo lại vào 6 giờ 0 phút ngày hôm sau, trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có quyết định nên hoãn cuộc tập kích hay không. Để kiểm tra các kết quả phân tích nguồn tin, Blackburn điện cho Mayer yêu cầu làm lại từ đầu. Nhưng lúc đó đã là 17 giờ 30 phút, tất cả các chuyên viên thuộc phòng 2D 921 của DIA đã về nhà hết… “Gọi tất cả bọn họ quay trở tại văn phòng làm việc, ngay trong đêm nay tôi phải có kết quả!” - Blackburn hét lên trong máy vì không giữ nổi bình tĩnh nữa.

3 giờ 56 phút ngày 20-11-1970, một công điện của Manor từ Đà Nẵng gửi về Lầu Năm Góc với nội dung: Cuộc tập kích sẽ được tiến hành sớm hơn 24 giờ so với kế hoạch. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã được thông báo. Simons và đơn vị của ông ta đã sẵn sàng lên máy bay!

Mặc dù đang ngái ngủ và trời còn tối đen, Blackburn và Mayer vẫn lên xe ôtô phóng như bay đến ngay Lầu Năm Góc.

Việc đầu tiên tướng Blackburn làm là lệnh cho Mayer gọi tất cả các sĩ quan trực trong trung tâm chỉ huy đến để thông báo cho họ biết kế hoạch Kingpin sẽ được thi hành ngày hôm đó.

5 giờ 0 phút sáng, Blackburn đẩy mạnh cửa bước vào phòng làm việc của nhóm chuyên viên phân tích của DIA. Tất cả bọn họ đều lộ rõ sự mệt mỏi vì thiếu ngủ.

- Tôi không đủ kiên nhẫn để chờ đợi nữa! - Giọng Blackburn gay gắt - Các anh hãy trả lời ngắn gọn: “Có” hoặc là “không”?

Một số người lúng túng. Họ ú ớ trả lời bừa:

- Có… Nhưng mà…

- Sao đã “có”, lại còn “nhưng mà” - Blackburn cắt ngang - Thật là vớ vẩn! Các anh có biết rằng mình đang tham dự vào một trò chơi nguy hiểm không? Mỗi giây phút này đều ảnh hưởng tới sinh mạng của hàng trăm con người ở bên kia Thái Bình Dương đấy!

Đã đến giờ Blackburn phải đi gặp Moore. Tướng Bennett cũng đến với hai cặp tài liệu kè kè trên tay. Khi được hỏi ý kiến trước, chính ông này đã ngập ngừng, trả lời nước đôi:

- Cặp tài liệu bên tay trái tôi khẳng định rằng các tù binh của chúng ta đã được chuyển khỏi Sơn Tây; nhưng cặp tài liệu bên tay phải tôi thì chứng minh ngược lại…

- Thế theo anh, chúng ta sẽ làm gì?

- Tôi đề nghị cho thi hành chiến dịch!

Blackburn cảm thấy nhẹ cả người.

Trong bữa ăn sáng, Moore đã báo cáo với Laird về các tin xấu đối với kế hoạch Kingpin. Tuy nhiên, ông này cũng nhấn mạnh là vẫn còn 50% hy vọng…

Laird đã phải cân nhắc một cách khó khăn đối với hai quyết định hệ trọng về kế hoạch Kingpin đang đặt trên bàn ông ta. Nếu quyết định thi hành thì phải gửi đi trước 9 giờ 18 phút (giờ Oasinhtơn), còn nếu quyết định hoãn thi hành, thì chậm nhất là 10 giờ 08 phút phải gửi đi. Không thể đừng được nữa, Laird dùng đường dây đặc biệt gọi đến Nhà Trắng xin được nói chuyện với Nixon. Ông ta trình báo với Tổng thống Mỹ về những tin tức bi quan vừa nhận được… Nhưng Laird cũng nhấn mạnh những điều thúc bách cần phải giải cứu tù binh và chưa phải đã hết hy vọng về sự thành công. Nixon đồng ý tiếp tục cho thực hiện kế hoạch Kingpin, với yêu cầu là thường xuyên thông báo diễn biến cho ông ta nắm được.

BÍ MẬT ĐẾN PHÚT CUỐI CÙNG VÀ CUỘC TẬP KÍCH ĐÃ MỞ MÀN NHƯ THẾ!

Đúng 3 giờ sáng ngày 18-11-1970, tại Thái Lan (tức hơn 12 giờ trưa, giờ Oasinhtơn), Manor và Simons đã cùng có mặt tại phi trường Takhli - một căn cứ không quân khá hiện đại hồi ấy để đón các toán tập kích. Họ vừa phải vượt qua một chặng đường dài hơn 9.500 dặm với 23 giờ bay mệt mỏi. Sau khi bước xuống cửa sau của chiếc C-141: cả đơn vị biệt kích Mỹ được dồn vào hai chiếc xe buýt bịt kín mít, chạy thẳng về một doanh trại vắng vẻ nhưng kín đáo và được bảo vệ chặt chẽ.

Cho đến thời điểm này, ngoài Manor và Simons ra, trong cả đơn vị biệt kích chỉ có 3 người nữa là Cataldo, Sydnor và Meadows được biết mục tiêu của cuộc tập kích. Những người khác chỉ mơ hồ phỏng đoán là mình đang có mặt tại một địa điểm nào đó ở vùng Đông Nam Á. Theo lệnh của chỉ huy, họ được ngủ đúng 6 tiếng đồng hồ cho lại sức. Không ai được hỏi và không được phép tò mò bất cứ chuyện gì! Thời gian còn lại họ được nhắc nhở về kỷ luật, sau đó là ôn luyện các bài tập chiến đấu và chuẩn bị vũ khí, trang bị… nghĩa là họ không được quyền lãng phí thời gian dù chỉ một phút.

Lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 19-11-1970, tướng Manor bị đánh thức để trao một bức điện hỏa tốc tối quan trọng. Đó chính là bức điện thông báo Tổng thống Mỹ chấp thuận cho tiến hành cuộc tập kích Sơn Tây. Manor Lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 19-11-1970, tướng Manor bị đánh thức để trao một bức điện hỏa tốc tối quan trọng. Đó chính là bức điện thông báo Tổng thống Mỹ chấp thuận cho tiến hành cuộc tập kích Sơn Tây. Manor hiểu rằng kể từ giờ phút này, ông ta đóng vai trò quyết định sự thành bại của kế hoạch Kingpin!

6 giờ 25 phút sáng cùng ngày, Manor điện cho Đô đốc Bardshar trên tàu sân bay Oriskany: “NCA đã chấp thuận”. Có nghĩa là lực lượng máy bay nghi binh của Hải quân sắp vào cuộc chơi! Cách đó ít ngày nhiều phi công trong đơn vị thuộc quyền của Bardshar đã nhận được lệnh đặc biệt với nội dung kỳ quặc: Các máy bay đi oanh tạc Hải Phòng, Quảng Ninh… lần này không được phép dùng đạn đối đất, mà chỉ dùng… pháo sáng và… tên lửa gây nhiễu!

Đây là lần đầu tiên sau 2 năm kể từ ngày 31-10-1968, mới lại có những hoạt động quy mô lớn đến thế của Hải quân Mỹ trên vùng trời miền Bắc Việt Nam.

Theo dự báo của các chuyên gia thời tiết: đến tối thứ  bảy, 21-11-1970, cơn bão Patsy chỉ còn cách Việt Nam khoảng 100 dặm. Nó đang kéo theo một trận cuồng phong dữ dội càn quét vùng trời phía Nam của Đông Nam Á; cộng thêm một bộ phận không khí lạnh có khả năng tràn về miền Bắc Việt Nam… Nếu đợi đến ngày ấy mới xuất phát thì các chuyến bay sẽ không thể cất cánh được vì trời đầy mây, gió lớn, đêm không có ánh trăng… Và tình trạng thời tiết xấu này sẽ kéo dài suốt cả tuần sau đó. Chỉ còn đêm 20, rạng ngày 21-11-1970 là thời điểm duy nhất. Và Manor đã quyết định chọn thời điểm đó cho cuộc xuất kích.

15 giờ 56 phút ngày 20-11-1970, Manor gửi công điện cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và Trung tâm chỉ huy của Lầu Năm Góc thông báo về ngày giờ thi hành kế hoạch Kingpin. Ngay sau đó, ông ta đáp máy bay về Bộ chỉ huy cuộc tập kích đặt tại Đà Nẵng…

Cùng ngày hôm đó sau bữa cơm trưa, bác sĩ Cataldo đã bắt tất cả mọi người lính trong đơn vị biệt kích đều phải uống một liều thuốc ngủ nhẹ và… lên giường nhắm mắt lại. Đến 17 giờ, họ được đánh thức dậy ăn bữa tối. Cataldo đã khuyên tất cả ăn thật nhiều để có đủ sức khỏe xuất kích trong đêm. 18 giờ, toàn đơn vị tập trung nghe phổ biến mệnh lệnh hành quân. Lần đầu tiên những lính Mỹ trong đơn vị biệt kích này được biết sự thật: “Chúng ta sẽ trực tiếp tham gia giải cứu khoảng 70 tù binh phi công Mỹ ở trại giam Sơn Tây, mục tiêu nằm trong lãnh thổ Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 23 dặm về huớng Tây”… Sau khi đọc mệnh lệnh và giải thích những điều cần thiết, Simons nói hết sức ngắn gọn như thế.

Các toán tập kích theo lệnh phải gửi lại toàn bộ tiền bạc, giấy tờ và vật dụng cá nhân… Họ lại được chiếc xe buýt bịt kín, đưa ra phi trường trong im lặng. Trước khi bước lên chiếc máy bay vận tải C-130 loại 4 máy đã chờ sẵn, mọi người được lệnh kiểm tra lại vũ khí trang bị lần cuối.

Chiếc C-130 lăn bánh ra đường băng lúc 22 giờ 32 phút để bay đến Udorn. Tại đây, dưới sự chỉ huy của Manor, các toán tập kích được chuyển sang 3 trong 5 chiếc trực thăng đang chờ sẵn. Cạnh đó là 2 chiếc tải thương C-141 sẽ được sử dụng để chở tù binh khi đến Sơn Tây.

23 giờ 25 phút, từ Đà Nẵng, tướng Manor báo cáo về Lầu Năm Góc: Chiếc trực thăng HH-53 cuối cùng mang theo các toán xung kích rời sân bay Udorn lúc 23 giờ 18 phút… Kế hoạch Kingpin đã mở màn!
 
ĐÊM SƠN TÂY KHÔNG QUÊN NGUỜI MỸ ĐÃ LÀM NHŨNG GÌ !

Đoàn trực thăng biệt kích do một chiếc C-130 dẫn đường, lầm lũi bay trong đêm như kiểu đi ăn trộm. Simons ngồi trên chiếc trực thăng được ngụy danh là “Quả táo số Một” (Apple-1) bắt đầu ngủ lấy sức. Theo kế hoạch, kể cả thời gian tiếp liệu trên không phận của Lào, đúng 3 giờ sau họ sẽ đổ bộ xuống Sơn Tây…

Những phi công trong phi hành đoàn của Simons không ngờ rằng máy bay của họ chỉ là một trong hơn 100 chiếc đủ loại: Trực thăng, C-130, A-1, F-105, F-4… được cất cánh từ 5 căn cứ không quân tại Thái Lan, 3 tàu sân bay tại Vịnh Bắc bộ, mà Lầu Năm Góc đã huy động tham gia chiến dịch này. Và quy mô của chiến dịch diễn ra trên một vùng trời rộng tới 300.000 km2 của vùng Đông Nam Á!

Viên phi công Donohue lái chiếc “Quả táo số Ba” (Apple-3) bắt đầu hạ thấp độ cao khi bay vào không phận Việt Nam. Bay sau anh ta là hai chiếc “Quả táo số Bốn” (Apple-4) và “Quả táo số Năm” (Apple-5). Khi chỉ còn cách mặt đất chừng 500 bộ (1 bộ = 0.3048 mét), các phi công Mỹ đã có thể nhìn sông Đà lấp loáng dưới ánh trăng và dãy núi Tam Đảo trùng điệp để định hướng đúng như bản đồ bay đã ghi.

Khi chỉ còn cách mục tiêu khoảng 2 dặm, Donohue cho “Quả táo số Ba” bay chậm lại để chiếc Combat Talon C-130 cùng hai chiếc trực thăng khác vượt lên chuẩn bị thả pháo sáng. Lúc đó kim đồng hồ đã chỉ 2 giờ 17 phút của ngày 21-11-1970. Như vậy, phi hành đoàn biệt kích của Simons đã bay đến Sơn Tây nhanh hơn… 01 phút so với kế hoạch dự kiến. Quân Mỹ cho rằng đây là thời gian bộ đội canh giữ trại tù binh đang đổi gác, nên sẽ bị bất ngờ và không kịp trở tay!

Trong ánh pháo sáng lóa mắt của chiếc C-130 bắn xuống, đoàn trực thăng Mỹ bay sát ngọn cây, cánh quạt chém vào không khí tạo nên những luồng gió lốc rú rít ầm ầm giữa đêm khuya.

Sau những giây phút căng thẳng cố gắng định hướng cho máy bay đến đúng trại tù binh. Donohue bỗng phát hiện ra mình đã bay chệch về phía nam mục tiêu khoảng 400 mét. Nơi ấy cũng có một cơ sở giống như trại giam, nhưng không thấy có con sông nhỏ ở ngoài tường rào như các chuyên gia DIA đã mô tả. Anh ta lập tức lái chiếc “Quả táo số Ba” quay lại Bây giờ thì Donohue và cả đại úy Tom Waldron – viên phi công lái phụ đã nhìn thấy trại tù binh Sơn Tây với 3 chiếc chòi gác rõ mồn một. Chỉ có điều các cây cối trong trại có vẻ xanh tốt và cao to hơn rất nhiều so với những gì họ hình dung từ bên Mỹ. Có lẽ chúng đã lớn vổng lên sau mùa mưa vừa rồi!

“Chuẩn bị nổ súng!” - Donohue nói nhanh vào chiếc máy truyền tin, đồng thời anh ta hạ bớt tốc lực cánh quạt… “Bắn!”. Sau khẩu lệnh ngắn gọn, chiếc “Quả táo số Ba” rung lên. Hai khẩu Gatling được gắn bên hông của chiếc trực thăng thi nhau nhả đạn một cách tàn nhẫn. “Trúng rồi! Đổ sụp hết rồi!”… Có tiếng reo lên khoái trá của mấy xạ thủ. Donohue liếc mắt thấy rõ những chiếc chòi gác sụp xuống tan tành khi chiếc trực thăng lướt qua…

“Quả táo số Ba” đã hoàn thành nhiệm vụ mở màn cuộc đột kích. Nó bốc lên cao hơn, bay về hướng đông khoảng 1,5 dặm, tìm một bãi đất trống và đáp xuống. Cũng tại đây, một tốp trực thăng khác đã đợi sẵn, tất cả vẫn để cánh quạt quay tít. Chúng có nhiệm vụ chờ đón các tù binh được giải thoát đưa ra khỏi trại giam rồi bốc lên luôn… Theo kế hoạch đã được định trước, tất cả các nhân viên tổ lái đều được lệnh sẵn sàng lẳng hết các thứ dụng cụ mang theo cho máy bay nhẹ bớt… để ưu tiên di tản những tù binh phi công được cứu thoát.

Donohue vặn to âm lượng máy truyền tin. Sau 3 giờ đồng hồ phải bay trong câm lặng, bây giờ thì tất cả các máy truyền tin được mang theo của các toán tập kích đều đã bật công tắc. Thôi thì đủ các làn sóng FM, EM, VHF, UHF… với vô vàn những âm thanh hỗn tạp cùng vang lên trong tiếng súng nổ và tiếng động cơ cánh quạt trực thăng hối hả…

Có lẽ nhiệm vụ khó khăn nhất thuộc về chiếc trực thăng mang ngụy danh “Quả táo số Hai” do đại úy Richard Dick Meadows chỉ huy, phi công Herb Kalen lái chính và Herb Zender lái phụ. Bọn họ có nhiệm vụ chở một toán đột kích đáp xuống chiếc sân nhỏ của trại tù binh, ngay sau khi chiếc “Quả táo số Ba” đã tiêu diệt hết các mục tiêu chòi gác. Toán đột kích này có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là khống chế, tiêu diệt những bộ đội Việt Nam có trong trại và tiếp cận ngay các buồng giam để bảo vệ tù binh. Sau đó, họ sẽ “nội công” để một lực lượng khác “ngoại kích”, phá bức tường rào của trại giam, tìm cách đưa tù binh vừa giải cứu được ra ngoài…

Theo kế hoạch đã được các chuyên gia Mỹ tính toán rất kỹ thì chỉ cần chiếc HH-3 khổng lồ đáp được xuống khoảng sân nhỏ của trại giam, không làm tốp lính bị thương, đã là thành công! Một khối thuốc nổ C4 cực mạnh đã được khóa chặt dưới sàn của máy bay (đề phòng đối phương tháo gỡ), với 2 ngòi nổ hẹn giờ, để Meadows phá tan chiếc máy bay đó sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nghe nói: một sĩ quan cao cấp của Lục quân đã không đồng ý với kế hoạch này, chỉ vì… tiếc của. Tướng Blackburn tức lắm! Ông ta đòi gặp riêng viên sĩ quan nọ để “làm cho ra nhẽ”. Viên sĩ quan nọ đã thật thà khuyên Blackburn nên dùng loại trực thăng UH-1 của bộ binh, giá tiền chỉ có 350.000 đôla một chiếc, thay vì dùng loại HH-3 của không quân, giá tiền những gần 1.000.000 đôla mỗi chiếc. Blackburn đã suýt nổi khùng lên. Ông ta nói đại ý: Không thể dùng đôla để cò kè hơn thiệt với tính mạng hàng trăm tù binh phi công Mỹ đang bị giam ở Sơn Tây. Đến thời điểm đó, quân đội Mỹ đã mất không dưới 3.000 chiếc trực thăng các loại trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nước Mỹ giàu có lắm, nếu có mất thêm một chiếc trực thăng nữa thì cũng như rơi cái đinh rỉ mà thôi! Nhưng chỉ cần mất một tên lính, hơn nữa lại là một phi công, thì đó là cả một sự khủng khiếp!

… Trở lại đêm thực tế ở Sơn Tây, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng viên phi công Herb Kalen vẫn không tài nào điều khiển nổi chiếc “Quả táo số Hai” đáp xuống sân trại giam được như ý muốn. Vào những giây phút cuối cùng trước khi tiếp đất, càng của chiếc trực thăng đã vướng phải hàng dây thép chăng ngang sân (kiểu dây phơi quần áo), còn chiếc cánh quạt quá dài tới 62 bộ đã chém đứt ngang mấy thân cây to, băm nhỏ từng khúc, khiến cành lá của chúng văng ra tung tóe khắp nơi, rơi rụng ào ào… Một tiếng va chạm cực mạnh, ầm vang hơn cả bão lốc. Chiếc trực thăng đổ nhào trong sân trại tù binh khiến cho những tấm kính chắn gió vỡ vụn, ô cửa sổ méo mó. Động cơ máy bay gầm lên dữ dội và lồng lộn như thú dữ bị trọng thương. Chiếc cánh quạt sứt mẻ đã chém đứt thêm mấy đoạn cây lớn nữa, rồi mới chịu bất lực dừng hẳn vòng quay…

Cú va chạm khủng khiếp đã làm cho một tên lính Mỹ bị văng ra khỏi máy bay đến mấy mét, một tên khác bị vỡ cổ chân. Đại úy Meadows ê ẩm cả người, nhưng anh ta cố vùng ngay dậy được và thoát ra khỏi chiếc máy bay hỏng. Meadows chạy cách xa khoảng hơn chục mét thì dừng lại và quỳ xuống. Anh ta hướng chiếc loa pin vào khu buồng giam và bắt đầu phát thanh, giọng anh ta hổn hển, gấp gáp, nhưng cố gắng bình tĩnh: “Chú ý! Chú chú ý! Chúng tôi là người Mỹ! Chúng tôi đến đây để cứu thoát các anh ra khỏi chỗ này! Để đảm bảo an toàn, yêu cầu tất cả các anh hãy nằm xuống nền nhà! Chúng tôi sẽ vào phòng giam của các anh trong sau vài phút nữa!”…

Trong khi Meadows phát thanh nhắc lại nội dung trên nhiều lần, thì 13 người trong toán đột kích còn lại của anh ta với súng tiểu liên lăm lăm trong tay đã nhanh chóng tỏa ra tiếp cận các phòng giam và khu cổng trại chính. Họ xả súng bắn không tiếc đạn vào bất cứ thứ gì có vẻ khả nghi trên đường tiến quân.

“Chú ý! Chú ý! Chúng tôi là người Mỹ! Chúng tôi đến đây để cứu thoát các anh ra khỏi chỗ này!… Chúng tôi sẽ vào các phòng giam sau vài phút nữa…”.

Giọng Meadows vẫn vang vọng khắp khu trại giam, lẫn trong tiếng súng nổ và tiếng cánh quạt trực thăng phành phạch. Nhưng tuyệt nhiên không có sự hồi âm lại của phía các tù binh. Các phòng giam vẫn hoàn toàn im lặng một cách đáng ngờ!

Meadows xem đồng hồ: cuộc tập kích đã diễn ra được gần 3 phút. Vào giờ này, theo kế hoạch lẽ ra toán quân của Simons đã xuất hiện. Nhưng không hiểu họ biến đi đâu cả?

Bỗng xuất hiện một quầng sáng chói mắt, kèm theo một tiếng nổ lớn. Meadows thấy bờ tường rào phía nam đã bị bục một mảng lớn. Trong khói bụi khét lẹt, một toán biệt kích Mỹ hùng hổ nhảy vào. Nhưng đó lại là toán quân của trung tá Elliot Sydnor…

Thì ra chiếc trực thăng mang ngụy danh “Quả táo số Một” chở toán quân của Simons gồm 22 người, đã đổ bộ nhầm xuống một địa điểm cách mục tiêu khoảng 400 mét về phía nam. Nơi này, theo các chuyên gia DIA đã đánh dấu trong bản đồ bay là “Trường trung học”. (Thực ra, nơi đây nguyên là Trường Đảng của tỉnh Sơn Tây, sau ngày tỉnh Hà Tây được thành lập, trường được cải tạo thành nơi an dưỡng cho cán bộ). Trước khi cuộc tập kích xảy ra, Simons đã nhắc nhở các phi công rất kỹ: từ trên cao nhìn xuống nó rất giống mục tiêu, nên phải hết sức cẩn thận. Nhưng thật mỉa mai là chính viên phi công kỳ cựu Warner Britton chở toán của Simons lại bị mắc lừa! Simons đã nhận ra điều này sau khi chiếc trực thăng đã thả toán đổ bộ xuống bên ngoài bức tường rào và bay lên cao. Ông ta ngạc nhiên vì chờ mãi mà không nghe tiếng Dick Meadows phát thanh kêu gọi tù binh nằm xuống tránh đạn, cũng không nghe tiếng súng nổ phía trong. Để chắc chắn, Simons lệnh cho toán lính phá vỡ bức tường rào và xông vào… Tại đây trước khi rút ra ngoài, những tên lính biệt kích Mỹ đã gây ra một tội ác man rợ: Chúng xả súng bắn chết 5 cán bộ an dưỡng khi họ đang ngủ… Và chỉ trong 5 phút, chúng đã đốt phá cơ sở này thành một bó đuốc lớn!

Khi chiếc trực thăng “Quả táo số Một” quay lại đón toán của Simons đến đúng vị trí của mục tiêu, thì cuộc tập kích đã diễn ra được 8 phút. Simons lập tức liên lạc bằng bộ đàm với Dick Meadows và Elliot Sydnor, lệnh cho các toán trở lại Phương án Một. (Trước đó, vì phát hiện ra Simons đổ bộ sai vị trí, Elliot Sydnor đã quyết định cho toán quân của mình chia làm đôi để thế chỗ và thông báo qua bộ đàm xin thực hiện Phương án Hai).

Theo đúng kế hoạch, sau khi thiết lập xong Sở chỉ huy nhẹ, Simons vội cho một tốp lính đi phá sập cầu Sông Tích bằng thuốc nổ. Trong khi đó, toán lính của Sydnor cũng đã phá sụp trạm biến thế cùng các cột điện gần đó, cắt hết điện lưới cung cấp cho trại tù binh và các khu vực xung quanh. Và mặc dù không có trong dự định trước, nhưng tốp lính này đã dùng chất nổ phá tan luôn cả trạm bơm nước của thủy lợi gần đó (Đây thực sự là hành động của những tên lính xâm lược đã quen nghề ăn cướp và phá hoại !).

Chưa hết! Trên đường tiến quân, một tên lính của toán Simons đã đạp cửa xông vào một trong ba ngôi nhà dân hiếm hoi của cả vùng, bởi nhà này còn thắp điện sáng. Một người mẹ và ba đứa con nhỏ đang ngủ ngon. Bỗng nghe tiếng súng, bốn mẹ con sợ quá vội chui xuống gầm giường. Tên lính Mỹ soi đèn pin và phát hiện ra họ. Hắn đã dã man bóp cò súng, bắn trọn một băng tiểu liên vào người phụ nữ và ba đứa trẻ. Bà Nguyễn Thị An, 48 tuổi và cháu gái Lê Thu Hương 12 tuổi chết ngay tại chỗ. Cháu gái Lê Thu Nga, 15 tuổi và cháu trai Lê Việt Tuấn, 9 tuổi, bị thương rất nặng bởi trúng nhiều vết đạn…

Cùng lúc đó, sau khi gọi loa phát thanh, Dick Meadows đã chỉ huy toán lính phá khóa đột nhập vào từng buồng giam. Hầu hết các phòng đều trống không… Nhưng trong một căn buồng nhỏ, toán biệt kích Mỹ đã phát hiện ra 6 người đàn ông đang cởi trần nằm ngủ. Họ chính là những người lính có nhiệm vụ trông coi trại giam sau khi tù binh Mỹ đã chuyển đi nơi khác, và đều thuộc diện quân số thu dung (những người đang ốm yếu, bệnh tật, an dưỡng từ nhiều nơi được điều về… nghĩa là không phải quân số tham gia công tác, chiến đấu, nên thường không được trang bị vũ khí). Và toán lính của Meadows đã xả súng bắn chết tất cả 6 người đàn ông không hề có vũ trang này!

Thượng sĩ Jemmer là người đầu tiên được lệnh lục soát các phòng giam. Anh ta hết sức kinh ngạc, bởi phòng nào cũng trống không! Tuyệt nhiên không thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ có tù binh Mỹ đang ở.

Trung úy Petrie, trưởng toán hành động đứng bên ngoài cảnh giới sốt ruột hỏi vọng vào:

- Có tìm thấy ai không? Có gặp người nào không?

Jemmer đáp gọn lỏn:

- Chẳng thấy mống nào hết !

Petrie không tin, anh ta vội lao vào, trực tiếp cầm đèn pin soi từng phòng một. Nhưng sự thật vẫn là những căn phòng hoàn toàn trống rỗng! Một số phòng các cửa sổ bị mở toang, nền nhà đầy bụi bặm và không khí nồng nặc mùi ẩm mốc. Thật khó mà xác định được chúng đã bị bỏ hoang bao lâu. Có thể đã vài tuần, nhưng cũng có thể chỉ mới vài ngày…

Sau một hồi lục soát và tìm kiếm vô vọng, đại úy Meadows đành báo cáo qua bộ đàm:

- Trại giam trống rỗng! Không tìm thấy một tù binh Mỹ nào cả!

“Không tìm thấy một tù binh nào cả!”, “Không tìm thấy một tù binh nào cả!”… Câu nói ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và truyền từ người này tới người khác, sau cùng nó đã đến tai Simons như một cú sét, khiến cho ông ta không khỏi giật mình choáng váng.

- Các anh đã kiểm tra thật kỹ chưa? - Simons không tin hốt hoảng hỏi lại. Giọng ông ta nghe lạc hẳn đi.

- Thì tôi đang ở trong một phòng giam đây! - Meadows bực mình gào lên trong máy.

Đồng hồ đã chỉ sang phút thứ 18 kể từ khi bắt đầu cuộc tập kích. Simons lệnh cho mấy tên lính đem theo máy ảnh vào các buồng giam để chụp ảnh. Và đích thân ông ta đã vào tận nơi để kiểm tra lần cuối cùng, với một tâm trạng đầy thất vọng và chán chường.

Một bức điện không có trong dự kiến đã được viên sĩ quan truyền tin của Simons gửi cho tướng Manor ở Bộ chỉ huy cuộc hành quân tại Đà Nẵng: “Không có một tù binh nào cả”, trước khi đại tá Simons hạ lệnh cho tất cả toán tập tập kích rút lui và lên máy bay.
 
LẦU NĂM GÓC ĐÃ NHẬN ĐUỢC TIN CUỘC TẬP KÍCH SƠN TÂY THẤT BẠI NHƯ THẾ NÀO?
Vào lúc cuộc tập kích Sơn Tây bắt đầu, nghĩa là lúc 23 giờ 25 phút ngày 20-11-1970, từ Đà Nẵng, tướng Manor điện về Lầu Năm Góc báo tin “Chiến dịch Kingpin đã mở màn” thì tại Oasinhtơn đang là buổi trưa.

Hầu như tất cả các quan chức chóp bu của Lầu Năm Góc đều có mặt tại trung tâm chỉ huy: Bộ trưởng Laird, Thứ trưởng David Parker, Cố vấn Kissinger; cùng các thống tướng Tư lệnh Không quân, Tư lệnh Thủy quân lục chiến, Tham mưu trưởng Lục quân… Họ ăn trưa ngay tại phòng làm việc. Chủ đề các câu chuyện họ nói với nhau đều không ngoài cuộc tập kích Sơn Tây… Thỉnh thoảng lại có người nhìn đồng hồ, thấp thỏm chờ đợi tin tức.

Liên tiếp 3 công điện của tướng Manor từ Việt Nam gửi về báo cáo diễn tiến tốt đẹp của của cuộc hành quân, khiến cho không khí trong phòng họp của Trung tâm chỉ huy có vẻ hân hoan và tràn trề hy vọng…

Nhưng sự hy vọng và niềm hân hoan của các tướng lĩnh tại Lầu Năm Góc cũng chỉ tồn tại trong vòng hơn 3 giờ đồng hồ. Khi công điện thứ 4 của tướng Manor gửi về báo tin “Các toán đột kích Mỹ đang rời khỏi Sơn Tây” đã khiến cho bọn họ đứng ngồi không yên. Chưa đầy 30 phút sau, một công điện cuối cùng đã bay về và dội xuống mỗi “cái đầu nóng” một “gáo nước lạnh” đến tê người: “Không giải cứu được một tù binh phi công nào!”. Nguồn tin này đã khiến cho cả Trung tâm chỉ huy như chết lặng đi. Không một ai muốn tin rằng đó là sự thật và độ chính xác của công điện mà họ vừa nhận được. Nhưng bọn họ cũng không có cách nào kiểm chứng lại, bởi vì từ giờ phút đó các toán biệt kích Mỹ đã bay ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong im lặng, liên lạc vô tuyến bị cắt hoàn toàn…

Cũng xin được kể thêm rằng: lúc đó tại Bộ chỉ huy cuộc hành quân của tướng Manor ở Đà Nẵng một không khí thất vọng ê chề cũng đang bao trùm lên tất cả. Lần đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp của viên tướng cáo già này đã nếm mùi thất bại cay đắng đến thế. Ông ta thật sự hốt hoảng và bối rối, không biết phải hành động ra sao kể từ khi nhận được bức điện của Simons: “Zero Prisoners - Không có một tù binh nào cả!“. Bức điện đó đã được thảo xong ở ngay trại giam Sơn Tây trống rỗng. Lúc đầu, chính Simons cũng lúng túng và phân vân về cách diễn đạt này, vì trong bản mật mã liên lạc của cuộc hành quân không có quy định sử dụng chữ “Zero”. Quả thật, khi nhận được nó, tướng Manor đã không hiểu gì cả, và ông ta đã vội cho điện hỏi lại, vì nghĩ rằng có thể sĩ quan truyền tin của Simons đã “quên” hoặc “bỏ sót” một hai con số trước từ “Zero”. Simons đã kiên nhẫn cho điện lại lần thứ hai nội dung y như trên, trước khi điểm danh tên lính biệt kích Mỹ cuối cùng bước lên trực thăng…

Chiếc trực thăng cuối cùng của toán tập kích Mỹ rời khỏi Sơn Tây lúc 2 giờ 44 phút ngày 21-11-1970. Nghĩa là cuộc đổ bộ chỉ diễn ra trong 27 phút, đúng theo kế hoạch.

Và 6 phút sau, một ánh chớp lóe lên cùng một tiếng nổ lớn phát ra từ trại tù binh cũ. Đó là khối chất nổ C4 cực mạnh, được cài kíp hẹn giờ, đã phá tan chiếc HH-3 trong sân trại giam…

TẠI SAO TÙ BINH PHI CÔNG MỸ LẠI ĐƯỢC CHUYỂN KHỎI TRẠI GIAM SƠN TÂY TRƯỚC KHI VỤ TẬP KÍCH XẢY RA ?

Đó chính là câu hỏi đã làm điên đầu các quan chức chóp bu của Lầu Năm Góc sau khi cuộc tập kích thất bại, khiến cho ông chủ của Nhà Trắng bị mang tiếng là “Tên nói dối” trước dư luận.

Thực ra, trong suốt thời gian ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch “Bờ biển Ngà”, các chuyên gia quân sự Mỹ vẫn thường xuyên tiến hành thu thập nguồn tin tình báo, đặc biệt là phân tích các bức không ảnh do các máy bay trinh sát chụp được. Họ cũng nhận thấy: từ cuối tháng 6-1970, trại tù binh Sơn Tây đã có những biểu hiện của sự “giảm bớt sinh hoạt bên ngoài sân trại”. Trước khi vụ tập kích được tiến hành, hàng ngày trại giam Sơn Tây vẫn liên tục được chụp không ảnh vừa bằng máy thường, vừa bằng tia hồng ngoại. Các bức không ảnh bằng tia hồng ngoại cho thấy rõ ràng là đang có người trong các phòng giam. Tuy nhiên, loại phim chụp tia hồng ngoại hồi ấy có nhược điểm là không phân biệt được thân nhiệt của người Việt Nam hay người Mỹ. Về vấn đề này, Đô đốc Moore đã thú nhận: “Các tin tức tình báo của chúng tôi rất chính xác. Nhưng chúng tôi không thể xác định được tù binh Mỹ đang ở đâu, khi họ liên tục bị di chuyển. Dù sao chăng nữa thì chúng tôi vẫn phải quyết định đề nghị mở cuộc hành quân giải cứu họ”.

Một số chuyên gia DIA cho rằng các tù binh phi công Mỹ được phía Việt Nam cho sơ tán khỏi trại giam “Hy vọng” Sơn Tây chỉ vì một lý do rất đơn giản, một sự trùng lặp hết sức tình cờ: để tránh những trận lụt, do hậu quả hoạt động mưa nhân tạo, nằm trong kế hoạch “Chiến tranh thời tiết” của CIA gây ra! Vì nguyên tắc bí mật, nên các chuyên gia của chiến dịch “Bờ biển Ngà” đã hoàn toàn không được CIA thông báo về các chiến dịch hoạt động mưa nhân tạo nói trên. Chính vì thế, đã xảy ra câu chuyện bi hài “gậy ông lại đập lưng ông” mà bạn đọc đã thấy trong phần cuối của thiên tư liệu này!

Theo các tù binh kể lại thì những trận mưa liên miên suốt mùa hè năm 1970, theo ý đồ tội ác của CIA, đã khiến cho vùng đất này có nguy cơ bị ngập lụt. Nước sông Tích đã dâng cao sát tường rào của trại giam, công việc đi lại, tiếp phẩm hết sức khó khăn. Một số mái nhà cấp bốn của trại giam do sử dụng quá lâu, bị xuống cấp đã trở nên dột nát và hư hỏng nhiều.

Một buổi trưa, tù binh được lệnh tháo gỡ các dây phơi quần áo, lưới bóng chuyền và các tư trang khác; cùng những lợn, gà, xoong, chậu… xếp lên những chiếc xe tải nhỏ. Và đêm hôm đó, tốp tù binh đầu tiên đã bước lên xe ca. Cuộc sơ tán lụt lội được tiến hành trong lặng lẽ, trật tự và kéo dài hàng tháng trời. Nơi họ đến là một doanh trại quân đội mới được sửa lại, chỉ cách “Hy vọng” khoảng 15 cây số. Các tù binh đã gọi nơi này bằng một cái tên mới cũng rất Mỹ: trại “Niềm tin”. Chính ở nơi đây, họ đã nghe khá rõ tiếng động cơ cánh quạt trực thăng, tiếng súng nổ và ánh sáng rực trời từ trại “Hy vọng”, trong đêm xảy ra vụ tập kích Sơn Tây…

Một số chuyên gia quân sự của Mỹ lại khẳng định rằng: Tình báo Việt Nam đã biết trước có cuộc tập kích này. Họ chỉ không rõ chính xác nó sẽ diễn ra vào thời gian nào mà thôi. Bởi thế nên đơn vị biệt kích của đại tá Simons mới có thể vào và thoát ra được như đã kể trên…

Vậy tình báo Việt Nam đã phát hiện ra âm mưu của cuộc tập kích Sơn Tây như thế nào?

Chúng ta hãy nghe Thiếu tướng Nguyễn Đôn Tự, nguyên Trưởng Ban nghiên cứu của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris kể lại: “Trong thời gian công tác ở Paris tôi thường xuyên được đọc và nghiên cứu các tài liệu mật mà các bạn Mỹ tiến bộ chuyển cho đoàn ta. Trong đó có các tập biên bản của Quốc hội Mỹ (Congressional Records). Chúng dày tới hàng nghìn trang, được in chữ nhỏ, khó đọc; nhưng có rất nhiều trang nói về chiến tranh Việt Nam, giúp cho Đoàn ta có thêm chứng cứ để đấu tranh trên bàn Hội nghị.

Vào khoảng giữa quý 4 năm 1970, trong một tập tài liệu mật do các bạn Mỹ chuyển đến, tôi phát hiện tin tức nói về việc xây dựng tại Mỹ mô hình một trại tù binh ở miền Bắc Việt Nam. Tôi phân tích rồi phán đoán: Có thể Chính phủ Mỹ muốn thấy tận mắt nơi ăn ở của tù binh Mỹ ở Việt Nam, để đòi ta phải đối xử tốt với người của họ? Hay là còn một lý do quan trọng nào khác? Trong một tập biên bản về cuộc điều trần trước một ủy ban của Quốc hội, có nhiều đoạn bị kiểm duyệt, bị gạch bỏ hoặc xóa trắng, xen kẽ những đoạn được công bố. Qua các đoạn còn lại, thấy nội dung đại ý: ủy ban đã chất vấn chính quyền là hành động như thế có thể dẫn đến việc một số nước XHCN đưa quân vào miền Bắc Việt Nam không? Đại diện chính quyền đã trả lời rằng không có khả năng đó…

Đọc đến đây, tôi chợt nhớ tới chi tiết sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ rất sợ một cuộc chiến tranh trên bộ với Trung Quốc ở lục địa Châu Á. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ chủ trương hạn chế hoạt động của bộ binh trong phạm vi miền Nam; chỉ dùng không quân, biệt kích ngụy, gián điệp đối với miền Bắc… Vì Mỹ cho rằng nếu dùng bộ binh tấn công miền Bắc thì chắc chắn các nước XHCN sẽ đưa quân vào giúp Việt Nam. Như vậy, sẽ xảy ra cuộc chiến tranh trên bộ với quân đội các nước XHCN, điều mà Mỹ vẫn muốn tránh…

Như vậy, rất có thể các nghị sĩ Mỹ đã lo ngại việc giới quân sự có ý đồ đưa bộ binh tiến ra miền Bắc Việt Nam. Nhưng trong thực tế ở chiến trường miền Nam thời gian đó, dưới nhiều áp lực quân đội Mỹ đang thực hiện việc rút dần về nước, để thay thế bằng kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Dùng người Việt đánh người Việt” . Nếu vậy, mục đích của hành động quân sự dùng bộ binh đánh miền Bắc là gì? Đánh vào thủ đô Hà Nội, đầu não chỉ huy cả nước? Đánh vào cảng Hải Phòng để phá hoại các kho hàng và ngăn chặn nguồn tiếp nhận viện trợ quân sự? Đánh ra nam khu Bốn để triệt phá các chuyến hàng vận chuyển vũ khí, lương thực cho chiến trường miền Nam?… Những khả năng ấy đều rất khó xảy ra, vì từ sau khi cuộc hành quân vào vùng Mỏ Vẹt hòng mở rộng chiến tranh sang Campuchia bị thất bại, Nixon đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của dư luận Mỹ. Chắc chắn, hắn chẳng dại gì liều lĩnh và mạo hiểm khi chưa được Quốc hội và dư luận Mỹ ủng hộ!

Từ những lập luận như thế, tôi chợt nghĩ tới vấn đề mấy trăm tù binh phi công Mỹ đã bị ta bắt sống và giam giữ tại miền Bắc? Đúng rồi, đó là vấn đề người Mỹ quan tâm hàng đầu lúc này! Qua nghiên cứu tài liệu trước đó, tôi được biết để đào tạo một phi công chiến đấu quân đội Mỹ thường phải tốn ít nhất tới nửa triệu đôla mỗi người. Và để có được những phi công giỏi, nhiều giờ bay chiến đấu còn tốn kém hơn rất nhiều… Đấy là chưa kể đến chuyện hầu hết các phi công đều được tuyển chọn trong các gia đình Mỹ giàu có và thế lực. Chẳng thế mà họ còn được mệnh danh là các “sĩ quan quý tộc”. Với người Mỹ, chiến tranh có thể hao tổn nhiều triệu đôla vũ khí, trang bị cũng không hề gì, nhưng chỉ cần một tên lính bị chết hoặc bắt sống là ầm ĩ cả lên! Huống hồ: đó lại là số phận của mấy trăm “sĩ quan quý tộc”, có nhiều gã là “cậu ấm”, là “con ông cháu cha”?

Đến đây, tôi liên hệ ngay tới việc Mỹ cho xây dựng trên đất của họ một trại giam giữ tù binh giống như ở Việt Nam. Hồi ấy, tôi đã biết ở Sơn Tây có một trại giam phi công Mỹ và mô hình trên rất có thể là trại giam đó. Quân đội Mỹ đã từng tổ chức giải cứu thành công một số phi công ngay sau khi họ bị bắn rơi ở chiến trường Việt Nam. Lần này, sự tham lam quá mức đã khiến cho Lầu Năm Góc có hành động quân sự phiêu lưu đến như vậy. Và kế hoạch quân sự phiêu lưu này đã được đưa ra quốc hội Mỹ bàn bạc, khiến cho nhiều trang văn bản bị kiểm duyệt, nhiều đoạn bị gạch bỏ. Nếu đúng như vậy, thì cần phải báo gấp thông tin này về “nhà” càng sớm càng tốt!

Rất may ngay sau đó, tôi được thủ trưởng đoàn thông báo cho biết là ngày hôm sau sẽ có người về thẳng Hà Nội. Tôi liền viết một báo cáo chi tiết một số điều tôi đã thu lượm được, trong đó có đoạn: Qua một số tư liệu trong biên bản Quốc hội Mỹ cho thấy địch có kế hoạch tập kích Trại giam Sơn Tây để giải thoát tù binh. Cần có phương án đề phòng.

Sau này, khi tôi về nước mới được biết tù binh Mỹ đã được chuyển khỏi trại giam Sơn Tây từ trước khi tôi báo tin về. Thì ra ở “nhà” cũng đã nhận được nguồn tin tình báo về kế hoạch giải cứu tù binh Mỹ tuyệt mật nói trên. Khoảng hai tuần sau đó cuộc tập kích diễn ra đúng như tôi dự đoán”…

Còn sau đây là câu chuyện của ông Gia Huy, một cán bộ tình báo bí mật của Bộ Công an:

“Khoảng giữa năm 1968, đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn trực tiếp cử tôi đi công tác ở một số nước Tây Âu. Noel năm sau, tôi nhờ một người bạn giỏi tiếng Anh làm phiên dịch rồi cùng đến “Nhà người Mỹ” (Maisons Etats-Unis) trong Cư xá Quốc tế tại đại lộ Jourdan ở Paris để tham dự một cuộc hội thảo với chủ đề “Chiến tranh và hòa bình”. Cuộc hội thảo diễn ra khá căng thẳng. Tôi tìm hiểu một số người phản chiến và nhanh chóng làm quen được với một số nhân tố tích cực. Đầu tiên là hai sinh viên Mỹ đang theo học khoa Sử có tên là L. và G. Để có tiền ăn học, L. phải làm bồi phòng cho đôi vợ chồng già ở quận III. Còn G. thì chưa có việc, tôi liền giới thiệu cho anh ta đến rửa bát cho một tiệm ăn Việt kiều. Mỗi ngày họ chỉ làm thêm vài tiếng đủ tiền công ăn học.

Để giúp nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, sau khi nghỉ hè từ Mỹ trở lại Paris, không hiểu bằng nguồn nào, hai sinh viên đã đến trao tận tay tôi một tập tài liệu khá hoàn chỉnh gồm: giáo trình, giáo án, danh sách và ảnh nhận dạng một số nhân viên tình báo của chế độ ngụy Sài Gòn đang được huấn luyện tại bang Illinois.

Một lần, vào cuối năm 1969, trong khi tham dự cuộc hội thảo về chống chiến tranh tại Genevre (Thụy Sỹ) do bà Voarôn và Tiến sĩ y khoa Ôntrama đồng chủ tọa, tôi đã tình cờ quen biết ông R. - một cựu nhân viên DIA (Cục Tình báo Quân đội Mỹ) vừa hết thời gian phục vụ ở Việt Nam. Hiện R. là một nhà báo đang làm việc cho một tờ tạp chí có uy tín ở Mỹ. R. từng bị chính quyền Mỹ gọi nhập ngũ phục vụ trong quân đội với lý do sang Việt Nam để “dẹp bọn phiến loạn Việt Cộng” và “giúp đồng minh” (chế độ ngụy Sài Gòn). R. đã tận mắt chứng kiến nhiều tội ác của quân đội Mỹ với dân thường Việt Nam, nên chán ghét cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Và ông rất muốn làm một điều gì đó có ích cho nhân dân Việt Nam.

Trung tuần tháng 10-1970, trong một cuộc họp báo của Người phát ngôn VNDCCH tại Paris, R. cố tìm tôi. Bốn mắt nhìn nhau… Tín hiệu cần gặp gấp. Tôi vào toa lét. Rất nhanh, R. cùng đi theo. Thay vì cái bắt tay như thông lệ, R. chìa hai ngón tay về phía trước, ở giữa kẹp một mảnh giấy nhỏ gấp tư. Tôi hiểu ý, kẹp luôn mảnh giấy vào tay mình. R. ghé sát tai tôi nói nhỏ: “Tin rất quan trọng đấy”, rồi vội vã đi luôn. Tôi đứng trong phòng toa lét đọc rất nhanh nguồn tin “nóng”, rồi quẳng mảnh giấy nhỏ vào bồn vệ sinh và xả nước… Trở lại nơi họp báo, tôi nhẩm lại nội dung thông tin quan trọng có trong mảnh giấy nhỏ: “Bộ Quốc phòng Mỹ đang ráo riết chuẩn bị một cuộc tập kích vào phía Tây-Bắc Hà Nội để giải thoát cho tù binh phi công Mỹ. Qua một linh mục người Việt Nam ở Bỉ, DIA đã tuyển chọn một số sĩ quan biệt kích người Tây Âu có kinh nghiệm cùng tham gia kế hoạch này”…

Tôi vắt óc suy nghĩ: Thời gian qua, quân và dân miền Bắc nước ta đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái… Tất nhiên là phải có trại giam. Nhưng quả thật, tôi không hề biết những trại giam này đóng ở đâu.

Sáng hôm sau, tôi đến Bruxell (Bỉ) để tìm gặp một cựu sĩ quan du kích chống phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II, rất có cảm tình với Việt Nam. Ông này đã nhiệt tình cho tôi biết: “Lính biệt kích nhảy dù ở vùng đó không nhiều, nhưng cũng có những tay khá nổi tiếng trong hàng ngũ nhà binh. Đó là Fontaine, một người Bỉ, gốc Pháp. Ông ta là một chuyên gia quân báo, rất giỏi về huấn luyện biệt kích nhảy dù, đã từng cộng tác với tình báo Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ II. Sau đó, Fontaine gia nhập quân đội Mỹ. Đầu thập kỷ 60, ông ta đã nhiều lần sang miền Nam Việt Nam và Lào để huấn luyện biệt kích. Nghe nói, mặc dù đã giải nghệ từ lâu nhưng Fontaine lại vừa được người Mỹ mời cộng tác để thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt gì đó” …

Hồi đó, giới săn tin quốc tế thường kháo nhau: Nếu muốn biết việc gì đã, đang, hoặc sắp xảy ra tại Oasinhtơn (Mỹ), thì chỉ cần đến Paris hoặc London… bởi đó là những “trung tâm thông tin toàn cầu”. Liên hệ với nội dung có trong mảnh giấy do nhà báo R. cung cấp, tôi nhận định: Nguồn tin “nóng” của R. là có cơ sở. Nhưng chưa rõ kế hoạch đó sẽ được thực hiện trong thời điểm nào?

Tôi quyết định chuyển nhanh tin trên về “nhà”: “Có thể địch sẽ cho quân nhảy dù, tập kích để giải thoát cho tù binh Mỹ ở vùng Tây Bắc Hà Nội. Xin báo cáo để tham khảo”.

Sau này, khi về nước để báo cáo kết quả công tác, tôi đã được Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn biểu dương. Bộ trưởng còn cho biết: nguồn tin do tôi đưa về rất khớp với những nghi vấn do một số nguồn tin khác cung cấp cùng với nội dung “Địch có thể tập kích vào trại giam Sơn Tây”, mà ta chưa có điều kiện xác minh lại. Sau khi cân nhắc, cấp trên đã quyết định bí mật sơ tán ngay số tù binh phi công Mỹ ở Sơn Tây đến một trại giam dự bị, chỉ để lại một đơn vị thường trực trông coi doanh trại và sẵn sàng chiến đấu khi có địch. Việc sơ tán tù binh Mỹ đã được thực hiện đúng theo kế hoạch. Riêng việc thường trực sẵn sàng chiến đấu, lúc đầu đơn vị được giao nhiệm vụ đã thực hiện rất nghiêm chỉnh, nhưng vì không biết đích xác thời gian vụ tập kích xảy ra, sau vài tuần trực chiến không thấy gì, anh em đã mất cảnh giác, giao lại doanh trại cho bộ phận khác trông coi, nên khi bọn địch tập kích vào trại đã xảy ra chuyện đáng tiếc…”, như bạn đọc đã rõ.

Tuy nhiên, với Lầu Năm Góc thì lại khác: Do kế hoạch của cuộc tập kích Sơn Tây được chuẩn bị quá công phu và tốn kém, lại chịu sức ép nặng nề của dư luận Mỹ, nên việc không giải cứu được một tù binh phi công nào là một sự thất bại nhục nhã và ê chề!

Mặc dù đã “lường trước hậu quả xấu” có thể xảy ra, nhưng cả Nixon và Kissinger đều bị phe đối lập, quốc hội và dư luận Mỹ chỉ trích nặng nề. Để đối phó, vớt vát phần nào danh dự và trấn an dư luận, Lầu Năm Góc đã bày ra trò “họp báo” rùm beng để “tuyên dương công trạng” và thậm chí còn… gắn huân chương cho toán quân biệt kích thất bại của tướng Manor và đại tá Simons vừa liều lĩnh xâm nhập miền Bắc Việt Nam trở về.

Các chuyên gia quân sự của Lầu Năm Góc thì cố gắng tìm mọi lý do để biện minh cho thất bại của họ: Có người bảo nguyên nhân là do phía Mỹ đã chủ quan vì quá tin vào khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại; có người lại cho Mỹ thất bại là do Hà Nội được báo trước; cũng có một số ý kiến cho rằng: việc tù binh Mỹ được sơ tán khỏi trại giam Sơn Tây trước khi vụ tập kích diễn ra, chỉ hoàn toàn là sự trùng lặp tình cờ…

Tóm lại, đối với nhiều người Mỹ sự thất bại của cuộc tập kích Sơn Tây vẫn còn là một ẩn số. Và họ cho rằng đó là một trong những bí mật lớn nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam!

HẬU “VỤ TẬP KÍCH CỨU PHI CÔNG MỸ Ở SƠN TÂY” HAY LÀ “ĐIỀU BÍ MẬT CUỐI CÙNG”

Đã gần 30 năm trôi qua, nhưng bà Trần Thị Nghiên vẫn không sao quên được cái đêm kinh hoàng đó. Vốn là người hay nói lại có trí nhớ tốt, bà Nghiên đã vanh vách kể cho chúng tôi nghe, cứ như chuyện mới xảy ra tối hôm qua vậy:

- Nhà tôi ở sát cổng chính của trại tù binh. Hồi đó, vùng Xã Tắc này còn vắng vẻ và nghèo lắm. Tôi làm nghề buôn gà, (nên nhiều người bây giờ vẫn quen gọi tôi bằng cái tên ghép là “Nghiên gà”). Còn nhớ, các chú bộ đội tiếp phẩm trong trại rất hay ra nhờ tôi đi thu mua gà và khoai tây giúp. Họ thường mua với số lượng lớn, mà phải là gà và khoai ngon nhất chợ mới lấy. Sau này hòa bình rồi, tôi mới biết là họ mua những thứ ấy cho tù binh phi công Mỹ ăn!

Tối hôm trước đêm xảy ra vụ tập kích của Mỹ, có một chú bộ đội còn trẻ, khoác balô hỏi thăm đường vào trại giam. Chú ấy tự giới thiệu mình tên là Túc, người Nghệ An, mới tốt nghiệp kỹ sư xây dựng, được nhận quyết định về đây. Vì chú Túc chưa kịp báo cơm đơn vị, nên tôi mời chú ấy ăn tối với gia đình luôn, chả là bữa cơm có món thịt ngỗng rất ngon.

Đêm ấy, tôi nhớ đã là ngày 23 tháng 10 âm lịch, trời sáng trăng suông, lạnh lắm, đắp chăn bông vẫn thấy rét, nên khó ngủ. Quãng nửa đêm, tôi choàng tỉnh dậy vì thấy tiếng máy bay cánh quạt ầm ầm ngay trên nóc nhà mình. Tôi ngó qua cánh cửa sổ nhỏ, thấy nhiều ánh sáng lóa mắt, rồi tiếng súng nổ inh tai. Từ chỗ tôi nằm đến cổng gác chính của trại giam chỉ khoảng hai chục bước chân, nên nhìn rất rõ. Tôi thấy có những người đội mũ sắt, to cao lừng lững, nói xì xà xì xồ, chạy đi chạy lại… Chồng tôi, ông Cấn Hữu Ân, thì thào bên tai: “Không phải bộ đội mình tập trận đâu! (Chẳng là hồi đó, bộ đội ta thường hay tập trận ở Sơn Tây), hình như có biệt kích Mỹ đổ bộ vào đây rồi. Bà dẫn các con đi ẩn nấp mau!”. Tôi hoảng quá, cuống cả lên, vội chui vào tủ quần áo ngồi, rồi chui xuống gầm giường nằm, không dám cả thở mạnh…

Và sáng hôm sau, bà Nghiên lặng người khi nghe tiếng bà Tịnh hàng xóm của mình kêu giời, báo tin bên gia đình bà An bị giặc đạp cửa xông vào bắn cả nhà!

- Đấy chính là vợ và các con của tôi! - ông Lê Việt Tiến nhớ lại - Hồi đó, tôi đang là Phó ty Công an tỉnh Hà Tây. Đêm ấy, khi đang ngủ tại cơ quan ở thị xã Hà Đông, tôi nhận được tin dữ báo, vội về nhà ngay và đến Sơn Tây khi trời còn chưa sáng. Các đồng chí công an của thị xã cho biết: Gia đình tôi có 4 người, thì 2 người đã chết, 2 người bị thương rất nặng. Họ khuyên tôi đừng trở về nhà, vì sợ tôi đau đớn quá mà không đủ bình tĩnh để xử lý công việc.

Thế nhưng ông Lê Việt Tiến đã kiên quyết yêu cầu phải trực tiếp về để giải quyết việc nhà. Cho đến giờ, nhiều đồng sự, bạn bè cùng thời vẫn không hiểu ông đã lấy đâu ra sức mạnh, ý chí để có được sự bình tĩnh và nghị lực phi thường đến thế! Một mặt, ông thu xếp đưa hai con bị trọng thương đi viện cấp cứu, mặt khác ông trực tiếp lo tổ chức đám tang cho vợ và con gái.

Hồi ấy, người ta rất ít khi tập trung đông người, vì cảnh giác với máy bay Mỹ. Nhưng riêng đám tang của vợ và con ông Lê Việt Tiến thì người dân Sơn Tây đã tập trung hàng ngàn người. Họ đã lặng lẽ xếp hàng dài và đi bộ tới 4-5 cây số theo xe chở thi hài bà Bích An và em Thu Hương. Cảm kích trước tấm lòng của nhân dân thị xã, nhưng ông cũng không đành để bà con rồng rắn đưa vợ con mình tới nơi an nghỉ cuối cùng trong nguy hiểm như vậy. Ông đã kiên trì thuyết phục mọi người nhanh chóng giải tán quay về, đề phòng máy bay Mỹ trở lại bắn phá, gây thêm tội ác.

Vào thời gian xảy ra vụ tập kích Sơn Tây, 2 người con trai lớn của ông Việt Tiến là Lê Thành và Lê Văn Hùng đang học tập tại Liên Xô (cũ). Do hoàn cảnh chiến tranh, hồi đó việc liên lạc giữa họ và gia đình hết sức khó khăn. Mỗi lá thư đi và hồi âm trở lại thường phải mất mấy tháng trời. Sợ các con đau buồn, ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập, ông Tiến đã cấm người nhà không được thông báo cho Thành và Hùng biết. Cần phải nói thêm rằng: cũng do hoàn cảnh chiến tranh, các phương tiện báo chí và thông tin đại chúng của nước ta hồi đó đã không hề hé lộ một chi tiết nào về “Vụ tập kích cứu phi công Mỹ ở Sơn Tây”. Chỉ những cán bộ có trách nhiệm mới được phổ biến những thông tin hạn chế, theo chế độ bảo mật chặt chẽ. Nhưng phía Mỹ thì lại khác, sau khi các toán biệt kích thất bại từ vụ tập kích trở về, để trấn an dư luận, Lầu Năm Góc đã tổ chức họp báo, “tuyên dương công trạng” rùm beng cho một số tên sĩ quan chỉ huy và cầm đầu cuộc tập kích. Nên hầu hết các báo chí nước ngoài, trong đó có báo chí của Liên Xô (cũ) đã đăng tin quân Mỹ tiến hành “Vụ tập kích Sơn Tây“. Và hai người con trai lớn của gia đình ông Lê Việt Tiến đã nhận được thông tin đầu tiên qua nguồn này. Họ lập tức viết thư về nhà cho bạn bè và chẳng bao lâu họ đã rõ toàn bộ sự thật đau lòng… Vậy mà họ đã phải nén đau thương để tiếp tục học tập, tiếp thu thật nhiều kiến thức để sau này trở về phục vụ đất nước. Và bây giờ, sau gần 30 năm, cả hai người đều đã thành đạt: một người là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an; người kia là Giám đốc Công ty Chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của 3 liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam.

Trở lại chuyện hai người con của ông Lê Việt Tiến bị trọng thương năm 1970. Ngày đó, chị Lê Thị Thu Nga 15 tuổi, học lớp 9; còn anh Lê Việt Tuấn mới lên 9, đang học lớp 3. Chị Nga bị đạn của quân biệt kích Mỹ mất mảng xương thái dương bên trái; anh Tuấn cũng bị vỡ xương trên tai trái và hỏng một mắt. Cả hai người đều bị tổn thương sọ não rất nặng.

Chị Thu Nga nhớ lại:

- Đó là đêm thứ Bảy, vừa là ngày nghỉ cuối tuần, vừa trùng với ngày Nhà giáo Việt Nam. Như bao nơi khác, tuổi học trò chúng tôi đều được nghỉ học để mừng ngày lễ của các thầy cô giáo. Tôi còn nhớ, em Thu Hương theo bạn đến thăm cô giáo nên về nhà rất muộn. Đêm ấy, chúng tôi ngủ được một lúc thì nghe có tiếng máy bay ầm ầm trên trời, tiếng súng nổ loạn xạ xung quanh. Điện phụt tắt, nhưng ra ngoài bỗng thấy trời rực sáng như đang có nắng. (Sau này tôi mới biết quân biệt kích Mỹ thả pháo sáng). Do thường xuyên được nhà trường nhắc nhở các bài học cảnh giác, nên chúng tôi đoán biết có chuyện gì đó rất nguy hiểm đang xảy ra. Mẹ tôi vội giục cả nhà chui xuống gầm giường tránh mảnh đạn. Giường ngủ của nhà tôi kê gạch rất cao nên tôi có thể ngồi bó gối mà ngủ gà ngủ gật được. Nhưng tôi vẫn nghe có rất nhiều tiếng người nói xì xồ, chạy huỳnh huỵch bên ngoài. Một lúc sau, đột nhiên cánh cửa nhà tôi bị bật tung ra. Có mấy người đàn ông cao to hùng hổ xông vào. Rồi ánh đèn pin quét loang loáng trong tiếng súng nổ và tiếng lựu đạn choáng tai. Tôi nhắm mắt lại vì sợ hãi. Một lát sau, khi tiếng súng ngớt, tôi nghe rõ tiếng mẹ rên khe khẽ trong đau đớn: “Các con ơi… mẹ bị thương rồi… có lẽ chết mất…”. Tôi càng hoảng hơn khi thấy em Việt Tuấn cứ gục đầu vào người tôi mà lả đi. Tay tôi sờ vào chỗ nào cũng thấy có máu. Không hiểu nghĩ sao, lúc đó tôi đã dùng hết sức mình cõng em Tuấn ra đầu hồi nhà, nghỉ một lúc, tôi cõng em đi tiếp xuống phía cổng trại giam… Tới gần nhà bà Nghiên thì gặp các chú bộ đội. Tôi không biết rằng chính mình cũng đang bị thương rất nặng, máu chảy đầy mặt. Tôi chỉ kịp nói: “Các chú ơi, hãy đến cứu mẹ cháu và em cháu còn đang ở trong nhà”… thì xỉu luôn. Trong mê man, tôi vẫn nhận thấy mình được khênh lên ôtô, được băng bó, tiêm thuốc và cứu chữa ra sao…

- Đầu tiên, tôi đưa 2 con mình đến Quân y viện 105 ở Sơn Lộc, cách nhà khoảng một cây số - ông Việt Tiến kể tiếp - Sơ cứu băng bó xong, tôi đề nghị đưa hai cháu đến Bệnh viện Việt-Đức để chạy chữa tiếp. Nhập viện cho 2 con bị thương xong, tôi vội quay về Sơn Tây để tổ chức tang lễ cho vợ và con gái ngay trong ngày 21-11-1970… Có lẽ cũng cần phải nhấn mạnh rằng: Đây là đám tang duy nhất của các nạn nhân đã bị quân biệt kích Mỹ sát hại trong vụ tập kích Sơn Tây. 11 người còn lại, do không có điều kiện, nên đành cho nhập quan tài rồi đem chôn cất luôn…

- Trong số đó, có cả chú Túc kỹ sư xây dựng, người Nghệ An - Bà Nghiên bồi hồi, xúc động - Tối hôm trước, chú ấy còn vừa ăn cơm thịt ngỗng ở nhà tôi, vừa hẹn đi thăm quan Đền Và. Vậy mà sáng hôm sau đã trở thành oan hồn, chẳng kịp trăng trối điều gì. Thế là ngày 21-11 bỗng nhiên trở thành ngày giỗ của làng này. Hằng năm, tới ngày đó, ở Xã Tắc bây giờ nhà nhà đều thắp hương. Riêng tôi, năm nào cũng thắp hương khấn cho cả 6 chú bộ đội, với 6 chiếc bát và 6 đôi đũa trên mâm cơm cúng… Cho mãi tới năm ngoái (1997), người nhà của chú Túc mới ra bốc mộ mang hài cốt chú ấy về quê chôn cất…

Anh Lê Việt Tuấn cho biết:

- Hồi ấy, mặc dù còn rất nhỏ, nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ chị em mình đã được cứu chữa tại bệnh viện ra sao. Chúng tôi đều bị cạo hết tóc, đầu trọc lốc trước khi lên bàn mổ hộp sọ. Sau đó là nhiều ngày nằm bất động, với bông băng đầy người, tiếp nước liên tục. Nhiều người nhìn cảnh ấy đã không tin rằng chị em tôi lại có thể sống sót được. Vậy mà sau hai tháng điều trị, chúng tôi đã được Bệnh viện Việt-Đức cho về nhà ăn Tết. Sau đó, tôi còn phải vào Quân y viện 103 điều trị tiếp một tháng nữa mới tạm ổn. Tôi nói “tạm ổn” bởi vì cho tới hôm nay, sau gần 30 năm đầu tôi vẫn thường bị đau nhức, mắt tối sầm mỗi khi trái gió trở trời. Mấy mảnh đạn nhỏ còn lại trong người tôi thỉnh thoảng vẫn sưng tấy lên. Chị Thu Nga của tôi cũng vậy. Nếu lật tóc mai trái của chị ấy lên, sẽ thấy một vết lõm sâu và to như cái miệng chén Tống. Đó là chỗ mảnh xương sọ bị mất, rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không may sơ ý bị một vật cứng đụng vào…

Trước ngày giỗ lần thứ 28 của các nạn nhân trong “Vụ tập kích cứu phi công Mỹ ở Sơn Tây”, người viết bài này đã đến thăm ngôi nhà nhỏ nằm trong ngõ 50, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đó là nơi cụ Lê Việt Tiến đang sống hạnh phúc cùng con cháu những năm tuổi già. Cụ vừa vinh dự được nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Trước khi về nghỉ hưu, người cán bộ Công an lão thành này là Phó giám đốc Công an thành phố Hà Nội. Năm nay dù tuổi đã cao tới gần “bát thập”, nhưng cụ Việt Tiến vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Cụ cho biết: Hằng năm vào ngày 21-11, thường có rất nhiều bà con Sơn Tây lặng lẽ tìm đến thắp hương trên bàn thờ của gia đình. Và cụ thường tự hào giới thiệu với khách: “Cháu Thu Nga của tôi giờ đang là giáo viên Trường tiểu học Ngọc Hà, chồng của cháu là Thiếu tá Công an công tác ở quận Ba Đình; cháu Việt Tuấn thì làm công nhân ở Công ty Điện tử Giảng Võ, lấy vợ công tác ở Tổng công ty Dầu khí Việt Nam…”.

Còn hai điều khá đặc biệt này nữa, tuy cụ Việt Tiến không giới thiệu, nhưng hàng xóm với gia đình cụ ai cũng biết: Thứ nhất, là vào các ngày nghỉ, chủ nhật, hai người con trai lớn thành đạt, thường đi xe đạp hoặc đi bộ về thăm nhà (cụ Việt Tiến không thích họ đi ôtô, xe máy, vì sợ ồn ào và ầm ĩ dân phố), rồi ngoan ngoãn ngồi hầu chuyện và lắng nghe những lời răn dạy của cụ. Thứ hai là, sau khi người vợ yêu quý không may bị quân biệt kích Mỹ sát hại, mặc dù là một người đàn ông nổi tiếng “to khỏe, đẹp trai, có địa vị trong xã hội”, nhưng gần 30 năm qua cụ Lê Việt Tiến vẫn kiên quyết ở vậy mà không hề nghĩ chuyện “đi bước nữa”, để dành tâm trí phục vụ sự nghiệp và nuôi dạy con cháu…

Sơn Tây - Hà Nội. Tháng 6 - tháng 12 năm 1998

SỰ THẬT VỀ VỤ TẬP KÍCH

CỨU PHI CÔNG MỸ TẠI

SƠN TÂY

ĐẶNG VƯƠNG HƯNG

NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN

65 Nguyễn Du, Hà Nội – ĐT & Fax: 8222135

Chịu trách nhiệm xuất bản:

NGUYỄN PHAN HÁCH

Biên tập:

LÊ MINH KHUÊ

Trình bày:

NGUYỄN SỸ - THANH NHÃ

Vẽ bìa:

VĂN SÁNG

Sửa bản in:

TRƯƠNG NAM HƯƠNG
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top