Sự ra đời của Đảng CSVN 3/2/1930 là sản phẩm của sự kết hợp giữa CN Mác - Lênin với phong trào Công Nhân và phong trào yêu nước VN trong những năm 20 của thế kỷ XX. Anh chị hãy giải thích nhận định trên.
BÀI LÀM:
- ĐCS VN ra đời 3/2/ 1930 không phải là 1 hiện tượng ngẫu nhiên mà là kết quả của sự tác động, vận động và phát triển tất yếu, chín muồi của 3 nhân tố: CN Mác - Lênin với ptrào CN và ptrào yêu nước VN.
- CN Mác Lê - nin trang bị về lý luận, chỉ ra mục tiêu, lý tưởng, nhiệm vụ, phương pháp khoa học soi đường dẫn lối cho giai cấp Vô sản và quần chúng lao động tiến hành đấu tranh CM hoá, xoá bỏ chế độ xã hội cũ - chế độ áp bức bóc lột, xây dựng chế độ XH mới XHCN và CSCN.
- CN Mác - Lênin còn chỉ ra rằng trong cuộc đấu tranh chính kẻ thù giai cấp và trong sự nghiệp XH mới giai cấp công nhân phải lập ra Đảng VS của mình. Đảng đó phải là Bộ tham mưu, là đội quân tiên phong của giai cấp CN, trung thành với lợi ích của giai cấp CN và của DT. Đảng đó phải là Đảng kiểu mới của giai cấp CN.
- CN Mác - Lênin được truyền bá, thâm nhập vào VN trở thành nhân tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của ĐCS.
- Sau những năm bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1920 NAQ đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho DTVN, con đường giải phóng theo học thuyết Mác- Lênin "Độc lập DT gắn liền với CNXH, giải phóng DT đồng thời với giải phóng giai cấp". Kể từ đó người tích cực hoạt động truyền bá CN Mác _lênin vào trong nước.
- Từ 1921 - 1930 thông qua những hoạt động lập 1 số tổ chức yêu nước (Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, VNTNCMĐCH) viết sách báo tiến bộ, báo cáo tham luận đặc biệt là 2 tác phẩm nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân, Đường Cách Mệnh, Người cón trực tiếp đào tạo huấn luyện cán bộ đưa về nước hoạt động. Nhờ đó CN Mác - Lênin ngày càng được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, thức tỉnh những người VN hướng họ đi theo con đường CM đúng đắn, đó là con đường cách mạng Vô sản.
- CN Mác - Lê nin còn chỉ rõ ĐCS là lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN. Xác định đúng đắn vấn đề động lực CM, liên minh giai cấp, vị trí CM thuộc địa, phương pháp CM bạo lực… đó là cơ sở cho cương lĩnh Cách mạng của Đảng sau này.
- Nhờ có CN Mác - Lênin mà ptrào CN đã chuyển từ tự phát sang tự giác. Sự lớn mạnh của ptrào CN đòi hỏi phải có 1 chính Đảng duy nhất và thống nhất lãnh đạo. Ptrào CN là điều kiện cơ bản quyết định dẫn tới sự ra đời của Đảng.
- Giai cấp CN Việt Nam hình thành từ rất sớm, ngay từ cuộc khai thác thuộc địa 1 của thực dân Pháp, do bị áp bức bóc lột nặng nề nên ngay từ khi mới ra đời CN VN đã bước vào trận tuyến đấu tranh chống áp bức bóc lột nhưng trước chiến tranh thế giới 1, ptrào CN vẫn chưa trở thành lực lượng riếng biệt mà còn hoà lẫn vào ptrào dân tộc.
- Sau ctranh thế giới 2, dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa 2 CNVN đã tăng nhanh về số lượng, ptrào đấu tranh của CN cũng tăng nhanh về chất lượng. Trong những năm 1919 - 1925 đã xuất hiện những cuộc bãi công lớn của CN đòi hỏi quyền lợi kinh tế , chính trị trở thành lực lượng riêng biệt và bước đầu xuất hiện tổ chức sơ khai. Từ 1926 - 1929 do tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin ptrào CN đã phát triển dần lên trình độ tự giác dẫn đến sự lột xác của phong trào, đó là sự xuất hiện 3 tổ chức CS cuối 1929. Sự ra đời 3 tổ chức CS chứng tỏ CN Mác - Lênin đã kết hợp nhuần nhuyễn với ptrào CN làm cơ sở cho sự ra đời 1 chính Đảng VS duy nhất.
- Như vậy ptrào CN ngày 1 trưởng thành đi từ tự phát đến tự giác là 1 trong những điều kiện tất yếu dẫn đến sự ra đời của ĐCSVN.
- ĐCSVN ra đời còn là nhu cầu đòi hỏi của ptrào yêu nước VN, kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta (1858 ). Nhân dân ta với tinh thần yêu nước nồng nàn đã không ngớt vùng dậy đánh đuổi Pháp để giành độc lập dân tộc. Đó là các ptrào của nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của vua quan PK như: Ptrào Cần Vương, các cuộc khơỉ nghĩa của nông dân… nhưng tất cả các ptrào đó đều thất bại.
- Từ sau ctranh thế giới I đến 1930 ptrào yêu nước VN tiêu biểu theo 2 khuynh hướng rõ rệt: Khuynh hướng TS và VS. Khuynh hướng TS bao gồm các ptrào đấu tranh của giai cấp Tiểu Tư sản và tư sản dân tộc. Tiêu biểu: Chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá, chống độc quyền thương cảng, đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Chân Trinh và đỉnh cao là cuộc KN của VNQDĐ. Tất cả các ptrào đều diễn ra sôi nổi, mãnh liệt, nhưng cuối cùng đều thất bại. Khuynh hướng Vô sản do ảnh hưởng của CM Tháng 10 Nga, những hoạt động tích cực của QT CS và ảnh hưởng sự ra đời của Đảng CS Pháp, ĐCS TQ và nhất là những hành động truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin của NAQ từ 1921 - 1930 làm cho ptrào CM theo khuynh hướng VS ở nước ta ngày càng ptriển mạnh mẽ, điển hình là hoạt động của các tổ chức: Hội Thanh niên Đảng Tân Việt, đã có nhiều thanh niên yêu nước được giác ngộ trở thành Đảng viên ĐCS. Đến cuối 1929 đầu 1930 ba nhân tố: CN Mác - Lênin, ptrào CN, ptrào yêu nước đã kết hợp chặt chẽ với nhau là điều kiện để dẫn đến sự ra đời của ĐCSVN.
Sưu tầm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: