rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
The Lure of the Unpredictable Lover
Why we want what we can only sometimes get
Published on November 13, 2012 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
Những trung tâm phần thưởng của bộ não thường gặp vấn đề với những khao khát tận cùng của chúng ta. Nó chỉ cần 1 hoặc 2 lần để chúng hình thành những mối liên hệ giữa những sự kiện ngẫu nhiên ở thế giới bên ngoài và 1 điều gì đó cảm thấy rất tốt đến nỗi chúng ta không thể ngừng khao khát nhiều hơn.
Các nhà khoa học thần kinh biết rất nhiều về những gì xảy ra trong não khi chúng ta bị choáng ngợp bởi niềm vui, và đối với hầu hết các phần, nó liên quan đến sự dâng lên đột ngột của dopamine. Điều ít rõ ràng là tại sao những trung tâm phần thưởng của con người lại đáp ứng rất khác nhau trước nhiều kích thích khác nhau. Cái túi hàng hiệu đó gửi đi những cú đánh vào sâu trong phần não ngay dưới vỏ não của bạn nhưng lại không làm bạn của bạn có phản ứng gì. Ngược lại, những tế bào thần kinh của bạn ấy bật sáng khi nghĩ đến catalo mới nhất của Tiffany. Các nhà tiếp thị muốn biết viên đạn thần kì nào sẽ kích thích những trung tâm phần thưởng của mọi người, nhưng đến thời điểm này, họ phải dựa vào 1 cách tiếp cận để có thể ảnh hưởng đến lượng công chúng to lớn nhất có thể. 1 khám phá mà các nhà tiếp thị đã làm cách đây nhiều năm, nhưng vẫn có hiệu quả đối với hầu hết mọi người tiêu dùng. Nếu họ muốn làm bạn muốn 1 điều gì đấy, họ chỉ cần làm cho nó tạm thời không có sẵn(ví dụ, trường hợp iPhone 5).
Tính không sẵn sàng vẫn thống trị thế giới của trái tim. Hãy nhớ về Charlie Brown, người đã dành nhiều thời gian tuổi thơ quý giá để khao khát về 1 cô gái tóc đỏ mà anh không thể với tới. Nỗi đau của anh, giống như nỗi đau của chúng ta, bị làm cho tồi tệ bởi sinh vật hoàn hảo nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy nhưng không thể có.
Khao khát những điều mà chúng ta không thể có không là gì so với nỗi đau chúng ta cảm nhận đối với người mình yêu đã bỏ đi. Cuối cùng, hầu hết mọi người chấp nhận rằng mối quan hệ đã kết thúc và tìm 1 con đường khác. Nhưng cho đến khi anh/cô ấy cho chúng ta lý do để hy vọng lại. 1 cuộc điện thoại, email, tin nhắn bất ngờ và chúng ta lại bị mắc vào người đó.
Trong thuật ngữ hành vi, sự lên và xuống của những mối quan hệ với những người yêu không thể dự đoán (unpredictable lovers) có thể được giải thích bằng thuật ngữ "củng cố một phần" (partial reinforcement). Khi bạn biết rằng bạn sẽ được thưởng 1 cách nhất quán, bạn sẽ học được 1 hành vi nhanh chóng, nhưng bạn sẽ trở thành 1 người đáp lại lười biếng. Những con vật thí nghiệm được thưởng mọi lần thì chúng đẩy cần gạt chậm hơn vì chúng biết rằng lần tới chúng muốn phần thưởng, nó sẽ đợi chúng. Tuy nhiên, nếu chúng không biết khi nào sự củng cố tiếp theo (phần thưởng) sẽ xuất hiện thì chúng sẽ tiếp tục đẩy và đẩy cần gạt với hy vọng sẽ tạo ra những viên thức ăn ngon.
Với sự phát triển của công nghệ quét hình ảnh não, các nhà nghiên cứu đã có thể thăm dò vào não bộ của tất cả các loại động vật trong phòng thí nghiệm, bao gồm cả chúng ta. Gần đây, bác sĩ tâm thần Richard Friedman ở trường Cornell Medical đã dịch những kết quả quét não từ nghiên cứu của nhà tâm thần Gregory Berns sang những thuật ngữ tình yêu, cho thấy chúng ta phản ứng như thế nào trước những phần thưởng không thể đoán trước. Trong nghiên cứu này, sự quét não được tiến hành trong khi những người tham gia được cho nước uống hoặc nước trái cây. Tuy nhiên, mọi phần thưởng không bằng nhau và những người tham gia trong nghiên cứu này cho thấy những phản ứng mạnh mẽ nhất khi họ không tiên liệu được họ sẽ được nhận nước uống hay nước trái cây. Vấn đề không phải là họ thích nước uống hơn hay là nước trái cây hơn. Mà đó là phần thưởng không đoán trước được đã gửi đến những tế bào thần kinh của họ 1 tình trạng kích động. Những người tham gia thậm chí không nhận ra não của họ tạo ra 1 phản ứng mạnh mẽ hơn khi phần thưởng là bất ngờ.
Nếu chúng ta muốn được yêu lại, liệu chúng ta có nên trở thành người không thể đoán trước, chỉ để thu hút sự chú ý của trung tâm phần thưởng của bộ não của đối tác của bạn?
Bề ngoài, nghiên cứu của Berns dường như đề xuất rằng chúng ta nên kiểm soát những cảm xúc của người chúng ta muốn yêu bằng cách làm bản thân sẵn sàng 1 cách không nhất quán. Tuy nhiên, đối với những cặp đôi có thể thiết lập những mối quan hệ dài hạn, thì tính không tin cậy được có thể hủy hoại hơn là xây dựng những mối quan hệ thân mật thật sự. Tính không thể dự đoán được (unpredictability) làm đối tác mất niềm tin vào sự nhất quán của chúng ta.
Thông điệp từ nghiên cứu này rất rõ ràng. Nếu bạn muốn tăng mức độ dopamine của người yêu của bạn, chỉ cần đôi lúc tỏ ra bất ngờ, không thể đoán trước. Tuy nhiên, phần thưởng của dopamine có thể bị đánh giá quá cao. Có nhiều phần thương cảm xúc khác mà bạn có thể nhận được từ những mối quan hệ lâu dài, có thể dự đoán được. Những mối quan hệ như vậy có thể thiếu sự phấn khích nhưng về lâu dài, chúng sẽ mang lại cho bạn sự thoả mãn/ hạnh phúc đích thực.
Nguồn: Psychologytoday
The Lure of the Unpredictable Lover
Why we want what we can only sometimes get
Published on November 13, 2012 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
Những trung tâm phần thưởng của bộ não thường gặp vấn đề với những khao khát tận cùng của chúng ta. Nó chỉ cần 1 hoặc 2 lần để chúng hình thành những mối liên hệ giữa những sự kiện ngẫu nhiên ở thế giới bên ngoài và 1 điều gì đó cảm thấy rất tốt đến nỗi chúng ta không thể ngừng khao khát nhiều hơn.
Các nhà khoa học thần kinh biết rất nhiều về những gì xảy ra trong não khi chúng ta bị choáng ngợp bởi niềm vui, và đối với hầu hết các phần, nó liên quan đến sự dâng lên đột ngột của dopamine. Điều ít rõ ràng là tại sao những trung tâm phần thưởng của con người lại đáp ứng rất khác nhau trước nhiều kích thích khác nhau. Cái túi hàng hiệu đó gửi đi những cú đánh vào sâu trong phần não ngay dưới vỏ não của bạn nhưng lại không làm bạn của bạn có phản ứng gì. Ngược lại, những tế bào thần kinh của bạn ấy bật sáng khi nghĩ đến catalo mới nhất của Tiffany. Các nhà tiếp thị muốn biết viên đạn thần kì nào sẽ kích thích những trung tâm phần thưởng của mọi người, nhưng đến thời điểm này, họ phải dựa vào 1 cách tiếp cận để có thể ảnh hưởng đến lượng công chúng to lớn nhất có thể. 1 khám phá mà các nhà tiếp thị đã làm cách đây nhiều năm, nhưng vẫn có hiệu quả đối với hầu hết mọi người tiêu dùng. Nếu họ muốn làm bạn muốn 1 điều gì đấy, họ chỉ cần làm cho nó tạm thời không có sẵn(ví dụ, trường hợp iPhone 5).
Tính không sẵn sàng vẫn thống trị thế giới của trái tim. Hãy nhớ về Charlie Brown, người đã dành nhiều thời gian tuổi thơ quý giá để khao khát về 1 cô gái tóc đỏ mà anh không thể với tới. Nỗi đau của anh, giống như nỗi đau của chúng ta, bị làm cho tồi tệ bởi sinh vật hoàn hảo nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy nhưng không thể có.
Khao khát những điều mà chúng ta không thể có không là gì so với nỗi đau chúng ta cảm nhận đối với người mình yêu đã bỏ đi. Cuối cùng, hầu hết mọi người chấp nhận rằng mối quan hệ đã kết thúc và tìm 1 con đường khác. Nhưng cho đến khi anh/cô ấy cho chúng ta lý do để hy vọng lại. 1 cuộc điện thoại, email, tin nhắn bất ngờ và chúng ta lại bị mắc vào người đó.
Trong thuật ngữ hành vi, sự lên và xuống của những mối quan hệ với những người yêu không thể dự đoán (unpredictable lovers) có thể được giải thích bằng thuật ngữ "củng cố một phần" (partial reinforcement). Khi bạn biết rằng bạn sẽ được thưởng 1 cách nhất quán, bạn sẽ học được 1 hành vi nhanh chóng, nhưng bạn sẽ trở thành 1 người đáp lại lười biếng. Những con vật thí nghiệm được thưởng mọi lần thì chúng đẩy cần gạt chậm hơn vì chúng biết rằng lần tới chúng muốn phần thưởng, nó sẽ đợi chúng. Tuy nhiên, nếu chúng không biết khi nào sự củng cố tiếp theo (phần thưởng) sẽ xuất hiện thì chúng sẽ tiếp tục đẩy và đẩy cần gạt với hy vọng sẽ tạo ra những viên thức ăn ngon.
Với sự phát triển của công nghệ quét hình ảnh não, các nhà nghiên cứu đã có thể thăm dò vào não bộ của tất cả các loại động vật trong phòng thí nghiệm, bao gồm cả chúng ta. Gần đây, bác sĩ tâm thần Richard Friedman ở trường Cornell Medical đã dịch những kết quả quét não từ nghiên cứu của nhà tâm thần Gregory Berns sang những thuật ngữ tình yêu, cho thấy chúng ta phản ứng như thế nào trước những phần thưởng không thể đoán trước. Trong nghiên cứu này, sự quét não được tiến hành trong khi những người tham gia được cho nước uống hoặc nước trái cây. Tuy nhiên, mọi phần thưởng không bằng nhau và những người tham gia trong nghiên cứu này cho thấy những phản ứng mạnh mẽ nhất khi họ không tiên liệu được họ sẽ được nhận nước uống hay nước trái cây. Vấn đề không phải là họ thích nước uống hơn hay là nước trái cây hơn. Mà đó là phần thưởng không đoán trước được đã gửi đến những tế bào thần kinh của họ 1 tình trạng kích động. Những người tham gia thậm chí không nhận ra não của họ tạo ra 1 phản ứng mạnh mẽ hơn khi phần thưởng là bất ngờ.
Nếu chúng ta muốn được yêu lại, liệu chúng ta có nên trở thành người không thể đoán trước, chỉ để thu hút sự chú ý của trung tâm phần thưởng của bộ não của đối tác của bạn?
Bề ngoài, nghiên cứu của Berns dường như đề xuất rằng chúng ta nên kiểm soát những cảm xúc của người chúng ta muốn yêu bằng cách làm bản thân sẵn sàng 1 cách không nhất quán. Tuy nhiên, đối với những cặp đôi có thể thiết lập những mối quan hệ dài hạn, thì tính không tin cậy được có thể hủy hoại hơn là xây dựng những mối quan hệ thân mật thật sự. Tính không thể dự đoán được (unpredictability) làm đối tác mất niềm tin vào sự nhất quán của chúng ta.
Thông điệp từ nghiên cứu này rất rõ ràng. Nếu bạn muốn tăng mức độ dopamine của người yêu của bạn, chỉ cần đôi lúc tỏ ra bất ngờ, không thể đoán trước. Tuy nhiên, phần thưởng của dopamine có thể bị đánh giá quá cao. Có nhiều phần thương cảm xúc khác mà bạn có thể nhận được từ những mối quan hệ lâu dài, có thể dự đoán được. Những mối quan hệ như vậy có thể thiếu sự phấn khích nhưng về lâu dài, chúng sẽ mang lại cho bạn sự thoả mãn/ hạnh phúc đích thực.
Nguồn: Psychologytoday