Sự phát triển kinh tế của Mỹ, Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Nguyên nhân, bản chấ

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sự phát triển kinh tế của Mỹ, Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Nguyên nhân, bản chất ?

Hiện nay, Mỹ, Nhật là những cường quốc kinh tế trên thế giới. Đặc biệt từ sau Thế chiến thứ hai (1945), cả hai nước đều có những bước dài trên chặng đường phát triển kinh tế, trở thành siêu cường nhất nhìn trên thế giới. Có nhiều yếu tố dẫn đến những bước phát triển đó, tiêu biểu như :

* Đối với Mỹ

- Hoa Kỳ là một quốc gia được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, giàu tài nguyên, nguồn nhân công dồi giàu, đặc biệt có nhiều tài nguyên quý tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tế : vàng, than, dầu mỏ...

- Về lịch sử, nhờ có Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao bọc, lại cách xa trung tâm chiến tranh thế giới nên không bị tàn phá và thiệt hại, trong khi đó Mỹ lại thu được lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) nền kinh tế Mỹ nhảy vọt, nhất kà 1945 – 1950, đưa Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số một của thế giới tư bản.

- Chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm tới việc phát triển khoa học – kĩ thuẩ, là một trong những quốc gia có đầu tư lớn nhất cho nghiên cứu khoa học – kĩ thuật. Chính vì thế, Mỹ luôn luôn là nước đi đầu trong việc phát minh khoa học và áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, tạo ra sức phát triển mạnh mẽ và cường thịnh của nền kinh tế Mỹ.

- Vấn đề giáo dục – đào tạo cũng được Mỹ đặc biệt chú trọng, đào tạo ra các thế hệ lao động có trình độ văn hoá – kĩ thuật để góp công sức vào việc phát triển kinh tế ngày càng vững mạnh.

- Sự phát triển kinh tế giúp nước Mỹ có ưu thế về chính trị, quân sự trên toàn cầu. Ngược lại, ưu thế chính trị, quân sự giúp Mỹ có điều kiệt phát triển kinh tế mạnh mẽ và vững chắc hơn.

* Đối với Nhật Bản :

- Về điều kiện tự nhiên, nước Nhật không được ưu đãi như Mĩ, hơn nữa Nhật bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế kẻ thất bại, cho nên gặp nhiều khó khăn nhưng đã vươn lên đứng vững và ngày càng phát triển.

- Chính phủ Nhật tỏ ra năng động và linh hoạt trong việc hoạch định đường lối, chiến lược phát triển phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Cho nên kinh tế Nhật cũng có sự phát triển năng động linh hoạt nhờ những chủ trương biện pháp đúng đắn của Chính phủ.

- Nhật Bản rất chú trọng tới vấn đề giáo dục và đào tạo. Người lao động Nhật luôn giữ vững bản sắc dân tộc đồng thời tiếp nhận tri thức văn minh nhân loại, được đào tạo một cách cơ bản, khoa học và có khả năng thích nghi nhanh nhậy với những tiến bộ mới, cho thấy nhân tố con người là một nguyên nhân quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản.

- Sự giúp đỡ của Mỹ với những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh (Triều Tiên : 1950 – 1953, Đông Dương 1954 – 1975) thực sự là “ngọn lửa thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản.

- Nhật Bản cũng là quốc gia rất chú trọng và đầu tư nhiều cho khoa học – kĩ thuật. Từ việc tiếp nhận các thành tựu khoa học – kĩ thuật của Nhật đã dần dần tự nâng cao trình độ khoa học – kĩ thuật của bản thân để thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Cuối cùng phải kể đến sự thay đổi linh hoạt cơ cấu kinh tế của Nhật Bả. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ (1973), Nhật chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, sử dụng nhiều chất xám, ít nghiêu liệu nhưng hiệu quả kinh tế cao (điện tử, vi tính ...)

Qua việc tìm hiểu nguyên nhân sự phát triển kinh tế Mỹ, Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có thể nhận thức một số nét cơ bản về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản độc quyền lũng đoạn nhà nước. Các công ty lớn, các chủ doanh nghiệp vừa là những nhà kinh doanh, vừa có vị trí to lớn trong đời sống chính trị quốc gia.

- Cách mạng khoa học – kĩ thuật luôn được chú trọng, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng năng lượng (1973), các nước tư bản chủ nghĩa đều đi sâu vào khoa học – kĩ thuật phát triển công nghệ để cải cách cơ cấu kinh tế tìm cách thích nghi về chính trị - xã hội để thoát khỏi khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ.

- Các nước rất chú trọng đến vấn đề con người coi trọng giáo dục, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, có tay nghề làm “nguồn lực” phát triển kinh tế.

- Sự liên minh quốc gia của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc với sự hình thành những công ty đa quốc gia. Trong sự phát triển chung của nhân loại, mối quan hệ giữ các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển ngày càng có những thay đổi đáng kể.

- Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ thay đỏi về hình thái chứ không thay đổi về bản chất. Trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại luôn chứa đựng những mâu thuẫn, hạn chế không thể nào khắc phục được :

+ Mâu thuẩn giữa các nước tư bản với nhau, mâu thuẫn giữa những người quá giàu và nhũng người quá nghèo trong xã hội.

+ Trong xã hội có nhiều hiện tượng tiêu cực, mức sống chênh lệch, tện nạn xã hội, ma tuý và bạo lực.

- Có thể nói, chủ nghĩa tư bản sau Ciến tranh thế giới thứ hai đã chuyển sang một giai đoạn mới được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày càng có những bước nhảy vọt về kinh tế, song nó chỉ thay đổi về mặt hình thái chứ không thay đổi về bản chất, chứa đựng những mâu thuẩn không thể nào khắc phục được. Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn phủ nhận mọi thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Tương lai và vận mệnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại phụ thuộc vào tinh thần, yêu cầu và sự đấu tranh của nhân dân các nước vì các mục tiêu hoà bình – độc lập dân tộc – dân chủ - tiến bộ xã hội.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top