• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Sự phát triển của ruộng đất tư hữu dưới triều Nguyễn

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sự phát triển của ruộng đất tư hữu dưới triều Nguyễn

Sự phát triển của ruộng đất tư hữu là một sự phát triển khách quan ngoài ý muốn của con người. Đến đầu thế kỷ XIX sở hữu tư nhân về ruộng đất đã chiếm vị trí bao trùm. Theo thống kê không đầy đủ của bộ Hộ thì toàn quốc có tất cả 4617434 mẫu ruộng đất công tư. Tuy nhiên, sự phân bố ruộng tư giữa các miền, các vùng, các tỉnh là không giống nhau.

Ở miền Bắc, trên địa bàn tỉnh Hà Đông ruộng đất tư chiếm tỉ lệ 65,34% tổng diện tích các loại nhưng phân bố không đều giữa các huyện, giữa các tổng. Trên địa bàn tỉnh Thái Bình tỷ lệ ruộng đất tư cũng phân bố không đều. Khu vực phía Tây huyện Thụy Anh chiếm 75,2%, huyện Kiến Xương 37,67% … Ở hai huyện Hoằng Hóa và Nga Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa tuyệt đại bộ phận đất đai thuộc sở hữu tư nhân.

Vùng Nam Trung bộ và Nam Bộ sở hữu tư nhân phát triển rất mạnh. Riêng tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị chiếm 126150 mẫu, trong số ruộng đất này ít nhất ruộng tư hữu đã chiếm trên 50% diện tích ruộng đất trong cả nước (trên 2245642 mẫu). Tại tỉnh Bình Định vào những năm 1839- 1840 ruộng đất công chỉ còn khoảng 7000 mẫu còn lại hầu hết là ruộng đất tư. Tại Nam Bộ tỷ lệ tư điền lên đến 92% tổng số các loại ruộng đất.

Rõ ràng tư điền đã phát triển mạnh tiến tới lấn át địa vị của các loại ruộng đất công làng xã trên phạm vi toàn quốc. Tình hình này càng trở nên rõ rệt tính từ Bắc vào Nam. Ở miền Nam chắc chắn ruộng công làng xã kể cả ruộng đất Nhà nước chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Sự phát triển của ruộng đất tư hữu không chỉ được xem xét về mặt số lượng. Điều quan trọng hơn là phát hiện sự phát triển ấy về mặt chất lượng cũng tức là về mặt quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của nó.

Sự phân hóa hai cực đối lập của sở hữu tư nhân về ruộng đất ở thế kỷ XIX được đẩy mạnh và sở hữu của giai cấp địa chủ trở thành nhân tố bao trùm trong bộ phận ruộng đất tư hữu. Đó là tình hình chung mang tính chất phổ biến. Ở Nam Kỳ có thể phát sinh hình thức sở hữu lớn của giai cấp địa chủ. chính sách tô thuế của Gia Long đối với Miền Nam trong 20 năm đầu thế kỷ XIX mang tính chất kích thích và ưu đãi những sở hữu địa chủ lớn. Đây là điều kiện thuận lợi không thể không tạo thành sở hữu lớn về ruộng đất ở miền Nam. Năm 1840 hiến ruộng tư ở Gia Định, chính đó mà các địa chủ đã hình thành do các chính sách ruộng đất và tô thuế của nhà Nguyễn trong vòng 40 năm trước. Triều Nguyễn cũng sớm thực hiện chính sách khai khẩn ruộng đất hoang theo kiểu chiêu dân lập ấp làm sản sinh tầng lớp người khá giàu có thành địa chủ lớn - chỗ dựa giai cấp cho nhà Nguyễn. Lớp đại địa chủ này phát triển đối lập với sở hữu nhỏ của nông dân tự canh, thôn tính sở hữu nhỏ này bằng nhiều thủ đoạn và bóc lột nông dân bần cùng bằng chế độ cấy rẽ hoặc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Về cơ bản, sở hữu đại địa chủ cũng có tác dụng như sở hữu địa chủ nói chung tuy nhiên nếu sở hữu đại địa chủ cứ phát triển mạnh mãi lên thì chế độ bóc lột theo kiểu cho thuê ruộng đất cũng phát triển theo.

Có thể nói ở thế kỷ XIX sở hữu tư nhân về ruộng đất đã chia làm hai bộ phận đối lập nhau: sở hữu địa chủ và sở hữu địa chủ nhỏ tự canh, thậm chí đã xuất hiện đại địa chủ. Sở hữu địa chủ luôn luôn phát triển thôn tính sở hữu nhỏ tự canh làm nảy sinh đại địa chủ, nhưng sự phát triển đó không đi tới cùng đường của nó, trong khi sở hửu nhỏ tự canh bị hạn chế rất chật bị thôn tính và sản sinh một lực lượng nông dân không ruộng đất khá đông đảo, đi lưu tán khắp nơi. Đội quân “ vô sản” này là nguồn cung cấp tá điền không bao giờ cạn cho sở hữu địa chủ. Về đại thể, sở hữu địa chủ có vận động trong một vòng tròn khép kín nhưng không phát triển, còn sở hữu nhỏ tự canh lại giảm sút ngày càng nhiều. Vì vậy yêu cầu người trực tiếp canh tác phải có ruộng đất, hay các yêu cầu khôi phục và mở rộng sở hữu nhỏ tự canh của nông dân tiểu tư hữu càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Trước vấn đề ruộng đất đặt ra như vậy, triều Nguyễn tỏ ra gượng nhẹ hay bảo vệ quyền lợi của giai cấp địa chủ. Những quy định của nhà nước về thiết chế pháp lý và thuế tô ruộng đất nói chung cũng giống như ruộng tư nói riêng đã thể hiện thái độ kiêng nể, tôn trọng và ưu đãi sở hữu địa chủ.

NGUỒN : DIENDANKIENTHUC.NET*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top