Sự nổi tiếng có thể là một loại nghiện?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Giữa những năm 1990, tôi bắt đầu làm một số nghiên cứu về tâm lý học nổi tiếng với tiến sỹ Adam Joinson. Một trong những điều đầu tiên chúng tôi làm sau khi thành lập trang web của chúng tôi với tiêu đề ‘The Psychology of Fame Project’) là phỏng vấn bậc thầy về PR người Anh and ‘người tạo danh tiếng’ Max Clifford. Chúng tôi rất thích cuộc phỏng vấn này và đăng nó trên tạp chí Psychology Post. Một trong những câu nói thú vị của Max Clifford đó là sự nổi tiếng gây nghiện. bên dưới là một trích đoạn từ cuộc phỏng vấn của chúng tôi với ông ấy. Ông ấy nói:


“Một phần đáng buồn về sự nổi tiếng đó là con người muốn được nổi tiếng kinh khủng. Nó giống như một loại ma túy, nó như một cơn nghiện ma túy, và khi bạn gặp họ, họ đang thèm muốn nó một cách dữ dội. Ý tôi là, họ nổi tiếng cách đây 10, 15, 20 năm, họ không thể chấp nhận rằng họ không còn nổi tiếng nữa. Nó là một sự nghiện ngập. Nó là một sự thèm muốn. Nó khác biệt giữa các cá nhân nhưng nó giống như ma túy hoặc rượu hoặc bất kì thứ gì khác. Trong tình hình xấu nhất – và tôi từng biết rất nhiều tình huống nhất – nó kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của bạn, triết lý sống của bạn, quan điểm về cuộc sống hằng ngày của bạn. Nó là một bi kịch.


Nó thường hoạt động theo cách khi một ai đó trở nên nổi tiếng thì họ đi theo con đường tự nhiên. Nói cách khác, ngôi nhà to hơn, chiếc xe to hơn, mọi thứ to hơn. Họ có xu hướng tách biệt bản thân họ khỏi những người từng quen biết họ.


Sau đó họ bị vây quanh bởi những người quản lý, những PR và PA – người thường xuyên nói những thứ mà họ muốn nghe. Họ bị bọc trong sự nổi tiếng và có một bức tranh hoàn toàn lệch lạc về cuộc sống và thực tế. Cuộc sống ngày càng trở nên trống rỗng hơn và khi sự nổi tiếng mất đi, họ không thể xử lý được điều đó. Có rất nhiều người sẽ làm bất kỳ việc gì. Bất kỳ việc gì để được nổi tiếng. Nó còn quan trọng hơn bản thân cuộc sống. Nó đáng buồn, nó gây sốc, và nó kinh khủng. Không phải tất cả mọi người, nhưng dường như ngày càng có nhiều người hơn.”


Vậy sự nổi tiếng có thể là một loại nghiện? Chắc chắn những người trong cộng đồng học thuật và y khoa cho rằng nổi tiếng có thể là một loại nghiện dù khó kiếm được bằng chứng kinh nghiệm. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2011 với tờ Palm Beach Post về hội nghị ‘Power, fame, and recovery’, bác sỹ tâm thần người Mĩ Reef Karim nói “Trẻ em ngày nay không muốn làm bác sỹ hay luật sư. Chúng chỉ muốn được nổi tiếng.” Ông ấy lo ngại chuyện gì sẽ xảy ra khi sự nổi tiếng là một sự nghiện ngập có thật. Như tôi từng nhận thấy trong nghiên cứu của tôi, sự nổi tiếng từng là một sản phẩm phụ của tài năng của một người trong lĩnh vực khác (như diễn xuất, ca hát, thể thao, chính trị…) Tuy nhiên, chúng ta hiện đang sống trong một nền văn hóa mà ở đó một số người ‘nổi tiếng vì trở nên nổi tiếng.’


Tiến sỹ Karim nói ông từng điều trị cho những người ‘nghiện nổi tiếng’ trong vài năm và cho rằng nó có gắn bó chặt chẽ đến sự gia tăng của TV và internet. (Sự gia tăng của các chương trình truyền hình thực tế cũng đóng một vai trò trong việc tăng ham muốn được nổi tiếng). Karim nói rằng có một nhu cầu được người khác ngưỡng mộ, yêu mến ở bên ngoài.


Trong một cuộc phỏng vấn với web MSNBC News, nhà tâm lý Bethany Marshall có vẻ đồng ý với Karim: “nhiều thanh niên có bố mẹ không yêu thương họ vô điều kiện. Ảo tưởng được yêu thương chỉ vì bạn là bạn mà không phải làm bất kì điều gì.” Tiến sỹ Robi Ludwig bình luận:


“Sự nổi tiếng là phù du. Con người đạt được nó, nhưng không có gì đảm bảo là họ sẽ duy trì được nó. Vì vậy, bên trong nó có một vòng lặp gây nghiện. Một trong những mối bận tâm với những người nổi tiếng là họ sẽ đánh mất danh tiếng. Họ có nhu cầu về sự nổi tiếng nhiều hơn. Và giống như bất kì loại nghiện ngập nào, nó ít liên quan đến vật mà bạn đang nhìn thấy, do đó danh tiếng được dùng như một vật nâng cao tâm trạng. Danh tiếng giúp một người cảm thấy họ quan trọng, họ là vô giá.”


Như đã đề cập ở trên, bằng chứng kinh nghiệm về nghiện nổi tiếng còn đang thiếu. Jake Halpern (tác giả cuốn sách Fame Junkies) đã thực hiện một nghiên cứu với Syracuse University’s Newhouse School of Public Communications và khảo sát 650 trẻ em ở New York về thái độ của chúng trước sự nổi tiếng và nền văn hóa đại chúng. Khi được cho sự lựa chọn để trở nên mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, nổi tiếng hoặc xinh đẹp hơn, thì các bé trai chọn sự nổi tiếng gần bằng trí thông minh, và các bé gái chọn sự nổi tiếng nhiều hơn.


Các nhà tâm lý Donna Rockwell và David Giles đăng một nghiên cứu phỏng vấn trên tạp chí Journal of Phenomenological Psychology với 15 người nổi tiếng người Mĩ (từ các lĩnh vực chính trị, luật, kinh doanh, viết lách, thể thao, âm nhạc, phim, truyền hình và giải trí). Nghiên cứu phát hiện thấy những người được phỏng vấn cảm thấy sự nổi tiếng dẫn đến sự mất đi tính riêng tư, những kỳ vọng khắt khe, sự thỏa mãn các nhu cầu bản ngã và biểu tượng danh tiếng muôn thuở. Những lĩnh vực của mối quan tâm tâm lý với sức khỏe tinh thần của người nổi tiếng bao gồm sự cô lập, và một sự không sẵn sàng từ bỏ danh tiếng.


Dựa trên dữ liệu của họ, Rockwell và Giles cho rằng sự nổi tiếng là một quá trình bao gồm 4 giai đoạn thời gian – (i) một giai đoạn của của sự yêu/ghét đối với kinh nghiệm; (ii) một giai đoạn nghiện mà ở đó hành vi chủ yếu hướng đến mục tiêu duy trì sự nổi tiếng; (iii) một giai đoạn chấp nhận, đòi hỏi một sự thay đổi lâu dài trong những thói quen sinh hoạt hằng ngày; (iv) một giai đoạn thích nghi, ở đó những hành vi mới được phát triển để đáp ứng trước những thay đổi của cuộc sống liên quan đến việc trở nên nổi tiếng. Các tác giả nhận thấy:


“Được ngưỡng mộ có sức quyến rũ lớn, và con người khó mà tưởng tượng về cuộc sống mà không có sự nổi tiếng. Người nổi tiếng đi về đâu khi danh tiếng đã mất; trở nên phụ thuộc vào sự nổi tiếng, làm thế nào một người điều chỉnh được cuộc sống của họ khi họ trở nên ít nổi tiếng đi theo thời gian?


Trong một bài báo trên tạp chí The Fix, tiến sỹ Dale Archer nói:


“Sự nổi tiếng và nghiện ngập dứt khoát có liên quan với nhau. Những người có xu hướng nghiện lấy được niềm vui lớn hơn từ những thứ đó – dù nó là thức ăn, đi mua sắm, đánh bạc hoặc sự nổi tiếng – có nghĩa là [hành vi hoặc tình huống] sẽ kích hoạt những cơn thèm muốn.


Con người có được niềm vui từ những cạm bẫy đi cùng với sự nổi tiếng. Sự đối xử đặc biệt, được mọi người biết đến, bản ngã. Sự nổi tiếng có khả năng gây nghiện đến không ngờ.”


Nếu sự nổi tiếng được miêu tả như một loại nghiện có thật, thì kiểu người nào thực sự bị nghiện nổi tiếng. Có phải họ nghiện sự ngưỡng mộ và lời khen của các fan của họ? Có nhiều đối tác tình dục và những cuộc chinh phục tình dục? Số tiền họ kiếm được? Điểm cốt yếu là ‘sự nổi tiếng’ không phải là một hoạt động như đánh bạc, tình dục có những ranh giới rõ nét. Do đó, trong trường hợp của ‘sự nổi tiếng, đối tượng của sự nghiện và những phần thưởng thu được có thể đến từ nhiều hình thức củng cố khác nhau.



References and further reading
Griffiths, M.D. & Joinson, A. (1998). Max-imum impact: The psychology of fame. Psychology Post, 6, 8-9.
Halpern, J. (2007). Fame Junkies. New York: Houghton Mifflin Harcourt
McGuinness, K. (2012). Are Celebrities More Prone to Addiction? The Fix, January, 18. Located at: https://www.thefix.com/content/fame-and-drug-addiction-celebrity-a…
Rockwell, D. & Giles, D.C. (2009). Being a Celebrity: A Phenomenology of Fame. Journal of Phenomenological Psychology, 40, 178-210.
Streeter, L.G. (2011), Doctor helps people beat their fame addiction. Palm Beach Post, October 3. Located at: https://www.palmbeachpost.com/health/doctor-helps-people-beat-thei…
Turner, M. (2007). Addicted to fame: Stars and fans share affliction. MSNBC Entertainment News, August 9. Located at: https://today.msnbc.msn.com/id/20199608/ns/today-entertainment/t/a…


Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blog/in-excess/201403/star-rewards
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top