Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô và Công cuộc cải tổ (1985 - 1991)
a. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô:
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng bùng nổ, báo hiệu bước khởi đầu của cuộc khủng hoảng chung đối với thế giới trên nhiều mặt kinh tế, chính trị và tài chính. Vì vậy, nó đã đặt ra vấn đề phải cải cách kinh tế, chính trị và tài chính, xã hội để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kĩ thuật và sự giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng mạnh mẽ.
- Trước tình hình ấy, Đảng và Nhà nước Liên Xô lại cho rằng quan hệ xã hội chủ nghĩa không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung, hơn nữa nguồn tài nguyên của Liên Xô vẫn dồi dào nên đã chậm đề ra đường lối cải cách.
- Thực tế, mô hình CNXH ở Liên Xô và những cơ chế của nó vẫn chưa đựng những sai lầm, thiếu sót được tích tụ từ lâu. Nó cản trở sự phát triển đất nước, xã hội lâm vào tình trạng thiếu dân chủ và công bằng, kỉ cương và pháp chế bị vi phạm nghiem trọng, tệ nạn xã hội gia tăng, sản xuất tăng trưởng chậm, nặng suất lao động thấp,...
Nền kinh tế Liên Xô ngày càng mất cân đối nghiêm trọng, nợ nước ngoài nhiều và làm phát tăng. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, thiếu thốn.
b. Công cuộc cải tổ (1985 - 1991): - Tháng 3 - 1985, M.Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, đã đưa ra đường lối tiến hành cải tổ.
- Mục đích của công cuộc cải tổ là nhằm đổi mới mọi mặt đời sống của xã hội Xô viết, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trước đây, đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội đúng như bản chất của nó.
- Nội dung:
+ Về kinh tế: đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu mới về khoa học - kĩ thuật, đưa nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt mức cao nhất thế giới về nặng suất lao động xã hội, chất lượng sản phẩm và hiệu quả, xây dựng nền kinh tế thị trường có điều tiết, bảo đảm cơ cấu tối ưu về tính cân đối của nền kinh tế quốc dân thống nhất.
+ Về chính trị - xã hội: mở rộng chế độ tự quản xã hội chủ nghĩa của nhân dân, củng cố kỉ luật và trật tự, mở rộng tính công khai phê bình và tự phê bình, bảo đảm mức độ mới về phúc lợi nhân dân, thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động.
- Kết quả:
+ Trong sáu năm thực hiện, do những tác động tiêu cực của sai lầm trước kia, do chưa được chuẩn bị đầy đủ và nhất là lại mắc phải những sai lầm mới trầm trọng hơn nên công cuộc cải tổ ngày càng trục trặc, bế tắc và càng rời xa những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
+ Thánh 12 - 1990, công cuộc cải tổ về kinh tế thực sự thất bại. Sự cải tổ chính trị đã thiết lập quyền lực của tổng thống và chuyển sang chế độ đa đảng, thu hẹp và sau đó thủ tiêu chính quyền Xô viết, vì vậy đã thủ tiêu vai trào lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Liên Xô.
+ Xã hội lầm vào rối loạn với những xung đột gay gắt giữa các dân tộc và các phe phái trên toàn liên bang.
ST