rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Việc con người thường xuyên phá luật không còn là bí mật. Dù đó là nói dối một người bạn, ăn trộm bữa trưa của một ai đó trong tủ lạnh ở nơi làm việc, hoặc vượt đèn đỏ, phá luật là phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Dù trong đa số trường hợp, việc phá luật mang ý nghĩa tiêu cực, thì điều này không phải lúc nào cũng đúng. Hãy lấy suy nghĩ sáng tạo làm ví dụ. Tư duy vượt giới hạn là cốt lõi của tính sáng tạo và được nhìn nhận một cách tương đối tích cực.
Cả sự không trung thực và những hành động sáng tạo đều bao gồm những sự phạm luật, nó đặt ra câu hỏi liệu người có nhiều khả năng phạm luật cũng là người sáng tạo nhất, và liệu sự không trung thực có thể gây ra suy nghĩ sáng tạo. Trong một bài báo gần đây được đăng trên tạp chí Psychological Science, các nhà nghiên cứu ở trường kinh doanh Harvard và USC Business School quyết định khám phá vấn đề. Các nhà nghiên cứu Francesca Gino và Scott Wiltermuth tìm kiếm bằng chứng cho thấy sự không trung thực có thể làm tăng tính sáng tạo.
Sự không trung thực – vi phạm chuẩn tắc xã hội rằng chúng ta nên nói thật – là một hình thức của sự phá luật dường như xảy ra thường xuyên. Qua 5 thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đặt con người trong những tình huống mà ở đó có cơ hội để không trung thực và sau đó khám phá những thay đổi sáng tạo của con người. Họ phát hiện thấy một sự liên kết rõ ràng giữa xu hướng nói dối của một người và khả năng suy nghĩ theo những cách sáng tạo của anh/cô ấy. Ví dụ, khi con người có cơ hội để khoe khoang quá mức về thành công của họ trong nhiều nhiệm vụ khác nhau, những người làm vậy thì có xu hướng thực hiện tốt hơn trong những nhiệm vụ được thiết kế để đánh giá tính sáng tạo. Những người lừa dối hoặc nói dối thì có nhiều khả năng nghĩ ra giải pháp cho những vấn đề sáng tạo như Remote Associations Task và Dunker Candle Problem (xem bên dưới) và mối liên kết này được lý giải bởi một sự gia tăng cảm giác không bị giới hạn bởi những quy tắc, luật lệ.
Remote Association Task: Mục tiêu của bạn là tìm một từ để tạo thành một từ ghép với những từ sau: measure, worm, video.
Trả lời: Tape
Dunker Candle Problem: Bạn phải tìm cách để gắn một cây nến vào một bức tường thẳng đứng mà chỉ dùng một hộp đựng đinh và một hộp diêm.
Trả lời: Để thành công ở nhiệm vụ này, bạn phải nhận ra hộp đựng đinh không chỉ được dùng như một vật để đựng, mà còn, nếu làm trống nó thì có thể dùng như một vật hỗ trợ. Bạn phải dùng đinh để gắn cái hộp lên tường và đặt cây nến trong hộp. Những người gặp khó khăn trong việc nhận ra hộp đinh như một thứ gì khác ngoài một cái hộp đựng đồ thì xử lý kém vấn đề này.
Tóm lại, mối liên kết của sự không trung thực và hành động sáng tạo làm ta dễ dàng nhận thấy làm thế nào mà hành vi trái đạo đức có thể xuất hiện và tái xuất hiện: Sự không trung thực dẫn đến sự gia tăng tính sáng tạo, đến lượt nó lại cho phép con người nghĩ ra những lý do bào chữa sáng tạo hoặc che đậy cho hành vi trái đạo đức của họ, đến lượt nó làm họ càng có nhiều khả năng sẽ không trung thực trong tương lai. Một chu kỳ của sự phá luật được tồn tại mãi mãi.
——–
Gino, F. & Wiltermuth, S. S. (2014). Evil Genius? How Dishonesty Can Lead to Greater Creativity. Psychological Science
Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blog/choke/201404/being-dishonest-enhances-creativity?quicktabs_5=0
Cả sự không trung thực và những hành động sáng tạo đều bao gồm những sự phạm luật, nó đặt ra câu hỏi liệu người có nhiều khả năng phạm luật cũng là người sáng tạo nhất, và liệu sự không trung thực có thể gây ra suy nghĩ sáng tạo. Trong một bài báo gần đây được đăng trên tạp chí Psychological Science, các nhà nghiên cứu ở trường kinh doanh Harvard và USC Business School quyết định khám phá vấn đề. Các nhà nghiên cứu Francesca Gino và Scott Wiltermuth tìm kiếm bằng chứng cho thấy sự không trung thực có thể làm tăng tính sáng tạo.
Sự không trung thực – vi phạm chuẩn tắc xã hội rằng chúng ta nên nói thật – là một hình thức của sự phá luật dường như xảy ra thường xuyên. Qua 5 thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đặt con người trong những tình huống mà ở đó có cơ hội để không trung thực và sau đó khám phá những thay đổi sáng tạo của con người. Họ phát hiện thấy một sự liên kết rõ ràng giữa xu hướng nói dối của một người và khả năng suy nghĩ theo những cách sáng tạo của anh/cô ấy. Ví dụ, khi con người có cơ hội để khoe khoang quá mức về thành công của họ trong nhiều nhiệm vụ khác nhau, những người làm vậy thì có xu hướng thực hiện tốt hơn trong những nhiệm vụ được thiết kế để đánh giá tính sáng tạo. Những người lừa dối hoặc nói dối thì có nhiều khả năng nghĩ ra giải pháp cho những vấn đề sáng tạo như Remote Associations Task và Dunker Candle Problem (xem bên dưới) và mối liên kết này được lý giải bởi một sự gia tăng cảm giác không bị giới hạn bởi những quy tắc, luật lệ.
Remote Association Task: Mục tiêu của bạn là tìm một từ để tạo thành một từ ghép với những từ sau: measure, worm, video.
Trả lời: Tape
Dunker Candle Problem: Bạn phải tìm cách để gắn một cây nến vào một bức tường thẳng đứng mà chỉ dùng một hộp đựng đinh và một hộp diêm.
Trả lời: Để thành công ở nhiệm vụ này, bạn phải nhận ra hộp đựng đinh không chỉ được dùng như một vật để đựng, mà còn, nếu làm trống nó thì có thể dùng như một vật hỗ trợ. Bạn phải dùng đinh để gắn cái hộp lên tường và đặt cây nến trong hộp. Những người gặp khó khăn trong việc nhận ra hộp đinh như một thứ gì khác ngoài một cái hộp đựng đồ thì xử lý kém vấn đề này.
Tóm lại, mối liên kết của sự không trung thực và hành động sáng tạo làm ta dễ dàng nhận thấy làm thế nào mà hành vi trái đạo đức có thể xuất hiện và tái xuất hiện: Sự không trung thực dẫn đến sự gia tăng tính sáng tạo, đến lượt nó lại cho phép con người nghĩ ra những lý do bào chữa sáng tạo hoặc che đậy cho hành vi trái đạo đức của họ, đến lượt nó làm họ càng có nhiều khả năng sẽ không trung thực trong tương lai. Một chu kỳ của sự phá luật được tồn tại mãi mãi.
——–
Gino, F. & Wiltermuth, S. S. (2014). Evil Genius? How Dishonesty Can Lead to Greater Creativity. Psychological Science
Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blog/choke/201404/being-dishonest-enhances-creativity?quicktabs_5=0