Từ thời cổ đại, những căn bệnh được biết nhờ những triệu chứng bệnh lý của các thủy thủ, tù nhân hay những người dân các thành phố bị vây hãm trong chiến tranh... Tất cả là do thức ăn thiếu vitamin
Các thức ăn dự trữ cho cuộc hành trình dài của những thủy thủ thiếu một chất quan trọng rất cần thiết cho cơ thể đã gây chứng scorbut. Từ thế kỷ thứ XVIII , James Lind, đã chứng minh rằng dùng nước cốt trái chanh hay cam sẽ ngừa căn bệnh đã tàn phá các thủy thủ mà ngày nay hầu như ai cũng biết là do thiếu vitamin C.
James Cooks (1728-1779), một trong các nhà hàng hải lớn nhất từ xưa đến nay, lần đầu qua biển Antarctique đã khám phá đảo Hawaï, đảo Nouvelles-Hébrides và đảo Pâques. Mặc dù ông không biết những khám phá của James Lind, nhưng ông đã cho thủy thủ ăn rau đậu và choucroute (một loại dưa chua làm bằng bắp cải) . Nhờ vậy mà họ không mắc chứng scorbut trong cuộc hành trình nhiều tháng. Tuy vậy nhưng đến mãi đầu thế kỷ thứ XIX, Hải quân hoàng gia Anh (Royal Navy) mới cho thủy thủ dùng nước chanh mỗi ngày trong lúc những tàu buôn Anh quốc thì mới bắt đầu từ năm 1844.
Lúc bấy giờ không những các thủy thủ bị bịnh thiếu chất mà những người nghèo không thay đổi món ăn cũng mắc phải. Vấn đề này trở nên nóng bỏng trong kỳ nạn đói năm 1870 tại Paris. Số trẻ con chết nhiều vì thiếu chất tươi nên người ta đòi hỏi các nhà bác học phải tìm ra nguyên nhân.
Jean Baptiste Dumas (1800-1884), nhà hóa học kiêm chính trị, đã chế ra một loại sữa nhân tạo. Ông pha trộn chất béo, albumin trong nước đường. Tuy không ngon nhưng về mặt dinh dưỡng sữa nhân tạo này có đủ glucid, lipid và protein. Nhưng chỉ đầy đủ về mặt năng lượng mà vẫn còn thiếu một chất cần thiết nào đó.
Như vậy là phải đợi một thế kỷ sau khi James Lind khám phá, thế giới khoa học mới bắt đầu để ý tới.
Christian Eijikman (1858-1930) từ năm 1888 đến năm 1896, làm bác sĩ khám tù nhân tại Java lúc bấy giờ dưới quyền nước Hòa Lan. Nhiều tù binh bị bệnh phù thũng (béribéri), một loại bệnh về hệ thần kinh dẫn tới bại liệt rồi chết. Eijkman nuôi gà bằng gạo đã xay trắng. Nhiều con gà bị bệnh viêm dây thần kinh (polynévrite), giống như bệnh béribéri. Khi trưởng ban nhà tù cấm ông lấy gạo của nhà tù cho gà ăn, ông mua lúa cho gà. Và thật bất ngờ, gà hết bịnh liệt. Ông khẳng định là bệnh béribéri của tù nhân giống như bệnh tê liệt thần kinh của gà. Và để trị bệnh, thay vì cho họ ăn gạo xay trắng, ông cho ăn gạo lứt (tức là còn lớp cám). Vậy là họ hết bệnh.
Năm 1905, giáo sư vệ sinh tại Utrecht , ông Cornelius Pekelharing (1848-1922), người Hòa Lan, đã nuôi một số chuột bằng một chế độ thực phẩm coi như đầy đủ glucid, lipid, protéin. Chúng chết sau vài tuần. Sau đó ông tiếp tục thí nghiệm bằng cách thêm vô một ít sữa vô thì lớp chuột lần này sống khoẻ mạnh. Ông cho rằng trong sữa ngoài giá trị năng lượng, còn chứa một chất cần thiết.
Năm 1915, Casimir Funk (1884-1967), nhà Sinh hóa Bồ Ðào Nha ở tại Hoa Kỳ đã cô lập từ 100 ký gạo lứt để được vài centigram một chất có thể chữa lành bệnh cho những con bồ câu được nuôi bằng gạo trắng. Ông đặt tên chất đó là Vitamine bởi vì trong chất đó có chứa chức amine. Ông cho rằng con men chứa chất này nhiều hơn cám. Ông cho rằng bệnh scorbut, phù thũng (pellagra) và bệnh còi xương (rachitisme) cũng vì thiếu những chất cùng kiểu như chất này. Nhưng sau một thời gian bồ câu lại bệnh trở lại (bởi vì trong thức ăn bồ câu còn thiếu những vitamin khác) nên lời tuyên bố của ông không được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học. Họ nghĩ rằng căn bệnh của bồ câu là do nhiễm trùng mà ra.
Gowland Hopkins (1861-1947) có thể xem như là người thành lập ngành Sinh hóa Anh quốc thời bấy giờ (bởi vì ngành này người Ðức dẫn đầu). Ông làm tiếp công trình của Pekelharing: tìm các vitamin trong sữa. Ông không thể cô lập được vitamin, nhưng trong khi nghiên cứu, ông khám phá ra chất glutathion, một chất tham dự vào phản ứng oxy hóa khử y hệt như vitamin C (acide ascorbique). Ông chứng tỏ rằng có những acid amin cần được thức ăn mang lại vì cơ thể không tự tạo ra chúng được.
Ðiều quan trọng hơn nữa là ông đã chứng minh rằng hóa học cho sự sống (biochimie) không khác gì hóa học đại cương mặc dù ông chống đối chữ dùng "biochimie" vì ông cho rằng chữ này có sự sống. Ông không thành công hoàn toàn về nghiên cứu vitamin nhưng đã được lãnh giải Nobel cùng với Eijkman năm 1929
Một bác sĩ người Mỹ, Joseph Goldberger (1874-1929) muốn chứng minh rằng bệnh phù thũng pellagra là bệnh thiếu vitamin chớ không phải là bệnh nhiễm trùng: ông tự chích vô mình máu của bệnh nhân và ăn vảy da của họ. Ông không bị bệnh nhưng không thể biết được người bệnh thiếu vitamin gì. Ông mất năm 1929, trước khi hội đồng khoa học chứng minh rằng bệnh phù thũng thiếu vitamin PP (Nicotinamid).
Nicotinamid được cô lập năm 1867 nhưng người ta không biết công dụng của nó.
Phần lớn các vitamin khác được khám phá trong thời kỳ này.
Elmer Mc Collum (1879-1967), người Mỹ khám phá ra vitamin A năm 1913 và vitamin D năm 1922. Liền sau đó họ tổng hợp được vitamin A và D.
Hiện nay ta biết được 13 vitamin khác nhau. Trên phương diện hóa học, chúng không đồng nhất (hétérogène). Trên phương diện sinh lý, chức vụ chúng cũng không đồng nhất. Chúng chỉ là những cofacteur. Thì dụ vitamin thuộc nhóm B là những chất cần thiết giúp sự hoạt động các enzym...
Các thức ăn dự trữ cho cuộc hành trình dài của những thủy thủ thiếu một chất quan trọng rất cần thiết cho cơ thể đã gây chứng scorbut. Từ thế kỷ thứ XVIII , James Lind, đã chứng minh rằng dùng nước cốt trái chanh hay cam sẽ ngừa căn bệnh đã tàn phá các thủy thủ mà ngày nay hầu như ai cũng biết là do thiếu vitamin C.
James Cooks (1728-1779), một trong các nhà hàng hải lớn nhất từ xưa đến nay, lần đầu qua biển Antarctique đã khám phá đảo Hawaï, đảo Nouvelles-Hébrides và đảo Pâques. Mặc dù ông không biết những khám phá của James Lind, nhưng ông đã cho thủy thủ ăn rau đậu và choucroute (một loại dưa chua làm bằng bắp cải) . Nhờ vậy mà họ không mắc chứng scorbut trong cuộc hành trình nhiều tháng. Tuy vậy nhưng đến mãi đầu thế kỷ thứ XIX, Hải quân hoàng gia Anh (Royal Navy) mới cho thủy thủ dùng nước chanh mỗi ngày trong lúc những tàu buôn Anh quốc thì mới bắt đầu từ năm 1844.
Lúc bấy giờ không những các thủy thủ bị bịnh thiếu chất mà những người nghèo không thay đổi món ăn cũng mắc phải. Vấn đề này trở nên nóng bỏng trong kỳ nạn đói năm 1870 tại Paris. Số trẻ con chết nhiều vì thiếu chất tươi nên người ta đòi hỏi các nhà bác học phải tìm ra nguyên nhân.
Jean Baptiste Dumas (1800-1884), nhà hóa học kiêm chính trị, đã chế ra một loại sữa nhân tạo. Ông pha trộn chất béo, albumin trong nước đường. Tuy không ngon nhưng về mặt dinh dưỡng sữa nhân tạo này có đủ glucid, lipid và protein. Nhưng chỉ đầy đủ về mặt năng lượng mà vẫn còn thiếu một chất cần thiết nào đó.
Như vậy là phải đợi một thế kỷ sau khi James Lind khám phá, thế giới khoa học mới bắt đầu để ý tới.
Christian Eijikman (1858-1930) từ năm 1888 đến năm 1896, làm bác sĩ khám tù nhân tại Java lúc bấy giờ dưới quyền nước Hòa Lan. Nhiều tù binh bị bệnh phù thũng (béribéri), một loại bệnh về hệ thần kinh dẫn tới bại liệt rồi chết. Eijkman nuôi gà bằng gạo đã xay trắng. Nhiều con gà bị bệnh viêm dây thần kinh (polynévrite), giống như bệnh béribéri. Khi trưởng ban nhà tù cấm ông lấy gạo của nhà tù cho gà ăn, ông mua lúa cho gà. Và thật bất ngờ, gà hết bịnh liệt. Ông khẳng định là bệnh béribéri của tù nhân giống như bệnh tê liệt thần kinh của gà. Và để trị bệnh, thay vì cho họ ăn gạo xay trắng, ông cho ăn gạo lứt (tức là còn lớp cám). Vậy là họ hết bệnh.
Năm 1905, giáo sư vệ sinh tại Utrecht , ông Cornelius Pekelharing (1848-1922), người Hòa Lan, đã nuôi một số chuột bằng một chế độ thực phẩm coi như đầy đủ glucid, lipid, protéin. Chúng chết sau vài tuần. Sau đó ông tiếp tục thí nghiệm bằng cách thêm vô một ít sữa vô thì lớp chuột lần này sống khoẻ mạnh. Ông cho rằng trong sữa ngoài giá trị năng lượng, còn chứa một chất cần thiết.
Năm 1915, Casimir Funk (1884-1967), nhà Sinh hóa Bồ Ðào Nha ở tại Hoa Kỳ đã cô lập từ 100 ký gạo lứt để được vài centigram một chất có thể chữa lành bệnh cho những con bồ câu được nuôi bằng gạo trắng. Ông đặt tên chất đó là Vitamine bởi vì trong chất đó có chứa chức amine. Ông cho rằng con men chứa chất này nhiều hơn cám. Ông cho rằng bệnh scorbut, phù thũng (pellagra) và bệnh còi xương (rachitisme) cũng vì thiếu những chất cùng kiểu như chất này. Nhưng sau một thời gian bồ câu lại bệnh trở lại (bởi vì trong thức ăn bồ câu còn thiếu những vitamin khác) nên lời tuyên bố của ông không được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học. Họ nghĩ rằng căn bệnh của bồ câu là do nhiễm trùng mà ra.
Gowland Hopkins (1861-1947) có thể xem như là người thành lập ngành Sinh hóa Anh quốc thời bấy giờ (bởi vì ngành này người Ðức dẫn đầu). Ông làm tiếp công trình của Pekelharing: tìm các vitamin trong sữa. Ông không thể cô lập được vitamin, nhưng trong khi nghiên cứu, ông khám phá ra chất glutathion, một chất tham dự vào phản ứng oxy hóa khử y hệt như vitamin C (acide ascorbique). Ông chứng tỏ rằng có những acid amin cần được thức ăn mang lại vì cơ thể không tự tạo ra chúng được.
Ðiều quan trọng hơn nữa là ông đã chứng minh rằng hóa học cho sự sống (biochimie) không khác gì hóa học đại cương mặc dù ông chống đối chữ dùng "biochimie" vì ông cho rằng chữ này có sự sống. Ông không thành công hoàn toàn về nghiên cứu vitamin nhưng đã được lãnh giải Nobel cùng với Eijkman năm 1929
Một bác sĩ người Mỹ, Joseph Goldberger (1874-1929) muốn chứng minh rằng bệnh phù thũng pellagra là bệnh thiếu vitamin chớ không phải là bệnh nhiễm trùng: ông tự chích vô mình máu của bệnh nhân và ăn vảy da của họ. Ông không bị bệnh nhưng không thể biết được người bệnh thiếu vitamin gì. Ông mất năm 1929, trước khi hội đồng khoa học chứng minh rằng bệnh phù thũng thiếu vitamin PP (Nicotinamid).
Nicotinamid được cô lập năm 1867 nhưng người ta không biết công dụng của nó.
Phần lớn các vitamin khác được khám phá trong thời kỳ này.
Elmer Mc Collum (1879-1967), người Mỹ khám phá ra vitamin A năm 1913 và vitamin D năm 1922. Liền sau đó họ tổng hợp được vitamin A và D.
Hiện nay ta biết được 13 vitamin khác nhau. Trên phương diện hóa học, chúng không đồng nhất (hétérogène). Trên phương diện sinh lý, chức vụ chúng cũng không đồng nhất. Chúng chỉ là những cofacteur. Thì dụ vitamin thuộc nhóm B là những chất cần thiết giúp sự hoạt động các enzym...