Sự khác biệt giữa nhẫn đính hôn và nhẫn cưới

tiendung100681

New member
Xu
0
Từ lâu, nhẫn đính hôn được xem là tín vật định tình của chàng trai dành cho cô gái khi muốn được cùng người mình yêu tiến tới hôn nhân. Vì vậy, nhẫn đính hôn phải được chọn lựa rất cẩn thân và chứa đựng những ý nghĩa đầy thiêng liêng. Dưới đây là một số lưu ý khi mua nhẫn đính hôn mà các chàng cần biết, hãy tham khảo ngay!

52349532189_919938d186_z.jpg



Chọn nhẫn đính hôn theo sở thích, tính cách của nàng

Nhẫn đính hôn là một nhân tố quan trọng giúp bạn có một màn cầu hôn hoàn hảo với nửa kia của mình. Điều kiện đầu tiên đó là chiếc nhẫn phải có kiểu dáng phù hợp với tính cách và gu thời trang của nàng. Nhẫn đính hôn có thiết kế cầu kỳ hơn nhẫn cưới, hầu hết nhẫn đính hôn sẽ được chạm khắc tinh xảo và được đính đá quý hoặc kim cương.

Dành cho những cô gái hướng ngoại, mạnh mẽ, bạn nên chọn những kiểu nhẫn đính hôn đính đá quý hình giọt nước, hình vuông đầy độc đáo. Những cô gái thích nét đẹp cổ điển, sang trọng thì nhẫn đính hôn đính đá quý hình tròn là sự lựa chọn cực kỳ hoàn hảo. Còn với những cô gái dịu dàng, yêu thích sự lãng mạn thì kiểu nhẫn đính hôn đính đá quý hình trái tim sẽ khiến nàng nhớ mãi.

Chọn size nhẫn phù hợp với tay người thương

Nhiều chàng trai thường gặp khó khăn khi chọn nhẫn đính hôn , đó là không biết người yêu đeo nhẫn size bao nhiêu? Làm thế nào để gây được sự bất ngờ khi ngỏ lời với chiếc nhẫn đính hôn hoàn hảo chuẩn size tay của nàng?
Cách đơn giản và chính xác nhất để biết được size nhẫn mà không để nàng phát hiện hay nghi ngờ chính là nhờ sự trợ giúp từ người thân của nàng. Bạn cũng có thể khéo léo mượn một chiếc nhẫn thời trang mà nàng đang dùng để ước lượng kích cỡ, bí mật đo size tay khi nàng đang ngủ.

Có thể bạn quan tâm: 5 sự khác nhau giữa nhẫn đính hôn và nhẫn cưới

Chọn chất liệu hoàn hảo cho nhẫn đính hôn

Một số những kiểu nhẫn đính hôn truyền thống thường được làm từ vàng 18K. Đây là chất liệu vừa có độ bền và tính thẩm mỹ cao dễ kết hợp cùng nhiều loại đá quý khác nhau. Bạch kim cũng là một chất liệu khá được ưa chuộng trong chế tác nhẫn đính hôn bởi vẻ đẹp thuần khiết, sang trọng tôn lên nét yêu kiều của đôi bàn tay.

Đặc biệt, nhẫn đính hôn đính kim cương luôn được yêu thích hơn bao giờ hết, là ước mơ của mọi cô gái bởi nó biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu. Bạn cũng có thể chọn những chất liệu đá quý có màu sắc phù hợp với mệnh, cung hoàng đạo của người thương. Đó là cách quan tâm khéo léo nhưng đầy ý nhị, tinh tế
 
Nhẫn kim cương là món trang sức sang trọng và quý giá, được phái đẹp luôn ao ước sở hữu. Tuy nhiên, việc chọn mua được một chiếc nhẫn kim cương phù hợp và ưng ý nhất là điều không hề đơn giản. Sau đây mình sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm chọn mua nhẫn kim cương. Giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích; và đến gần hơn với chiếc nhẫn mà mình yêu thích.

tham-dinh-kim-cuong.jpg


Lý do nên chọn mua nhẫn kim cương là gì?
Ý nghĩa của nhẫn về mặt phong thủy


Theo phong thủy, người ta tin rằng đeo trang sức kim cương có thể giúp điều hòa nhịp tim; và tránh bệnh tim mạch. Bạn sẽ có một giấc ngủ sâu mà không gặp ác mộng. Vì vậy, kim cương được coi là vật phẩm phong thủy rất tốt cho sức khỏe; đặc biệt phù hợp với những người lớn tuổi.

Bên cạnh đó, kim cương cũng là biểu tượng của sức mạnh; và quyền lực trong công việc. Năng lượng tích cực từ đó giúp con người tỉnh táo và đưa ra quyết định đúng đắn. Đây là sự lựa chọn sáng suốt để mang lại tài lộc cho những người kinh doanh.

Đối với các cặp đôi; việc tặng quà để thể hiện tình yêu thương dành cho nhau là điều cần thiết. Nếu bạn nhận được một chiếc nhẫn kim cương thì đây chính là lời thề nguyện thệ chân thành nhất từ nửa kia.

Nhờ những ưu ái của thiên nhiên và rèn giũa trong môi trường khắc nghiệt nhất; kim cương đã có được cấu trúc không thể nào phá hủy được. Ngoài ra, các nhà chiêm tinh học cổ đại tin rằng; kim cương có một chất có thể kết nối những người yêu nhau lại với nhau, xua đuổi những bùa mê quyến rũ. Đồng thời, làm cho mối quan hệ giữa hai người trở nên khăng khít và bền lâu.
Kinh nghiệm chọn mua nhẫn kim cương cần biết

Chiếc nhẫn kim cương đầu tiên trong đời chắc chắn sẽ là một cột mốc ý nghĩa. Đừng biến nó thành một kỷ niệm tồi tệ chỉ vì bạn mua nhầm sản phẩm của một thương hiệu kém uy tín. Nhớ kiểm tra kỹ thông tin thương hiệu định mua, bao gồm: phản hồi về chất lượng sản phẩm; tranh chấp về nơi xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm, chính sách bảo hành, đổi trả,…
Quan tâm đến giấy chứng nhận

Đừng vì giá rẻ hay nghe theo những chiêu trò của người bán hàng mà chọn những viên kim cương không có giấy chứng nhận từ GIA (Viện đá quý Hoa Kỳ) hoặc IGI (Viện đá quý quốc tế). Đây là những tài liệu quan trọng vì chúng có thể giúp bạn hiểu chính xác thông tin “4C” và chất lượng sản phẩm. Với những giấy tờ này, việc bán lại cũng dễ dàng và được giá hơn.

Khi mua nhẫn kim cương, bạn phải hiểu rõ về “4 chữ C” của loại xa xỉ này. Cụ thể:

Carat – Đơn vị tính kích cỡ của viên kim cương: Tất nhiên; viên kim cương càng lớn thì càng đẹp và giá trị. Nhưng nếu ngân sách hạn hẹp, bạn vẫn có thể áp dụng một số “mưu mẹo”. Ví dụ, một viên với kích cỡ 0,9 carat trông không khác nhiều so với một viên 1 carat; nhưng giá chắc chắn rẻ hơn nhiều.
Cut- Kiểu mài/ cắt kim cương: Yếu tố này sẽ quyết định cách kim cương hấp thụ và phản xạ ánh sáng. Nếu điểm Cut là Excellent, viên kim cương sẽ tỏa sáng tốt nhất. Tiếp theo là Very Good, Good, Fair và Poor. Tùy vào ngân sách của mình mà bạn có thể lựa chọn kiểu cắt phù hợp.
Color – Cấp độ màu của kim cương: Các màu D, E và F là những viên kim cương không màu và đắt nhất. G và H dùng để chỉ viên kim cương có độ mờ hơn một chút nhưng vẫn không màu. Bắt đầu từ I, bạn có thể nhận thấy có màu hơi vàng.
Clarity – Độ tinh khiết của viên kim cương: F (Flawless) là điểm cao nhất, tức đạt mức độ tinh khiết không tì vết. Tiếp theo là IF (Internal Flawless – hầu như không tì vết), VVS1 và VVS2 (rất rất ít pha tạp), VS1 và VS2 (pha tạp ít), SI1 và S12 (pha tạp).

Phù hợp với vỏ nhẫn kim cương

Khi đã có kinh nghiệm mua kim cương ưng ý, cách kết hợp với khung nhẫn cũng vô cùng quan trọng. Vỏ nhẫn cũng giúp bảo vệ những viên kim cương khỏi bị trầy xước và sứt mẻ dưới tác động mạnh.

Ngoài ra, khi kết hợp với vàng trắng hoặc bạch kim, viên kim cương trông sáng hơn. Nếu viên kim cương có ánh vàng dễ nhận thấy, hãy kết hợp nó với vàng. Khi ấy, kim cương sẽ trắng hơn bình thường và không còn rõ ánh vàng nữa.
 
Nhẫn cầu hôn là tín vật mang thông điệp ý nghĩa mà chàng trao cho nàng như một lời hỏi cưới chan chứa tình cảm. Vì thế mà câu hỏi “nên mua nhẫn cầu hôn ở đâu” được khá nhiều người quan tâm. Để hiểu thêm về nhẫn cầu hôn và địa chỉ uy tín để mua hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!


52326623858_7b732f4e83_z.jpg


Những điều cần biết về nhẫn cầu hôn
Ý nghĩa


Khác với nhẫn cưới là 2 chiếc, nhẫn cầu hôn chỉ có1 chiếc, là món quà mà người nam tặng cho người nữ với lời hứa hẹn cùng nhau đắp xây hạnh phúc. Nhẫn cầu hôn bắt nguồn từ một thói quen của người phương Tây, chàng trai tặng cho cô gái một để ầu thân với họ. Nếu người con gái mà họ yêu nhận chiếc nhẫn này đồng nghĩa với việc họ chấp nhận lời cầu hôn của chàng trai, sẽ trở thành người vợ thủy chung trong suốt cuộc đời còn lại.

Thời điểm trao nhẫn

Thời điểm trao nhẫn cầu hôn chính là lúc người nam ngỏ lời hỏi cưới bạn gái mình. Lúc đó có thể là bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày. Thông thường thì người ta hay chọn thời gian là sáng sớm hoặc buổi tối để cầu hôn bởi đó là thời khắc mang đến lãng mạn.

Số lượng nhẫn

Nếu nhẫn cưới là để xác định mối quan hệ của hai người, là một cặp nhẫn thì nhẫn cầu hôn chỉ có đúng một chiếc mà thôi. Nó mang ý nghĩa là cầu mong người con gái chấp nhận kết hôn và vun đắp hạnh phúc cũng với chàng trai.

Kiểu dáng

Thông thường nhẫn cầu hôn sẽ kiểu dáng cầu kỳ hơn nhẫn cưới, nó được chạm khắc tinh xảo và đính lên đó kim cương, đá quý hoặc các chất liệu quý hiếm khác làm nổi bật bàn tay xinh đẹp của cô nàng. Sở dĩ nhẫn cầu hôn thường đính đá to và cầu kỳ là vì đó là món quà mà chàng trai dùng để thuyết phục cô gái chấp nhận mình, chấp nhận vềchung 1 nhà với mình, nên nó vừa là vật đính ước lại vừa mang giá trị rất thực tế và thẩm mỹ.

Vị trí đeo nhẫn

Thông thường, nhẫn cầu hôn sẽ được đeo vào ngón giữa bàn tay trái của cô gái. Vì ngón áp út sẽ là nơi đeo nhẫn cưới, còn nhẫn cầu hôn có đính đá to, đeo vào ngón giữa trông bàn tay sẽ cân xứng và đẹp hài hòa hơn.


Chất liệu

Về chất liệu nhẫn cầu hôn cũng rất đa dạng chúng ta có thể chọn vàng 18K, vàng trắng, bạch kim, platinum… với các loại đá quý, ngọc trai… Thường thì nhẫn cầu hôn được chọn là nhẫn đính kim cương với ý nghĩa tình yêu vĩnh hằng và bất diệt.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhẫn cầu hôn cũng như trả lời được câu hỏi “nên mua nhẫn cầu hôn ở đâu”. Đến với Vĩnh Cara để chọn được mẫu nhẫn ưng ý nhất nhé!
 
Nhẫn đính hôn thường được đính đá cầu kỳ, còn nhẫn cưới chủ yếu thiên về kiểu dáng trơn, đơn giản. Cả nhẫn cưới và nhẫn đính hôn đều tượng trưng cho sự đính ước, gắn bó của đôi uyên ương. Nhưng hai loại nhẫn này lại có kiểu dáng, ý nghĩa và mục đích sử dụng trong hai dịp hoàn toàn khác nhau. Mình sẽ giúp bạn hiểu đúng về nhẫn đính hôn và nhẫn cưới qua bài viết dưới đây nhé!

52277852248_ac133bb55d_z.jpg


1. Nhẫn đính hôn

Trong hai loại nhẫn, nhẫn đính hôn sẽ là loại được sử dụng đầu tiên trong chặng đường tình yêu của đôi uyên ương. Khi muốn cô gái đồng ý chung sống trọn đời với mình, các chàng trai sẽ phải ngỏ lời cầu hôn và khi đó, vật đính ước sẽ là chiếc nhẫn đính hôn xinh xắn.

Chàng trai sẽ chuẩn bị một bữa tiệc nhỏ hoặc một không gian riêng dành cho hai người để tặng nhẫn và ngỏ lời cầu hôn với người yêu của mình. Nếu cô gái nhận chiếc nhẫn đính hôn và đeo trên tay nghĩa là cô đã ra một "quyết định ngầm" rằng mình chấp nhận lời cầu hôn và sẽ gắn bó trọn đời với chủ nhân của chiếc nhẫn bằng một đám cưới trong thời gian sớm nhất có thể.

Thực tế, nhẫn đính hôn phổ biến ở phương Tây và trong vài năm trở lại đây, loại nhẫn đặc biệt này mới được người châu Á và Việt Nam dần ưa chuộng. Từ trước tới nay, nhẫn đính hôn chỉ có duy nhất một chiếc và chỉ dành cho nữ, hiếm có trường hợp nào cả đôi uyên ương đều đeo nhẫn đính hôn.

Về kiểu dáng, nhẫn đính hôn đa số là nhẫn kiểu, không phải dạng vòng tròn trơn như nhẫn cưới. Trên nhẫn đính hôn thường được đính đá nổi, nếu có điều kiện kinh tế, chàng trai có thể tặng nhẫn đính hôn nạm kim cương, hoặc các loại đá quý. Nhẫn đính hôn phổ biến nhất thường chỉ đính duy nhất một viên đá quý, màu sắc, kiểu dáng phù thuộc chủ yếu vào sở thích của cô gái.

Ngày nay, nhẫn đính hôn khá đa dạng vì nhu cầu và sở thích của các cô gái cũng phong phú hơn. Nhẫn có thể đính nhiều loại đá hay được trang trí cầu kỳ và các chàng trai không ngại ngần để một chiếc nhẫn đính hôn ưng ý nhất, với viên đá quý sang trọng để làm vừa lòng người yêu của mình.

2. Nhẫn cưới

Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới được sử dụng trong một sự kiện quan trọng hơn, đó là ngày cưới. Chiếc nhẫn chính là lời công bố khéo léo với tất cả mọi người rằng, đôi uyên ương đã gắn kết và sẽ trọn đời bên nhau. Nhẫn cưới được nhiều người coi là biểu trưng cho sự ràng buộc trong hôn nhân, thể hiện tình yêu hạnh phúc của cặp vợ chồng mới cưới và là thông điệp rõ ràng về tình trạng hôn nhân của người đeo nhẫn.

Nhẫn cưới được biết đến trên toàn thế giới trong nhiều năm nay và là vật không thể thiếu Về số lượng, nhẫn cưới luôn luôn phải đi theo cặp, gồm hai chiếc và có nét trang trí tương đối giống nhau hoặc có những điểm chung nhất định.

Về kiều dáng, nhẫn cưới khác hẳn so với nhẫn đính hôn. Nếu nhẫn đính hôn được trang trí cầu kỳ, chú trọng vào các chi tiết tinh tế, đính đá, thì ngược lại, nhẫn cưới khá đơn giản nhằm phù hợp với cả cô dâu và chú rể. Nhẫn cưới đa số là dạng nhẫn tròn trơn, không có nhiều họat tiết trên thân.

Hiện nay, nhiều cô dâu chú rể thích sự cầu kỳ lại yêu thích đôi nhẫn cưới được trạm trổ tinh tế, nhưng vẫn giữ nét trơn cổ điển. Nhẫn cưới có thể đính một hoặc vài viên đá chìm để làm tăng nét mềm mại cho nhẫn. Đặc biệt, các chuyên gia trang sức còn khiến nhẫn cưới mang dấu ấn cá nhân tinh tế khi khắc tên cô dâu chú rể hoặc ngày cưới vào vòng trong của nhẫn.

Ngoài những sự khác biệt, nhẫn cưới và nhẫn đính hôn lại có điểm chung về chất liệu. Cả hai loại nhẫn này đều có thể sử dụng các chất liệu như vàng màu, vàng trắng, bạch kim. Ngoài ra, hai loại nhẫn này còn có một điểm chung khác, đó là đều được đeo ở ngón tay áp úp.

Nhiều cô dâu băn khoăn về việc đeo nhẫn đính hôn sau đám cưới, vì không muốn cất nhẫn đính hôn đi. Để giải quyết vấn đề này, nhiều người chọn cách đeo đồng thời cả nhẫn đính hôn và nhẫn cưới trên ngón tay áp úp. Ngoài ra, một số cô dâu lại chọn cách chuyển nhẫn đính hôn sang ngón tay áp út của bàn tay phải và đeo nhẫn cưới vào ngón áp út bàn tay trái.

Đối với đa số các đôi uyên ương người Việt, vì chưa tiếp thu văn hóa đính hôn trước ngày cưới và muốn tiết kiệm chi phí, các chú rể đa số chỉ dùng một cặp nhẫn cưới để sử dụng trong ngày thành hôn, còn khi ngỏ lời cầu hôn, họ sẽ chuẩn bị những hành động lãng mạn và không gian riêng của hai người.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top