Sự im lặng có vai trò như thế nào khi lắng nghe người khác ?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
  • Sự im lặng có vai trò như thế nào khi lắng nghe người khác ?


Nói năng thể hiện mình có uy tín, trình độ. Chúng ta cảm thấy rất khó khăn khi im lặng. Không phải vốn chúng ta là những sinh vật thích nói nhiêu , mà chính đời sống đã khiến sự im lặng trở nên quý giá, hiếm hoi.

Sự im lặng không đơn giản chỉ là tách bạch âm thanh, sự không có bất kỳ một tiếng nói gì ở trong đầu, sự cảm thấy như thể một mình mình là đầy đủ rồi, một mình mình là cảm thấy bình an thoải mái và không cần thêm bất cứ yếu tố nào khác. Sự im lặng đích thực là sự im lặng từ trong nội tâm chứ không phải là sự im lặng bên ngoài.

Sự im lặng là quan trọng vì mọi sự mang tính rỗng không, có như vậy thì mọi thứ mới được chứa vào, tràn vào.

Sự im lặng của người khác ở bên mình giống như một sự hiện diện, đem lại cảm giác bình yên, được thấu hiểu.

Con người bây giờ không bao giờ ngơi tay, nếu không thì cái đầu của bạn cũng không bao giờ ngơi suy nghĩ. Lỗ tai quen âm thanh, giờ yên ắng quá bạn chịu không được, vì không gian yên ắng đánh thức rất nhiều sự bất an nổi bên trong bạn.

Mình không thể yên lặng vì mình luôn cảm thấy thiếu thốn. Chúng ta nghĩ rằng tự thân mình là không đầy đủ, mình cần một cái khác nữa thì mới đủ đầy. Cái khác đó có thể là âm thanh của 1 đĩa nhạc bạn yêu thích, 1 cuốn sách đem lại trí tuệ, 1 buổi nói chuyện, đi lau nhà, dọn dẹp... Nói chung là phải có 1 cái gì đó vì nó dựa trên 1 giả thuyết rằng tự thân mình thì chưa đầy đủ. Trong khi ngược lai, đích thực của im lặng, bình yên là nghĩ rằng, biết chắc tự mình là đủ. Trong mình có tất cả rồi nên không cần thêm 1 cái gì nữa. Một mình mình là cả thế giới.

Im lặng chính là sự kết nối với chính bản thân. Khi bạn hiểu cái tôi, gần cái tôi của bạn thì không bao giờ bạn cảm thấy bất an. Chỉ khi mình cảm thấy xốn xang, lòng mình không tĩnh, dường như có gì đang diễn ra mà mình không kiểm soát được, nó nằm ngoài tầm của mình. Khi đó bạn sẽ cảm thấy nôn nao, bấn loạn, xung đột.

Bí quyết của sự im lặng , tức là giờ nào việc nấy, tập trung chú mục focus vào duy nhất việc đó thôi. Hầu như toàn bộ tâm trí của mình đặt để trong sự vật đó. Sự tập trung cao độ, vì khi bạn tập trung thì người ta có cảm giác bạn lắng nghe người khác. Bạn không thể thực sự lắng nghe người khác nói khi trong đầu bạn có nhiều suy nghĩ, bạn chỉ nghe âm thanh thôi, không nắm bắt được ý nghĩa sâu xa. Thân chủ rất nhạy cảm và họ biết bạn đang không thực sự nghe họ vì khi nghe thực sự thì mắt, con người bạn thể hiện rất rõ. Tất cả con người bạn bị treo, não không xử lý vấn đề của mình mà đang xử lý thông tin người khác nói.

Sự yên lặng của bạn có 1 năng lượng khủng khiếp, 1 ảnh hưởng rất ghê gớm, ảnh hưởng thật sự đến người ngồi trước mặt mình. Nếu thật sự yên lặng có chú ý thì năng lượng đó thường là năng lượng tích cực, nó mang tính quan tâm , chăm sóc, chữa lành người khác. Đó là sự yên lặng hùng tráng.

Nền văn hóa của chúng ta rất khó để tìm ra sự yên lặng. Chúng ta phải đánh đổi rất nhiều thứ để chống lại nỗi sợ sự yên lặng. Chúng ta rất sợ sự yên lặng. Xung quanh chúng ta thường xuyên phải ồn ào, ồn ào bằng những mỹ từ như âm nhạc, công việc, ồn ào bằng những điều mà mình cho là tốt như suy nghĩ điều này, điều nọ, gặp gỡ người khác, buôn dưa lê với bạn, làm tất cả những gì mình cho là cần phải làm, miễn là tránh cho mình cảm giác phải đối diện và sống với chính mình, sống với thế giới nội tâm của mình. Hầu như mình có thời gian để làm mọi thứ nhưng lại không có thời gian để sống với nội tâm của chính mình, cảm giác xa lạ với chính mình.

Hãy cố gắng hiểu động cơ sâu xa gì khiến mình cảm thấy bồn chồn, lo lắng, bất an khi ngồi im lặng. Tìm ra cái đó và nhận ra cái đó trong người mình như thế nào. Thỉnh thoảng mình nên bắt chộp được những lúc mà mình phân tâm. Ví dụ, lúc này, hình như mình đang nghĩ lơ đãng, mình chỉ ghi nhận nó thôi chứ mình không nói là mình xấu xa, không nên đánh giá mình ( là đứa lúc nào cũng nghĩ lung tung ). Thay vì thế, bạn chỉ nói là bạn đang quan sát và ghi nhận. Hồi nãy cách đây 5 phút mình đã nghĩ rất nhiều ý tưởng. Ví dụ , mình đã nghĩ 3 ý khác nhau. Chính quá trình theo dõi mình như vậy khiến mình trở nên nhạy cảm hơn đối với những suy nghĩ và những lúc mình phân tâm, đó là cách để đưa ý nghĩ của mình trở lại bình thường, rất nhẹ nhàng và không căng thẳng. Một trong những lý do khiến mình quen suy nghĩ lung tung là do tính củng cố ( quen rồi ) và hay nhất là phải tập lại. Các ý nghĩ sẽ đến và đi như ý muốn vì nó là khách. Đến 1 lúc nào đó bạn sẽ chủ động biết mình chuẩn bị nghĩ gì, nhạy bén hơn trong tâm trí.


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài viết rất hay mình cảm ơn. Nhưng để đạt được cái cảnh giới đó thật không dễ. Mình là người hay suy nghĩ lung tung. và càng ngày mình càng thấy thiếu tập trung cao độ. Nhưng không biết khắc phục điều đó thế nào.
 
Im lặng cũng có nhiều hàm ý. Có khi chúng ta im lặng vì chúng ta muốn tỏ thái độ rằng "chuyện của bạn chả có gì hấp dẫn, tôi không muốn nghe đâu", có khi lại mang hàm ý "tôi bí rồi, tôi không biết phải nói gì".

Nếu bạn muốn tỏ thái độ rằng bạn đang chăm chú lắng nghe người khác, thì sự im lặng ấy phải đi với một biểu hiện ở khuôn mặt, nhất là đôi mắt chớp chớp liên tục tỏ vẻ sốt ruột^^
 
Im lặng có giá trị vào từng trường hợp,khi chia sẻ niềm vui thì khác mà chia sẻ nỗi buồn thì khác. Nhưng trong chia sẻ nỗi buồn vs ng khác,có nhiều loại chia sẻ. An ủi,động viên,hoặc chỉ là lắng nghe và im lặng.Như a Chì ns im lặng có nhìu hàm ý là đúng. Tớ cũng thích bạn bè chia sẻ vs tớ khi họ buồn,bởi vì như thế chứng tỏ tớ quan trọng đối với họ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top